Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 24 Năm học 2015-2016

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- HS củng cố được cách thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số( trường hợp thương có chữ số 0.

- HS có kĩ năng thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số( trường hợp thương có chữ số 0. Vận dụng đ¬ược phép chia vào giải toán có 1 và 2 phép tính.

- Giáo dục HS yêu thích học môn toán.

II/ ĐỒ DÙNG

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- 2HS lên bảng: 2324 : 4 1289 : 7

- GV gọi HS chia lại và nhấn mạnh về cách chia

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Các hoạt động

Hoạt động 1: Thực hành

 

doc24 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 24 Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chữ số với số có 1 chữ số có nhớ 2 lần không liên tiếp.
*Bài 2: Tìm x:
 a. x : 4 = 1719; b. x: 5 = 1206
 x x 5 = 5550 6 x x = 6746
- HS làm vào vở. 4 HS lên bảng làm.
- HS, GV chữa bài: Củng cố cách tìm SBC, thừa số.
*Bài 3: Ngày thứ nhất bán được 1263 m vải, ngày thứ hai bán được gấp đôi ngày đầu. Hỏi cả hai ngày bán được tất cả bao nhiêu m vải? 
- HS đọc đề, phân tích đề. GV tóm tắt bài toán.
- GVHD cách làm. HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm.
- Chữa bài: Củng cố cách giải BT bằng 2 phép tính.
*Bài 4: Viết các phép tính sau thành phép nhân rồi thực hiện phép tính:
a, 1234+ 1234 + 1234 =
b, 2013 + 2013+ 2013 + 2013 = 
- HS nhận xét các số hạng và số các số hạng trong từng tổng rồi chuyển thành phép nhân tương ứng. HS làm vào vở. 
- 2 HS lên bảng làm bài. Chữa bài. Củng cố cách làm.
*Bài 5:(HS làm nhanh làm thêm)
: Tính nhanh giá trị biểu thức sau: 24 + 42 + 38 + 58 + 76 + 62
- HS suy nghĩ làm bài. Chữa bài: 
 24 + 42 + 38 + 58 + 76 + 62 = (24 + 76) + ( 42 + 58 ) + (38 + 62) = 100 + 100 + 100 = 300
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại cách nhân, chia số có bốn chữ số với số có một chữ số. 
- GV nhắc lại nội dung giờ học. Nhận xét giờ học.
 Ngày soạn :11/ 2/2016
 Ngày dạy:Thứ tư, ngày 16 tháng 2 năm 2016
SÁNG
Tiết 1:	TẬP ĐỌC
TIẾNG ĐÀN
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ.
- Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên & cuộc sống xung quanh. (Trả lời được câu hỏi trong SGK)
- Học sinh có ý thức học bài, yêu cuộc sống xung quanh.
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: - Tranh minh hoạ bài đọc; hoa ngọc lan; hoa mười giờ.
- HS: - SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3HS kể đoạn 1,2,3 của câu chuyện. 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện “ Đối đáp với Vua” và TLCH.
- HS, GV nhận xét .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bằng tranh minh hoạ.
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Luyện đọc :
- Giáo viên đọc toàn bài - kết hợp GV nhắc HS cách đọc của bài.
- HS đọc nối tiếp theo câu. Giáo viên viết từ khó: Vi - ô - lông, ắc - sê 
- HS luyện phát âm.
- HS đọc nối tiếp đoạn
- Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ mới .
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- 3 nhóm HS thi đọc đoạn. 
- HS đọc đồng thanh cả bài.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài : 
- Y/c HS đọc thầm rồi trả lời câu hỏi cuối bài.
? Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi? 
? Tìm những từ ngữ miêu tả âm thanh của dây đàn?
? Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì?
? Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn? 
- HS, GV nhận xét, chốt nội dung.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại :
- Giáo viên đọc lại bài văn, HDHS đọc đoạn: “Khi ắc - sê. khẽ rung động” 
- HS đọc lại theo HD của giáo viên.
- 3 HS thi đọc đoạn văn 
- 2 HS thi đọc cả bài .
3. Củng cố- Dặn dò :
- Bài văn nói lên nội dung gì ? 
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2: 	TOÁN
TIẾT 118: LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ
I)/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Giúp HS bước đầu làm quen với chữ số La Mã.Nhận biết các số từ I - XII, số XX, XXI 
- Biết đọc và viết một vài chữ số La Mã như các số từ I – XII để xem đồng hồ 
Số XX – XXI để đọc viết về thế kỉ
- Hứng thú với tiết học .
II/ ĐỒ DÙNG:
GV:- Mặt ĐH loại to có ghi các số La Mã.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 Kiểm tra bài cũ: 
- Mời 1 HS lên chữa bài 4 ( tiết trước ) - GV, HS nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu trực tiếp vào bài.
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hình thành kiến thức.
 Giới thiệu một vài chữ số La Mã và các chữ La Mã thường gặp 
+ Giáo viên giới thiệu mặt đồng hồ có ghi chữ số La Mã . 
 - Đồng hồ chỉ mấy giờ?
=> Số ghi trên mặt đồng hồ là các số ghi bằng chữ số La Mã.
+ GV giới thiệu từng chữ số thường dùng: I ( một ), V ( năm ), X ( Mười ). 
+ GV giới thiệu cách đọc, viết các số từ 1- 12. 
* Hoạt động 2: Thực hành :
Bài 1:(121)
- HS đọc y/c của bài.
- Giáo viên yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi: I, III, V, VII, IX, XI, XXI, II, IV, VI, VIII, X, XII, XX.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- Cho HS đọc các số LM theo hàng ngang, cột dọc, theo thứ tự bất kì. 
- HS nhận dạng được các số LM thường dùng.
Bài 2:(121) 
- HS đọc y/c của bài - GV nhắc lại y/c của bài, HD học sinh 
- Y/c HS thực hành chỉ đúng giờ - GV, HS nhận xét.
Bài 3:(121) 
- HS đọc y/c của bài.
- Cho HS nhận dạng số LM và viết vào vở theo thứ tự từ lớn -> bé và ngược lại.
- HS làm vào vở- GV chữa bài.
Bài 4:(121)
- Cho HS tập viết các số LM vào vở.
- HS nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố- Dặn dò :
- Hãy đọc số : XIX ; XX ; XXI .
- Nhận xét tiết học .
ĐẠO ĐỨC
	TÔN TRỌNG ĐÁM TANG( TIẾT 2)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố cho HS hiểu: Cần phải tôn trọng đám tang.
- HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
- HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
II/ ĐỒ DÙNG:
 GV: - Vở bài tập 
	- Tấm bìa xanh, đỏ, vàng ( HĐ1)
	- Giấy khổ to, bút dạ ( HĐ3)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:- Em hiểu tôn trọng đám tang là thế nào?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:	
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến ( Bài tập 3)
* Mục tiêu: HS biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và bảo vệ ý kiến của mình.
* Cách tiến hành 
- GV lần lượt đọc từng ý kiến,. HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự của mình bằng cách giơ các tấm bìa màu xanh, đỏ, vàng.
- Sau mỗi ý kiến, HS thảo luận về lí do tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự.
- GV kết luận:
+ Nên tán thành với các ý kiến b, c.
+ Không tán thành với ý kiến a.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống ( Bài tập 4)
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong các tình huống gặp đám tang.
* Cách tiến hành
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận để xử lí một tình huống trong bài tập số 4
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp trao đổi, nhận xét.
* GV kết luận
Hoạt động 3: Trò chơi Nên và Không nên
* Mục tiêu: Củng cố bài
* Cách tiến hành 
- GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to, bút dạ và phổ biến luật chơi: Trog khoảng 5- 7 phút, các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang theo 2 cột “Nên” và “Không nên”. Nhóm nào ghi được nhiều việc, nhóm đó thắng cuộc.
- HS tiến hành chơi.-> Lớp nhận xét, đánh giá công việc của mỗi nhóm.
- GV nhận xét khen những nhóm thắng cuộc.
Kết luận chung: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá.
3. Củng cố- Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Học bài và làm theo bài học.
CHIỀU
Tiết 1 	 TOÁN*
LUYỆN TẬP: CHIA SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Củng cố cách chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số. 
- Rèn kĩ năng đặt tính, kĩ năng tính. Vận dụng vào giải các bài toán có hai phép tính.
- HS có ý thức học bài.
II/ ĐỒ DÙNG:
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ
- Đặt tính rồi tính
 2658 : 3 1000 : 7
- 2 lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con
- HS, Gv nhận xét. 
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thực hành
* Bài 1: Đặt tính rồi tính
2446 : 4
6428 : 8
1248 : 6
4563 : 9
- Nhận xét chốt bài làm đúng
* Bài 2: Tìm x?
X 6 = 1302
4 x = 1308
X 8 = 3224
X 9 = 903 3
- HS đọc yêu cầu
- 2 HS lên bảng làm, Lớp làm vở 
- Nhận xét cách tìm thừa số chưa biết
* Bài 3:
 Một đội công nhân phải sửa đoạn đường dài 1203 m. đội đó đã sửa được đoạn đường đó. Hỏi đội còn phải sửa bao nhiêu m đường nữa?
- 1 HS đọc bài toán
- HS tự phân tích và tự làm bài
- HS làm bài theo HD của GV
- Nhận xét chốt bài làm đúng
3. Củng cố- Dặn dò: 
- GV và HS củng cố toàn bài.
- Nhận xét giờ học
Tiết 2:	TIẾNG VIỆT *
NHÂN HOÁ. ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: NHƯ THẾ NÀO?
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố cách tìm được những vật được nhân hoá, các cách nhân hóa trong bài thơ bài văn
- Biết cách trả lời câu hỏi như thế nào? Đặt câu hỏi và trả lời được câu hỏi ntn?
 - HS hứng thú trong giờ học 
II/ ĐỒ DÙNG:GV: - Bảng phụ ( BT1) đồng hồ 3 kim
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho học sinh khá giỏi nêu từ chỉ người tri thức, đặt câu với mỗi từ - HS, GV nhận xét đánh giá cho điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm BT
Bài 1: Đọc những dòng thơ sau rồi điền vào chỗ tróng từ ngữ thích hợp 
Phì phò như bễ b. Ngàn con sóng khoẻ 
Biển mệt thở rung Lon ta lon ton
 - Từ ngữ chỉ các sự vật được nhân hoá trong những dòng thơ trên. .....(biển ,con sóng)
Bài 2: Ghi lại từng từ ngữ chỉ đặc điểm và chỉ hoạt động của người được lấy để tả đặc điểm và hoạt động của sự vật trong các dòng thơ nêu ở BT1. Cho biết nghĩa của từng từ đó 
Đáp án : Mệt thở rung: nổi sóng
 Khoẻ : (sóng ) to
 Lon ta lon ton : Sóng xô nhanh vào bờ như trẻ con chạy 
Bài 3: Đặt câu cho bộ phận gạch chân dưới trong mỗi câu sau:
Khi còn bé ,Anh xtanh rất tinh nghịch .
Mô - da là một nhạc sĩ thiên tài.
Cầu thủ Hồng Sơn đi bóng rất điêu luyện.
M: Khi còn bé Anh xtanh như thế nào ?
3. Củng cố- Dặn dò :
- HS nêu cách nhân hoá, đặt và trả lời câu hỏi ntn?
- GV chốt kiến thức nhận xét tiết học.
Tiết 3:	 TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA R
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU:
 - Viết đúng đẹp và tương đối nhanh chữ viết hoa R1 dòng , B 1dòng Viết đúng tên riêng Phan Rang 1dòng và viết câu ứng dụng 1 lần 
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước qua câu ca dao Rủ nhau......phong lưu.
- HS có ý thức tham gia học bài.
II/ ĐỒ DÙNG:
- Mẫu chữ viết hoa, BP viết tên riêng, câu ứng dụng
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
-HS viết bảng con: Quang Trung, Quờ.
- 2 HS lờn bảng viết, lớp viết bảng con.
- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
Hoạt động1: Hướng dẫn viết bảng con
+ Luyện viết chữ hoa: 
- Yc HS nêu các chữ hoa trong bài
- YC HS viết R ( đưa mẫu chữ)
- Yc HS nêu cách viết.
- YC HS viết R, B
+ Luyện viết từ ứng dụng:
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng
- Giới thiệu về Phan Rang
- HS qsát, Nx chiều cao, k/c chữ
 - Yc HS viết từ ứng dụng
+ Luyện viết câu ứng dụng:
- Gọi HS đọc câu ứng dụng. GV giới thiệu cảnh đẹp ? 
- Để làm đẹp cho cảnh đó là một học sinh em cần phải làm gì? -> HS trả lời.
- HS quan sát Nx chiều cao, k/c chữ?
 - Yc HS viết từ: Rủ,Bây
*Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vở.
- GV nêu yêu cầu cần viết trong vở tập viết. HS viết bài vào vở.
- GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS.
*Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá.
- GV thu 1 số bài, nhận xét bài viết của HS.
3. Củng cố-Dặn dò :
- 1 HS nêu cấu tạo chữ hoa R.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
 Ngày soạn :12/ 2/2016
 Ngày dạy:Thứ năm, ngày 18 tháng 2 năm 2016
SÁNG
Tiết 1:	CHÍNH TẢ
NGHE- VIẾT: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nghe viết một đoạn trong bài: Đối đáp với vua. Làm bài tập tìm từ có chứa tiếng có âm s/ x
- Viết đúng chính tả, đẹp bài viết.
- Có ý thức viết đẹp
II/ĐỒ DÙNG
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV yêu cầu HS viết 4 từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n.
- 1HS lên bảng, ở dưới viết giấy nháp.
- Cả lớp đọc lại bài viết.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết:
+) Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc mẫu bài thơ
- 1HS đọc lại đoạn viết, lớp theo dõi SGK
- GV hỏi: Đoạn viết nói về chuyện gì?- HS TL
+) Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
- GV nhận xét HS viết
+) Viết bài
- GV lưu ý HS cách trình bày đoạn văn, đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS
+) Nhận xét, đánh giá, chữa bài
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- HS ghi số lỗi ra lề.
Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2a
- 1HS đọc yêu cầu đề bài và làm bài cá nhân.
- GV đọc từng yêu cầu cảu bài tập.
- HS trả lời nhanh các câu đó.
Bài 3a
- HS thi trả lời nhanh tìm từ chỉ hoạt động.
- Lớp, GV nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố -dặn dò:
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- Về nhà xem lại bài tập.
Tiết 3:	TOÁN
TIẾT 119: LUYỆN TẬP
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Giúp HS củng cố về đọc ,viết nhận biết về giá trị của các số La Mã đã học
- HS biết đọc ,viết, biết về giá trị của các số La Mã đã học
- HS thích học môn toán.
II/ĐỒ DÙNG 
- HS: 1 bao điêm
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu cẳ lớp viết các số La Mã từ I đến XII.
- 1HS lên bảng, ở dưới viết giấy nháp.
- GV chữa bài.
- 1HS đọc lại các chữ số La Mã.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1( 122)- GV yêu cầu HS mở SGK, quan sát và đọc số giờ trên đồng hồ.
- HS đọc số giờ trên từng đồng hồ theo nhóm đôi và trước lớp.
- GV củng cố cách đọc qua từng đồng hồ.
Bài 2(122)- GV ghi nội dung bài tập lên bảng, sau đó cho HS đọc xuôi, ngược các số La Mã trên.- >HS đọc cá nhân, cả lớp.
Bài 3(122)- HS dùng bút chì ghi Đ, S.
- GV lưu ý khi viết số La Mã không được viết mỗi số lặp lại quá 3 lần.
Bài 4( 122) - GV cho HS thực hành xếp que diêm thành các số.
 - HS thực hành xếp que diêm.
Bài 5(122)- GV nhắc lại giá trị của chữ số I đặt ở bên trái và bên phải một số La Mã bất kì.- >HS xếp lại như yêu cầu bài tập.
3. Củng cố- Dặn dò
- GV hệ thống lại nội dung bài.
- Tổ chức cho HS thi xếp số La Mã bằng que diêm.	
Tiết 3: 	THỦ CÔNG
ĐAN NONG ĐÔI ( TIẾT 2)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS tiếp tục củng cố cách đan nong đôi.
- Đan được nong mốt, dồn được nan nhưng có thể chưa khít, dán được nẹp xung quanh tấm đan. HS khéo tay đan được tấm đan nong mốt, các nan đan khít nhau, nẹp được tấm đan chắc chắn, đúng quy trình kĩ thuật, phối hợp màu sắc hài hoà.
- HS yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II/ ĐỒ DÙNG: 
- GV: Mầu, giấy thủ công, mẫu đan nong đôi bằng giấy thủ công.
 - HS: Đồ dùng bộ môn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra đồ dùng của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hành:
- 1 HS nhắc lại quy trình đan nong đôi.
- GV nhận xét, hệ thống lại các bước.
*Hoạt động 1:Thực hành:
- HS thực hành trên giấy thủ công
- 1 HS lên làm thử, vừa làm vừa nêu quy trình
- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng
- HS trưng bầy sản phẩm
- GV nhận xét một số sản phẩm, tuyên dương
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài học.
- HS nhắc lại các bước đan nong mốt đôi. 
- Gv cùng HS hệ thống lại ND bài. 
- GV nhận xét tiết học
CHIỀU
Tiết 2: 	CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT: TIẾNG ĐÀN 
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS nắm được cách viết bài chính tả, cách trình bày một đoạn văn xuôi. Cách làm một số BT .
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả ,trình bày đúng một đoạn bài Tiếng đàn.Làm đúng một số BT
- Rèn cho HS trình bày VSCĐ.
II/ ĐỒ DÙNG
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS viết 4 từ chỉ hoạt động có chứa âm s/ x.
- 1HS lên bảng viết, ở dưới viết giấy nháp.
- GV nhận xét và chữa bài.
- HS đọc lại các từ đã viết.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động
Hoạt động 1:Hướng dẫn nghe viết
+) Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc mẫu bài thơ
- 1HS đọc lại đoạn viết, lớp theo dõi SGK
- GV hỏi: Đoạn viết nói nội dung gì? HS TL
+) Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
- GV nhận xét HS viết
+) Viết bài
- GV lưu ý HS cách trình bày đoạn văn, đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS
+) Nhận xét, đánh giá , chữa bài
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- HS ghi số lỗi ra lề.
- GV thu một số bài đánh giá nhận xét, y/c HS viết sai lỗi lên chữa lỗi.
Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2a
- 1HS đọc yêu cầu bài tập 2a.
- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi.
- HS thi nói nhanh trước lớp, Lớp, GV nhận xét.
- 1HS đọc lại.
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- Về nhà xem lại bài tập.
Tiết 3: 	 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 48: QUẢ
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích thước, độ lớn của một số quả. Kể tên các bộ phận thường có của quả và chức năng, ích lợi của quả.
- Gọi tên và phân biệt được các loại quả.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường, bảo vệ chăm sóc cây trồng.
II/ ĐỒ DÙNG:- GV, HS: Một số loại quả.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: - Hoa gồm có những bộ phận nào? 
- Người ta trồng hoa để tìm gì? 
- Lớp; GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
+ Mục tiêu: Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích thước, độ lớn của một số quả. Kể tên các bộ phận thường có của quả. 
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Quan sát các hình trong SGK.
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh của các quả có trong SGK trả lời câu hỏi trang 92 và
nêu tên bộ phận của quả.
- HS thảo luận theo nhóm đôi, sau đó trình bày trước lớp.
Bước 2: Quan sát các quả mang đến lớp.
- GV y/ cHS để qủa đã mang đặt trên bàn và giới thiệu về các loại quả đó theo gợi ý:
- Quan sát bên ngoài: nêu hình dạng, đọ lớn, màu săc của quả.
- Quan sát bên trong: bóc, gọt, nhận xét về vỏ, gồm những bộ phận nào, mùi vị của
chúng?
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc, mùi
vị. Mỗi quả thường có ba phần vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.
*Hoạt động 2: Thảo luận.
+ Mục tiêu: Nêu được chức năng, ích lợi của quả.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu HS thảo luận quả dùng để làm gì? Hạt có chức năng gì?
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV ghi nhanh tên các loại quả được dùng để: ăn tươi, làm mứt, làm rau, ép dầu.
- GV kết luận về ích lợi và chức năng của quả.
3. Củng cố-Dặn dò:
- 1 HS nêu tên bài.
- Nêu chức năng của hạt? Nêu ích lợi của quả?
- Cả lớp hát bài: Quả.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương, dặn dò.
 Ngày soạn : 12/ 2/2016
 Ngày dạy:Thứ sáu, ngày 19 tháng 2 năm 2016
SÁNG
Tiết 3:	LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
TỪ NGỮ VỀ NGHỆ THUẬT. DẤU PHẨY
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Củng cố hệ thống hoá và mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật ( người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật); Tiếp tục ôn dấu phẩy( với chức năng ngăn cách các bộ phận đồng chức ).
- HS nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật. Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn.
- GD lòng say mê, yêu thích môn nghệ thuật .
II) /ĐỒ DÙNG GV: Bảng phụ chép bài tập 2(53)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV:Tìm phép nhân hoá trong khổ thơ sau:
Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong thầm thì
Cọ xoè ô che nắmg
Dâm mát đường em đi.
- HS tìm phép nhân hoá trong khổ thơ trên.-> GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1(53)
- 1HS đọc yêu cầu bài tập, sau đó làm bài cá nhân rồi trao đổi theo nhóm đôi
- GV chia bảng làm ba phần và lưu ý HS cahc gạch chân từng yêu cầu của mỗi phần
	a. chỉ người làm nghệ thuật
	b. chỉ hoạt động nghệ thuật
	c. chỉ môn nghệ thuật
- 3 HS lên bảng làm, dưới lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lời giả đúng
1HS đọc lại nội dung bài.
Bài 2(53)- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân sâu đó đổi vở cho bạn để kiểm tra chéo lẫn nhau.
- HS làm bài điền dấu phẩy vào đoạn văn.
- GV treo bảng phụ đã chép nội dung bài tập, yêu cầu 1HS lên bảng điền dấu phẩy vào đoạn văn.
- 1HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
- GV hỏi về nội dung đoạn văn đã hoàn chỉnh( giải thích thế nào là nghệ thuật và các hoạt động của họ).
- 1HS đọc lại đoạn văn.
3. Củng cố-Dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài học.
- Dặn HS áp dụng biện pháp nhân hoá khi viết văn.
Tiết 4:
TOÁN
TIẾT 120: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Củng cố biểu tượng về thời gian(chủ yếu về thời điểm)
- Biết xem đồng hồ(trường hợp chính xác đến từng phút)
- Biết quý trọng thời gian.
II/ĐỒ DÙNG GV: 1đồng hồ thật, 1 mô hình đồng hồ.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Bài 2(122)
- 1HS đọc số giờ bằng số La Mã trên đồng hồ.
- Cả lớp nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_24_nam_hoc_2015_20.doc