Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 29 Năm học 2015-2016

 TIẾT 57: THỰC HÀNH: ĐI THĂM THIÊN NHIÊN

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Tiếp tục quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây đã gặp khi đi thăm thiên nhiên.

- Phân loại được một số cây đã gặp.

GDKNS: + Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Tổng hợp các thông tin thu nhận được về các loài cây, con vật. Khái quát hóa về đặc điểm chung của thực vật .

 + Kĩ năng hợp tác: Hợp tác khi làm việc nhóm như: kĩ năng lắng nghe, trình bày ý kiến cá nhân và khả năng diễn đạt , tôn trọng ý kiến người khác, tự tin. Nỗ lực làm việc của cá nhân tạo nên kết quả chung của cả nhóm

 + Trình bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm bằng hình ảnh thông tin.

- Giáo dục HS thêm yêu thiên.

II/ ĐỒ DÙNG:GV: Phiếu HT.

 

doc27 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 29 Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2016
SÁNG
Tiết 1:	TẬP ĐỌC	
 LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Bước đầu hiểu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. Từ đó, có ý thức luyện tập để bồi bổ sức khoẻ. (TLCH trong SGK)
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
GDKNS:+ Đảm nhận trách nhiệm 
 + Xác định giá trị 
 + Lắng nghe tích cực 
- HS có ý thức học bài.
II/ ĐỒ DÙNG .
GV: - Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint.
HS: SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
Y/cầu 3HS đọc bài: Buổi học thể dục và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
HS nêu nội dung bài. HS, GV nhận xét.
2. Bài mới. 
a. Giới thiệu bài:- Y/cầu HS quan sát ảnh.
b. Các hoạt động : 
* Hoạt động 1 : Luyện đọc
- Gv đọc toàn bài: GV hướng dẫn cách đọc 
- Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
Bước 1 Đọc từng câu:
- Nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 câu đến hết bài.
- GV phát hiện từ sai sửa lỗi phát âm cho HS.- > GV cho HS đọc nối tiếp câu lần 2.
Bước 2: Đọc từng đoạn trước lớp 
- Gọi 3HS đọc tiếp nối 3 đoạn trong bài.
+ Gv nhắc nhở các em ngắt, nghỉ hơi đúng (dùng màn hình). 
+ Gv kết hợp giải nghĩa từ ngữ được chú giải trong SGK.
Bước 3: - Đọc từng đoạn trong nhóm: Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. HS, Gv nhận xét nhóm đọc tốt.
+ HS đọc đồng thanh cả bài.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Giáo viên cho HS đọc lại bài và TLCH 1,2,3(SGK)
-? Sức khoẻ cần thiết như thế nào trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? ->Sức khoẻ giúp giữ gìn đất nước,xây dựng nước nhà,việc gì cũng cần đến sức khoẻ.
-? Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước? ->Một người dân mạnh thì cả nước mạnh.
?Em đã hiểu ra điều gì sau khi đọc “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” ->Sức khoẻ là vốn quý,muốn làm việc thành công phải có sức khoẻ.
? Em sẽ làm gì sau khi đọc bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ?
->Em sẽ siêng năng tập luỵên thể dục thể thao.
- HS, GV nhận xét, GV kết luận bổ sung.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS đọc đúng một số câu, đoạn văn. 
- 3, 4HS thi đọc đoạn văn - 2 HS thi đọc hay cả bài.
- Lớp, Gv nhận xét HS.
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS hãy đặt tên cho mỗi đoạn trong bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ.
- Qua bài học này Bác Hồ khuyên mọi người làm gì?
- GV chốt kiến thức, nhận xét tiết học.
_____________________________________________________________________
Tiết 2:	CHÍNH TẢ 
NGHE – VIẾT : BUỔI HỌC THỂ DỤC
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nghe- viết đúng bài chính tả. Trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Làm đúng BT2 a/b hoặc BT3a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
- Có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II/ ĐỒ DÙNG:
GV: Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint.
HS: SGK, vở chính tả, 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc các từ: bóng ném, leo núi, cầu lông, bơi lội, luyện võ
- 1HS viết bảng lớp, dưới viết giấy nháp. GV nhận xét và chữa bài.
- 1HS đọc lại các từ trên. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động
Hoạt đông 1: Hướng dẫn nghe viết
+ Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc đoạn viết. 1 HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK.
- GV nêu câu hỏi:. Câu nói của thầy giáo đặt trong dấu gì? 
 . Những chữ nào trong đoạn phải viết hoa? 
- HS trả lời.
+ Viết từ khó:
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, 2 HS viết bảng lớp. GV nhận xét HS viết.
+ Viết bài- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
+ Nhận xét, đánh giá, chữa bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề.
- GV thu 1 số bài. HS đổi vở, KT chéo. GV nhận xét chung.
Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2: - 1HS đọc yêu cầu bài tập, sau đó làm bài cá nhân.
- GV gọi 2 HS chữa bài trên bảng lớp.-> 1HS làm bảng lớp, cả lớp cùng chữa bài
- GV nhấn mạnh về cách viết tên nước ngoài: viết hoa chữ cái đầu tiên, đặt dấu gạch nối giữa các tiếng trong tên riêng ấy.
*Bài 3a:-GV chiếu lên màn hính. -> HS đọc yêu cầu đề bài.-> HS làm bài cá nhân.
- GV gọi 1HS chữa bài. Củng cố chữ viết có phụ âm s/ x.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 3: 	TOÁN
TIẾT 142: LUYỆN TẬP
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết tính diện tích HCN theo kích thước cho trước.
- Vận dụng làm tốt các bài tập
- Ham thích học toán
II/ ĐỒ DÙNG:
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu qui tắc tính diện tích hình chữ nhật.-> HS, GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 
a .Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thực hành.
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài toán, GV tóm tắt-> 2, 3 HS nêu lại đề toán.
? 2 Cạnh HCN không có cùng số đo ta phải làm gì? ( đổi đơn vị đo độ dài về cùng một đại lượng( 4 dm = 40cm)
? Đề bài yêu cầu tính gì?
? Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm sao?
? Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm sao?
- 1 HS lên bảng làm bài - dưới lớp HS làm vở.
- GV nhận xét một số bài làm của HS dưới lớp.
- HS, GV nhận xét, củng cố lại cách tính diện tích hình chữ nhật.
Bài 2 - HS đọc đề.
- GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét về hai HCN theo hai kích thước cho trước.
- Gv hd HS xác định cách làm. 
- HS tính diện tích hình chữ nhật ABCD ; DMNP.
- Tìm tổng diện tích 2 hình thì ta được diện tích của hình H.
- HS giải vở, 1 HS lên bảng giải.- >Lớp, Gv nhận xét chốt, nhận xét tuyên dương.
Diện tích hình ABCD là
8 x 10 = 80 (cm2)
Diện tích hình DMNP là:
20 x 8 = 160(cm2)
Diện tích hình H là:
80 + 160 = 240(cm2)
 Bài 3 : - HS đọc yêu cầu đề toán.- Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? 
- Muốn tính được diện tích hình chữ nhật này ta phải cần tìm trước điều gì ?-> Tính chiều dài HCN.
- Vậy chiều dài gấp mấy lần chiều rộng ?
- HS nêu và làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.- HS, Gv nhận xét.
Chiều dài hình chữ nhật
5 x 2 = 10 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
10 x 5 = 50 (cm2)
3. Củng cố- Dặn dò: - HS nhắc lại công thức tính diện tích hình chữ nhật
-GV lưu ý HS về cách tính diện tích hình chữ nhật phải cùng đơn vị đo
- Nhận xét giờ học. 
Tiết 4: 	ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (TIẾT 2)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước .
- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm .
- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.
GDKNS:
+ Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn.
+ Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trướng.
+ Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
+ Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm: tiết liệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
- HS biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
II/ĐỒ DÙNG: GV: thẻ màu. Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint.
- HS: Vở bài tập Đạo đức
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
Nước có vai trò như thế nào đối với đời sống con người ? 
- Nước được sử dụng trong những ngành nghề nào?
- HS trả lời-> Lớp, GV nhận xét tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Bày tỏ ‎ kiến 
+ Mục tiêu: HS biết phân biệt việc làm có lợi cho nguồn nước
+ Cách tiến hành:
- Giáo viên phát thẻ màu cho HS. Nêu quy định của thẻ màu
Học sinh quan sát trên màn hình, đọc và bày tỏ ‎kiến của mình bằng thẻ màu. 
a) Nước sạch không bao giờ cạn. 
( Sai, vì lượng nước sạch chỉ có hạn và rất nhỏ so với nhu cầu của con người)
b) Nước giếng khơi, giếng khoan không phải trả tiền nên không cần tiết kiệm. 
( Sai, vỡ nguồn nước ngầm có hạn)
c) Nguồn nước cần được giữ gìn và bảo vệ cho cuộc sống hôm nay và mai sau.
 ( Đúng, vì nếu không làm như vậy thì ngay từ bay giờ chú ng ta cũng không đủ nước để dùng)
d) Nước thải của nhà máy, bệnh viện cần được xử lí
( Đúng, vì không làm ô nhiễm nguồn nước)
đ) Gây ô nhiễm nguồn nước là phá hoại môi trường
( Đúng, vì nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến cây cối, loài vật và con người)
e) Sử dụng nước ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ.
( Đúng, vì sử dụng nước bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho con người)
HS khác theo dõi và bổ sung, giải thích them. 
Giáo viên nhận xét-kết luận. 
 GV cho HS quan sát hình và liện hệ giáo dục HS hãy bảo vệ nguồn nước
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.( nhóm 4)
+ Mục tiêu : HS biết và nêu được việc làm tiết kiện, lãng phí, gây ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước.
+ Cách tiến hành :
 - HS nêu yêu cầu.
- Hãy viết những việc làm phù hợp với yêu cầu của mỗi cột dưới đây 
- GV phát phiếu cho HS thảo luận nhóm 4.
Việc làm tiết kiệm
 nước
Việc làm gây lãng
 phí nước
Việc làm bảo
 Vệ nguồn nước
Việc làm gây ô
 nhiễm nguồn nước
- HS thảo luận nhóm, ghi ra phiếu-> Thời gian 5 phút.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả mà nhóm mình thảo luận được
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét :
- Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là: 
Mỗi lần uống nước em chỉ cần rót vừa đủ.
Rửa tay xong em phải khóa ngay vòi.
Em phải bỏ rác vào đúng nơi quy định.
Vứt bỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng chứa rác.
Nước thải ở các nhà máy và bệnh viện cần được xử lý. 
 - Hoạt động 3: Xử lí tình huống.
- GV đưa ra 2 tình huống
Tình huống 1: Em và Nghĩa bạn cùng lớp, đi dọc bờ sông lúc tan học, vừa đi vừa uống sữa. Uống xong, Nghĩa vứt vỏ hộp xuống sông. Lúc đó em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Sau giờ ra chơi, Khôi chạy đến bình nước uống của lớp, rót đầy 1 ly. Khôi chỉ uống một nửa và định đổ đi. Lúc đó em vừa đến, em sẽ nói gì với bạn?
- GV yêu cầu HS thảo luận, đóng vai giải quyết tình huống
Gọi từng nhóm lên đóng vai đưa ra cách giải quyết. 
- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. 
Giáo viên kết luận khen ngợi những em đó biết quan tâm đến việc sử dụng nước ở nơi mình đang ở và đề nghị lớp noi theo. 
- Ở trường và ở nhà chúng ta sẽ làm gì để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
Kết luận chung: Nước là nguồn tài nguyên quý. Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.
3. Củng cố- Dặn dò: 
- Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước.
- GV nhận xét tiết học.
 Ngày soạn :17/ 3/2016
 Ngày dạy:Thứ tư, ngày 23 tháng 3 năm 2016
CHIỀU
Tiết 1 	 CHÍNH TẢ 
NGHE - VIẾT: LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nghe- viết đúng bài chính tả. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm đúng BT2 a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.	
II/ ĐỒ DÙNG 
GV: Bảng phụ.
HS: SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc các từ: nhảy xa, nhảy sào, sới đất, xiếc, đua xe
- HS viết bảng lớp, bảng con.
- HS, GV nhận xét HS viết. 1HS đọc lại
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Các hoạt động
Hoạt động 1:Hướng dẫn nghe- viết
+ Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc đoạn viết.
- HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK.
- GV nêu câu hỏi: Vì sao mỗi người dân phải tập thể dục?
+ Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp. GV nhận xét HS viết.
+ Viết bài
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
+ Nhận xét, đánh giá, chữa bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề.
- GV nhận xét 1 số bài. HS đổi vở, KT chéo. GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2a: 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- 1HS đọc truyện vui, làm bài cá nhân.
- GV chép nội dung câu chuyện trên bảng phụ.
- 1HS lên bảng chữa bài, cả lớp cùng trao đổi và nhận xét.
- 1HS đọc lại truyện vui.
3. Củng cố- Dặn dò
- HS nhắc lại cách trình bày bài viết chính tả. HS nhắc lại.
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 2:	TOÁN
TIẾT 143: DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết qui tắc tính diện tích hình vuông theo số đo cạnh của nó và bước đầu vận dụng tính diện tích một hình vuông theo đơn vị đo là cm2
- Vận dụng làm tốt các BT.
- HS ham thích học toán.
II/ĐỒ DÙNG: GV: - Phấn màu, kẻ sẵn hình vuông HS: -SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật.
- GV cho BT y/c HS tính diện tích hình chữ nhật.
- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới. 
a. Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát hình vuông
? HS quan sát và nêu cách nhận diện hình vuông.
-> Gv giới thiệu bài. 
b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức mới.
*Xây dựng qui tắc tính diện tích hình vuông qua trực quan
 + Y/cầu HS quan sát hình (SGK). Đếm số ô vuông.
 + Tính số ô vuông trong hình ?(9 ô vuông)-
 +1 ô vuông có diên tích =1 cm2à vậy diện tích hình vuông được tính như thế nào? 
 -> Có 9 ô: Mỗi hàng có 3 ô mà có 3 hàng vậy có: 3 x 3 = 9 ( ô vuông)
 Lấy: 3 x 3 = 9 ( cm2 ).
=> Muốn tính S hình vuông ta làm thế nào? -> Lấy cạnh nhân chính nó.
=>GV và HS rút ra qui tắc tính diện tích hình vuông->- Lớp học thuộc lòng qui tắc.
* Hoạt động 3 : Thực hành
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài toán, HS làm bài cá nhân.
- 2 HS lên bảng làm bài
- GV và lớp nhận xét- Củng cố cách tính chu vi, diện tích hình vuông.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài toán - Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
Đổi 8m = 80cm sau đó tính diện tích.
 + Nêu cách tính? (Lưu ý HS về đơn vị đo) 
- 1 HS lên bảng làm-> HS- GV nhận xét, chốt kết quả.
Diện tích hình vuông là:
80mm = 8 cm
8 x 8 = 64 (cm2 )
Đáp số: 64 cm2
GV chốt: Muốn tính diện tích hình vuông cần chú ‎ điều gì?-> Cùng đơn vị đo.
Bài 3: 1 HS đọc đề toán.
-Bài toán cho biết gì?-> Chu vi hình vuông là 20 cm
-Bài toán hỏi gì? ->Diện tích hình vuông,
- Muốn tính DT hình vuông ta phải tính gì trước? - >HS trả lời: Tính cạnh.
- 1 HS làm bảng lớp, Lớp làm vở. Nhận xét chốt bài làm đúng.
Cạnh hình vuông là:
20 : 4=5 (cm)
Diện tích hình vuông là:
5 x 5 = 25 (cm2)
 Đáp số:25 cm2
GV chốt
3. Củng cố- Dặn dò: 
- Nhắc lại cách tính diện tích hình vuông. - Nhận xét tiết học.
Tiết 2: 	TIẾNG VIỆT *
LTVC: NHÂN HOÁ. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: 
ĐỂ LÀM GÌ ? DẤU CHẤM, DẤU HỎI, CHẤM THAN.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố các cách nhân hoá.
- Ôn cách đặt và TLCH: Để làm gì ? Ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- HS có hứng thú học tập.
II/ ĐỒ DÙNG:
	- HS: Vở viết.
 - GV: STK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Tìm một câu văn, câu thơ có sử dụng hình ảnh nhân hoá?
- HS tìm trước lớp, cả lớp làm vào bảng con.
- HS và GV nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm một số bài tập
Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu
a- Tìm sự vật được nhân hoá trong các câu thơ dưới đây?
b- Các sự vật đó được nhân hoá bằng những từ ngữ nào?
c- Cách gọi đó có gì hay?
Nắng lên cao theo bố
Xây thẳng mạch tường vôi
Lại trải vàng sân phơi
Hong thóc khô cho mẹ
Nắng chạy nhanh lắm nhé
Chẳng ai đuổi được đâu
Thoắt đã về vườn rau
Soi cho ông nhặt cỏ
Rồi xuyên qua cửa sổ
 Nắng giúp bà xâu kim. 
- HS làm bài theo nhóm đôi
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả: Các từ dùng để nhân hoá : Theo bố, Hong thóc, chạy, về, Giúp.
- GV và HS nhận xét- chốt bài làm đúng.
* Bài 2: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: “ Để làm gì” trong mỗi câu sau: 
- 1 HS đọc yêu cầu
a- Ngựa cha nhắc con: “ Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng?”
b- Mục đích của ngày hội thể thao Đông Nam á là tăng cường đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc trong khu vực.
c- Ngoài mục đích trên, đại hội thể thao còn là dịp để phát hiện và tôn vinh những ngôi sao thể thao trong khu vực.
d- Hai chị em Hoa cơm sớm để đi xem xiếc.
- GV HD HS nhắc lại cách tìm bộ câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì?
- HS lên bảng thực hành trước lớp.
- Nhận xét củng cố cách trả lời câu hỏi Để làm gì?
* Bài 3:- GV treo bảng phụ
- Chọn dấu chấm, dấu chấm than hay dấu chấm hỏi để điền vào từng ô trống trong truyện vui
 “ Anh ngốc”- Trò chơi thực hành Tiếng Việt.
( lớp 3- tập 2- trang 80)
- GV đọc mẫu truyện vui- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập.
- HS lên bảng đáng dấu phẩy.- Nhận xét- củng cố cách dùng các dấu câu.
3- Củng cố- Dặn dò
- GV và HS củng cố toàn bài -> Đánh giá tiết học
 Ngày soạn :18/ 3/2016
 Ngày dạy:Thứ năm, ngày 24 tháng 3 năm 2016
SÁNG
Tiết 1:	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ THỂ THAO. DẤU PHẨY
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Thể thao: kể đúng tên một số môn thể thao; tìm đúng các từ ngữ nói về kết quả thi đấu.
- Ôn luyện về dấu phẩy.
- HS có ý thức học bài.
II/ ĐỒ DÙNG:
GV:- : Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint. Kẻ sẵn 2 bảng thống kê từ như sau vào giấy khổ to; Bảng phụ BT2.
HS: - SGK.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3HS lên bảng làm miệng các bài tập của tiết LTVC tuần 28.-> HS, GV nhận xét.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: (Dùng bảng thống kê từ)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài- GV giới thiệu trò chơi “Xì điện” và phổ biến cách chơi
- Cho HS chơi thử - Tổ chức chơi. HS chơi trò chơi
- Tổng kết trò chơi, GV tuyên dương đội thắng cuộc.
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh bảng từ và ghi từ vào VBT.
Bài 2:- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 
- GV treo bảng phụ. - >Gọi 1 HS khác đọc lại truyện vui.
- Yêu cầu HS tự tìm và ghi ra giấy nháp, sau đó gọi
 - GV yêu cầu 1 em lên bảng gạch dưới các từ ngữ nói về kết quả thi đấu thể thao.
 - Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung câu chuyện:
+ Anh chàng trong truyện tự nhận mình là người ntn?
+ Anh ta có thắng ván cờ nào không? Anh ta đã nói thế nào về kết quả các ván cờ của mình? ->Anh chàng đánh ván nào thua ván ấy nhưng dùng cách nói tránh để khỏi nhận là mình thua
 - GV nêu ý nghĩa câu chuyện.
Bài 3: GV chiếu lên màn hinh.
- Yêu cầu HS đọc thầm và giúp HS nắm yêu cầu của bài. 
- HS thảo luận cặp đôi, trả lời các câu hỏi tìm hiểu truyện
- Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT, sau đó gọi 1HS lên bảng làm bài trên bảng phụ. 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- GV chốt: a/ Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt,
b/ Muốn cơ thể khỏe mạnh,
c/ Để trở thành con ngoàn, trò giỏi,
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu tên những môn thể thao mà em yêu thích. 
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2: 	TẬP VIẾT
 ÔN CHỮ HOA T ( TIẾP)
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T (1 dòng chữ Tr), viết đúng tên riêng Trường Sơn (1 dòng) và câu ứng dụng: Trẻ em... là ngoan( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết đúng, đẹp.
- Có ý thức giữ gìn VS - CĐ 
II/ ĐỒ DÙNG - GV: chữ mẫu viết hoa T ; phấn màu
	 - HS: bảng con , phấn
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- HS viết bảng con: Thăng Long, Thể dục.
	- 2 HS lên bảng viết từ. HS dưới lớp viết vào bảng con.
	- GV và HS nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng con
+ Luyện viết chữ hoa 
	- HS tìm các chữ hoa có trong bài: T, B, S.
	- GV đưa ra chữ mẫu cho cả lớp cùng quan sát.
	- HS nhắc lại cấu tạo cách viết các chữ hoa đó.
	- GVnhắc lậi cách viết , sau đó viết trên bảng lớp.
	- HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con.
+ Luyện viết từ ứng dụng
	- HS đọc từ ứng dụng.
	- GV giảng từ ứng dụng. 	
	- Từ ứng dụng có chữ cái nào được viết hoa? Chữ cái nào cao 1 ô li?
	- GV viết mẫu trên bảng lớp.
	- HS theo dõi sau đó viết ở bảng con.
	- GV nhận xét sửa sai.
+ Luyện viết câu ứng dụng.
	- HS đọc câu ứng dụng.
	- GV giảng nội dung câu ứng dụng và hướng dẫn HS viết câu ứng dụng.
	- HS viết bảng con: Trẻ em.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vở
	- GV nêu yêu cầu cần viết trong vở tập viết.
	- HS viết bài vào vở.
	- GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS.
Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá, chữa bài.
	- GV thu1 số bài , nhận xét bài viết của HS.
3. Củng cố- Dặn dò 
	- HS nhắc lại cấu tạo chữ hoa T. HS nhắc lại cách viết chữ hoa T?
	- Nhận xét tiết học.
Tiết 3 : 	TOÁN
TIẾT 144: LUYỆN TẬP
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết tính diện tích hình vuông.
- HS vận dụng làm BT1,2,3/a. HS làm thêm cả BT3.
- HS có hứng thú trong giờ học toán..
II/ ĐỒ DÙNG:
GV: SGK.
HS: SGK, bảng con, phấn
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tr

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_29_nam_hoc_2015_20.doc