Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 20 Năm học 2015-2016

* Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng

- Giáo viên vẽ hình theo SGK, HS quan sát

- Nhấn mạnh hai điều kiện để điểm M là trung điểm của đoạn AB:

 + M là điểm giữa hai điểm AB.

 + AM = MB (độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB)

- HSnhắc lại. - HS nêu vài ví dụ củng cố kĩ năng.

* Hoạt động 3: Thực hành

*Bài 1(98):- HS đọc yêu cầu BT.

a. Chỉ ra được 3 điểm thẳng hàng

- HS. HS nhắc lại.

b. Chỉ ra được M, N, O là điểm ở giữa hai điểm nào?

- HS nhắc lại. GV nhận xét, chữa bài.

 

doc26 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 20 Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
+ GV vẽ đoạn thẳng lên bảng. HS vẽ nháp
- Hướng dẫn HS theo các bước: (GV giảng kết hợp làm mẫu - HS làm theo)
+ Bước 1: Đo độ dài đoạn thẳng AB cho trước ( đo được 4 cm)
+ Bước 2: Chia độ dài đoạn thẳng AB làm 2 phần bằng nhau (được một phần bằng 2 cm)
+ Bước 3: Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB (xác điịnh điểm M trên đoạn thẳng AB sao cho AM = AB (AM = 2 cm
- HS áp dụng bài 1a để tự làm phần b.
- Một HS làm trên bảng - HS dưới lớp làm ra vở - Lớp nhận xét, chữa bài.
*Bài 2- HS nêu y/c bài
 - HS thực hành làm như hình vẽ trong SGK.
- 3 HS lên bảng thao tác lại.
+ Làm thế nào tìm trung điểm? 
- HS nhắc lại các bước xác định trung điểm của đoạn thẳng
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng. 
- Nhận xét giờ học. VN chuẩn bị bài sau.
Tiết 2:	 CHÍNH TẢ 
NGHE - VIẾT: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU 
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi. 
- Làm đúng bài tập 2 a/b hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. 
II/ĐỒ DÙNG:- HS: SKG, bảng con.
 - GV: SGK. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc các từ: Liên lạc, nhiều lần, nắm tình hình, ném lựu đạn.
- HS viết bảng con, bảng lớp.-> GV nhận xét sửa sai cho HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:( trực tiếp)
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết:
* Hướng dẫn chuẩn bị
- HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK.- >Nắm nội dung đoạn viết:
 Lời hát trong đoạn văn nói lên điều gì? 
 Lời hát trong đoạn văn viết ntn?( được đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, trong dấu ngoặc kép, chữ đầu dòng thơ viết hoa, viết cách lề vở 2 ô li)
* Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.- GV nhận xét HS viết.
* Viết bài:
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
* Nhận xét, đánh giá, chữa bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi.- >HS ghi số lỗi ra lề.- >GV thu 5 – 7 bài và nhận xét.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2a:- HS đọc thầm 2 câu đố.
- GV nêu yêu cầu cách làm bài viết từ tìm được vào bảng con.
- HS làm bài vào bảng con.- >GV chữa bài, chốt lại lời giải đúng: sấm và sét; sông.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách trình bày thể văn xuôi. - GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: 	TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 39: ÔN TẬP: XÃ HỘI
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kể tên các kiến thức đã học về xã hội.
- Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh 
(phạm vi tỉnh. ) 
- Yêu quý gia đình, trường học, tỉnh của mình. Có ý thức bảo vệ môi trường, nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống.
II/ĐỒ DÙNG: 
- GV: ST tranh ảnh về chủ đề xã hội. 
- HS: SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu vai trò của nước sạch đối với sức khoẻ?
- HS, GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
 Hoạt động 1: Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Chuyền hộp.
- GV ghi một số câu hỏi: 10 câu hỏi về chủ đề xã hội, mỗi câu viết vào một tờ giấy nhỏ gấp làm tư cho trong hộp. 
- HS vừa hát vừa chuyền tay nhau chiếc hộp nói trên. Bài hát kết thúc, ở trên tay người nào có hộp giấy, người đó phải bốc 1 câu hỏi bất kì trong hộp để trả lời. Câu hỏi đẫ được trả lời sẽ được bỏ ra ngoài. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết câu hỏi.
Hệ thống câu hỏi:
1) Gia đình em có mấy thế hệ ? Mỗi thế hệ gồm có những ai ? 
2) Nêu những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà bạn?
3) Kể tên các môn học bạn được học ở trường? Bạn thích nhất môn học nào? Tai sao?
4) Kể tên một số hoạt động ở trường ngoài hoạt động học tập trong giờ học
5) Khi ở trường, bạn nên chơi những trò chơi gì và không nên những trò chơi gì? Tại sao?
6) Hãy kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ở tỉnh nơi bạn đang sống.
7) Nêu ích lợi của bưu điện, đài truyền hình, đài phát thanh trong đời sống.
8) Kể tên một số hoạt động nông nghiệp ở tỉnh của bạn.
9) Bạn hiểu thế nào là hoạt độn công nghiệp, hoạt động thương mại?
10) Hãy nêu sự khác biệt giữa làng quê và đô thị về phong cảnh, nhà cửa và hoạt động chủ yếu của nhân dân. 
- HS trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chột nội dung cơ bản vừa ôn
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Ôn bài và chuẩn bị bài sau
 Ngày soạn :7/ 1/2016
 Ngày dạy:Thứ tư, ngày 13 tháng 1 năm 2016
SÁNG
Tiết 1:	TẬP ĐỌC
CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu ND: Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- HS có ý thức biết ơn gia đình thương binh liệt sĩ.
II/ ĐỒ DÙNG: 
HS: - SGK.
GV: - Tranh minh hoạ (SGK), một số tranh ảnh về bộ đội, Bản đồ Việt Nam.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: - 4HS nối tiếp kể lại 4 đoạn bài: Ở lại với chiến khu và TLCH về từng đoạn. - >HS kể lại toàn bộ câu chuyện - >HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a- Giới thiệu bài: - Gắn với chủ điểm: Bảo vệ Tổ quốc
b- Các hoạt động
Hoạt động 1: Luỵên đọc:
 GV đọc diễn cảm bài thơ. GV HD HS cách nhấn giọng, ngắt nghỉ hơi.
+ Luyện đọc từng câu:
- HS luyện đọc từng câu -> HS, GV theo dõi nhận xét.
- HS đọc từng dòng, sửa lỗi. HDHS ngắt nghỉ hơi đúng
- GV Giúp HS nắm địa danh đọc giải thích cuối bài trên bản đồ.
+ Luyện đọc từng khổ thơ:
- GV gọi HS chia đoạn. 3HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ lần 1.
- HS đọc tiếp - >GV Giúp HS nắm địa danh đọc giải thích cuối bài trên bản đồ.
+ Y/c đọc theo nhóm: - >HS đọc từng khổ thơ trong nhóm
 - 3HS đọc nối tiếp.- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài:
- 1 HS đọc khổ thơ 1,2 lớp đọc thầm.
- Trao đổi theo nhóm các câu hỏi-> trả lời- HS, GV nhận xét, bổ sung.
- Những câu nào cho thấy Nga rất nhớ chú?.
- Em hiểu câu nói của Nga ntn?
- Vì sao những cs hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi ?
- HS, GV nhận xét chốt lại...
Hoạt động 3: HTL bài thơ
- HDHS đọc HTL từng khổ, cả bài theo phương pháp xoá dần
- Cho HS thi đọc từng khổ thơ: 2 nhóm ( 3HS) đọc nối tiếp 3 khổ thơ
- 3,4 HS thi đọc - GV + HS NX, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu nội dung của bài. -> GV nhận xét tiết học, dặn c/b tiết sau.
Tiết 2	ĐẠO ĐỨC
BÀI 9:ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ ( TIẾT 2)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS hiểu trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, giữ gìn bản sắc dân tộc và đối xử bình đẳng. Thiếu nhi Quốc tế đều lsf anh em, bạn bè.
- Tích cực tham gia các hoạt động giao lưu, biểu lộ tinh thần đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế.
- Có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi nước khác.
II/ ĐỒ DÙNG HS: Tranh minh hoạ truyện , phiếu bài tập
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Các em phải có thái độ như thế nào nếu các em gặp các bạn thiếu nhi ở các nước khác sang thăm nước ta?
- HS trả lời trước lớp.- Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
 * Hoạt động1 Giới thiệu những sáng tác hoặc tư liệu đã sưu tầm được về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế.
+ Mục tiêu: Tạo cơ hội cho học sinh thể hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được thu nhận thông tin, được tự do kết giao bạn bè.
- Yêu cầu học sinh trình bày tranh, ảnh và các tư liệu đã sưu tầm được.
- Giáo viên nhận xét tranh ảnh học sưu tầm được.
* Hoạt động 2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Yêu cầu mỗi tổ viết một bức thư. Sau giờ học mang ra bưu điện gửi.
- Các tổ thảo luận xem nên viết thư cho các bạn nước nào?
- Nội dung thư sẽ viết những gì?
- Các nhóm tiến hành viết thư. Viết xong cử người sẽ mang gửi thư.
* Hoạt động 3: Bày tỏ tình cảm đoàn kết, hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế.
- Yêu cầu HS múa, hát, kể chuyện...về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế.
- HS có thể hát 1 đoạn của bài hát hoặc 1 khổ thơ mà các em biết.
=>Kết luận: Thiếu nhi Việt nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, nhưng đều là anh em, bạn bè => cần đoàn kết với thiếu nhi thế giới.
3. Củng cố, dặn dò.
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- GV hệ thống lại nội dung bài. 
- Liên hệ GDHS: ? Đã khi nào em gặp các thiếu nhi Quốc tế chưa? Em gặp ở đâu? Khi đó em đã làm gì? ...
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
CHIỀU
Tiết 1:	TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA N (TIẾP THEO)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Viết đúng chữ hoa N (1 dòng chữ Ng), V, T (1 dòng), viết đúng tên riêng Nguyễn Văn Trỗi (1 dòng) và câu ứng dụng: Nhiễu điều...thương nhau cùng 
(1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
- Rèn KN viết tương đối nhanh, viết đúng, đẹp.
- Có ý thức giữ gìn VS - CĐ. 
II/ ĐỒ DÙNG -GV: chữ mẫu viết hoa N, T ; phấn màu
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết bảng con: Nhà Rồng, Nhớ. HS nhận xét. 
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (trực tiếp)
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng con:
+B1: Luyện viết chữ hoa 
	- HS tìm các chữ hoa có trong bài Ng, Nh, V, Tr
	- GV đưa ra chữ mẫu cho cả lớp cùng quan sát.
	- HS nhắc lại cách viết các chữ hoa đó.
	- GVnhắc lại cách viết, sau đó viết trên bảng lớp.
	- HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con.
+B2: Luyện viết từ ứng dụng
	- HS đọc từ ứng dụng 
	- GV giảng từ ứng dụng. 	
	- Từ ứng dụng có chữ cái nào được viết hoa? Chữ cái nào cao 1 ô li? 
	- GV viết mẫu trên bảng lớp.
	- HS theo dõi sau đó viết ở bảng con.
	- GV nhận xét sửa sai.
+B3: Luyện viết câu ứng dụng
	- HS đọc câu ứng dụng.
	- GV giảng nội dung câu ứng dụng và hướng dẫn HS viết câu ứng dụng.
	- HS viết bảng con: Nhiễu, Người	
*Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vở
	- GV nêu yêu cầu cần viết trong vở tập viết.
	- HS viết bài vào vở. HS viết cả bài.
	- GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS.
*Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá, chữa bài.
	- GV thu1 số bài, nhận xét bài viết của HS.
3. Củng cố dặn dò: 
	- HS nhắc lại cách viết chữ Ng, V, T. 
	- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: 	THỦ CÔNG
ÔN TẬP CHƯƠNG 2: CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố kĩ năng kẻ, cắt, dán chữ cái đơn giản. Biết kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng.
- Kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng đã học. HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng. Các nét chữ cắt thẳng, đều, cân đối. Trình bày đẹp.
- HS yêu thích sản phẩm của mình làm ra.
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: Mẫu các chữ cái đã học bằng giấy thủ công.
- HS: Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (trực tiếp)
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hành:
- GV nêu yêu cầu: Mỗi HS cắt, dán 3 chữ cái trong các chữ cái đã học ở chương II.
- HS thực hành cắt, dán chữ cái.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- HS dán sản phẩm vào vở.
- GV gợi ý HS trang trí trong vở cho đẹp.
- GV đánh giá sản phẩm của HS.
- GV tuyên dương những HS có sản phẩm đẹp.
- GV nhắc nhở những HS còn thiếu sót.
3. Củng cố-Dặn dò:
- HS nhắc lại tên các chữ cái đã học.
- Vài HS nhắc lại quy trình cắt từng chữ cái đã học (mỗi em 1 chữ)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương, HDHSCB 
Tiết3	HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
LÀM BƯU THIẾP CHÚC TẾT, LÀM HOA GIẤY
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hướng dẫn HS biết làm bưu thiếp chúc Tết (hoặc làm hoa giấy) để chúc,tặng bạn bè,người thân..nhân dịp năm mới
- Rèn luyện cho HS đôi bàn tay khéo léo...
- HS tự giác tích cực.
II/ ĐỒ DÙNG -Bìa màu khổ A4 hoặc giấy trắng loại mỏng. Giấy thủ công các màu, kéo,hồ dán, dây thép,que làm cành. Giấy vẽ, bút màu,bút viết. Các loại bưu thiếp cũ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động: 
Bước 1:Chuẩn bịTrước 1 tuần GV phổ biến cho HS
-Giờ sinh hoạt tuần tới lớp ta làm bưu thiếp chúc Tết để chúc mừng bạn bè , người thân. Mỗi HS cần chuẩn bị : 
+Bìa màu khổ A4 hoặc giấy trắng loại mỏng
 +Giấy thủ công các màu,kéo,hồ dán,dây thép,que làm cành
+Giấy vẽ,bút màu,bút viết
+Các loại bưu thiếp cũ để học cách trình bày, trang trí
Bước 2: GV cùng HS làm bưu thiếp và hoa giấy
GV chia HS ngồi theo nhóm
*Phần 1: làm bưu thiếp chúc Tết
-Chọn kích cỡ bưu thiếp theo ý thích
-Trình bày trang đầu bưu thiếp : Dùng bút màu trang trí đừơng diềm có thể tự vẽ,tô màu,cắt xé dán bằng giấy màu hay những hình ảnh mình thích,viết chữ
-Trang giữa tờ bưu thiếp viết những lời chúc mừng
HS trong nhóm giúp nhau hoàn thành sản phẩm và tập nói lời khi trao tặng bưu thiếp
*Phần 2: Làm hoa giấy tặng ngày Tết
-HS cắt các cánh hoa dưới sự giúp đỡ của các bạn,GV
-Làm từng lớp hoa:
+ Dùng que đũa(cán bút) vuốt nhẹ vào cánh hoa làm cánh hoa cong lên
+Làm bông hoa: Đặt và dán các lớp cánh hoa chồng lên nhau(2-3 lớp)
+ Làm nhị hoa:lấy giấy trắng hoặc vàng cắt nhị hoa
+ Làm đài hoa: Cắt 1 bông hoa 5 cánh màu xanh để làm đài hoa,dán đài hoa vào bông hoa
+Cột hoa vào cành:Luồn sợi dây vào tâm của hoa.Thắt nút đầu dây cho dây không bị tuột.Dán nhị lên che nút thắt.Sợi dây này để cột bông hoa vào cành(que).Cắt tờ giấy màu xanh rộng 1 ô để dán, quấn vào que tạo thành cành hoa
-Cắt 2-3 lá cây màu xanh,dán vào cành
Bước 3:Trưng bày sản phẩm 
-HS đặt sản phẩm lên bàn,GV chọn 1 số sản phẩm đẹp cho cả lớp quan sát. 
3. Củng cố- Dặn dò.
- GV khen ngợi HS có bàn tay kheó léo. Khuyến khích HS làm hoa,bưu thiếp tặng bạn bè,người thân.
 Ngày soạn : 8/ 1/2016
 Ngày dạy:Thứ năm, ngày 14 tháng 1 năm 2016
SÁNG
Tiết 3:	CHÍNH TẢ 
NGHE - VIẾT: TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nghe - viết đúng bài CT; Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Rèn KN viết đúng, đẹp.
- HS có ý thức giữ VS - CĐ.
II/ĐỒ DÙNG:
- GV: SGK, phấn màu
- HS: bảng con, SGK.
III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc các từ: sấm sét, xe hơi, chia sẻ - HS nhận xét.
- HS dưới lớp viết giấy nháp. GV nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (trực tiếp)
b. Các hoạt động:
*Hoạt động1: Hướng dẫn nghe- viết
+B1: Hướng dẫn chuẩn bị
- HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK.
- Nắm nội dung đoạn viết: Đoạn văn nói lên điều gì? (HS trả lời).
+B2: Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
- GV nhận xét HS viết.
+B3: Viết bài:
GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS
+B4: Nhận xét, đánh gía, chữa bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- HS ghi số lỗi ra lề. GV chấm 1 số bài. Nhận xét chung.
*Hoạt động2: Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2/a:
- HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài cá nhân vào vở nháp.
- GV gọi HS chữa bài.
- 1HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng HS nhận xét bài làm của HS.
*Bài 3
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS dùng các từ ở bài tập 2 để đặt câu.
- HS làm miệng. HS nhắc lại.
- GV lưu ý HS cách đặt câu.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách trình bày bài chính tả thể văn xuôi. 
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
 - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: 	 TOÁN
TIẾT 98: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10000. Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
- HS vận dụng kiến thức làm BT1/a, BT2. HS làm thêm phần BT1/b, BT3.
- HS có ý thức học bài.
II/ ĐỒ DÙNG:
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - HS lên chữa bài trong VBT.
 - Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: HDHS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh 2 số trong phạm vi 10000.
* So sánh 2 số có chữ số khác nhau
- GV viết bảng 999....1000
- HDHS dấu hiệu dễ nhận (so sánh các chữ số trong các số)
- GV đưa ra kết luận. HS nhắc lại.
* So sánh hai số có chữ số bằng nhau
- VD: 9000 với 8999 GV hướng dẫn HS nhận ra cách so sánh:
 + Đếm chữ số ở từng số ( số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn)
 + Nếu 2 số có cùng chữ số thì so sánh theo hàng.
- Nhận xét chung
- HS lấy ví dụ rồi nêu cách so sánh
Hoạt động 2: Thực hành
*Bài 1/(a): 
- HS đọc yêu cầu BT.
- HDHS so sánh từng cặp theo thứ tự: hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị...
- HS nêu cách so sánh từng cặp số.
 VD: 6742 & 6722 (hàng nghìn, trăm = nhau, hàng chục: 4 > 2 -> 6742 > 6722
*Bài 2: - 2 HS lên bảng.
 - Lớp làm bài vào vở . - GV quan sát.
- Yêu cầu HS chữa bài, giải thích cách làm 
- GV chốt kiến thức cơ bản
3. Củng cố, dặn dò:
- HS lấy ví dụ so sánh các số trong phạm vi 10 000. HS nhắc lại các cách so sánh.
- GV nhận xét, nhắc lại nội dung bài học, dặn dò HS. 
CHIỀU
Tiết 2: 	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC. DẤU PHẨY
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Mở rộng vốn từ về Tổ quốc. Luyện tầp về dấu phẩy.
- Nắm được nghĩa 1 số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm (BT1). Bước đầu biết kể về 1 vị anh hùng (BT2). Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
- Yêu quý quê hương đất nước.
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint.
 Kẻ bài 1 làm 3 cột ở bảng lớp.
 Bảng phụ viết sẵn 3 câu in nghiêng ở BT3.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đặt câu có hình ảnh nhân hóa (mỗi HS đặt 1 câu).
- HS,. GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1(17): - 1 HS đọc yêu cầu đề bài, cả lớp theo dõi.
 - GV chia lớp thành các nhóm đôi.
 - Các nhóm đôi thảo luận để làm bài.
 - Đại diện một số nhóm lên trình bày.
 - 3 HS đại diện 3 nhóm lên làm bài trên bảng lớp theo 3 cột GV đã kẻ.
 - GV chốt lại giải đúng và khẳng định đó là các từ chỉ Tổ quốc.
Bài 2(17):- 1 HS đọc thầm yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS kể tên 1 số vị anh hùng mà em biết, cần kể ngắn gọn, thoải mái, chú ý nói về công lao to lớn của các vị anh hùng đó.
- HS trao đổi theo nhóm đôi.
- Thi kể trước lớp, lớp bình chọn bạn kể hay, đúng, có hiểu biết về vị anh hùng đó.
Bài 3(17):- 1 HS đọc yêu cầu và đoạn văn.
- GV giới thiệu qua về anh hùng Lê Lai: Lê Lai quê ở Thanh Hoá, là một trong những 17 người cùng Lê Lợi tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416. Năm 1419, ông làm giả Lê Lợi, phá vong vây và bị giặc bắt. Nhờ sự hi sinh của ông, Lê Lợi cùng các tướng sĩ khác đã được thoát hiểm. Các con ông là Lê Lô, Lê Lộ và Lê Lâm đều là tướng tài, có nhiều công lao và đều hi sinh vì việc nước.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, dùng bút chì đánh dấu câu.
- 3 HS thi làm bài đúng, làm nhanh trên bảng phụ.
- Lớp, GV chữa bài và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại nội dung bài.
- HS về nhà tìm hiểu thêm 13 vị anh hùng ở bài 1.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 3:	TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 40:THỰC VẬT 
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nắm được những đặc điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh. Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên. 
- HS chỉ và nói được một số bộ phận của cây. Vẽ và tô màu một số cây. 
- GD cho HS ý thức bảo vệ môi trường cây xanh
II/ĐỒ DÙNG :HS: Màu vẽ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
	- Vì sao phải giữ vệ sinh môi trường?
	- Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài tự nhiên:
+Mục tiêu: : Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh và nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên. 
+ Cách tiến hành: 
Bước 1: GV chia lớp thành 3 tổ, phân khu để quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công và nêu yêu cầu việc quan sát về: 
- Nêu tên cây-> Nêu từng bộ phận của cây.
- Điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó.
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhắc lại nhiệm vụ được phân công.
Bước 3: Làm việc theo nhóm ngoài thiên nhiên.
- Nhóm trưởng điều khiền ácc bạn trong nhóm mình thảo luận. 
Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày.
- GV giúp HS nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật xung quanh và đi đến kết luận như trang 77 SGK.
=> GV kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước avf hình dạng khác nhau. Môic cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
 Hoạt động2: Làm việc các nhân:
+ Mục tiêu: Biế

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_20_nam_hoc_2015_20.doc
Giáo án liên quan