Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 32 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh

I. MỤC TIÊU:

- HS được củng cố cách cộng, trừ số có hai chữ số trong phạm vi 100 (không nhớ). Biết đo độ dài, làm tính với số đo độ dài, đọc giờ đúng

- HS đặt tính và thực hiện tính cộng, trừ chính xác các số có hai chữ số trong phạm vi 100 (không nhớ); Làm tính cộng, trừ nhẩm thành thạo; Đo độ dài, làm tính với số đo độ dài, đọc giờ chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- GV cho HS làm bảng con: Đặt tính rồi tính.

 67 – 22 55 – 24 85 - 25

- 3HS lên chữa bài. 1HS tự nghĩ ra một phép tính và tính

- Đọc đồng hồ chỉ số giờ đúng : 10 giờ, 6 giờ, 3 giờ

- HS nhận xét bài của bạn. GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp.

 b. Thực hành:

 

doc27 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 32 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS tự đọc yêu cầu, tìm hiểu bài toán, tóm tắt bằng sơ đồ, rồi giải toán vào vở.
- HS lên chữa bài. GV chữa bài, củng cố giải toán có một phép cộng số đo đoạn thẳng.
Nghỉ giải lao
	Bài 3: - HS đọc tóm tắt, nêu đề bài, rồi giải toán.
	- HS lên bảng chữa bài. GV đánh giá, chữa bài, củng cố giải toán có lời văn dạng một phép tính cộng.
Bài 4: - GV phát phiếu, HS đọc yêu cầu. GV vẽ hình lên bảng. 
	- HS nêu cách làm, cả lớp làm phiếu. HS lên bảng làm. GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: Giáo viên củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học.
Tiết 4: Luyện viết
LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố cho H viết các chữ hoa M, N, Ng, Ngh cỡ chữ nhỏ; Viết được câu: Môi hở răng lạnh; Nước chảy đá mòn; Ngang như cua càng; Nghèo rớt mồng tơi cỡ chữ nhỏ; Nghe viết đúng bài chính tả.
- H viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày sạch đẹp.
- Giáo dục tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS có bảng con, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Giới thiệu bài: T giới thiệu trực tiếp.
2. Luyện viết
	a. Viết bảng con:
- H viết bảng con: M, N, Ng, Ngh; Môi hở răng lạnh; Nước chảy đá mòn; Ngang như cua càng; Nghèo rớt mồng tơi
- T nêu nhiệm vụ, nhắc HS chỉnh sửa lại tư thế ngồi viết
- T đọc lần lượt các chữ hoa và câu, H viết bảng. T theo dõi chỉnh sửa uốn nắn.
Nghỉ giải lao
	b. Viết chính tả 
- T đọc, H nghe viết vở: Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
	Xem cầu Thê Húc, xem đền Ngọc Sơn
	Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
	Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
- T nhắc lại quy trình viết chính tả
- T đọc nội dung cần viết. H đánh vần nhẩm, viết vào vở ô li.
- T đọc để H soát bài, H đọc lại bài vừa viết.
- T thu 1 số bài, nhận xét chữ viết H.
3. Củng cố, dặn dò: 
- T hỏi: Em vừa viết chữ gì? Khi viết bài em chú ý điều gì?
- H đọc lại các chữ vừa viết. Nhận xét giờ học, tuyên dương, khen H viết đúng, đẹp.
Buổi 2 - Tiết 1 + 2: Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 3 ( trang 111 - 114)
Tiết 3: Toán (ôn)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho học sinh về làm tính cộng, trừ (không nhớ ) các số trong phạm vi 100, vẽ độ dài đoạn thẳng, giải toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng tính nhẩm, củng cố kĩ năng vẽ độ dài đoạn thẳng và làm tính với các số đo độ dài, trình bày bài giải.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: - 2HS lên bảng làm: Tính
23 + 5 - 8 = 45 - 30 -15 =
49 + 20 - 5 = 30 + 40 + 7 =
- HS làm bảng con, 3 HS lên bảng chữa bài. GV nhận xét.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu, viết tên bài lên bảng
	b. Hướng dẫn làm bài tập: 
* Bài 1: Đặt tính rồi tính
6 + 51 22 + 45 79 - 8
4 + 75 89 - 23 98- 96
- Học sinh nêu yêu cầu, làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài. GV củng cố cách đặt tính, tính theo cột dọc.
* Bài 2: Tính
14 + 40 + 3 = 78 - 26 + 20 =
64 +5 -20 = 14 + 42- 35 =
- HS nêu cách tính, làm bài bảng con.
- GV cùng HS chốt kết quả đúng. Củng cố tính nhẩm với 2 dấu phép tính.
* Bài 3: Vẽ đoạn thẳng IK dài 5 cm, rồi vẽ tiếp đoạn thẳng KH dài 4cm. Tính độ dài đoạn thẳng IH. 
- HS nêu yêu cầu của bài, GV hướng dẫn phân tích bài toán.
- HS vẽ đoạn thẳng vào vở, rồi tính độ dài đoạn thẳng IH.
- 1HS lên chữa bài. GV nhận xét, củng cố cách vẽ đoạn thẳng, giải bài toán bằng phép tính cộng
Nghỉ giải lao
* Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống:
48 - ... = 23 ... - 12 = 73 ... - 56 = 41
32 - ... = 0 96 - ... = 45 73 - ... = 73
- HS nêu cách làm 
- 3HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm nháp, theo dõi, nhận xét.
- Chữa bài, củng cố cách làm.
* Bài 5: Số? 
32 + 46 < < 90- 10 17 + 42 < < 22 + 40
- HS nêu yêu cầu của bài. GV hướng dẫn làm bài.
+ Để điền được số phải tính kết quả các phép tính.
- 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
- Chữa bài, chốt các số điền vào mỗi ô trống: 79; 60 hoặc 61
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo chốt lại kiến thức cơ bản.
- Giáo viên nhận xét chung tiết học và dặn dò.
Thứ tư ngày 18 tháng 4 năm 2018
Buổi 1: Tiết 1 + 2: Tiếng Việt
VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ ÂM CUỐI N/NG
Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 3 ( trang 115 - 117)
Tiết 3: Toán
T127: KIỂM TRA
I / MỤC TIÊU:
	- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS về cộng, trừ các số trong phạm vi 100; xác định giờ đúng; giải toán và trình bày giải bài toán có lời văn có phép tính trừ. 
	- Học sinh làm đúng, chính xác.
	- Giáo dục học sinh tự giác học tập. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên có đề bài. HS có phiếu học tập.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1 . Bài cũ:
	2. Bài mới: 
	a- Giới thiệu bài:
b- Kiểm tra: GV phát đề bài kiểm tra, HS tự làm nghiêm túc, không coi nhau.
Bài 1: Khoanh vào số bé nhất và số lớn nhất:
 	20, 97, 86, 53, 11
Bài 2: Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng:
	Một tuần lễ và một ngày là bao nhiêu ngày?
	A 2 ngày B 8 ngày 
Bài 3: Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng:
	Trên mặt đồng hồ kim dài chỉ số 12, kim ngắn chỉ số 11. Lúc đó đồng hồ chỉ mấy giờ? 
	A 12 giờ B 11 giờ 
Bài 4: Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng:
- Mẹ mua về một hộp bánh có 10 cái bánh, cả nhà đã ăn 4 cái bánh. Hỏi trong hộp còn lại mấy cái bánh?
	A 10 – 4 = 6 	B 10 – 4 = 6 (cái bánh)	
Bài 5: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ chấm:
	 34 – 14 – 20 = 10 ..	40 + 3 < 30 + 4 ..
 34 – 14 – 20 = 0 ..	40 + 3 = 30 + 4 ..
Bài 6: Tính:	
	23 + 2 + 1 = 	40 + 20 + 1 = 	90 - 60 - 20 =
Bài 7: Đặt tính rồi tính:	
	32 + 45	46 + 13 	76 - 55	48 - 6
Bài 8: a) Lớp 1A có 34 học sinh, 3 bạn chuyển đi trường khác. Hỏi lớp 1A còn lại bao nhiêu học sinh ?
	b) Đàn gà có 45 con, trong đó có 15 con gà mái. Hỏi đàn gà có bao nhiêu con gà trống? 
Bài 9: >, <, = ?
	55.54	69.96	55 - 5 . 40 + 10
Bài 10: 
 - Từ các số 35, 47, 12 và dấu +, dấu - , dấu =. Hãy lập hai phép cộng và hai phép trừ đúng:
3/ Củng cố, dặn dò:
	- Giáo viên thu bài, đánh giá, củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học.
Tiết 4: Tiếng Việt(ôn)
ÔN: VẦN CÓ ÂM CHÍNH VÀ ÂM CUỐI
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- Rèn cho học sinh kĩ năng thực hành ngữ âm và thực hành chính tả.
	- Củng cố cho HS biết thực hành ngữ âm và thực hành chính tả, đưa tiếng vào mô hình đúng, thêm âm đầu, thanh vào vần để được tiếng mới. Biết tìm trong bài đọc Tình bạn các tiếng chứa vần ân và viết lại.
	- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 3 trang 25. 
- T đọc yêu cầu từng bài tập, H thực hiện. T quan sát, giúp đỡ, chữa bài, nhận xét.
	* Việc 1: Em thực hành ngữ âm
1. Em vẽ và đưa tiếng em, gái vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích
- H đọc yêu cầu đề bài rồi đưa tiếng em, gái vào mô hình.
- H đọc, phân tích 2 tiếng (CN, ĐT). T nhận xét, sửa sai, đánh giá. 
2. Đúng ghi đ, sai ghi s.
- H đọc yêu cầu đề bài, xác định mô hình đúng /sai và giải thích.
- H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
Nghỉ giải lao
*Việc 2: Em thực hành chính tả
	1. Em viết vào ô trống trong bảng ( theo mẫu)
- H đọc yêu cầu đề bài, làm bài vào vở. 3H lên bảng làm bài. 
- T, H nhận xét, chữa bài, chốt các tiếng đúng. H đọc lại các tiếng.
	2. Các tiếng có âm cuối p, t, c, ch đi với mấy thanh?	
a. 2 thanh	b. 3 thanh	c. 4 thanh
	3. Các tiếng có âm cuối m, n, ng, nh, o, u, i, y đi với mấy thanh?
a. 5 thanh	b. 6 thanh	c. 2 thanh
- H đọc yêu cầu, T hướng dẫn H cách làm bài.
- H viết vào bảng, giải thích. H, T nhận xét, chữa bài. Đáp án đúng: 2.a ; 3. b
- H lấy ví dụ các tiếng có âm cuối p, t, c, ch đi với hai thanh; các tiếng có âm cuối m, n, ng, nh, o, u, i, y đi với 6 thanh.
	4. Em tìm trong bài đọc Tình bạn các tiếng chứa vần ân và viết lại.
- H đọc yêu cầu, đọc thầm lại bài Tình bạn( trang 24); tìm các tiếng chứa vần ân và viết lại. H, T nhận xét, chữa bài. 
- H đọc lại các tiếng vừa tìm được: thân, bận, vẫn, chân, lần, sân.
*Củng cố, dặn dò: T củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học, tuyên dương H.
Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt (ôn)
LUYỆN ĐỌC: BỘ NÃO
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản qua bài Bộ não.
	- Củng cố cho HS biết đọc trơn, đọc diễn cảm cả bài, hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi. 
	- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Việc 1: Luyện đọc
- H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 3 trang 26.
- T đọc mẫu, hướng dẫn H đọc bài: Bộ não, H đọc, lớp đọc thầm.
- T nhắc H cách ngắt, nghỉ hơi. H đọc nối tiếp câu, cả bài theo cá nhân, đồng thanh
- H đọc theo 4 mức độ đọc ( T - N - N - T). T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
Nghỉ giải lao
*Việc 2: Tìm hiểu bài
- H đọc thầm bài rồi trả lời câu hỏi:
	1. Trong các loài, bộ não của con người như thế nào so với cơ thể mình ?
	2. Bộ não có những nếp gấp để làm gì?
	3. Bộ não có nhiệm vụ gì trong cơ thể con người?
- T goi nhiều H trả lời các câu hỏi.
- H, T nhận xét, bổ sung, đánh giá, chốt câu trả lời đúng, đủ.
	1.a , 2.b , 3. Ví dụ: Bộ não là trung tâm điều khiển toàn bộ cơ thể, ...
* Củng cố, dặn dò:
	- H đọc lại bài. T củng cố nội dung bài.
	- Nhận xét tiết học, tuyên dương H.	
Tiết 2: Toán (ôn)
ÔN: SO SÁNH, CỘNG, TRỪ KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 100. 
GIẢI TOÁN 
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố phép cộng, trừ trong phạm vi 100, giải toán có lời văn , 
- Rèn kĩ năng làm toán.
- HS có ý thức tự giác trong giờ học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ: - Tính : 17 - 3 22 + 14 46 - 32
	 - HS tính bảng con. 3 HS làm bảng lớp.
 - GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: a. GTB: trực tiếp
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Tính:( bảng con)
 a/ 34 + 23 = 46 + 33 = 44 + 44 =
 57 – 34 = 79 – 33 = 88 – 44 =
 57 – 23 = 79 – 46 = 88 – 0 =
 b/ 39 – 22 – 6 = 60 – 20 – 10 = 45 – 32 – 1 = 
 58 – 14 – 4 = 52 + 15 – 12 = 36 + 23 – 33 =
- HS nêu y/c rồi làm bài vào bảng con, chữa bài.
- Em có nhận xét gì về các phép tính trong một cột ở phần a ?
- Củng cố cách cộng, trừ nhẩm.
Bài 2 : Số?
24 + .....= 34 29 + .....= 29 .....+ 55 = 58
....+ 16 = 16 ...+ 82 = 87 36 + .... = 39
71 +... .= 78 46 + .....= 66 .....+ 61 = 67
- HS nêu y/c , làm bài, chữa bài.
- GV nhận xét, sửa sai. Củng cố cách cộng, trừ nhẩm.
Nghỉ giải lao
Bài 4 : Lớp em có 28 bạn, trong đó có 17 bạn trai. Hỏi lớp em có bao nhiêu bạn gái?
	- HS đọc yêu cầu, tìm hiểu bài toán, nêu cách giải.
	- 1HS lên bảng giải, HS cả lớp làm vở, lớp nhận xét, GV chữa bài, củng cố giải toán có lời văn dạng tính trừ.
Bài 5: Vừa gà vừa vịt có 87 con, trong đó có 57 con gà. Hỏi có bao nhiêu con vịt?
- 1HS lên bảng giải, HS cả lớp làm vở, lớp nhận xét, GV đánh giá, chữa bài, củng cố giải toán có lời văn dạng tính trừ.
3. Củng cố, dặn dò: Giáo viên củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. 
Tiết 3 Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp
RÙA VÀ ThỎ: BÀI 3
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- HS biết sự nguy hiểm của việc chơi đùa trên đường phố.
	- Giúp HS biết vui chơi đúng nơi quy định để đảm bảo an toàn.
 - Giúp HS có thái độ không đồng tình với việc chơi đùa trên đường phố.
II. CHUẨN BỊ: GV và HS Truyện tranh: Rùa và Thỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt động 1 : Đọc và tìm hiểu nội dung truyện. 
 	- HS quan sát tranh đọc và ghi nhớ nội dung câu chuyện.
- Tìm hiểu nội dung câu chuyện.
- GV kết luận:
* Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến.
- GV gắn từng bức tranh lên bảng yêu cầu HS quan sát và bày tỏ ý kiến; tán thành, không tán thành
 - GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
+ Vì sao em tán thành?
+ Vì sao em không tán thành?
+ Nếu em có mặt ở đó em khuyên bạn điều gì?
- GV nhận xét sửa sai và kết luận.
Nghỉ giải lao
 * Hoạt động 3: Trò chơi.
- GV phổ biến luật chơi.
- HS tham gia trò chơi. 
- GV liên hệ việc HS tham gia giao thông khi đến trường.
- HS học thuộc ghi nhớ cuối bài. Kể lại câu chuyện ở bài 3.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: GV củng cố nội dung bài. Nhận xét giờ học .
Thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2018
Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt*
ÔN: VẦN CÓ ĐỦ ÂM ĐỆM, ÂM CHÍNH VÀ ÂM CUỐI ( TRANG 27)
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- Rèn cho học sinh kĩ năng thực hành ngữ âm và thực hành chính tả.
	- Củng cố cho HS biết thực hành ngữ âm và thực hành chính tả, biết làm tròn môi các vần không tròn môi, biết điền dấu ? hoặc ~; điền ~ hoặc . vào các tiếng in nghiêng cho thích hợp.
	- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 3 trang 27. 
- T đọc yêu cầu từng bài tập, H thực hiện. T quan sát, giúp đỡ, chữa bài, nhận xét.
	* Việc 1: Em thực hành ngữ âm
1. Em làm tròn môi các vần sau và viết lại các vần mới ( theo mẫu):
- H đọc yêu cầu đề bài, nêu cách làm tròn môi các vần: làm tròn môi các vần bằng cách thêm âm tròn môi vào trước vần đó.
- H làm tròn môi các vần và ghi vào cột tương ứng. H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá. 
- T. Các vần vừa làm tròn môi thuộc kiểu vần nào?
- Củng cố cách làm tròn môi các vần.
2. Em vẽ và đưa tiếng hoạt, xuất vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích
- H đọc yêu cầu đề bài, đưa tiếng hoạt, xuất vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích.
- H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá. Tiếng hoạt, xuất có vần thuộc kiểu vần nào?
Nghỉ giải lao
*Việc 2: Em thực hành chính tả
	1. Em điền ? hoặc ~ vào các tiếng in nghiêng cho thích hợp
- H đọc yêu cầu đề bài, làm bài vào vở. H lên bảng làm bài. 
- T, H nhận xét, chữa bài. H đọc lại bài thơ. Củng cố điền dấu ? hoặc ~ cho thích hợp.
	2. Em điền ? hoặc . vào các tiếng in nghiêng cho thích hợp ( tương tự BT 1)
*Củng cố, dặn dò: T củng cố nội dung bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương H.
Tiết 2: Toán*
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
	- Củng cố về tuần lễ, cách đọc giờ đúng, giải toán có lời văn.
	- Học sinh làm đúng, chính xác.
	- Giáo dục ý thức tự giác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu học tập. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: Luyện tập
Học sinh tự làm các bài 1,2,3 vào phiếu, rồi GV chữa bài và củng cố từng dạng bài.
Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ chấm:
	42 + 37 = 79  	65 – 15 = 14 
	79 – 37 = 32  	50 + 15 = 65 
	45 + 24 = 47  	32 + 23 = 55 
	87 – 24 = 63  	55 - 23 = 23 
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
	35 – 1 <  < 36 
	35 <  < 38 – 1
57 – 24 < . < 49 – 14
67 – 35 < . < 21 + 13 
	Nghỉ giải lao
Bài 3 : Lớp em có 26 bạn, trong đó có 16 bạn trai. Hỏi lớp em có bao nhiêu bạn gái?
	- HS đọc yêu cầu, tự giải bài toán vào vở. Một HS lên bảng làm.
	- GV nhận xét, chữa bài. Củng cố giải toán có lời văn dạng tính trừ.
Bài 4: Chú Ba đi xe từ nhà lúc 3 giờ và đến tỉnh lúc 5 giờ. Hỏi chú Ba đi từ nhà đến tỉnh hết mấy giờ?
	- HS đọc yêu cầu, tìm hiểu bài, nêu cách làm, một HS lên bảng làm, cả lớp làm vở. GV đánh giá một số vở, chữa bài.
* Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò. Giáo viên củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. 
Tiết 4: Sinh hoạt tập thể
SINH HOẠT SAO
I.MỤC TIÊU TIẾT HỌC
- HS hát bài Nhi đồng ca và đọc lời hứa của nhi đồng.
- Kiểm điểm hoạt động của Sao nhi đồng trong tuần qua.
- Triển khai chủ điểm Hòa bình hữu nghị
II. NỘI DUNG
1. Bước 1: Ổn định tổ chức
	- Học sinh hát bài Nhi đồng ca, và đọc lời hứa. 
	Vâng lời bác hồ dạy
	Em xin hứa sẵn sàng
	Là trò giỏi con ngoan
	Làm theo lời Bác dạy.
- Các sao trưởng nhận xét, đánh giá về các nhi đồng ở sao mình.
2. Bước 2: Kiểm điểm thi đua tuần vừa qua
- Chị phụ trách kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
- Học sinh cả lớp thảo luận, ý kiến.
- Phụ trách nhận xét chung về các mặt hoạt động của đội: 
 + Nề nếp truy bài đầu giờ
	 + Ý thức đạo đức
	 + Đồ dùng học tập
	 + Đi học
	 + Vệ sinh cá nhân, trường lớp,
	 + Thể dục giữa giờ....
- Tuyên dương: ...............................................................................................................................
- Nhắc nhở riêng: ..................................................................................................................
3. Bước 3: Thực hiện chủ điểm Hòa bình hữu nghị
- HS múa hát về chủ đề Hòa bình hữu nghị.
- HS múa hát về tình bạn, về hòa bình, hữu nghị Em như chim bồ câu trắng, Vui liên hoan thiếu nhi thế giới...
Đạo đức 
TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- HS hiểu Kinh Môn là mảnh đất có truyền thống văn hiến lịch sử. Con người Kinh Môn anh hùng trong chiến đấu chống ngoại xâm, cần cù trong lao động.
- Nhắc lại được một số nét về lịch sử về đất và người Kinh Môn – Hải Dương.
- HS có ý thức giữ gìn truyền thống tốt đẹp của địa phương.
II/ CHUẨN BỊ:
Tài liệu đất và người Kinh Môn
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Tại sao cần phải bảo vệ cây và hoa nơi công cộng ?
+ Em phải làm gì để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng?
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài – ghi bảng.
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Thi tìm hiểu về Kinh Môn.
* Mục tiêu: HS Kinh Môn là mảnh đất có truyền thống văn hiến lịch sử.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành hai đội chơi.
- GV nêu câu hỏi, các đội chơi trả lời. Đội nào giơ tay trước thì được quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai bị trừ 2 điểm và quyền trả lời sẽ giành cho đội bạn.
+ Xã Bạch Đằng tiếp giáp với những xã nào ?
+ Xã Bạch Đằng gồm những thôn nào ?
+ Huyện Kinh Môn có di tích lịch sử nào nổi tiếng ? Ở đó thờ ai ?
+ Huyện Kinh Môn có danh lam thắng cảnh nào ?
+ Trên đỉnh An Phụ có đền thờ ai ?
+ Con người Kinh Môn có truyền thống tốt đẹp gì ?
+ Kinh Môn có nhà máy gì nổi tiểng ?
- GV giảng cho cả lớp nghe từng nội dung nếu cả lớp không trả lời được.
- Cả lớp bình chọn đội chiến thắng.
=> Kết luận: Kinh Môn có truyền thống lịch sử văn hiến đáng tự hào. Thời đại nào cũng sinh ra những anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa lớn. Chúng ta cần học tập, rèn luyện tốt để xứng danh với mảnh đất Kinh Môn anh hùng.
 Hoạt động 2: Nghe- kể.
* Mục tiêu: HS biết một số nét về lịch sử đất và người quê hương Kinh Môn.
* Cách tiến hành:
- GV đọc cho HS nghe tài liệu Đất và người Kinh Môn.
- HS nghe.
- GV hướng dẫn HS ghi nhớ một số nét và lịch sử đất và người Kinh Môn.
3. Củng cố, dặn dò.
+ Để xứng danh với mảnh Kinh Môn anh hùng, mỗi chúng ta cần phải làm gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị cho bài học sau.
	****************************************
Buổi chiều
HĐGDNGLL+ THKNS
HĐ5: TRÒ CHƠI “ AI TẶNG QUÀ CHO AI”
Bài 13: EM LÀ NGƯỜI BẠN TỐT (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu cần phải đoàn kết, quan tâm gắn bó, chan hòa giữa các bạn nam và nữ trong lớp. Hiểu được lợi ích khi có những người bạn tốt.
- HS nêu được một số việc làm thể hiện sự đoàn kết, quan tâm gắn bó chan hòa giữa các bạn nam và các bạn nữ trong lớp. Biết ứng xử tử tế để có những người bạn tốt.
- HS có thái độ đoàn kết quan tâm lẫn nhau, Có ý thức tôn trọng bạn bè.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A) CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH HĐGDNGLL
* Bước 1: Chuẩn bị
Trước 1 tuần Gv ghi tên mỗi bạn gái vào một tờ phiếu kín và yêu cầu các học sinh nam bốc thăm. Bốc được thăm có đề tên bạn gái nào thì HS nam sẽ có nhiệm vụ tặng quà cho bạn gái đó. Quà phải được gói bọc cẩn thận đề tên bạn gái ở bên ngoài.
- Gv cũng hướng dẫn các bạn nam chuẩn bị những món quà tặng các bạn nữ.
+ Tranh vẽ, bưu ảnh
+ Kẹp tóc,
+ Thú nhồi bông; Đồ dùng học tập,
* Bước 2: Tặng quà.
- HS nữ ra ngoài, HS nam tặng quà cho HS nữ nào thì để quà lên bàn chỗ HS nữ đó, HS nữ mở quà và đoán xem ai đã tặng quà cho mình. Đoán đúng tên bạn tặng quà, nếu đoán đúng cả lướp vỗ tay tuyên dương bạn.
Bước 3: Tổng kết- đánh giá
- Vài Hs nữ phát biểu cảm tưởng
- Gv nhận xét tuyên dương các em đã biết quan tâm đoàn kết gắn bó với nhau..
- Kết thúc, cho cả lớp hát bài:Lớp chúng mình kết đoàn.
B) THKNS
1- Hướng dẫn HS thực hành:
a)- Những người bạn tốt không làm
- Cho Hs quan sát các bức tranh đọc thầm
- HS dựa vào tranh nêu những việc người bạn tốt không làm: 
+ Nói dối bạn
+ Hay cãi nhau với bạn
+ Nói xấu bạn
+ Làm việc xấu sau lưng bạn.
+ Thầy bạn ngã ôm bụng cười
+ Trêu trọc, nghịch phá bạn
b)- Những việc người bạn tốt cần làm
- Cho Hs quan sát các bức tranh đọc thầm
- HS dựa vào tranh nêu những việc nguwòi bạn tốt cần làm
+ .Yêu thương bạn bè
+ Chia sẻ buồn vui cùng bạn
+ Quan tâm giúp đỡ bạn
+ Cùng học tập để tiến bộ
+ Cùng vui chơi để đoàn kết thân ái.
2) Hướng dẫn HS tự đánh giá
- Cho HS biết các nội dung tự đánh giá
- HS tô màu vào các khu

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_32_nam_hoc_2017_20.doc
Giáo án liên quan