Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 28 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh

T109: GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN (TIẾP THEO)

I. MỤC TIÊU:

- HS biết cách giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn giải bằng một phép tính trừ

- HS giải đúng, chính xác bài toán có lời văn giải bằng một phép tính trừ, trình bày rõ ràng khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi nội dung của bài tập 3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Bài 1: Viết các số có 2 chữ số giống nhau: 11, 22,

- Bài 2: Điền dấu

 73 76

 47 .39

 19 .15 + 4

- GV nêu yêu cầu bài. 2HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào nháp.

- HS chữa bài. GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: giới thiệu ngắn gọn tên bài, ghi tên bài.

 b. Các hoạt động:

 

doc33 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 28 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghe.
- T nhắc lại quy trình viết chính tả
- T đọc nội dung cần viết. H đánh vần nhẩm, viết vào vở ô li.
- T đọc để H soát bài, H đọc lại bài vừa viết.
- T thu 1 số bài, nhận xét chữ viết H.
3. Củng cố, dặn dò: 
- T hỏi: Em vừa viết chữ gì? Khi viết bài em chú ý điều gì?
- H đọc lại các chữ vừa viết.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương, khen H viết đúng, đẹp.
Buổi 2 - Tiết 1 + 2: Tiếng Việt
VẦN
Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 3 ( trang 45 - 48)
Tiết 3: Toán (ôn)
ÔN: CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ. GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU:
- HS được củng cố cách thực hiện phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ). Giải toán có lời văn.
- HS thực hiện thành thạo phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ). Giải đúng bài toán có lời văn.
- HS có ý thức tự học và làm Toán tốt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi bài 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đặt tính rồi tính: 25 + 63 67 + 20 30 +28
- HS làm bảng con, 3 HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài
	b. Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 15 + 44 30 + 28 52 + 40 7 +31
- HS đọc yêu cầu, nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính.
- HS làm bảng con, 4 HS lên chữa bài.
- GV củng cố cho HS cách cộng không nhớ trong phạm vi 100
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Tóm tắt: Bài giải
 Có : 12 bạn nam .......................................................................................
 Có : 14 bạn nữ .........................................................................................
 Có tất cả:bạn? ...........................................................................................
- HS nêu đề toán rồi tự giải bài toán vào vở.
- 1HS lên chữa bài.
- HS nhắc lại các bước giải bài toán có lời văn.
- GV nhận xét chốt lại.
Nghỉ giải lao 
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
 37 + 12 =  45 + 50 = 	 25 + 30 =  
 12 + 37 =  50 + 45 = 	 30 + 25 = 
- HS đọc yêu cầu. HS làm bài vào vở.
- 3 HS lên chữa bài, lớp nhận xét.
- Củng cố cho HS khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.
Bài 4: GV treo bảng phụ
 Chị gà mơ ấp nở được 16 chú gà con. Hỏi gia đình chị gà mơ có bao nhiêu con gà? 
- HS đọc to yêu cầu, lớp đọc thầm. HS thảo luận nhóm đôi, phân tích đề bài.
- 1HS lên tóm tắt, 1 HS lên chữa bài.
- Lớp làm bài vào vở. GV thu vở và nhận xét
3. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng không nhớ trong phạm vi 100.
- GV nhận xét giờ học, khen HS.
Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2018
Buổi 1: Tiết 1 + 2: Tiếng Việt
LUẬT CHÍNH TẢ VỀ PHIÊN ÂM
Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 3 ( trang 49 - 52)
Tiết 3: Toán
T111: LUYỆN TẬP
I / MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS về giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn có một phép trừ. 
- Rèn KN giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn có một phép trừ. 
- GD chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học toán. 
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ chép bài 2c ( Tr.146 )
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV viết bảng: Lan có : 6 hòn bi
 Cho em : 3 hòn bi
 Lan còn  hòn bi? 
- 1 HS lên bảng giải, HS dưới lớp theo dõi.
- GV, HS chữa bài, nhận xét.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.
 	b. Thực hành:
	* Bài 1: 
- 2HS đọc bài toán, lớp đọc thầm.
- HS phân tích bài toán: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 
- GV ghi bảng tóm tắt. 2 HS đọc tóm tắt.
- Muốn biết Lan còn lại bao nhiêu cái thuyền ta làm tính gì? 
- HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa.
- HS và GV nhận xét, chữa bài. Ai có câu lời giải khác cho bài giải? 
 * Bài 2: GV hướng dẫn tương tự bài 1. 
Nghỉ giải lao
 * Bài 3:
- 2HS đọc bài toán, lớp đọc thầm.
- GV vẽ sơ đồ tóm tắt lên bảng.
- Muốn biết sợi dây còn lại dài bao nhiêu xăng ti mét ta làm tính gì?
- 1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- HS và GV nhận xét, chữa bài. 2HS đọc lại bài giải.
- Củng cố cách trình bày và cách giải bài toán có lời văn.
 * Bài 4: 
- 1, 2HS đọc tóm tắt, lớp đọc thầm.
- 1 HS nhìn tóm tắt đọc bài toán.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- HS và GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV chốt kiến thức luyện tập.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS chuẩn bị bài Luyện tập chung
Tiết 3: Hoạt động GD ngoài giờ lên lớp
ÔN TRÒ CHƠI DÂN GIAN: DỪNG
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC: 
	- Củng cố cách chơi trò chơi: Dừng
	- Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn, tính khéo léo
	- HS có ý thức tự giác trong khi chơi.
II. CHUẨN BỊ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
	* Hoạt động 1: Ôn tập cách trò chơi
- GV cho HS chia nhóm, mỗi nhóm 5 bạn.
- HS đứng thành vòng tròn ở giữa vòng tròn có chữ Dừng
- HS tự chọn cách đặt trong nhóm. HS oản tù tì để chọn bạn cầm cái.
- Bạn Cam cầm cái đọc tên bạn Quýt (hoặc Mít, Dừa...) thì bạn Quýt nhanh chân nhảy vào giữ vòng tròn, các bạn còn lại chạy xa vòng đến khi bạn Quýt nói dừng thì các bạn ở ngoài vòng tròn dừng lại. Bạn Quýt đoán số bước chân đến bạn Dừa( hoặc Thị...) là 5 bước. Nếu bạn Quýt đoán đúng thì bạn Dừa là người cầm cái cho lần chơi tiếp theo. Còn nếu bạn Quýt đoán sai thì bạn Quýt sẽ tiếp tục cầm cái cho đến khi nào đoán đúng số bước chân. 
	* Hoạt động 2: Chơi trò chơi thi đua giữa các nhóm
- GV chia nhóm, mỗi nhóm 5 bạn và đặt tên cho các thành viên của đội mình.
- GV tổ chức cho các nhóm chơi thử, GV quan sát, giúp đỡ.
- HS chơi trò chơi cho đến hết giờ. GV quan sát, giúp đỡ, nhắc nhỏ HS.
* HĐ 3: Củng cố , dặn dò.
- GV củng cố nội dung bài.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS.
Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt (ôn)
LUYỆN ĐỌC: VĂN HAY CHỮ TỐT
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản qua bài Văn hay chữ tốt.
- Củng cố cho HS biết đọc trơn, đọc diễn cảm cả bài, hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi. 
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Việc 1: Luyện đọc
- H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 3 trang 10.
- T đọc mẫu, hướng dẫn cho H đọc bài: Văn hay chữ tốt, 1H đọc, lớp đọc thầm.
- T nhắc H cách ngắt, nghỉ hơi. H đọc nối tiếp câu, cả bài theo cá nhân, đồng thanh
- H đọc theo 4 mức độ đọc ( T - N - N - T). T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
Nghỉ giải lao
*Việc 2: Tìm hiểu bài
- H đọc thầm bài rồi trả lời câu hỏi:
	1. Thưở đi học, văn và chữ của Cao Bá Quát như thế nào? Văn hay chữ xấu.
	2. Cao Bá Quát làm gì để nổi danh khắp nơi là người văn hay chữ tốt? Chăm chỉ luyện chữ ngày đêm.
	3. Câu chuyện khuyên em điều gì? H tự viết vào vở.
- H trả lời câu hỏi rồi khoanh vào đáp án đúng.( 1.c, 2. a)
- H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
* Củng cố, dặn dò:
	- H đọc lại bài. T củng cố nội dung bài.
	- Nhận xét tiết học, tuyên dương H.	
Tiết 2: Toán (ôn)
ÔN: CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ. GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU.
- Củng cố lại các số có hai chữ số, cách tìm số liền trước, số liền sau của số đã biết, cách giải toán có lời văn.
- HS liệt kê đúng các số có hai chữ số, tìm nhanh tìm số liền trước, số liền sau của số đã biết, giải đúng bài toán có lời văn theo 4 bước.
- HS có ý thức tự học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi bài 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết bảng con, 2 HS viết bảng lớp các số từ 50 đến 70 
- GV nhận xét.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài
	b. Hướng dẫn HS làm bài: 
Bài 1: Viết số (HS làm bảng con)
Từ 1 đến 39
 b.Từ 50 đến 89. 
- HS đọc yêu cầu
- HS viết ra bảng con. 2 HS lên viết bài.
- Lớp, GV nhận xét, chữa bài. Củng cố cho HS về thứ tự các số có hai chữ số.
Bài 2: Viết theo mẫu.
Số liền trước của 78 là 77 Số liền sau của 31 là 32
Số liền trước của 54 là  Số liền sau của 65 là 
Số liền trước của 80 là  Số liền sau của 99 là 
- GV nêu yêu cầu.
- HS trả lời miệng. Lớp, GV nhận xét, chữa bài
Nghỉ giải lao 
Bài 3: Đặt đề toán theo tóm tắt sau rồi giải: (Gv treo bảng phụ)
 Tóm tắt Bài giải
 Có: 15 hòn bi .
 Cho bạn: 5 hòn bi .
 Còn lại: hòn bi? 
- HS nêu đề toán rồi tự giải bài toán vào vở.
- 1HS lên chữa bài. HS nhắc lại các bước giải bài toán có lời văn.
- GV nhận xét chốt lại.
Bài 4: Điền số 
 51 > 60
- HS nêu đề toán rồi tự giải bài toán vào vở.
- 2 HS lên chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại các bước giải bài toán có lời văn.
- GV hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. 
Tiết 3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ 
TRÒ CHƠI DÂN GIAN: NHẢY BAO BỐ
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- HS biết tên trò chơi Nhảy bao bố, biết cách chơi, tham gia trò chơi một cách chủ động.
	- Rèn cho HS khả năng nhanh trí, nhanh tay, nhanh mắt.
	- HS tham gia chơi vui vẻ, thực hiện chơi hằng ngày.
II. PHƯƠNG TIỆN, ĐỊA ĐIỂM: Vệ sinh sân chơi sạch sẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS cách chơi trò chơi nhảy bao bố
	a. Cách chơi:
	Người chơi chia làm hai đội trở lên, thông thường thì từ hai đến ba đội, mỗi đội phải có số người bằng nhau. Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai lằn mức: một xuất phát và một mức đích. 
	Mỗi đội xếp thành một hàng dọc. Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát đưa bao cho người thứ hai. Khi nào người thứ nhất nhảy về đến đích thì người thứ hai tiếp theo mới bắt đầu nhảy. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng.
	b. Luật chơi:
	Người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa đến đích mà bỏ bao ra cũng phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi. 
	Hoạt động 2: Học sinh tham gia chơi trò chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi thử vài lần. HS chơi thử theo hướng dẫn của GV.
- GV yêu cầu các nhóm chọn địa điểm chơi
- HS chọn địa điểm chơi theo nhóm. Các nhóm tự tổ chức chơi.
- GV quan sát, giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Tập trung HS theo tổ, củng cố nội dung tiết học, nhận xét, nhắc nhở HS.
Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2018
Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt*
ÔN: ÂM; NGUYÊN ÂM; PHỤ ÂM
I / MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- Rèn cho học sinh kĩ năng thực hành ngữ âm và thực hành chính tả.
	- Củng cố cho HS biết thực hành ngữ âm và thực hành chính tả, biết đánh dấu x 
vào dòng tương ứng là nguyên âm hay phụ âm, biết phân biệt r/ d/ gi; điền s/x, ch/ tr 
vào chỗ trống.
	- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Ôn bài Âm
	Việc 1: Em thực hành ngữ âm
1. Em đánh dấu x vào dòng tương ứng:
- H đọc yêu cầu đề bài rồi đánh dấu x vào dòng tương ứng với nguyên âm và phụ âm. 
HS giải thích lí do vì đánh dấu.
- H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá. H đọc lại các nguyên âm và phụ âm.
2. Em vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích.
- H đọc yêu cầu đề bài: vẽ, đưa tiếng thu, xa vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích.
- H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
Nghỉ giải lao
	Việc 2: Em thực hành chính tả
	1. Em điền d, gi hoặc r vào chỗ trống cho đúng
- H đọc yêu cầu đề bài. H làm bài vào vở.
- H lên bảng làm bài. T, H nhận xét, chữa bài: gia đình, da trắng, ra vào, giả da. 
- H đọc lại các từ vừa điền.
	2. Em khoanh tròn vào chữ cái trước cách viết đúng chính tả.
	3. Em chọn nặng hoặc lặng điền vào chỗ trống cho đúng
- T đọc yêu cầu, hướng dẫn H cách làm bài.
- H khoanh tròn vào chữ cái trước cách viết đúng chính tả. H giải thích. 
- H, T nhận xét, chữa bài. Củng cố cho học sinh cách viết và đọc đúng chính tả. 
	Hoạt động 2: Ôn bài Nguyên âm, phụ âm (Tiến hành tương tự)
*Củng cố, dặn dò: T củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học, tuyên dương H.
Tiết 2: Toán*
LUYỆN TẬP: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ. GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU:
	- Củng cố cho HS cộng, trừ các số trong phạm vi 20, so sánh các số có hai chữ số, giải toán có lời văn.
	- HS làm thành thạo các dạng toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1 . Bài cũ: - Viết các số sau: sáu mươi hai, bốn mươi mốt, chín mươi.
 - HS viết bảng con, GV nhận xét, sửa sai.
2 . Bài mới. a. Giới thiệu bài: trực tiếp.
 b. Hướng dẫn làm bài:
Bài 1: >,<,=
	77......70	64...... 30 + 40	20 ...... 12 + 7
	45......54	44.......80 - 20	18 ...... 16 + 3
	98......89	81.......70 + 10	14 ...... 13 - 1
	72......72	90.......50 + 40	17 ...... 11 + 5
- HS nêu y/c, làm bài, chữa bài. HS nêu các bước thực hiện.
- Củng cố cách tính nhẩm, so sánh và điền dấu
Bài 2: Cho các số sau: 44, 56, 76, 13, 28
	a/ Viết theo thứ tự từ bé đến lớn.
	b/ Viết theo thứ tự từ lớn đến bé.
- HS nêu y/c rồi làm bài chữa bài.
- GV nhận xét sửa sai. Củng cố cách sắp thứ tự.
Nghỉ giải lao
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Tóm tắt Bài giải:
Cam và bưởi: 15 quả Có số quả cam là:
Bưởi : 10 quả 15 – 3 = 12 ( quả)
Cam : .... quả? Đáp số : 12 quả cam
- HS nêu tóm tắt, đọc bài toán. GV hướng dẫn cách làm
- HS trình bày bài giải. GV nhận xét, sửa sai. Củng cố các bước giải toán có lời văn.
- Giải bài toán có lời văn gồm mấy bước? Bài toán có từ còn lại làm phép tính gì?
Bài 4: Viết các số có hai chữ số, trong đó :
	a/ Chữ số ở bên trái là 5:
	b/ Chữ số ở bên phải là 6:
- GV hướng dẫn: + Chữ số bên trái là số gì? Là số chục
	+ Chữ số bên phải là số gì? Là số đơn vị
- HS trình bày vào vở, 1HS làm bảng, GV nhận xét, chữa bài.
	a) 50, 51,52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59
	b) 16, 26, 36, 46, 56, 66, 76, 86, 96
3. Củng cố, dặn dò: GV củng cố nội dung bài. Nhận xét giờ học, tuyên dương HS.
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể
SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG
I. MỤC TIÊU:
- Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần 28.
- HS biết được phương hướng các hoạt động tuần 29
- Có ý thức phát huy các nề nếp tốt và khắc phục một số tồn tại.
II. NỘI DUNG:
	Hoạt động 1: Đọc lời hứa của nhi đồng 
	-	Vâng lời Bác Hồ dạy
	Em xin hứa sẵn sàng
	Là trò giỏi con ngoan
	Làm theo lời Bác dạy.
	- Đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
	Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá hoạt động của Sao nhi đồng 
	- Các sao kiểm điểm hoạt động trong tuần. Học sinh cả lớp thảo luận, bổ sung.
	- Phụ trách nhận xét chung: 
+ Nề nếp: Cả lớp duy trì tương đối tốt các hoạt động nề nếp, truy bài nghiêm túc.
+ Chuyên cần: hầu hết các em đều đã đi học đều và đúng giờ, tuy nhiên Bắc vẫn đi học muộn chiều thứ 5. 
+ Thể dục: các em đều có ý thức tập. 
+ Vệ sinh: Vệ sinh lớp tương đối sạch sẽ, có ý thức giữ gìn lớp học.
+ Học tập: đa số các em đều ngoan, có ý thức học, tự học và giúp đỡ bạn trong học tập. 
- Tuyên dương: ................................................................................................................................................................................
- Nhắc nhở:...........................................................................................................................................................................................
	Hoạt động 3: Phần kết thúc 
	- Giáo viên củng cố nội dung sinh hoạt.
 - Duy trì sĩ số, duy trì tốt mọi nền nếp, không có hiện tượng nói chuyện trong lớp.
	- Cần khắc phục ngay những hạn chế của tuần 28 này.
 - Tiếp tục rèn đọc và chữ viết trong các tiết học. 
Luyện đọc: NGUYÊN ÂM - PHỤ ÂM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- H nhận biết được sự khác nhau giữa nguyên âm, phụ âm; Đọc được bài Mùa xuân.
- HS chỉ ra được phụ âm, nguyên âm; đọc thạo, ngắt nghỉ đúng theo nhịp thơ lục bát. 
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
a. Đọc câu:
- H đọc nối tiếp câu. 
- T chỉnh sửa phát âm cho H.
- T yêu cầu H tìm trong bài tiếng nào có nguyên âm đôi?
+ Vì sao em biết đó là nguyên âm?
+ Khi phát âm nguyên âm và phụ âm khác ở điểm nào?
- T lưu ý: Phần đầu của tiếng bao giờ cũng là phụ âm khi phát âm phụ âm luồng hơi đi ra bị cản lại, không thể kéo dài được. Khi phát âm nguyên âm luồng hơi đi ra tự do, có thể kéo dài được. 
- Cho H nhắc lại nhiều lần.
c. Đọc toàn bài 
- 1 H đọc mẫu, HS khác dò theo đọc thầm
- T nhận xét chỉnh sửa cách đọc, cách ngắt nghỉ theo nhịp thơ lục bát. 
- H đọc to, nhỏ toàn bài cả lớp
- HS đọc đồng thanh toàn bài.
3. Củng cố, dặn dò 
+ Em vừa luyện đọc bài gì?
+ Khi đọc thơ lục bát em ngắt nhịp thơ như thế nào? 
- Nhận xét giờ học. Về nhà luyện đọc bài nhiều lần.
***********************************************
HĐNGLL+THKNS
HĐ1: TRÒ CHƠI:BÀN TAY KÌ DIỆU
BÀI 11: TRẢ LẠI CỦA RƠI (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- HS biết chơi trò chơi Bàn tay kì diệu. Hiểu được tấm lòng yêu thương và sự quan tâm, chăm sóc mà mẹ đã dành cho em. Hiểu được ý nghĩa của việc làm tốt: nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.
- HS tham gia chơi và chơi đúng luật trò chơi. Tự giác trả lại của nhặt được cho người đánh rơi.
- HS yêu thích các trò chơi. Có ý thức nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A) CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH HĐNGLL
* Bước 1: Chuẩn bị
- GV phổ biến tên trò chơi và cách chơi:
- Tên trò chơi: Bàn tay kì diệu.
* Cách chơi:
- Cả lớp đúng thành 1 vòng tròn, người điều khiển đứng ở giữa vòng tròn.
- Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - Tất cả phải xoè hai bàn tay giơ ra phía trước.
- Người điều khiển hô: Bồng con hát ru - Tất cả phải vòng hai cánh tay ra phía trước và đung đưa như đang bế ru con.
- Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - Tất cả phải xoè hai bàn tay.
- Người điều khiển hô: Chăm chút con từng ngày - Tất cả phải úp lòng hai bàn tay vào nhau , áp lên má bên trái và nghiêng đầu sang trái.
- Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - Tất cả phải xoè hai bàn tay.
- Người điều khiển hô: Sưởi ấm con ngày đông - Tất cả phải đặt chéo hai tay lên ngực và khẽ lắc lư người.
- Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - Tất cả phải xoè hai bàn tay.
- Người điều khiển hô: Là gió mát đêm hè – Tất cả phải làm động tác như đang cầm quạt nan phe phẩy.
- Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - Tất cả phải xoè hai bàn tay.
- Người điều khiển hô: là bàn tay kì diệu - Tất cả phải giơ cao hai cánh tay lên trên đầu, xoay xoay cổ tay và hô to “ Bàn tay kì diệu”.
* Bước 2: Tổ chức cho HS chơi thử.
* Bước 3: Tổ chức cho HS chơi thật.
* Bước 4: Thảo luận lớp:
- Sau khi chơi, GV tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi sau:
+ Bàn tay kì diệu trong trò chơi là của ai?
+ Vì sao bàn tay của mẹ lại là bàn tay kì diệu?
- GVKL về ý nghĩa của trò chơi: Bàn tay kì diệu chính là bàn tay của người mẹ đã nâng niu, chăm sóc em hàng ngày, chẳng kể ngày hè hay đêm đông. Vì vậy các em hãy yêu thương và học giỏi, ngoan ngoãn để mẹ được vui lòng.
B) THKNS
1- Hướng dẫn HS thực hành:
a)- Những việc em cần làm
- Cho Hs quan sát các bức tranh đọc thầm
- HS dựa vào tranh nêu những việc cần làm khi nhặt được của rơi: 
+ Báo với công an
+ Nhờ thầy cô tìm người đánh rơi
+ Nhờ bố mẹ mang trả
b)- Những việc em không nên làm khi nhặt được của rơi: 
- Cho Hs quan sát các bức tranh đọc thầm
- HS dựa vào tranh nêu những việc không nên làm
+ .Giữ làm của riêng
+ Giữ im lặng
+ Đem bán lấy tiền ăn quà vặt
+ Đốt, vứt, xé đồ nhặt được
+ Chia cho bạn”
+ Tranh giành của nhặt được
- Cho cả lướp cùng hát bài “ Bà còng đi chợ
2) Hướng dẫn HS tự đánh gía
- Cho HS biết các nội dung tự đánh giá
- HS tô màu vào các khuôn mặt cười theo các mức độ đánh giá tốt và chưa tốt.
3) GV Nhận xét, gửi vở về gia đình xin ý kiến nhận xét của phụ huynh.
- Nhận xét tiết học: tuyên dương các em tham gia sôi nổi, tích cực.
********************************
Toán*
LUYỆN TẬP : CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100
I. MỤC TIÊU
- Củng cố về cách đọc, viết, phân tích các số từ 1 đến 100, tìm số liền sau của một số.
- HS đọc, viết thành thạo các số từ 1 đến 100, phân tích các số từ 1 đến 100, tìm đúng số liền sau của một số.
- HS có ý thức tự học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng phụ ghi bài 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS trả lời câu hỏi:
+ Số bé nhất có một chữ số là số nào?
+ Số lớn nhất có một chữ số là số nào?
+ Số liền sau số 99 là số nào? Số bé nhất có hai chữ số giống nhau là số nào?
- GV nhận xét.
2. Bài mới :
a.Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi tên bài
b.Nội dung : 
* Củng cố kiến thức :
- Nêu cách tìm số liền sau của một số.
- Nêu cách đọc các số tròn chục. 
*Hướng dẫn h/s làm BT:
Bài 1: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm.
67 76 30  13 59 69
... 44 99 99 60 61
- HS đọ

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_28_nam_hoc_2017_20.doc