Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 18 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Củng cố cho HS cách đọc bài : Nhà bạn Quế
- HS đọc được bài văn : Nhà bạn Quế .Tìm và viết các tiếng có âm đệm âm chính, âm cuối ; đưa tiếng vào mô hình . Viết đúng chính tả đoạn văn : Hoa ban.Làm đúng các bài tập điền c, k q.
- GD HS yêu thích học Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập thực hành Tiếng Việt lớp 1 tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Việc 0
- T: Chúng ta ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối học kỳ.
- H lên bảng vẽ mô hình tách tiếng gồm 2 phần và đưa tiếng hoành vào mô hình.
- Dưới lớp viết bảng con .
TUẦN 18 Thứ ba ngày 2 tháng 1 năm 2018 Buổi 1 - Tiết 1: Mĩ thuật BÌNH HOA XINH XẮN (T2) Dạy theo sách Dạy Mĩ thuật 1 Tiết 2: Tiếng Việt ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Củng cố cho HS cách đọc bài : Nhà bạn Quế - HS đọc được bài văn : Nhà bạn Quế .Tìm và viết các tiếng có âm đệm âm chính, âm cuối ; đưa tiếng vào mô hình . Viết đúng chính tả đoạn văn : Hoa ban.Làm đúng các bài tập điền c, k q. - GD HS yêu thích học Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập thực hành Tiếng Việt lớp 1 tập 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Việc 0 - T: Chúng ta ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối học kỳ. - H lên bảng vẽ mô hình tách tiếng gồm 2 phần và đưa tiếng hoành vào mô hình. - Dưới lớp viết bảng con . 1. Việc 1: Luyện đọc 1.a. Đọc chữ trên bảng lớp: - T viết bảng các tiếng có đủ 4 kiểu vần, luyện đọc cho H theo nhiều hình thức. - T chú ý cách phát âm ,sửa lỗi cho H. 1.b. Đọc vở Bài tập thực hành TV CGD lớp 1 tập 2 trang 45 - T hướng dẫn H đọc bài đọc trong vở Bài tập thực hành CGD bài: Nhà bạn Quế - T đọc các tiếng trong bài đọc ở Vở thực hành TV trang 45 - T hướng dẫn H luyện đọc các tiếng, đánh vần các tiếng có vần khó. - H luyện đọc cá nhân, nhóm đôi, nhóm 4. H chỉ tay vào mô hình và đọc. - T nhận xét cách phát âm, sửa lỗi phát âm cho HS Nghỉ giải lao 2. Việc 2 : Luyện viết 2.a. Viết bảng con - T đọc cho H viết từng chữ có vần khó trong bài: Hoa ban (tháng, hoa, bạt, ngàn, trắng) - H viết bài, T bao quát giúp đỡ các em. 2.b. Viết chính tả : - T đọc cho H viết: Hoa ban.- T bao quát, uốn nắn giúp đỡ H. 3. Việc 3: Thực hành - T hướng dẫn H làm bài trong vở Bài tập thực hành TV CGD lớp 1 tập 2 trang 45 + Tìm, viết các tiếng chứa vần có đủ âm đệm, âm chính,âm cuối trong bài Nhà bạn Quế. + H vẽ và đưa tiếng vào mô hình: hoàng, thoáng, ngoại - H đọc cá nhân, các tiếng mà em đưa vào mô hình. - T bao quát giúp đỡ H làm bài tập * Kết thúc tiết học: - T nhắc lại ngắn gọn yêu cầu tiết học, cả lớp đồng thanh, nhắc lại. - T nhận xét chung tiết học và dặn dò H. Tiết 3: Tiếng Việt KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1 (ĐỌC) Theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 2 ( trang ............... ) Tiết 4: Đạo đức THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I I / MỤC TIÊU TIẾT HỌC: - Củng cố cho HS các kiến thức đã học. - HS trình bày được những kiến thức cơ bản đã học. - Giáo dục HS tự giác học tập. II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: Vì sao phải trật tự trong giờ học? - HS trả lời, GV nhận xét 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp. b. Các hoạt động: Hoạt động 1: Thảo luận - GV nêu từng câu hỏi, HS suy nghĩ, trao đổi theo cặp, trình bày trước lớp. + Thế nào là gọn gàng, sạch sẽ? + Tại sao phải giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập? + Là con, cháu phải đối xử với ông, bà cha, mẹ như thế nào? + Là anh chị em ruột trong nhà phải đối xử với nhau như thế nào? + Khi chào cờ cần phải làm gì? + Giữ trật tự trong giờ học có lợi gì? - HS trả lời, HS và giáo viên nhận xét, bổ sung, liên hệ giáo dục. Nghỉ giải lao Hoạt động 2: Thực hành - GV và HS đàm thoại một số câu hỏi trắc nghiệm. - GV nêu câu hỏi, gọi nhiều HS trả lời: đúng hay sai? Đi học không cần chải đầu. Xé sách vở để gấp máy bay. Đi học mặc áo đứt khuy. Nhận quà bằng hai tay. Nói chuyện trong giờ học. Cần giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập. - HS trả lời, Gv nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: GV củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. Buổi 2: - Tiết 1: Tự nhiên và Xã hội CUỘC SỐNG XUNG QUANH I/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC: - Giúp học sinh biết được các nét chính về cảnh quan thiên nhiên và công việc; các hoạt động sinh sống của nhân dân ở nông thôn nơi em ở. Hiểu biết thêm về cuộc sống ở thành phố. Biết sự giống và khác nhau về cảnh quan thiên nhiên, về công việc của mọi người giữa nông thôn và thành phố. - GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống của người dân địa phương. - GDMT: Học sinh biết thêm về cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh. - Giáo dục học sinh yêu mến quê hương đất nước. II/ CHUẨN BỊ ĐỊA ĐIỂM THĂM QUAN: - GV cho HS thăm quan từ cổng trường đến khu cổng Chợ Chủ của xã thăm quan. - GV và HS có tranh SGK và sưu tầm thêm tranh ảnh ngoài bài giới thiệu về các nghề truyền thống địa phương mình đang ở. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Bài cũ: Không kiểm tra Bài mới: a. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ đi thăm quan các hoạt động của nhân dân quanh đây. b. Các hoạt động: Hoạt động 1: Quan sát các hoạt động của nhân dân xung quanh trường - Mục tiêu: Học sinh quan sát đường đi, nhà ở, chợ, cửa hiệu, cơ sở sản xuất, gần trường. - Tiến hành: Nhắc nhở HS đi nối nhau không nô đùa, đi đúng lề đường bên phải, đến cổng nghĩa trang thì dừng lại để thăm quan khu vực đó, tiếp đến khu UBND xã, tiếp đến khu chợ Chủ dừng lại thăm quan và nghe cô giáo giới thiệu. Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ quan sát - Nhận xét về quang cảnh trên đường: + Người qua lại đông hay vắng ? Họ đi bằng những phương tiện gì? + Môi trường ở đây như thế nào? - Nhận xét về quang cảnh hai bên đường: + Các nhà ở như thế nào? Các cửa hàng bán những đồ gì? + Uỷ ban nhân dân xã là nơi mọi người làm gì? + Trạm y tế là nơi mọi người làm gì? + Chợ Chủ bán những thứ gì? Các cơ sở sản xuất và kinh doanh những gì? + Cây cối, ruộng vườn như thế nào? + Người dân ở địa phương ta làm công việc gì là chủ yếu? Bước 2: Học sinh thăm quan. Bước 3: Hết thời gian, giáo viên cho học sinh vệ sinh vào lớp. - GV: Các em vừ đi thăm quan các hoạt động sinh sống và cảnh quan thiên nhiên của địa phương ta, các em hãy ghi nhớ và trình bày trên lớp vào tiết sau nhé. 3. Củng cố, dặn dò: Giáo viên củng cố nội dung tiết học, nhận xét buổi thăm quan. Tiết 2: Thủ công GẤP CÁI VÍ I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC: - Học sinh biết cách gấp và gấp được cái ví bằng giấy. ( ví có thể chưa cân đối. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng). - Học sinh gấp đúng quy trình, đẹp. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bài mẫu, giấy gấp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ học sinh 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp b. Các hoạt động Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - Giáo viên đưa mẫu, học sinh quan sát, nhận xét các ngăn ví: Trên tay cô cầm gì? Chiếc ví này làm bằng gì? Chiếc ví này có mấy ngăn? - GV đây là chiếc ví, ví có 2 ngăn, được gấp từ một tờ giấy hình chữ nhật. Hoạt động 2: Hướng dẫn gấp theo từng bước: - GV thao tác gấp ví trên 1 tờ giấy hình chữ nhật to, HS quan sát từng bước gấp. + Bước 1: Lấy đường dấu giữa: Đặt tờ giấy màu hình chữ nhật trước mặt, để dọc giấy. Mặt màu ở dưới gấp đôi tờ giấy, sau đó lại mở tờ giấy ra như ban đầu. + Bước 2: Gấp mép 2 đầu tờ giấy vào một ô. + Bước 3: Gấp ví: Gấp tiếp 2 phần ngoài vào trong, 2 miệng ví sát vào đường dấu giữa. Lật ra mặt sau theo bề ngang giấy, gấp 2 phần ngoài vào trong cho cân đối giữa bề dài và bề ngang của ví Gấp đôi lại theo đường dấu giữa ta được cái ví hoàn chỉnh. Nghỉ giải lao Hoạt động 3: Thực hành - HS gấp bằng giấy ô li. GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ; đánh giá, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: Giáo viên củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. Tiết 3: Toán T70: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC - Biết đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân, thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lớp học. - Học sinh tự đo được một số đồ vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ:- Học sinh lên bảng vẽ điểm và đoạn thẳng. Giáo viên nhận xét, sửa sai. 2. Bài mới: a- Giới thiệu bài: trực tiếp. b- Các hoạt động: Hoạt động 1: Giới thiệu độ dài gang tay - GV: gang tay là độ dài tính từ đầu ngón tay cái tới đầu ngón tay giữa. - HS xác định độ dài gang tay của mình. GV hướng dẫn cách đo độ dài bằng gang tay. - GV làm mẫu, HS tự đo bảng con của mình và đọc kết quả. Hoạt động 2: HS đo độ dài bằng bước chân - GV hướng dẫn cách đo bằng bước chân (tương tự) - GV cho HS đo bục giảng bằng bước chân: Đứng chụm hai chân sao cho các gót chân bằng nhau tại mép bên trái của bục giảng; giữ nguyên chân trái và bước chân phải lên phía trước và đếm: một bước; tiếp tục như vậy cho đến mép phải của bục giảng thì thôi. Mỗi lần bước là một lần đếm số bước. Cuối cùng đọc to kết quả. Nghỉ giải lao * Hoạt động 2: Thực hành - GV hướng dẫn HS lần lượt đo bằng gang tay, bước chân, que tính, rồi nêu kết quả. - HS tự làm, GV nhận xét, sửa sai.. 3. Củng cố, dặn dò: So sánh độ dài bước chân của em với bước chân của cô giáo bằng phấn vạch trên nền nhà. Bước chân của ai dài hơn? - Giáo viên củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. Thứ tư ngày 3 tháng 1 năm 2018 Buổi 1 - Tiết 1 + 2 + 3: Tiếng Việt KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1 Tiết 4: Toán KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1 Buổi 2 - Tiết 1 + 2: Tiếng Việt VẦN KHÔNG CÓ ÂM CUỐI /IA/ Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 2 ( trang ................................) Tiết 3: Toán T72: MỘT CHỤC. TIA SỐ I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC: - Nhận biết ban đầu về một chục; biết quan hệ giữa chục và đơn vị: 1 chục = 10 đơn vị; biết đọc và viết số trên tia số. - Học sinh viết, đọc đúng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, màn hình chiếu (HĐ1) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ: - Học sinh lên bảng đo bảng lớp và đọc kết quả. - Giáo viên nhận xét, sửa sai. 2. Bài mới: a- Giới thiệu bài: trực tiếp. b- Các hoạt động: * Hoạt động 1: Giới thiệu một chục - GV đưa tranh. HS xem tranh, đếm số quả trên cây và nói số lượng quả. - GV nêu: 10 quả còn gọi là 1 chục. - HS đếm số que tính trong 1 bó que tính và nói số lượng que tính. - GV hỏi: 10 que tính còn gọi là mấy chục que tính? 10 đơn vị còn gọi là mấy chục? - GV ghi: 10 đơn vị = 1 chục + 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị? + HS nhắc lại những kết luận đúng. Hoạt động 2: Giới thiệu tia số - GV vẽ tia số và giới thiệu : Đây là tia số. Trên tia số có một điểm gốc là 0, các điểm cách đều nhau được ghi một số: mỗi điểm ghi một số, theo thứ tự tăng dần. - Có thể dùng tia số để so sánh các số: Số ở bên trái thì bé hơn các số ở bên phải nó; số ở bên phải thì lớn hơn các số ở bên trái nó. Nghỉ giải lao Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: GV nêu y/c. HS xác định số chấm tròn còn thiếu và vẽ thêm cho đủ. Củng cố nhận biết số lượng. Bài 2:- GV nêu y/c. HS xác định số lượng nhóm con vật và khoanh đủ 1 chục. - Củng cố nhận biết 1 chục. Bài 3: - HS nêu y/c và tự viết các số vào dưới mỗi vạch của tia số. - Củng cố đọc, viết từ 1 đến 10. 3 / Củng cố, dặn dò: - Giáo viên củng cố nội dung bài - Nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở HS. Thứ sáu ngày 5 tháng 1 năm 2018 Buổi 1 - Tiết 1: Kĩ năng sống Đ/c Hoà dạy Tiết 2: Tiếng Anh Đ/c Thuỷ dạy Tiết 3 + 4: Tiếng Việt VẦN /UYA/, /UYÊN/, /UYÊT/ Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 2 ( trang ...... - ..... ) Buổi 1: Tiết 1 + 2: Tiếng Việt LUYỆN TẬP Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 2 ( trang ...... - ..... ) Tiết 4 Sinh hoạt tập thể SINH HOẠT SAO I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC: - HS hát bài Nhi đồng ca và đọc lời hứa của nhi đồng. - Kiểm điểm hoạt động Sao nhi đồng trong tuần qua. - Triển khai nội dung Uống nước nhớ nguồn. II. NỘI DUNG: 1. Bước 1: ổn định tổ chức: - HS hát bài Nhi đồng ca. - HS đọc lời hứa: Vâng lời Bác Hồ dạy Em xin hứa sẵn sàng Là trò giỏi con ngoan Làm theo lời Bác dạy. - Phụ trách sao hướng dẫn các sao trưởng nhận xét, đánh giá vệ sinh các nhi đồng của sao mình. 2. Bước 2: Kiểm điểm thi đua tuần vừa qua. - Phụ trách sao (PTS): Trong tuần vừa qua các em đã thi đua học tập rất tốt, bây giờ các em hãy kể về những việc làm tốt của mình. - Các em kể trước lớp. PTS tuyên dương và nhắc nhở. * Bình xét thi đua: Tổ 1: Tổ 2: .. Tổ 3: . 3. Bước 3: Sơ kết lớp – cuối kì I - Gv nêu và nhận xét kết quả học tập của HS qua đợt kiểm tra CHKI. - GV cho HS bình bầu khen thưởng các cá nhân có nhiều thành tích nổi bật trong quá trình học tập và rèn luyện. - GV tổng hợp danh sách gửi về BGH đề nghị khen thưởng. 4. Bước 4: Nhận xét buổi sinh hoạt: - PTS: Vừa rồi chúng ta cùng sinh hoạt với chủ dề Uống nước nhớ nguồn để thực hiện tốt điều đó, các em ôn lại các bài hát, bài múa, câu chuyện về chủ đề này nhé. - PTS nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở buổi sinh hoạt. Cả lớp đọc đồng thanh lời hứa. - Dặn phương hướng tuần sau: sinh hoạt về chủ đề Ngày tết quê em. Tiếp tục tìm hiểu những trò chơi dân gian để sinh hoạt. - Duy trì các hoạt động Đội, nề nếp hằng ngày.
File đính kèm:
- giao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_18_nam_hoc_2017_20.doc