Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 22 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh

T85: GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

I. MỤC TIÊU

- HS hiểu đề toán: cho gì? hỏi gì? Biết bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.

- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn đúng, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, màn hình chiếu (HĐ1)

III. CÁC OẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: - GV viết bảng: Có 6 con gà, mua thêm 3 con gà. Hỏi.

 - HS nêu câu hỏi bài toán.

2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp.

 b. Các hoạt động:

 Hoạt động 1: Giới thiệu cách giải bài toán và trình bày bài giải.

* H¬ướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán

 

doc21 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 22 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÌNH
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được kĩ thuật gấp giấy, gấp được những sản phẩm đã học.
	- Học sinh gấp đúng quy trình, đẹp, thẳng, phẳng.
 	- Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV có các mẫu gấp( HĐ 1). Học sinh có giấy màu ( HĐ2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học sinh.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp. 
 b. Các hoạt động
	Hoạt động 1: Ôn tập.
- HS nhắc lại tên các bài gấp. GV cho HS quan sát các mẫu gấp.
- Nêu lại quy trình gấp của từng bài. Sản phẩm gấp được phải đạt những yêu cầu gì?
- Giáo viên nhắc lại.
 Nghỉ giải lao
	Hoạt động 2: Thực hành.
	- Giáo viên: Trong 3 sản phẩm đã làm, em thích sản phẩm nào nhất, hãy làm một sản phẩm có thể sử dụng được.
	- Học sinh tự làm, giáo viên quan sát, giúp đỡ.
	- Học sinh trưng bày sản phẩm.
	- Giáo viên đánh giá sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp tuyên dương. 
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở HS.
Thứ ba ngày 30 tháng 1 năm 2018
Buổi 1 - Tiết 1 + 2: Tiếng Việt
VẦN /EM/, /OEP/, /ÊM/, /ÊP/
Theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 2 ( trang 175-177)
Tiết 3: Toán
T86: XĂNG - TI - MÉT. ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU:
	- HS biết xăng- ti- mét là đơn vị đo độ dài, biết xăng- ti- mét viết tắt là cm; biết dùng thước có vạch xăng- ti- mét để đo độ dài đoạn thẳng.
- HS đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị đo là cm đúng, chính xác.
- GD HS chăm chỉ, cẩn thận, tự tin và hứng thú trong học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Giáo viên: Thước thẳng có vạch cm ( HĐ1)
	- Học sinh: Thước thẳng có vạch cm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 2, 3HS nhắc lại các đơn vị đo độ dài không chuẩn đã học.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp.
	b. Hình thành kiến thức: 
	Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài (cm) và dụng cụ đo độ dài.
- Giáo viên cho học sinh quan sát thước và giới thiệu.
	+ Đây là thước có vạch chia thành từng cm, dùng thước này để đo độ dài các đoạn thẳng. Vạch đầu tiên là vạch 0 (học sinh nhìn vào vạch 0). Độ dài từ vạch 0 đến vạch 1 là 1 cm. (HS dùng đầu bút chì di chuyển từ 0 đến 1 trên mép thước khi đầu bút chì đến vạch thì nói một xăng ti mét)
	- Làm tương tự với độ dài từ vạch 1 đến vạch 2 từ vạch 2 đến 3.
	- Giáo viên: Xăng- ti- mét viết tắt là cm
	- Giáo viên viết bảng: cm, chỉ vào cm rồi gọi học sinh đọc xăng- ti- mét.
	Hoạt động 2: Giới thiệu các thao tác đo độ dài
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đo độ dài theo 3 bước.
	+ Đặt vạch 0 của thước trùng vào 1 đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng.
	+ Đọc số ghi của vạch thước trùng với đầu kia của đoạn thẳng.
	+ Đọc kèm theo tên đơn vị đo cm.
	* Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc độ dài đoạn thẳng AB, CD, MN trong SGK.
Nghỉ giải lao
	Hoạt động 3: Thực hành 
* Bài 1: Viết cm
	- Học sinh nêu yêu cầu của bài và viết kí hiệu xăng ti mét.
	- GV quan sát, nhắc nhở HS. Củng cố cách viết kí hiệu của cm.
* Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc các số đo
	- 1HS đọc yêu cầu của bài.
	- Học sinh làm bài, sau đó gọi 2 HS đọc kết quả đo: 3cm, 4cm, 5cm.
* Bài 3: Đặt thước đúng ghi Đ, sai ghi S
	- Học sinh đọc yêu cầu của bài .
	- GV hướng dẫn: Khi đo độ dài đoạn thẳng ta đặt thước như thế nào? 
	- HS làm bài. Giáo viên gọi 1 HS chữa bài và giải thích bằng lời.
* Bài 4: Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết các số đo
	- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
	- HS nhắc lại các bước đo độ dài đoạn thẳng.
	- HS đo độ dài đoạn thẳng viết số đo, nêu kết quả đo (6cm, 4 cm, 9 cm, 10 cm)
3. Củng cố, dặn dò: 
	- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại cách đo độ dài đoạn thẳng.
	- Giáo viên nhận xét chung tiết học và dặn dò học sinh.
Tiết 4: Luyện viết
LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS viết đúng chính tả một số câu, tiếng, từ chứa các vần đã học đã học có cặp âm cuối n/t: ên, êt, oen, oet, uên, uêt,...
- HS nghe viết đúng, đẹp đoạn bài chứa các vần có cặp âm cuối n/t.
- Giáo dục tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS có bảng con, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Việc 1: Viết bảng con
- T đọc cho HS viết bảng con các vần, tiếng, từ sau: 
	+ ên, êt, oen, oet, uên, uêt, on, ot, ôn, ôt, ...
	+ tết đén, kín mít, xoèn xoẹt, dầu luyn, tuýt còi, sụt lún, mứt dừa,.. .
- T quan sát, nhận xét, sửa sai cho H.
Nghỉ giải lao
Việc 2: Viết chính tả
- T viết bài đọc lên bảng, gọi H đọc nối tiếp. 
	Bà ngoại Hân có vườn rau đủ loại: nào là quả ớt đỏ chót, vạt lá lốt xanh tốt, rau ngót xanh ngắt và rau cải non mơn mởn.
- T xoá bài đọc, đọc cho H viết vào vở. 
- H thực hành nghe viết vào vở. T quan sát, nhận xét, nhắc nhở.
- T đánh giá bài viết, nhận xét, tuyên dương.
* Củng cố, dặn dò: GV củng cố bài, nhận xét tiết học.
Buổi 2 - Tiết 1 + 2: Tiếng Việt
VẦN /IM/, /IP/, /OM/, /OP/
Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 2 ( trang 177-179)
Tiết 3: Toán (ôn)
ÔN: PHÉP CỘNG, TRỪ TRONG PHẠM VI 20
I/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC:	
	- Củng cố cho học sinh về cộng, trừ, so sánh các số trong phạm vi 20. Tập giải toán có lời văn.
	- Học sinh làm đúng, chính xác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Học sinh chuẩn bị bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
18 - 4 	 19 - 2 	12 + 5	15 + 4 	19 - 6 	19 – 8
- HS làm bảng con, GV nhận xét, chữa bài, củng cố cách đặt tính.
Bài 2: điền dấu >, <, = vào chỗ chấm cho thích hợp : 
	17 + 2 ... 19	10 + 1 ... 12	13... 15 - 2	16 + 1....18 - 2
	17 - 7 ... 11	18 - 3 ... 14	19....16 + 3	16 - 3....13 + 4
- HS tự làm vở, 2HS lên chữa bài. HS nhận xét, GV nhận xét, củng cố cộng trừ nhẩm, so sánh điền dấu.	 
Nghỉ giải lao
Bài 3: Viết phép tính thích hợp với tóm tắt sau:
 Có	 : 5 cây cam
 Thêm : 2 cây cam
	Có tất cả :  Cây cam?
 Có : 15 con gà
	Ăn thịt : 3 con gà
	Còn : . Con gà?
- HS nêu bài toán, phân tích bài toán. HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài. 
- HS, GV nhận xét, sửa sai. Củng cố cách giải bài toán có lời văn dạng tính cộng, trừ.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò: Giáo viên củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. 
Thứ tư ngày 31 tháng 1 năm 2018
Buổi 1: Tiết 1 + 2: Tiếng Việt
VẦN /ÔM/, /ÔP/, /ƠM/, /ƠP/
Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 2 ( trang 180 - 182)
Tiết 3: Toán
T87: LUYỆN TẬP
I / MỤC TIÊU:
	- HS biết giải toán có lời văn và trình bày bài giải. 
	- Rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải. 
 - GD HS chăm chỉ, tự tin trong học toán. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: GV đọc, HS viết bảng con: 4cm, 1 cm, 6 cm, 18 cm, 10 cm, 20 cm. 
- HS nhận xét. GV gọi HS đọc số đo độ dài.
 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
 	b. Thực hành: 
* Bài 1:- 2HS đọc bài toán, lớp đọc thầm và quan sát tranh vẽ.
- HS đọc tóm tắt sau đó điền số thích hợp vào chỗ chấm rồi đọc lại tóm tắt. 
- GV ghi tóm tắt lên bảng. 1, 2HS nêu câu lời giải.
+ Muốn biết số cây chuối trong vườn có tất cả là bao nhiêu ta làm tính gì? 
+ Ai nêu được phép tính cộng đó?
- HS tự làm bài, 1HS lên bảng làm. HS và GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 2: - GV hướng dẫn tương tự bài 1. Đáp số : 16 bức tranh.
Nghỉ giải lao
* Bài 3:- 1HS nêu yêu cầu của bài. 2HS đọc tóm tắt.
- HS tự làm bài vào vở. HS và GV nhận xét, chữa bài và đánh giá. Đáp số : 9 hình.
- Củng cố nêu bài toán có lời văn, trình bày bài giải toán có lời văn.
3. Củng cố, dặn dò: 1HS nhắc lại các bước giải bài toán có lời văn. 
	 GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. 
Tiết 4: Tiếng Việt (ôn)
LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS viết đúng chính tả một số câu, tiếng, từ chứa các vần đã học đã học: em, ep, êm, êp, im, ip, om, op.
- HS nghe viết đúng, đẹp đoạn bài chứa các vần có cặp âm cuối n/t.
- Giáo dục tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS có bảng con, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Việc 1: Viết bảng con
- T đọc cho HS viết bảng con các vần, tiếng, từ sau: 
	+ em, ep, êm, êp, im, ip, om, op.
	+ lém lính, con tép, mềm mại, sắp xếp, trái tim, nhộn nhịp, làng xóm, họp nhóm
- T quan sát, nhận xét, sửa sai cho H.
Nghỉ giải lao
Việc 2: Viết chính tả
- T viết bài đọc lên bảng, gọi H đọc nối tiếp. 
	Khi có dịp về quê, Liên lại ra sân, lặng im ngắm nhìn sao đêm lấp lánh. Ánh sao nhấp nháy hệt như đàn đom đóm đang họp chợ.
- T xoá bài đọc, đọc cho H viết vào vở. 
- H thực hành nghe viết vào vở. T quan sát, nhận xét, nhắc nhở.
- T đánh giá bài viết, nhận xét, tuyên dương.
* Củng cố, dặn dò: GV củng cố bài, nhận xét tiết học.
Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt (ôn)
ÔN: VẦN /EM/, /EP/, /ÊM/, /ÊP/, /IM/, /IP/, /OM/, /OP/
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, viết, thực hành ngữ âm các vần em, ep, êm, êp, im, ip, om, op.
- HS đọc đúng bài văn: Ánh trăng đêm rằm; Tu hú là chú bồ các. Tìm và viết các tiếng có vần em, ep, êm, êp, im, ip, om, op.
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 2 trang 66, 67.
- T đọc yêu cầu bài tập cho H thực hiện. T quan sát, giúp đỡ, chữa bài, nhận xét.
1 Ôn bài: Vần em, ep, êm, êp
	 Việc 1: Em luyện đọc
- T hướng dẫn cho H đọc bài: Ánh trăng đêm rằm, H đọc nhóm, cá nhân.
- Cả lớp theo 4 mức độ đọc ( T - N - N - T). T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
	Việc 2: Em thực hành ngữ âm
Vẽ, đưa tiếng (kem, ghép, tệp) vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích 
- T nêu yêu cầu, hướng dẫn H vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, phân tích.
- H làm bài vào vở, H lên bảng làm bài. T, H nhận xét, chữa bài. 
- H đọc trơn và phân tích lại mô hình vừa vẽ.
	Việc 3: Em thực hành chính tả.
Em viết vào mỗi dòng sau 3 tiếng chứa vần em( ep, êm, êp)
- T đọc yêu cầu, hướng dẫn H tìm tiếng bằng cách thêm âm đầu và dấu thanh.
- H làm vở BT, T nhận xét, chữa bài. H đọc lại các từ vừa tìm được.
Nghỉ giải lao
2. Ôn bài: Vần im, ip, om, op (hướng dẫn tương tự)
* Củng cố, dặn dò: T củng cố nội dung bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương H.
Tiết 2: Toán (ôn)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC
	- Củng cố cho HS về: cộng, trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 20.
- Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 20.
- GD HS chăm chỉ, cẩn thận, tự tin và hứng thú trong học toán.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 2HS lên bảng làm bài: Tính: 14 + 2 – 4 = 16- 6+ 5 =
	 19- 4 – 3 = 10 + 8 -5 =
- HS dưới lớp theo dõi, sau đó nhận xét, chốt kết quả đúng.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp.
	b. Thực hành: 
* Bài 1: Đặt tính rồi tính
15 + 3 19- 6 2 + 16	17 - 2 3 + 12 14- 4
- HS nêu cầu của bài. HS làm bảng con.
- GV cùng HS chốt kết quả đúng ( GV chú ý HS kĩ thuật đặt tính )
* Bài 2: Tính
12 + 2 + 3 = 16- 2- 4 =	12 + 6 - 8 = 
15 - 5 - 7 =	 17 - 2 + 2 = 14 + 5- 3 =
 	- HS nêu yêu cầu của bài. HS làm vở, sau đó 2 HS chữa bài
- GV cùng HS chốt kết quả đúng. Củng cố cách tính với 2 dấu phép tính.
Nghỉ giải lao
* Bài 3: >, <, =
14 - 4. 15 - 3 13 . 17 - 4	16- 2  17- 2 
 16  19-4	 18- 8 19- 9 15  12+ 5
- HS nêu yêu cầu của bài. HS làm bảng con. GV cùng HS chốt kết quả đúng.
*Bài 4: Số?
	16 + ... = 19 16 - ... = 10	14 - ... = 10 
	13 + ... = 18	17 - ... = 15 15 + ... = 15
- GV hướng dẫn HS cách làm, sau đó 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: GV chốt các kiến thức luyện tập, nhận xét tiết học và dặn dò HS.
Tiết 3 Hoạt động ngoài giờ
TRÒ CHƠI DÂN GIAN: LỘN CẦU VỒNG
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- HS nêu được tên trò chơi, cách chơi, chủ động trong trò chơi.
- Rèn luyện cho các em tính khéo léo.
- Thực hiện trò chơi hằng ngày.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: GV cho HS dọn vệ sinh sân chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: GV HD chơi trò chơi
- HS chơi theo nhóm 2người. GVHD: cứ 2 em thành một đôi. Từng đôi cầm tay nhau, đứng quay mặt vào nhau, vung tay sang hai bên theo nhịp bài hát đồng dao:
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có cậu mười ba
Hai chị em ta 
Ra lộn cầu vồng.
- Đọc đến câu cuối cùng thì cả hai cùng giơ 2 tay lên đầu xoay nửa vòng quay lưng vào nhau, hai tay vẫn nắm vào nhau, sau đó tiếp tục đọc, vừa đọc lại vừa vung tay như lần trước. Đến câu cuối cùng lại xoay người, lộn về tư thế ban đầu.
- GV cho HS chơi thử 1 lần, sau đó chia nhóm cho HS chơi với nhau. GV quan sát, nhắc nhở, hướng dẫn.
Hoạt động 2: HS chơi trò chơi
- GV cho HS tự nhận đôi và chơi với nhau. GV quan sát, nhắc nhở.
- HS chơi trò chơi đến cuối giờ.
3. Củng cố, dặn dò: GV tập trung HS củng cố nội dung tiết học, nhận xét, nhắc nhở.
Thứ sáu ngày 2 tháng 2 năm 2018
Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt*
ÔN: VẦN /ÔM/, /ÔP/, /ƠM/, /ƠP/,/UM/, /UP/, /UÔM/, /UÔP/
I / MỤC TIÊU:
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, viết, thực hành ngữ âm và thực hành chính tả.
- Củng cố cho HS biết thực hành ngữ âm; biết viết vào môic dòng 3 tiếng chứa vần ôm, ôp, ơm, ơp; biết điền vần um hoặc up vào chỗ trống cho đúng.
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 2 trang 68, 69.
- T đọc yêu cầu bài tập cho H thực hiện. T quan sát, giúp đỡ, chữa bài, nhận xét.
	 Bài: Vần /ôm/, /ôp/, /ơm/, /ơp/
Việc 1: Em luyện đọc
- T hướng dẫn cho H bài: Cây chôm chôm. H đọc nhóm cá nhân, cả lớp.
- H đọc theo 4 mức độ đọc ( T - N - N - T). GV nhận xét, sửa sai, đánh giá.
Việc 2: Em thực hành ngữ âm
Em vẽ và đưa tiếng tôm, tốp, thơm, hợp vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích 
- T hướng dẫn H vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, phân tích.
- H làm bài vào vở, H lên bảng làm bài. T, H nhận xét, chữa bài. 
- H đọc trơn và phân tích các tiếng vừa đưa vào mô hình..
* Việc 3: Em thực hành chính tả.
	Em viết vào mỗi dòng sau 3 tiếng chứa vần ôm, ôp, ơm, ơp
- T đọc yêu cầu, hướng dẫn H tìm tiếng bằng cách thêm âm đầu và dấu thanh.
- H làm vở BT, T nhận xét, chữa bài. H đọc lại các từ vừa tìm được.
Nghỉ giải lao
Bài: Vần /um/, /up/, /uôm/, /uôp/ (Cách tiến hành tương tự)
* Củng cố, dặn dò: T củng cố nội dung bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương H.
Tiết 2: Toán*
ÔN: GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN; XĂNG-TI-MÉT; ĐO DỘ DÀI
I. MỤC TIÊU:
	- Củng cố cho học sinh về cộng, trừ các số đo độ dài, giải toán có lời văn.
	- Học sinh làm, đo đúng, chính xác.
	- Giáo dục tính chính xác, ý thức tự giác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu BT2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Học sinh tự làm các bài tập. Giáo viên chữa bài, củng cố cách trình bày bài giải.
Bài 1: Tính
	15cm – 4cm = 	16cm + 1cm – 5cm = 	12cm + 6cm = 	10cm + 8cm – 7cm = 
	- HS đọc yêu cầu, tự làm phiếu, GV chữa bài, củng cố.	 
 Bài 2 : Đo các đoạn thẳng sau và đọc kết quả:
- GV vẽ 4 đoạn thẳng dài khác nhau lên bảng, yêu cầu 4 HS lên bảng đo, viết kết quả có kèm theo đơn vị cm, rồi đọc lại. Cả lớp làm phiếu. GV chữa bài, nhận xét.
	- HS nhắc lại các bước đo độ dài đoạn thẳng.
Nghỉ giải lao
Bài 3: Nam hái được 10 bông hoa, Mai hái được 6 bông hoa. Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ?
	- HS đọc yêu cầu, tìm hiểu bài toán, nêu tóm tắt, nêu cách giải, tự giải bài toán. 
	- HS lên bảng làm, cả lớp làm vở. GV đánh giá, chữa bài. Củng cố cách giải bài toán có lời văn.
Bài 4: GV nêu từng yêu cầu, gọi nhiều HS trả lời, GV giải đáp.	
	- An nói: Tìm số liền sau của một số, ta lấy số đó cộng với 1.
	- Bình nói: Tìm số liền trước của một số, ta lấy số đó trừ đi 1.
	- Em hãy cho biết bạn nào nói đúng?
* Củng cố, dặn dò: Giáo viên củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. 
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể
SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG
I. MỤC TIÊU:
- Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần 22.
- HS biết được phương hướng các hoạt động tuần 23
- Có ý thức phát huy các nề nếp tốt và khắc phục một số tồn tại .
II. NỘI DUNG:
	Hoạt động 1: Đọc lời hứa của nhi đồng 
	-	Vâng lời Bác Hồ dạy
	Em xin hứa sẵn sàng
	Là trò giỏi con ngoan
	Làm theo lời Bác dạy.
	- Đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
	Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá hoạt động của Sao nhi đồng 
	- Các sao kiểm điểm hoạt động trong tuần. Học sinh cả lớp thảo luận, bổ sung.
	- Phụ trách nhận xét chung: 
+ Nề nếp: Cả lớp duy trì tương đối tốt các hoạt động nề nếp, truy bài nghiêm túc.
+ Chuyên cần: Lớp không có hiện tượng đi học muộn, nghỉ học không lí do, 
+ Thể dục : Hầu hết các em đều có ý thức tập nghiêm túc các động tác. Song bên cạnh đó vẫn còn một số em tập chưa nghiêm túc. 
+ Vệ sinh: Vệ sinh lớp tương đối sạch sẽ, có ý thức giữ gìn lớp học.
+ Học tập: Hầu hết các em đều ngoan, có ý thức học tập tốt. 
- Tuyên dương: ...............................................................................................................
- Nhắc nhở:.......................................................................................................................
	Hoạt động 3: Phần kết thúc 
- Giáo viên củng cố nội dung sinh hoạt. Cần khắc phục ngay những hạn chế của tuần 22
- Duy trì sĩ số, duy trì tốt mọi nền nếp, không có hiện tượng nói chuyện trong lớp.
- Tiếp tục rèn đọc và chữ viết trong các tiết học. 
Tiết 2
ÔN TẬP TOÁN
Giải toán có lời văn
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Củng cố cho HS về: Giải toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu bài toán có lời văn, kĩ năng giải toán và trình bày bài giải.
- GD HS chăm chỉ, cẩn thận, tự tin và hứng thú trong học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 3 phút
	- HS làm bảng con:
	12 + 4 - 6 = 18 - 4 - 2 =
	16 - 6 + 5 = 13 + 2 + 4 =
2. Bài mới: 29 phút 	 
a. Giới thiệu bài: 1 phút 
b. Thực hành: 28 phút
* Bài 1: Viết tiếp câu hỏi để có bài toán:
	Mai vẽ được 4 bức tranh. Tâm vẽ được 3 bức tranh. Hỏi ........................?
	- Bài toán còn thiếu gì? 
	- GV gọi HS K nêu câu hỏi của bài toán, GV viết bảng
- Sau đó HS đọc lại toàn bộ bài toán.
+ Bài toán thường có những gì?
* Bài 2: Hải hái được 12 cái nấm, Hà hái được 7 cái nấm. Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu cái nấm?
	- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán:
	+ 2 HS đọc bài toán.
	+ Bài toán đã cho biết những gì?( HS: Bài toán cho biết Hải hái được 12 cái nấm, Hà hái được 7 cái nấm.)
	+ Bài toán hỏi gì? ( HS: Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu cái nấm?)
+ GV viết tóm tắt lên bảng
	- GV hướng dẫn HS giải bài toán:
	+ Muốn biết cả hai bạn hái được bao nhiêu cái nấm ta làm thế nào?
	+ HS: Ta phải làm tính cộng, lấy 12 cộng 7 bằng 19.
	- GV gọi HS nhắc lại cách viết bài giải bài toán.
	+ 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét. 
* Bài 3: Trong vườn có 14 cây na, bố trồng thêm 3 cây na. Hỏi trong vườn có tất cả có bao nhiêu cây na?
	- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và tóm tắt bài toán( như bài 2)
	- HS giải bài toán vào vở.
	- GV gọi HS chữa bài( HS đọc bài giải).
* Bài 4: Nhà Lan có 10 con gà, mẹ mua thêm 5 con gà nữa. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà?
	- GV dạy theo các bước tương tự bài 3. 
3. Củng cố, dặn dò: 3 phút
	- Bài toán có lời văn thường có những gì? 
+ 1 HS nhắc lại cách viết bài giải bài toán có lời văn
GV nhận xét chung tiết học và dặn dò HS.
Tiết 3
TOÁN
Tiết 88: Luyện tập ( Tr. 122)
I. Mục đích, yêu cầu:
	- HS biết giải bài toán và trình bày bài giải; biết thực hiện cộng, trừ các số đo độ dài. Biết giải bài toán theo tóm tắt.
- Rèn kĩ năng giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn; làm tính cộng trừ trong phạm vi 20. Giải được bài toán theo tóm tắt.
- GD HS chăm chỉ, cẩn thận, tự tin và hứng thú trong học toán.
II. Đồ dựng dạy học:
III. Cỏc hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
	- 1 HS lên bảng làm bài.
	+ Trên đĩa có 5 quả cam và 4 quả táo. Hỏi trên đĩa có tất cả bao nhiêu quả?
	- Học sinh dưới lớp theo dõi, nhận xét.
2. Bài mới: 32 phút
a. Giới thiệu bài: 1 phút
 GV giới thiệu, viết tên bài lên bảng
b. Thực hành: 28 phút
 * Bài 1: 	- Giáo viên gọi 2 đọc bài toán.
	- Học sinh nêu tóm tắt, sau đó HS viết số thích hợp vào chỗ chấm phần tóm tắt.
	- 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
 * Bài 2:	- Học sinh đọc bài toán.
	- Học sinh nêu tóm tắt. Giáo viên viết tóm tắt lên bảng.
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán.
	- Học sinh làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm.
* Giải lao: 3 phút
 * Bài 3: 	- Giáo viên dạy theo các bước tương tự bài 2( HS dựa vào tóm tắt nêu bài toán)
 * Bài 4:	- Giáo viên hướng dẫn học sinh cộng, trừ hai số đo độ dài theo mẫ

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_22_nam_hoc_2017_20.doc