Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 17 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh

T65: LUYỆN TẬP CHUNG (90)

I. MỤC TIÊU:

 - HS biết cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10; viết các số theo thứ tự quy định; quan sát tranh nêu bài toán và viết phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.

 - HS viết đúng cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10. Sắp đúng thứ tự các số. Viết chính xác phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.

 - HS có hứng thú học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ (BT1); máy tính, màn hình chiếu(BT3a)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS làm bảng con, bảng lớp: 4 + 1 + 5 = 10 - 1 + 0 =

 10 - 1 + 1 = 7 + 2 + 1 =

- Vài HS đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10. HS nhận xét.

- GV nhận xét.

 

doc38 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 17 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Em thực hành ngữ âm
Em vẽ và đưa tiếng quý, quang vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích.
- T hướng dẫn H vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, phân tích.
- H làm bài vào vở, 2H lên bảng làm bài. T, H nhận xét, chữa bài. 
- H đọc trơn và phân tích lại mô hình vừa vẽ.
Nghỉ giải lao
	Việc 3: Em thực hành chính tả.
1. Em tìm và viết các tiếng trong bài đọc trên: ...........
- T đọc yêu cầu, hướng dẫn H cách làm bài.
- H làm vở BT, T nhận xét, chữa bài, đánh giá. H đọc lại các tiếng vừa tìm được.
2. Điền vào chỗ trống cho đúng: a.( ng hoặc ngh): ............. b.( c hoặc k, q): .............
- T đọc yêu cầu, hướng dẫn H cách làm bài. H nhắc lại luật chính tả.
- H làm vở BT, T nhận xét, chữa bài, đánh giá. 
	Đáp án: Bắp ngô, nghé ọ, ý nghĩ, nghỉ hè, ngái ngủ, cá rô, kênh rạch, quỵ lụy.
- H đọc lại các tiếng vừa tìm được.
Củng cố, dặn dò: T củng cố nội dung bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương H.
Tiết 2: Toán (ôn)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC
	- Củng cố các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10.và kĩ năng giải toán, củng cố về số lượng trong phạm vi 10, đếm trong phạm vi 10, thứ tự các số từ 0- 10.
	- Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ 
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ: Đọc bảng trừ trong phạm vi 10. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
	Bài 1: Viết các số từ 0 đến 10
- HS nêu y/c, làm bài, chữa bài. HS viết xong đọc các số từ 0-10 và từ 10-0.
- Củng cố cách viết số theo thứ tự nào, số nào bé nhất, số nào lớn nhất,...
	Bài 2: Tính
	9 - 1 = 7 + 1 = 5 - 4 = 
	10 - 4 = 6 + 2 = 9 + 0 =
	7 10 6 9 8
	2 0 4 1 2
- HS nêu y/c rồi làm bài bảng con, chữa bài.
- Củng cố cách tính nhẩm và đặt tính.
	Bài 3: Tính.
 4 + 5 - 6 = 3 - 2 + 9 = 10 - 9 + 0 =
 2 + 1 + 6 = 6 - 4 + 7 = 8 + 0 + 2 =
- HS nêu y/c, cách thực hiện, làm bài, chữa bài.
- HS nêu 2 bước thực hiện. Củng cố cách tính nhẩm với hai dấu phép tính
Nghỉ giải lao
	Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
a/ Có : 3 bạn b/ Có : 10 cái kẹo
 Thêm : 7 bạn Ăn : 3 cái kẹo.
 Có tất cả :....bạn? Còn :.....cái kẹo?
- HS đọc tóm tắt, nêu bài toán, viết phép tính vào bảng con.
- 2 HS viết bảng lớp. HS, GV nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cách nêu bài toán, viết phép tính thích hợp
3. Củng cố, dặn dò: - GV củng cố nội dung bài.
	 - Nhận xét giờ học, tuyên dương, nhắc nhở HS.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ
TRÒ CHƠI DÂN GIAN: DỪNG
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- HS biết tên trò chơi Dừng, biết cách chơi, tham gia trò chơi một cách chủ động.
	- Rèn cho HS khả năng nhanh trí, nhanh tay, nhanh mắt.
	- HS tham gia chơi vui vẻ, thực hiện chơi hằng ngày.
II. PHƯƠNG TIỆN, ĐỊA ĐIỂM: Vệ sinh sân chơi sạch sẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS cách chơi trò chơi Dừng
- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm 5. Mỗi nhóm tự đặt tên cho từng thành viên theo hoa, quả như cam, quýt, mít, bưởi, đào.
- GV chuẩn bị cho HS: vẽ một vòng tròn, ở giữa viết chữ Dừng, cả nhóm đứng xung quanh vòng tròn. Nếu Đào là người cầm cái đầu tiên thì khi Đào hô tên Cam, tất cả các bạn trong nhóm chạy thật nhanh xa vòng tròn, còn Cam nhảy vào vòng tròn và hô tô Dừng khi đó tất cả dừng lại. Lúc này Cam sẽ đoán từ vòng tròn đến chỗ của Quýt (hoặc Mít, hoặc Bưởi) là bao nhiêu bước chân và bước đến chỗ Quýt, nếu đúng thì Cam là người cầm cái tiếp theo. Cả nhóm trở về vòng tiếp tục chơi. Nếu sai thì Cam là người phải nhảy vào vòng tròn của lần chơi sau và đoán bước chân tiếp khi nào đúng thì thôi.
* Hoạt động 2: Học sinh tham gia chơi trò chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi thử vài lần theo hướng dẫn của GV.
- Y/c các nhóm chọn địa điểm chơi.
- Các nhóm tự tổ chức chơi.GV quan sát, giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Tập trung HS theo tổ, củng cố nội dung tiết học.
- Nhận xét, nhắc nhở HS.
Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2017
Buổi 1 - Tiết 1: Tiếng Anh
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1
Tiết 3 + 4: Tiếng Việt
BÀI 4: NGUYÊN ÂM ĐÔI. MẪU 5 - IÊ. VẦN /IÊN/, /IÊT/
Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 2 ( trang 120 - 124)
Tiết 3: Toán
T68: ĐIỂM, ĐOẠN THẲNG
I / MỤC TIÊU:
	- HS nhận biết được điểm, đoạn thẳng. Biết kẻ đoạn thẳng qua hai điểm; biết đọc tên các điểm, đoạn thẳng.
	- Học sinh kẻ đúng, chính xác.
	- Giáo dục học sinh tự giác học tập. 
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng Toán. 
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 / Bài cũ:
	- 3HS lên bảng, lớp nêu cách làm và nhẩm miệng.
	 10 - 6 + 4 =	8 - 7 + 3 =	2 - 2 + 8 = 	
	- HS, giáo viên nhận xét, sửa sai.
2/ Bài mới: a- Giới thiệu bài: trực tiếp.
	b- Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Giới thiệu điểm, đoạn thẳng
	- GV ghi điểm A, B, kẻ đoạn thẳng như SGK, rồi gọi học sinh đọc.
	- GV hướng dẫn vẽ điểm, kẻ đoạn thẳng, HS kẻ trên bảng con theo 3 bước:
	+ Bước 1: Lấy 2 điểm và đặt tên cho 2 điểm( chẳng hạn 2 điểm A, B)
	+ Bước 2: Đặt thước mét qua điểm A và B dùng tay trái giữ thước tay phải vẽ từ A đến B.
	+ Bước 3 : Nhấc thước và bút ra, trên mặt giấy có đoạn thẳng AB.
 	- GV nhận xét, sửa sai.
 Nghỉ giải lao 
* Hoạt động 2: Thực hành
	Bài 1: Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng: 
- HS nêu yêu cầu. GV vẽ lên bảng, HS đọc tên điểm, đoạn thẳng.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai. Củng cố: Mỗi đoạn thẳng cần có mấy điểm? Có 2 điểm ta vẽ được mấy đoạn thẳng? 
	Bài 2: Dùng thước thẳng và bút để nối: 
- GV vẽ lên bảng. HS nêu yêu cầu.
- HS tự nối trên phiếu học tập, 1HS lên bảng làm. GV nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cách kẻ đoạn thẳng: Mỗi đoạn thẳng cần có mấy điểm? Khi kẻ các đoạn thẳng phải kẻ từ đâu sang đâu? (phải kẻ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới).
	Bài 3: Mỗi hình vẽ dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng:
- GV đưa bảng phụ, HS nêu yêu cầu.
- HS tự đếm, điền vào chỗ chấm trên phiếu học tập, GV đánh giá, chữa bài. Củng cố cách xác định đoạn thẳng. Mấy điểm tạo thành một đoạn thẳng?.
3/ Củng cố, dặn dò: Giáo viên củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 29 tháng 12 năm 2017
Buổi 2 - Tiết 1: Đạo đức 
TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (TT)
I / MỤC TIÊU:
- Nêu được các biểu hiện của giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp. Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
- Thực hiện giữ trật tự khi ra vào lớp, khi nghe giảng. nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- HS có ý thức giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, màn hình chiếu. 
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ: Cần phải làm gì khi xếp hàng ra, vào lớp ? HS trả lời, GV nhận xét.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp.
 b. Các hoạt động:
	Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận.
- GV cho HS quan sát tranh và thảo luận: Các bạn trong tranh ngồi học như thế nào?
- HS trình bày trước lớp. GV kÕt luËn: HS cần trật tự khi nghe giảng,không đùa nghịch nói chuyện riêng , giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.
Nghỉ giải lao
	Hoạt động 2: Tô màu tranh bài tập 4
- HS tô màu vào quần áo các bạn giữ trật tự trong giờ học. 
- Thảo luận: Vì sao em lại tô màu vào quần áo các bạn đó? Chúng ta có nên học tập bạn đó không? Vì sao?
- GV kÕt luËn: Chúng ta nên học tập các bạn giữ trật tự trong trường học.
	Hoạt động 3: Học sinh làm bài tập 5
- GV nêu yêu cầu, lớp thảo luận: + Việc làm của hai bạn đó đúng hay sai? Vì sao? 
	 + Mất trật tự trong lớp có hại gì?
- Giáo viên kết luận: Hai bạn đã giành nhau quyển truyện gây mất trật tự trong giờ học. Làm mất trật tự trong giờ học: Bản thân không nghe giảng bài, không hiểu bài. Làm mất thời gian cô giáo, làm ảnh hưởng đến người khác.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán
T69: ĐO ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
I / MỤC TIÊU TIẾT HỌC:	
	- Giúp HS có biểu tượng về dài hơn, ngắn hơn; có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng; biết cách so sánh độ dài đoạn thẳng bằng trực tiếp hoặc gián tiếp.
	- Học sinh so sánh đúng, chính xác.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/Bài cũ: - Học sinh lên bảng vẽ điểm và đoạn thẳng	
	 - Giáo viên nhận xét, sửa sai.
2/ Bài mới: a- Giới thiệu bài: trực tiếp.
	b- Các hoạt động:
	Hoạt động 1: Dạy biểu tượng dài hơn, ngắn hơn và so sánh trực tiếp độ dài hai đoạn thẳng.
- GV giơ 2 chiếc thước dài, ngắn khác nhau và hỏi: Làm thế nào để biết cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn?
- GV: Chập 2 chiếc thước sao cho chúng có một đầu bằng nhau, rồi nhìn vào đầu kia thì biết chiếc nào dài hơn.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng so sánh 2 que tính màu sắc và độ dài khác nhau.
- Yêu cầu HS quan sát trong SGK và so sánh được độ dài của 2 cái thước; độ dài 2 đoạn thẳng AB và CD.
	+ Thước trên dài hơn thước dưới. Thước dưới ngắn hơn thước trên.
	+ Độ dài đoạn thẳng AB ngắn hơn độ dài đoạn thẳng CD. Độ dài đoạn thẳng CD dài hơn độ dài đoạn thẳng AB.
- HS so sánh được một số độ dài đoạn thẳng GV cho thêm.
- HS quan sát hình vẽ 1 SGK và so sánh
- GV có thể vẽ thêm một số đoạn thẳng cho HS so sánh.
- GV hướng dẫn so sánh từng cặp 2 đoạn thẳng của bài tập 1
- GV khảng định: mỗi đoạn thẳng có 1 độ dài nhất định.
	Hoạt động 2: So sánh gián tiếp độ dài hai đoạn thẳng qua độ dài trung gian
- HS quan sát đoạn thẳng trong SGK và cho biết đoạn thẳng đó dài mấy gang tay?
- Cho HS so sánh độ dài đoạn thẳng đó với 1 gang tay.
- Tương tự như vậy có thể cho HS so sánh độ dài đoạn thẳng với số ô vuông.
	+ Độ dài đoạn thẳng trên ngắn hơn độ dài đoạn thẳng dưới.
	+ Độ dài đoạn thẳng dưới dài hơn độ dài đoạn thẳng trên.
* HS giải thích: Vì độ dài đoạn thẳng trên dài 1 ô vuông; độ dài đoạn thẳng dưới dài 3 ô vuông.
- GV chốt lại: Như vậy có thể so sánh độ dài đoạn thẳng cới gang tay, với số ô vuông.
Nghỉ giải lao
	Hoạt động 3: Thực hành
- Bài 2: Ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng(theo mẫu):
+ GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS đếm số ô vuông rồi ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng. HS lên bảng chữa bài.
+ Củng cố: GV chỉ vào từng đoạn thẳng và hỏi:
- Dựa vào đâu mà em viết được số 7 ( 5, 4, 3)? Đoạn thẳng nào dài nhất? Đoạn thẳng nào ngắn nhất?.
- Bài 3: GV nêu yêu cầu, HS tự so sánh các đoạn thẳng và tô màu vào băng giấy ngắn nhất, GV chữa bài.
3 / Củng cố, dặn dò:
	- Giáo viên củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học.
	- Tuyên dương, nhắc nhở HS.
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội
 GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH ĐẸP
I/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
- Giúp HS biết được, thế nào là lớp học sạch, đẹp. Biết giữ gìn lớp học sạch, đẹp. Học sinh nêu được những việc em cần làm để giữ lớp học sạch, đẹp.
- HS có kĩ năng quét lớp, lau bàn ghế, bảng lớp hằng ngày. GD Kĩ năng làm chủ bản thân; KN ra quyết định; phát triển kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện công việc.
	- Giáo dục học sinh luôn giữ lớp sạch, đẹp. GDMT: biết sự cần thiết phải giữ gìn môi trường lớp học sạch đẹp. Có ý thức giữ lớp sạch, đẹp không vứt rác, vẽ bậy bừa bãi. GD môi trường thân thiện trong lớp học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	- Giáo viên có tranh sách giáo khoa
	- Học sinh có chổi, khẩu trang, khau hót, khăn lau, xô nước, màu vẽ, tranh ảnh, bài vẽ, bài viết đẹp, ...
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:. Hãy kể tên những hoạt động trong và ngoài lớp học
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Cả lớp hát bài Bé quét nhà- Tác giả: Hà Đức Hậu
	 b. Các hoạt động:
	Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- HS quan sát tranh SGK, thảo luận theo cặp với câu hỏi sau:
	Mỗi tranh các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?
- GV đưa tranh phóng to lên bảng. HS trả lời trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV đưa 2 tranh ngoài bài, HS quan sát, nhận xét nội dung tranh. HS trả lời, GVKL.
- GV đưa cả 8 tranh hỏi: Để giữ lớp học sạch, đẹp, em cần làm gì?
	(HS nhìn toàn tranh trả lời, nếu lúng túng GV chỉ tranh gợi ý)
- Kết luận: Để lớp học sạch, đẹp mỗi HS phải luôn có ý thức giữ trường, lớp học sạch, đẹp và tham gia những hoạt động làm cho lớp học của mình sạch, đẹp.
	Hoạt động 2: Liên hệ
- GV: Các em hãy quan sát xem lớp mình có sạch, đẹp không ? (Bàn ghế, cặp sách, mũ, nón, ..) 
	 Em đã làm gì để lớp học sạch, đẹp? 
	 Nếu em thấy bạn vứt rác ra sân trường, lớp học thì em làm gì?
	 Giữ gìn lớp học sạch, đẹp có lợi gì? Nếu để lớp học bẩn sẽ như thế nào?
- Kết luận: GV khen ngợi HS đã biết giữ gìn vệ sinh lớp học, nhắc nhở HS không nên để lớp học mất vệ sinh.
Nghỉ giải lao
	Hoạt động 3: Thực hành
- Giáo viên đưa lần lượt từng dụng cụ và nêu câu hỏi, HS trả lời: Dụng cụ này được dùng vào việc gì? Cách sử dụng như thế nào? 
- Thực hành: GV nêu yêu cầu, giao nhiệm vụ cho từng tổ:
	Tổ 1: Nhặt rác xung quanh lớp học và trong lớp học.
	Tổ 2: Các em kê lại bàn ghế, sắp xếp lại cặp, mũ, đồ dùng cho ngay ngắn.
	Tổ 3: Các em hãy dùng những bài vẽ, bài viết đẹp, sản phẩm thủ công mà các em đã làm được và trang trí một góc học tập cho đẹp.
	+ HS thực hành làm, GV quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở.
	+ Hết thời gian, GV cho HS rửa sạch tay, chân, cất đồ dùng đúng nơi quy định. 
- Đánh giá, nhận xét. GV: Các em thấy lớp học bây giờ thế nào?
	+ Các tổ nhận xét 
	+ GV nhận xét, tuyên dương 
- Kết luận: Để giữ lớp học sạch đẹp, các con cần phải thường xuyên lau chùi, bàn học của mình thật sạch, xếp bàn ghế, đồ dùng ngay ngắn, gọn gàng. Phải biết sử dụng dụng cụ hợp lí, có như vậy mới đảm bảo an toàn và vệ sinh. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Hôm nay các em học bài gì? Giữ gìn lớp học sạch, đẹp có lợi gì? Em đã làm gì để giữ gìn lớp học sạch, đẹp?
- GV kết bài: Lớp học sạch, đẹp sẽ giúp các em khoẻ mạnh và học tập tốt hơn. Vì vậy em phải luôn có ý thức giữ cho trường, lớp sạch, đẹp.
Tiết 4: Thủ công 
GẤP CÁI QUẠT (T2)
I. MỤC TIÊU:	
- Củng cố cho HS cách gấp cái quạt bằng giấy.
- HS thực hành gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Các nếp gấp có thể chưa đều, chưa thẳng theo đường kẻ. HS khéo tay: gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy; đường dán nối quạt tương đối chắc chắn; các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng.
- GD ý thức tự lao động, phục vụ, khéo tay hay làm, óc thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh quy trình, giấy màu, bút chì, thước kẻ, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-GV nhận xét.
2. Bài mới:	a. Giới thiệu bài: trực tiếp. 
	b. Các hoạt động 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn gấp
- Giáo viên đưa mẫu, học sinh quan sát. Học sinh nhắc lại cách gấp. 
- Giáo viên củng cố lại cách gấp.
Nghỉ giải lao
	Hoạt động 2. Hướng dẫn HS thực hành.
- GV cho HS thực hành theo 3 bước đúng theo qui trình.
- GV nhắc lại các bước:
* Bước 1: Gấp đôi hình để lấy dấu giữa và gấp các nếp cách đều.
* Bước 2: Gấp đôi hình để lấy dấu giữa và phết hồ dán lên nếp gấp ngoài cùng.
* Bước 3:
- Gấp đôi, dùng tay ép chặt để hai phần đã phết hồ dính sát vào nhau.
- GV theo dâi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
* Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm
- GV lựa những bài đẹp trưng bày trước lớp cho HS cùng quan sát.
3. Củng cố– dặn dò: Nhận xét chung tiết học, khen, nhắc nhở HS.
Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt*
ÔN: VẦN /IÊN/, /IÊT/
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, viết, thực hành ngữ âm
- Củng cố cho HS biết thực hành ngữ âm; điền vần iên hoặc yên, iêt hoặc yêt vào chỗ trống; biết khoanh vào chữ cái trước nhóm có chữ viết sai chính tả.
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 Việc 1: Luyện đọc
- T hướng dẫn cho H đoạn văn, H đọc nhóm cá nhân, cả lớp.
- HS đọc theo 4 mức độ đọc ( T - N - N - T). T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
	Việc 2: Thực hành ngữ âm
1. Đúng viết đ, sai viết s.
- T nêu yêu cầu của đề bài. H làm bài vào vở. H giải thích vì sao điền đúng, sai.
- Củng cố cách thực hành ngữ âm.	
2. Em vẽ và đưa tiếng yết, yên vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích 
- T hướng dẫn H vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, phân tích.
- H làm bài vào vở, H lên bảng làm bài. T, H nhận xét, chữa bài. 
- H đọc trơn và phân tích lại mô hình vừa vẽ.
Nghỉ giải lao
	Hoạt động 3: Em thực hành chính tả.
1. Em điền vần iên hoặc yên, iêt hoặc yêt vào chỗ trống
- T đọc yêu cầu, hướng dẫn H cách làm bài.
- H làm vở, T nhận xét, chữa bài: viễn thị, tiết toán, yên trí, niêm yết, bờ biển, tập viết. - HS đọc lại các từ vừa điền,
2. Em khoanh vào chữ cái trước nhóm có chữ viết sai chính tả.
- T đọc yêu cầu, hướng dẫn H cách làm bài.
- H làm vở BT, T nhận xét, chữa bài (đáp án c). HS giải thích cách làm.
Củng cố, dặn dò: T củng cố nội dung bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương H.
Tiết 2: Toán*
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- Củng cố cho HS cách cộng trừ nhẩm, đọc, viết, so sánh, sắp thứ tự các số trong phạm vi 10. 
	- Học sinh làm tính đúng, chính xác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III/ THỰC HÀNH:
Bài 1 : Viết lại cách đọc các số sau (theo mẫu) 
	3: Ba	2:...........	5:..............	8:............
	1:..........	9:..... .......	4:..............	10:...........
- 1HS đọc và lên bảng viết.
- Học sinh cả lớp làm bảng con. Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài 2 : Cho các số : 9, 6, 2, 5, 10 
	a. Hãy viết theo thứ tự từ bé đến lớn:.............................................
	b. Hãy viết theo thứ tự từ lớn đến bé.:............................................
- 1 HS làm bảng lớp. Học sinh cả lớp tự làm bảng con. Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Nghỉ giải lao
Bài 3 : Viết phép tính thích hợp:
	Có : 5 con thỏ 	Có : 9 bút chì
	Thêm : 2 con thỏ 	Bớt : 4 bút chì
	Có tất cả : .... con thỏ? 	Còn : ....bút chì?
- HS nêu bài toán, nêu miệng phép tính
- HS lên bảng điền phép tính. Học sinh cả lớp tự làm vở, giáo viên chữa bài. 
- Củng cố nêu bài toán có lời văn, viết phép tính thích hợp với tranh.
	 5 + 2 = 7	 	 9 - 4 = 5	
Bài 4: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm: 
	5 ... 3 + 3	10 - 5 ... 3 + 1
	6 ... 9 - 2	10 - 2 ... 4 + 4
	9 ... 2 + 2	10 - 8 ... 10 – 7
- HS nêu cách làm mẫu mỗi cột 1 phép tính. HS cả lớp làm vở.
- GV gọi 1HS lên chữa cột 1, 1HS lên chữa cột 2. Giáo viên đánh giá, chữa bài
* Củng cố, dặn dò: Giáo viên củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. 
Tiết 4 Sinh hoạt tập thể 
 SINH HOẠT LỚP 
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
- Đánh giá chung ưu, nhược điểm các mặt hoạt động trong tuần..
- Tuyên dương nhắc nhở HS.
- Sinh hoạt văn nghệ theo chủ điểm Uống nước nhớ nguồn.
- Phương hướng, biện pháp
II. NỘI DUNG:
* Hoạt động 1: Sinh hoạt Văn nghệ
	- Giáo viên cho học sinh múa, hát tập thể, cá nhân, song ca, đơn ca,.. theo chủ điểm " Uống nước nhớ nguồn", hát về anh bộ đội Cụ Hồ, GV kể chuyện những anh hùng nhỏ tuổi như: Vừ A Dính, Kim Đồng, Trần Quốc Toản, ..
* Hoạt động 2: Kiểm điểm trong tuần
	- GV hướng dẫn các tổ trưởng phản ánh tình hình của tổ mình.
	- GV hướng dẫn lớp trưởng nhận xét chung.
	- Cả lớp thảo luận, ý kiến
- GV nhận xét chung:
	+ Nề nếp truy bài đầu giờ, ý thức đạo đức, Đồ dùng học tập, đi học, vệ sinh cá nhân, trường lớp, thể dục giữa giờ,....
	+ Kết quả học tập trong tuần
	+ Các hoạt động khác .
- Tuyên dương: .........................................................................................
- Nhắc nhở riêng:...................................................................................
* Hoạt động 3: Phương hướng tuần tới 
- Dặn phương hướng tuần sau: tiếp tục sinh hoạt về chủ đề Uống nước nhớ nguồn. 
- Tiếp tục thi đua học tập tốt; rèn đọc và chữ viết trong các tiết buổi 2. 
- Tiếp tục duy trì mọi nề nếp như : Đi học đúng giờ, truy bài nghiêm túc, giữ vệ sinh chung và riêng, đồng phục đúng.
- Tiếp tục duy trì các hoạt chung như thể dục giữa giờ, chào cờ đầu tuần.
Tiết 4: LUYỆN VIẾT
LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS viết đúng chính tả một số câu, tiếng, từ chứa các vần oay, uây, iên, iêt.
- HS nghe viết đúng, đẹp câu hoặc đoạn văn.
- Giáo dục tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS có bảng con, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Việc 1: Viết bảng con
- T yêu câu H viết bảng con các vần, tiếng, từ có vần thuộc các kiểu: 
 + oay, uây, iên, iêt, hí hoáy, ngoe nguẩy, .
+ Cô giáo dặn bé, ai viết ngoáy chữ đều rất xấu, làm bài cẩn thận để thi đạt điểm cao, bố mẹ hài lòng.
- T quan sát, nhận xét, sửa sai cho H.
Nghỉ giải lao
Việc 2: Viết chính tả
- T viết câu lên bảng, gọi H đọc nối tiếp. 
	Cô giáo dặn bé, ai viết ngoáy chữ đều rất xấu, làm bài cẩn thận để thi đạt điểm cao, bố mẹ hài lòng.
- T xoá câu, đọc cho H viết vở câu. 
- H thực hành nghe viết vào vở. T quan sát, nhận xét, nhắc 

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_17_nam_hoc_2017_20.doc