Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 30 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh

I. MỤC TIÊU:

- Biết cách đặt tính và làm tính trừ số có hai chữ số (không nhớ) dạng 65 – 30; 36 – 4.

- HS đặt tính và thực hiện tính trừ chính xác các số có hai chữ số trong phạm vi 100 (không nhớ).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thẻ que tính và một số que tính rời (HĐ1); Phiếu BT2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- GV cho HS làm bảng con: Đặt tính rồi tính.

 65 – 23 57 – 34 95 - 55

- 3 HS lên chữa bài. 1 HS tự nghĩ ra một phép tính và tính

- HS nhận xét bài của bạn. GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp.

 b. Các hoạt động:

 Hoạt động 1:

 a. Giới thiệu cách trừ không nhớ dạng 65 – 30

 

doc32 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 30 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài: T giới thiệu trực tiếp.
2. Luyện viết
	a. Viết bảng con:
- H viết bảng con: Gi, H, I; Giấu đầu hở đuôi; Hai sương một nắng; Ích nước lợi nhà
- T nêu nhiệm vụ, nhắc HS chỉnh sửa lại tư thế ngồi viết
- T đọc lần lượt các chữ hoa và câu, H viết bảng. T theo dõi chỉnh sửa uốn nắn.
Nghỉ giải lao
	b. Viết chính tả 
- T đọc, H nghe viết vở: 
	In - đô - nê - xi - a là quốc gia quần đảo lớn nhất trên thế giới, gồm nhiều hòn đảo. Gia - các - ta là thủ đô của In - đô - nê - xi - a.
- T nhắc lại quy trình viết chính tả
- T đọc nội dung cần viết. H đánh vần nhẩm, viết vào vở ô li.
- T đọc để H soát bài, H đọc lại bài vừa viết.
- T thu 1 số bài, nhận xét chữ viết H.
3. Củng cố, dặn dò: 
- T hỏi: Em vừa viết chữ gì? Khi viết bài em chú ý điều gì?
- H đọc lại các chữ vừa viết.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương, khen H viết đúng, đẹp.
Buổi 2 - Tiết 1 + 2: Tiếng Việt
VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ ÂM ĐẦU L/N
Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 3 ( trang 78 - 80)
Tiết 3: Toán (ôn)
ÔN: CỘNG, TRỪ KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 100. 
I. MỤC TIÊU:
	- Củng cố cho HS cách thực hiện phép trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ). Giải bài toán có một phép tính trừ các số có hai chữ số.
	- HS thực hiện thành thạo trừ số có hai chữ số. Đặt tính, làm tính trừ các số có hai chữ số chính xác. Giải đúng bài toán có một phép tính trừ các số có hai chữ số.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi bài 2
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đặt tính rồi tính: 56 - 43 45 - 41 86 – 6
- HS làm bảng con. 3HS lên chữa bài. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi tên bài.
	b. Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 56 - 50 68 - 43 76 - 6 87 - 5 
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bảng con theo tổ. HS lên bảng chữa bài.
- HS nhắc lại cách đặt tính và cách tính.
- GV chữa bài nhận xét. Củng cố cho HS cách trừ các số trong phạm vi 100.
Bài 2: (GV treo bảng phụ) Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Tóm tắt: 
 Có: 18 hòn bi 
 Cho bạn: 1 chục hòn bi 
 Còn lại:hòn bi? 
- HS nêu đề toán rồi tự giải bài toán vào vở.
- 1HS lên chữa bài. HS nhắc lại các bước giải bài toán có lời văn.
Nghỉ giải lao
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ trống.
 37 - 14 =  86 - 70 =  93 -  = 82 
 37 - 3 =  89 - 9 =  39 -  = 37
 65 - 60 =  77 - 50 =  26 -  = 20
- HS đọc yêu cầu. HS làm bài vào vở.
- 3 HS lên chữa bài, lớp nhận xét.
- Củng cố cho HS khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.
Bài 4: HS giải bài miệng toán sau:
 Trên cành cao có 24 con chim đậu, cành dưới có 14 con chim đậu. Có 4 con chim bay từ cành trên xuống cành dưới đậu. Hỏi:
 a) Cành trên còn lại bao nhiêu con chim đậu?
 b) Cành dưới có bao nhiêu con chim? 
- HS đọc to yêu cầu, lớp đọc thầm
- HS thảo luận nhóm đôi, phân tích đề bài.
- Gọi HS trả lời miệng. GV thu vở, nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò :
- HS nhắc lại cách thực hiện phép trừ không nhớ trong phạm vi 100.
- GV nhận xét giờ học. 
Thứ tư ngày 4 tháng 4 năm 2018
Buổi 1: Tiết 1 + 2: Tiếng Việt
LUẬT CHÍNH TẢ VỀ NGUYÊN ÂM ĐÔI
Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 3 ( trang 81 - 84)
Tiết 3: Toán
T119: CÁC NGÀY LỄ TRONG TUẦN
I / MỤC TIÊU:
	 - Biết tuần lễ có 7 ngày, biết tên các ngày trong tuần. Biết đọc thứ, ngày, tháng trên tờ lịch bóc hằng ngày.
	 - Xác định đúng số ngày trong tuần. Đọc đúng thứ, ngày, tháng trên tờ lịch bóc hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1 quyển lịch bóc và 1 bảng thời khóa biểu của lớp
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng - Lớp bảng con
 Điền > < = : 64 – 4  65 – 5 40 – 10  30 - 20
- HS, GV nhận xét.
2- Bài mới: a- Giới thiệu bài: trực tiếp
	b- Các hoạt động 
	* Hoạt động 1: 
	a. Giới thiệu cho HS quyển lịch bóc hàng ngày:
- GV treo quyển lịch và hỏi: Hôm nay là thứ mấy?
	Hôm nay là ngày bao nhiêu? Tháng mấy? năm nào?
- Giới thiệu quyển lịch
	b. Giới thiệu về tuần lễ:
- Cho HS đọc từng tờ tịch (hoặc hình vẽ trong sách), giới thiệu tên từng ngày trong tuần: chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.
- Một tuần lễ có mấy ngày? (Có 7 ngày)
	Giới thiệu về ngày trong tháng:
- Hôm nay là ngày bao nhiêu? (GV hướng dẫn )
- Tập cho HS nói: Hôm nay là ngày  của tháng 
Nghỉ giải lao
	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: Viết vào chỗ chấm (theo mẫu)
- HS làm bài. GV chữa bài, hỏi thêm: Một tuần lễ đi học mấy ngày, nghỉ mấy ngày?
Bài 2: Đọc các tờ lịch trên hình vẽ dưới đây rồi viết vào chỗ chấm (Cho hs xem lịch)
- GV gọi HS đọc yêu cầu, hướng dẫn tương tự bài 1.
- HS tự làm tiếp trong phiếu, GV đánh giá, chữa bài.
Bài 3: Đọc thời khóa biểu
- GV đưa thời khoá biểu của lớp, gọi HS đọc. GV củng cố. 
Trò chơi củng cố: - Tìm ngày tháng trên quyển lịch bóc
	- Giới thiệu thêm lịch treo tường
3- Củng cố dặn dò:
- Giáo viên củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học.
	+ Hôm nay là thứ mấy? Ngày mai là thứ mấy? 1 tuần lễ có mấy ngày?
Tiết 4: Tiếng Việt(ôn)
ÔN: VẦN CHỈ CÓ ÂM ĐỆM VÀ ÂM CHÍNH
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
- Rèn cho học sinh kĩ năng thực hành ngữ âm và thực hành chính tả.
- Củng cố cho HS biết thực hành ngữ âm và thực hành chính tả, biết làm tròn môi các nguyên âm không tròn môi, biết điền i hoặc y vào chỗ trống cho đúng. 
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 3 trang 13. 
- T đọc yêu cầu từng bài tập, H thực hiện. T quan sát, giúp đỡ, chữa bài, nhận xét.
	* Việc 1: Em thực hành ngữ âm
	1. Em làm tròn môi các âm không tròn môi và viết lại các vần( theo mẫu)
- H đọc yêu cầu đề bài. T: Làm thế nào để làm tròn môi các âm không tròn môi?
	Thêm âm tròn môi vào trước âm không tròn môi
- H làm tròn môi các âm không tròn môi và viết lại các vần.
- H nối tiếp đọc các vần mới. H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
	2. Đúng ghi đ, sai ghi s.
- H đọc yêu cầu đề bài. H tự làm bài rồi giải thích. H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
Nghỉ giải lao
	* Việc 2: Em thực hành chính tả
1. Em điền i hoặc y vào chỗ trống cho đúng:
- H đọc yêu cầu đề bài, làm bài vào vở.
- H lên bảng làm bài. T, H nhận xét, chữa bài.
- H đọc lại các từ vừa điền: bánh quy, kiếm củi, túi xách, khuy áo, thuỷ tinh, cái mũi. 
	2. Em viết vào ô trống trong bảng ( theo mẫu)
- H đọc yêu cầu, T hướng dẫn H cách làm bài.
- H viết vào bảng, giải thích. H, T nhận xét, chữa bài. Củng cố bài.
*Củng cố, dặn dò: T củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học, tuyên dương H.
Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt (ôn)
LUYỆN ĐỌC: CHÚ DẾ SAU LÒ SƯỞI
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản qua bài Chú dế sau lò sưởi.
	- Củng cố cho HS biết đọc trơn, đọc diễn cảm cả bài, hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi. 
	- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Việc 1: Luyện đọc
- H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 3 trang 18.
- T đọc mẫu, hướng dẫn H đọc bài: Chú dế sau lò sưởi, H đọc, lớp đọc thầm.
- T nhắc H cách ngắt, nghỉ hơi. H đọc nối tiếp câu, cả bài theo cá nhân, đồng thanh
- H đọc theo 4 mức độ đọc ( T - N - N - T). T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
Nghỉ giải lao
*Việc 2: Tìm hiểu bài
- H đọc thầm bài rồi trả lời câu hỏi:
	1. Khi đang ngủ trên ghế bành, cậu bé Mô-da đã nghe thấy gì?
2. Mô-da ước mminhf trở thành ai? 
3. Khi lớn lên em muốn làm gì?
- H trả lời câu hỏi rồi khoanh vào đáp án đúng: 1.a, 2. c
- H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
* Củng cố, dặn dò:
	- H đọc lại bài. T củng cố nội dung bài.
	- Nhận xét tiết học, tuyên dương H.	
Tiết 2: Toán (ôn)
LUYỆN TẬP: CỘNG, TRỪ KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 100. 
I. MỤC TIÊU.
- HS nắm chắc cách thực hiện phép cộng, trừ trong phạm vi 100 (cộng không nhớ). Giải toán có lời văn.
- HS thực hiện thành thạo phép cộng, trừ trong phạm vi 100 (cộng không nhớ). Giải đúng bài toán có lời văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi bài 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đặt tính rồi tính: 25 + 63 67 + 20 30 +28
- HS làm bảng con, 3 HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét.
2. Bài mới: a.Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài
	b. Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1 : Đặt tính rồi tính.
15 + 44	73 - 3 30 + 28	55 - 50 52 + 40 7 +31
- HS đọc yêu cầu.
- HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính.
- HS làm bảng con, 4 HS lên chữa bài.
- GV củng cố cho HS cách cộng không nhớ trong phạm vi 100
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Tóm tắt: Bài giải
 Có : 12 bạn nam ............................................................................................................................
 Có : 14 bạn nữ .............................................................................................................................
 Có tất cả:bạn? ............................................................................................................................
- HS nêu đề toán rồi tự giải bài toán vào vở.
- 1HS lên chữa bài.
- HS nhắc lại các bước giải bài toán có lời văn. GV nhận xét chốt lại.
Nghỉ giải lao 
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
 37 + 12 =  45 + 50 = 	 25 + 30 =  
 12 + 37 =  50 + 45 = 	 30 + 25 = 
- HS đọc yêu cầu. HS làm bài vào vở.
- 3 HS lên chữa bài, lớp nhận xét.
- Củng cố cho HS khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.
Bài 4: GV treo bảng phụ
 Chị gà mơ ấp nở được 16 chú gà con. Hỏi gia đình chị gà mơ có bao nhiêu con gà? 
- HS đọc to yêu cầu, lớp đọc thầm
- HS thảo luận nhóm đôi, phân tích đề bài.
- 1 HS lên tóm tắt, 1 HS lên chữa bài.
- Lớp làm bài vào vở. GV thu vở, đánh giá và nhận xét
3. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng không nhớ trong phạm vi 100.
- GVnhận xét giờ học. 
Tiết 3: Hoạt động GD ngoài giờ lên lớp
RÙA VÀ THỎ: BÀI 1
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC: 
- HS biết tín hiệu đèn điều khiển giao thông.
- HS biết tuân thủ đèn tín hiệu giao thông.
- HS có ý thức chấp hành đúng luật lệ khi tham gia giao thông.
II. CHUẨN BỊ : Truyện tranh: Rùa và Thỏ.( HĐ 1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	Hoạt động 1: Kể chuyện 
 GV kể chuyện theo tranh bài 1 Rùa và Thỏ / 6, 7: 
 Mẹ dắt An đi dạo phố. An chỉ tay vào đèn tín hiệu ở ngã tư hỏi, hỏi:
	- Mẹ ơi! Sao cây đèn kia lại có 3 màu hả mẹ?
	- À, khi gặp đèn sáng màu đỏ người và xe phải dừng lại nhường đường cho người và xe ở phía có đèn sáng màu xanh đi, còn khi đèn sáng màu vàng báo hiệu sự thay đổi tín hiệu.
	- Thế ạ ! Nhưng nếu đèn đỏ mà xe cứ đi thì sao ạ?
	- Nếu vậy sẽ rất rễ gây tai nạn và làm ùn tắc giao thông con à!
	Hoạt dộng 2: Đàm thoại
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: +An hỏi mẹ điều gì?
	+ Mẹ giải thích cho An thế nào?
	+ An đã hiểu ra điều gì?
- GV nhận xét sửa sai và kết luận.
 Ghi nhớ : Nào, hãy dừng lại
 Đèn đỏ bật rồi
 Đèn vàng chuẩn bị
 Đèn xanh đi thôi! 
	Hoạt dộng 3: Củng cố , dặn dò
- GV củng cố nội dung bài. Nhận xét giờ học, tuyên dương HS.
Thứ sáu ngày 6 tháng 4năm 2018
Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt*
VẦN CÓ ÂM ĐỆM VÀ ÂM CHÍNH (19)
I / MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
- Rèn cho học sinh kĩ năng thực hành ngữ âm và thực hành chính tả.
- Củng cố cho HS biết thực hành ngữ âm và thực hành chính tả, biết điền o hoặc u vào chỗ trống cho đúng
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 3 trang 13. 
- T đọc yêu cầu từng bài tập, H thực hiện. T quan sát, giúp đỡ, chữa bài, nhận xét.
	* Việc 1: Em thực hành ngữ âm
	1. Em vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích
- H đọc yêu cầu đề bài, đưa tiếng que, xoa vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích.
- H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
	2. Đúng ghi đ, sai ghi s.
- H đọc yêu cầu đề bài, tự làm vào VBT rồi giải thích.
- H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá. Đáp án đ, s.
Nghỉ giải lao
	* Việc 2: Em thực hành chính tả
	1. Em điền u hoặc o vào chỗ trống cho đúng
- H đọc yêu cầu đề bài, nhắc lại luật chính tả về âm đệm.
- H làm bài vào vở, H lên bảng làm bài. T, H nhận xét, chữa bài: quả táo, tuy nhiên, hoa xoan, khỏe khoắn. H đọc lại các từ vừa điền.
	2. Em viết vào ô trống trong bảng ( theo mẫu)
- T hướng dẫn H cách làm bài. H viết vào bảng, giải thích. H, T nhận xét, chữa bài.
	3. Em chọn u hoặc o điền vào chỗ trống cho đúng:
- Cách tiến hành tương tự BT1
*Củng cố, dặn dò: T củng cố nội dung bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương H.
Tiết 2: Toán*
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100
I. MỤC TIÊU
- Củng cố cho HS cách thực hiện phép cộng, trừ trong phạm vi 100 (không nhớ). Giải toán có lời văn.
- HS thực hiện thành thạo phép cộng, trừ trong phạm vi 100 (không nhớ). Giải đúng bài toán có lời văn.
- HS có ý thức tự học và làm Toán tốt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi bài 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đặt tính rồi tính: 55 + 20 67 - 7 33 – 30
- HS làm bảng con, 3 HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài
	b. Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
 19 + 40 2 + 77 52 - 2 56 – 31
- HS đọc yêu cầu, nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính.
- HS làm bảng con, 4 HS lên chữa bài.
- GV củng cố cho HS cách cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100
Bài 2: (GV gắn bảng phụ) Đúng ghi đ, sai ghi s
 58 57 7 48
 + - + +
 20 5 62 4
 70 22 69 88 
- HS nêu yêu cầu. HS nêu miệng và giải thích đáp án.
- 2 HS lên chữa. GV chốt lại. 
Nghỉ giải lao
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
a. Có : 15 quyển vở b. Có : 29 quả trứng
 Mua thêm: 13 quyển vở Đã ăn: 15 quả trứng
 Có tất cả: ......quyển vở? Còn lại: ....quả trứng?
- HS tự đặt đề toán theo tóm tắt rồi giải bài toán vào vở.
- 1 HS lên chữa bài.
- HS nhắc lại các bước giải bài toán có lời văn.
- GV nhận xét chốt lại.
Bài 4: Viết các số 15, 32, 47 vào chỗ chấm thích hợp để được phép tính đúng 
 + = - = 
 + = - = 
- HS nêu yêu cầu. HS làm vở. GV thu vở, nhận xét và đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách thực hiện phép tính công, trừ không nhớ trong phạm vi 100.
- GV hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. 
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể
SINH HOẠT SAO
I. MỤC TIÊU:
- Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần 30.
- HS biết được phương hướng các hoạt động tuần 31.
- Có ý thức phát huy các nề nếp tốt và khắc phục một số tồn tại.
II. NỘI DUNG:
	Hoạt động 1: Đọc lời hứa của nhi đồng 
	-	Vâng lời Bác Hồ dạy
	Em xin hứa sẵn sàng
	Là trò giỏi con ngoan
	Làm theo lời Bác dạy.
	- Đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
	Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá hoạt động của Sao nhi đồng 
	- Các sao kiểm điểm hoạt động trong tuần. Học sinh cả lớp thảo luận, bổ sung.
	- Phụ trách nhận xét chung: 
+ Nề nếp: Cả lớp duy trì tương đối tốt các hoạt động nề nếp, truy bài nghiêm túc.
+ Chuyên cần: hầu hết các em đều đã đi học đều và đúng giờ. 
+ Thể dục: các em đều có ý thức tập. 
+ Vệ sinh: Vệ sinh lớp tương đối sạch sẽ, có ý thức giữ gìn lớp học.
+ Học tập: đa số các em đều ngoan, có ý thức học, tự học, giúp đỡ bạn trong học tập. 
- Tuyên dương: ................................................................................................................................................................................
- Nhắc nhở:...........................................................................................................................................................................................
	Hoạt động 3: Phần kết thúc 
- Giáo viên củng cố nội dung sinh hoạt.
- Duy trì sĩ số, duy trì tốt mọi nền nếp, không có hiện tượng nói chuyện trong lớp.
- Cần khắc phục ngay những hạn chế của tuần 30 này.
- Tiếp tục rèn đọc và chữ viết trong các tiết học. 
Tự nhiên và xã hội (1B,C)
TRỜI NẮNG TRỜI MƯA
I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết: nắng, mưa; Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe trong những ngày nắng, mưa.
- Mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết: nắng, mưa một cách chính xác. Nêu được một số ích lợi hoặc tác hại của nắng, mưa đối với đời sống con người. Ăn mặc phù hợp với thời tiết và thực hiện giữ gìn sức khỏe đúng cách trong những ngày nắng, mưa.
- Có ý thức tự bảo vệ mình khi gặp nắng, mưa.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình trong bài 30.
- Sưu tầm một số tranh ảnh về trời nắng, trời mưa. Tờ bìa to, giấy vẽ, bút vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 . Kiểm tra bài cũ :
- Kể tên một số cây rau, cây hoa, cây gỗ mà em biết
- Kể tên một số con vật có ích, một số con vật có hại.
- Một số HS đứng tai chỗ kể, các HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét .
2 . Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài: Bài 30: Trời nắng, trời mưa
b. Nội dung :
* Hoạt động 1: Nhận biết dấu hiệu trời nắng, trời mưa.
- Mục đích: HS nhận biết được các dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa.
 Biết mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa. 
- Cách tiến hành:
+ Bước 1: 
- GV chia nhóm (khoảng 10 – 12 HS) phát cho mỗi nhóm một tờ bìa khổ to và nêu yêu cầu: Các em hãy dán tất cả các tranh, ảnh sưu tầm được theo hai cột: Một cột là các tranh ảnh về trời nắng; một cột là tranh, ảnh về trời mưa và cùng nhau thảo luận các vấn đề sau:
+ Nêu các dấu hiệu về trời nắng, trời mưa?
+ Khi trời nắng, bầu trời và những đám mây như thế nào?
+ Khi trời mưa, bầu trời và những đám mây như thế nào? 
- HS làm việc theo nhóm, dán các tranh của mình mang đến vào tờ bìa và nói với nhau nghe các dấu hiệu về trời nắng, trời mưa. 
Lần lượt từng HS mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa.
+ Bước 2: 
- GV gọi đại diện các nhóm mang SGK lên chỉ vào từng tranh và trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung. 
+ Bước 3:
- HS treo các tờ bìa dán tranh, ảnh của mình trước lớp và giới thiệu cho các bạn biết. Mỗi nhóm khoảng 3 HS giới thiệu: Một em giới thiệu về các bức tranh, một HS mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, một HS mô tả bầu trời và những đám mây khi trời mưa. Các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung.
- GV tuyên dương nhóm nào sưu tầm được nhiều tranh, giới thiệu hay.
- GV kết luận: Tóm lại các đặc điểm khi trời nắng, trời mưa:
+ Khi trời nắng, bầu trời trong xanh có mây trắng, có Mặt Trời sáng chói, nắng vàng chiếu xuống cảnh vật
+ Khi trời mưa, bầu trời u ám, mây đen xám phủ kín không co Mặt Trời, những giọt nước mưa rơi xuống làm ướt mọi vật
Giải lao
* Hoạt động 2: Thảo luận cách giữ sức khỏe khi trời nắng, trời mưa.
- Mục đích: HS có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời nắng, trời mưa. 
- Cách tiến hành: 
+ Bước 1:
- GV nêu yêu cầu quan sát 2 hình ở trong SGK và trả lời câu hỏi trong đó.
- Tại sao khi đi trời nắng, bạn phải nhớ đội mũ, nón?
- Để không bị ướt, khi đi trời mưa bạn phải làm gì?
- HS làm việc theo cặp, từng đôi quan sát các hình ở trang 23 SGK và nói cho nhau nghe câu trả lời.
+ Bước 2:
- GV gọi một số HS lên nói câu trả lời.
- HS làm việc cả lớp: Một số bạn nói còn một số bạn khác nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS kết luận:
+ Khi trời nắng phải đội mũ nón để không bị ốm.
+ Khi trời mưa phải mang ô, mặc áo mưa để không bị ướt, bị cảm.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS vẽ tranh miêu tả trời nắng hoặc trời mưa.
- HS làm việc ca nhân.GV thu một tranh, ảnh vẽ đẹp tuyên dương trước lớp.
- GV nhận xét giờ học. Dặn dò HS khi đi khỏi nhà phải chú ý thời tiết để mặc cho phù hợp.
*******************************
Đạo đức
BẢO VỆ CÂY VÀ HOA NƠI CÔNG CỘNG
I. MỤC TIÊU
- Biết lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người. Biết những việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người. Nêu được những việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên. Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh ĐĐ 1
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 
+ Khi nào nói lời cảm ơn, xin lỗi?
+ Khi nói lời cảm ơn, xin lỗi em cần nói như thế nào?
- HS , GV nhận xét.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài ghi bảng
Hoạt động 1 : Quan sát cây và hoa ở sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên (hoặc qua tranh ảnh)
- Cho học 

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_30_nam_hoc_2017_20.doc