Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 13 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh

I. MỤC TIÊU:

- HS thuộc bảng cộng trong phạm vi 7; biết cách làm tính cộng trong phạm vi 7. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.

- Học sinh tính đúng, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các mô hình: tam giác, hình vuông, hình tròn, que tính ( số l¬ượng là 7 ).

- Bộ đồ dùng học toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- 3HS lên bảng làm bài: 4 + 2 = ; ? + 1 = 6 ; ? + ? = 6

- Dư¬¬ới lớp trả lời câu hỏi : 2 cộng 4 bằng mấy? 1 cộng 5 bằng mấy?

GV nhận xét và đánh giá.

2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Vào bài gián tiếp.

 b. Các hoạt động:

 

doc40 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 13 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u học tập. 
- Giáo viên nhận xét, chữa bài. Củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. ( chú ý: với 3 số ta lập được 4 phép tímh đúng)
Nghỉ giải lao
* Bài 3: Số? - GV nêu yêu cầu, chuyển bài toán thành trò chơi đoán số sau hoa.
	- HS lần lượt đoán kết quả là số sau bông hoa, GV chữa bài. 
	- Củng cố bảng cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 7.
* Bài 4: >, <, =? - GV nêu yêu cầu, HS tự làm vở.
- GV nhận xét, chữa bài. Củng cố cộng trừ nhẩm, so sánh hai số, điền dấu.
3/Củng cố, dặn dò: GV củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học, khen HS.
Tiết 4: Hoạt động giáo dục ngoài giờ 
TRÒ CHƠI DÂN GIAN: ĐỐ QUẢ THEO THƠ
I. MỤC TIÊU: 
- Thuộc thơ, rèn luyện tư duy hình tượng.
- HS được hoạt động thư giãn, vui vẻ.
II. CÁCH CHƠI:
- GV nêu tên trò chơi: Đố quả theo thơ. Hướng dẫn HS học thuộc các vần điệu của bài thơ.
1. Quả gì cong cong Xếp thành một nải Nải xếp thành buồng Tươi đẹp vườn nhà
 Khi chín vàng thơm 
4. Quả gì nhiều mắt
Lá sắc có gai
Thơm khắp đó đây
Khi mùa quả chín..... 
2. Quả gì nho nhỏ
 Chín đỏ như hoa
 Mà cay xè lưỡi.
 Ăn ngon , ngon lắm.
5. Quả gì mà ở trên cao
 Không phải giếng đào 
 Mà có nước trong.
3. Quả gì năm múi Cắt thành hình sao Nếm thử tí nào 
 Chua chua như dấm. 
	- GV tổ chức cho một nhóm HS chơi thử
	- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
	- Tổ chức cho HS chơi theo đơn vị tổ (tính điểm)
	- Tổ chức cho HS chơi cả lớp 2 lần.
	+ Lần 1: GV làm quản trò
	+ Lần 2: Lớp trưởng làm quản trò.
	- GV nhận xét, khen ngợi nhóm chơi tốt.
III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV củng cố nội dung bài. Nhận xét giờ học, khen HS
Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt (ôn)
ÔN: VẦN /ÂM/, /ÂP/ - /ANG/, /AC/
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Củng cố cho HS cách đọc, viết các vần, các tiếng, từ và câu chứa vần chỉ có vần âm, âp, ang, ac
- HS đọc, viết đúng các vần các tiếng từ câu chứa vần âm, âp, ang, ac
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ôn vần /âm/, /âp/
Việc 1: Đọc
- H lấy vở bài tập thực hành Tiếng Việt mở trang 24 (tập 2)
- T hướng dẫn đọc đoạn văn. H luyện đọc theo cá nhân, tổ, lớp.
Việc 2: Thực hành ngữ âm
Em vẽ và đưa tiếng hầm, gấp vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích.
- H thực hành vẽ và đưa tiếng vào mô hình, đọc phân tích.
- T quan sát, sửa sai. 
Việc 3: Em thực hành chính tả
Em viết vào trong bảng (theo mẫu): 
H thực hành. T lưu ý H những ô gạch chéo không điền, quan sát, sửa sai.
Em tìm và viết các tiếng chứa vần âm, âp có trong bài đọc trên. 
- H đọc lại đoạn văn tìm và viết 
	Đáp án đúng: lâm, rầm, rập, chầm, chậm, vấp.
- T quan sát, kiểm tra từng H, nhắc nhở các em viết cho đúng, đẹp.
Nghỉ giải lao
	2. Ôn vần /ang/ , /ac/
Việc 1: Đọc
- H lấy vở bài tập thực hành Tiếng Việt mở trang 25 (tập 2)
- T hướng dẫn đọc đoạn văn. H luyện đọc theo cá nhân, tổ, lớp.
Việc 2: Thực hành ngữ âm
Em vẽ và đưa tiếng vàng, nhạc vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích.
- H thực hành vẽ và đưa tiếng vào mô hình, đọc phân tích.
- T quan sát, sửa sai. 
Việc 3: Em thực hành chính tả
Em viết vào trong bảng (theo mẫu): 
H thực hành. T lưu ý H những ô gạch chéo không điền, quan sát, sửa sai.
Em tìm và viết các tiếng chứa vần ang, ac có trong bài đọc trên. 
- H đọc lại đoạn văn tìm và viết 
	Đáp án đúng: trang, bác, lạc.
- T quan sát, kiểm tra từng H, nhắc nhở các em viết cho đúng, đẹp.
* Củng cố, dặn dò: GV củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. 
Tiết 2 Toán (ôn)
 ÔN: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 7
I/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
- HS được củng cố phép trừ trong phạm vi 7, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 
- HS tính toán thành thạo. Làm tốt các dạng bài toán.
- HS có ý thức chăm học toán.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mô hình BT 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS làm bảng con: 7 - = 5 0 = - 7
 + 3 = 7 4 =  - 3
- Vài HS đọc bảng trừ trong phạm vi 7.
- Một số trừ đi 0 kết quả thế nào? Nêu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- GV, HS nhận xét.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi bài.
	b. Nội dung : 
* Củng cố về phép trừ trong phạm vi 7: 
- HS nêu lại phép trừ trong phạm vi 7. 
- GV hỏi để củng cố lại: 7 trừ 1 bằng mấy? 7 trừ 6 bằng mấy
* Hướng dẫn HS làm BT:	
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
 7 6  7 7 
 - - - - - -
  1 0  7 1 
 4  7 3  5 
- HS nêu yêu cầu, cách làm. Lớp làm bảng con theo tổ.
- Nhận xét, chữa bài. Củng cố đặt và thực hiện trừ trong phạm vi 7 theo cột dọc.
Bài 2: Tính: 
 7 – 2 - 0 = 7 – 0 - 2 =
 7 - 0 – 1 = 7 – 3 – 0 =
- GV nêu yêu cầu. HS nêu cách làm: tính lần lượt từ trái sang phải rồi viết kết quả cuối cùng vào sau dấu bằng.
- Lớp làm vở. 2 HS lên chữa bài. GV nhận xét, chữa bài.
Nghỉ giải lao
Bài 3: Điền dấu (>,<,=) vào chỗ chấm.
4 - 3 5 - 2	6 - 1  6- 3	 7 – 4 6 – 2 
6 - 2 7 – 3	7 – 1 2 - 1 7 – 6 5 - 5
- HS nêu yêu cầu, nêu cách làm. Lớp làm vở. Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp: 
a. GV đưa mô hình có 3 cái nấm, hái thêm 4 cái nấm. 
b. HS quan sát tranh có 7 con gà, 2 con gà chạy đi. 
- HS quan sát mô hình, nêu BT rồi viết phép tính tương ứng.
- Khuyến khích học sinh nêu bài toán và phép tính khác. 
3. Củng cố dặn dò: 
- HS đọc lại phép trừ trong phạm vi 7.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS ôn bảng trừ trong phạm vi 7, nắm chắc cách làm phép trừ có số 0.
Tiết 3: Hoạt động giáo dục ngoài giờ 
ÔN: TRÒ CHƠI DÂN GIAN ĐỐ QUẢ THEO THƠ
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố cho HS cách chơi trò chơi Đố quả theo thơ. 
- HS được hoạt động thư giãn, vui vẻ; tham gia chơi tích cực, nhiệt tình.
II. CÁCH CHƠI:
- GV nêu yêu cầu mục đích tiết học. 
- 1HS nhắc lại cách chơi, luật chơi. GV gọi nối tiếp 5 em đọc lại các lời thơ.
1. Quả gì cong cong Xếp thành một nải Nải xếp thành buồng Tươi đẹp vườn nhà
 Khi chín vàng thơm 
4. Quả gì nhiều mắt
Lá sắc có gai
Thơm khắp đó đây
Khi mùa quả chín..... 
2. Quả gì nho nhỏ
 Chín đỏ như hoa
 Mà cay xè lưỡi.
 Ăn ngon , ngon lắm.
5. Quả gì mà ở trên cao
 Không phải giếng đào 
 Mà có nước trong.
3. Quả gì năm múi Cắt thành hình sao Nếm thử tí nào 
 Chua chua như dấm. 
	- GV tổ chức cho HS thi đua chơi.
	- GV nhận xét, khen ngợi nhóm chơi tốt.
III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV củng cố nội dung bài. Nhận xét giờ học, khen HS
Thứ sáu ngày 2tháng 12 năm 2017
Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt* 	
ÔN: VẦN /ĂNG/, /ĂC/, /ÂNG/, /ÂC/
I/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
- Củng cố cho HS cách đọc, viết các vần, các tiếng, từ và câu chứa vần chỉ có vần ăng, ăc; âng, âc
- HS đọc, viết đúng các vần các tiếng từ câu chứa vần ăng, ăc; âng, âc 
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ôn vần /ăng/, /ăc/
Việc 1: Đọc
- H lấy vở bài tập thực hành Tiếng Việt mở trang 26 (tập 2)
- T hướng dẫn đọc đoạn văn. H luyện đọc theo cá nhân, tổ, lớp.
Việc 2: Thực hành ngữ âm
Em vẽ và đưa tiếng trắng, mặc vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích.
- H thực hành vẽ và đưa tiếng vào mô hình, đọc phân tích.
- T quan sát, sửa sai. 
Việc 3: Em thực hành chính tả
a. Em viết vào trong bảng (theo mẫu): 
H thực hành. T lưu ý H những ô gạch chéo không điền, quan sát, sửa sai.
b. Em tìm và viết các tiếng chứa vần ăng, ăc có trong bài đọc trên. 
- H đọc lại đoạn văn tìm và viết 
	Đáp án đúng: bằng, lăng, trăng, vằng, vặc, hằng, nằng, nặc.
- T quan sát, kiểm tra từng H, nhắc nhở các em viết cho đúng, đẹp.
Nghỉ giải lao
	2. Ôn vần /âng/, /âc/
Việc 1: Đọc
- H lấy vở bài tập thực hành Tiếng Việt mở trang 27 (tập 2)
- T hướng dẫn đọc đoạn văn. H luyện đọc theo cá nhân, tổ, lớp.
Việc 2: Thực hành ngữ âm
Em vẽ và đưa tiếng tầng, bậc vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích.
- H thực hành vẽ và đưa tiếng vào mô hình, đọc phân tích.
- T quan sát, sửa sai. 
Việc 3: Em thực hành chính tả
a. Em viết vào trong bảng (theo mẫu): 
- H thực hành. T lưu ý H những ô gạch chéo không điền, quan sát, sửa sai.
- H đọc và phân tích các tiếng vừa viết: dâng, dầng, dấng, dẩng, dẫng, dậng,...
b. Em tìm và viết các tiếng chứa vần âng, âc có trong bài đọc trên. 
- H đọc lại đoạn văn tìm và viết 
	Đáp án đúng: bậc, dâng.
- T quan sát, kiểm tra từng H, nhắc nhở các em viết cho đúng, đẹp.
* Củng cố, dặn dò: GV củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. 
Tiết 2: Toán*
LUYỆN TẬP: CỘNG, TRỪ TRONG PHẠM VI 7, 8
I. MỤC TIÊU:	
 - Củng cố cho học sinh cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 7 và phép cộng trong phạm vi 8.
	- Học sinh làm tính đúng, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	Hoạt động 1: Ôn tập kiểm tra kiến thức, phân loại HS.
- Yêu cầu HS tự hỏi - đáp các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 7, 8.
- Yêu cầu HS làm :
	3 + 4 = 7 - 3 = 5 + 3 = 
	2 + 5 = 1 + 7 = 7 - 1 =
* GV theo dõi, nhận xét, phân loại đối tượng HS.
- Cho HS làm. GV + HS nhận xét.
* Chốt lại bảng cộng, trừ trong phạm vi 7, 8.
	Hoạt động 2: Hoàn thành VBT.
- GV giao bài cho HS, giúp đỡ HS hoàn thành.
* Chốt: Các phép cộng, trừ trong phạm vi 7, 8.
Nghỉ giải lao
	Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1: Tính:
5 + 2= 2 + 3 = 4 + 4 =	6 + 1 = 1 + 5 = 7 - 6 =
4 + 1 = 7 - 1 = 5 + 2 =	4 - 1 = 7 - 4 = 7 - 3 =
3 + 2 + 3 = 6 + 0 + 2 = 2 + 3 + 2 = 
4 - 1 - 1 =	7 - 1 - 4 = 7 + 0 - 5 =
- HS nối tiếp làm miệng. 
* Chốt: Các phép tính trong phạm vi 7. Củng cố cách thực hiện dãy tính.
Bài 2: a/ Điền dấu:
	5 + 1 ... 5 + 2 4 + 3 ... 5 + 2
	2 + 6 ... 4 + 4 7 - 3 ... 1 + 4	
 	7 - 2 ... 2 + 4 6 - 3 + 2 ... 6
b/ Điền dấu + hay dấu - vào chỗ chấm sao cho thích hợp:
6 .. 2 = 8 	5 .. 1 = 4 	7 .. 1 = 8	7 .. 1 = 6 
7 .. 3 = 4	5 .. 4 = 1 	4 .. 2 = 6	8 .. 5 = 3
- GV cho HS làm bài vào vở. HS làm bảng, chữa bài.
- Củng cố cộng, trừ nhẩm, so sánh và điền dấu, các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 7, 8.
Bài 3: Điền số tích hợp vào ô trống:
	2 + = 7 5 + = 7
	4 + = 6 7 - = 4
 	 + = 7 	2 + 3 = 7 - 
- Gọi 1 HS nêu cách làm. Cho HS lần lượt làm bảng. GV + HS nhận xét.
* Củng cố các phép cộng, trừ đã học.
Bài 4: Nam có 7 viên bi. Nam cho Hải 3 viên, cho Hà 2 viên. Hỏi Nam còn mấy viên bi?
- GV cho HS phân tích bài toán. Nêu phép tính, nhận xét.
* Chốt: Vận dụng các phép toán trừ trong phạm vi 7 vào giải quyết những tình huống thực tế.
* Củng cố:
- Yc HS nhắc lại nội dung ôn tập.
- GV nhận xét, nhắc nhở, tuyên dương và khen HS.
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU.
- Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần 13.
- HS biết được các hoạt động tuần 14.
- Có ý thức phát huy các nề nếp tốt và khắc phục một số tồn tại.
II. NỘI DUNG:
* Hoạt động 1: Vui Văn nghệ
	- Giáo viên cho học sinh hát tập thể
	- Học sinh hát, múa theo nhóm, cá nhân.
* Hoạt động 2: Kiểm điểm trong tuần
	- Tổ trưởng phản ánh tình hình của tổ mình.
	- Lớp trưởng nhận xét chung.
* Hoạt động 3: Giáo viên nhận xét :
- Ưu điểm: + Các em đều ngoan, lễ phép, đoàn kết.
	 + Hầu hết các em đi học đều, đúng giờ, thể dục, múa hát sân trường có ý thức tập tương đối tốt, có tiến bộ. 
	 + Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ.
 + Đa số các em đều có đủ ĐDHT, giữ gìn sách vở sạch sẽ, DD gọn gàng, ngăn nắp.
- Nhược điểm: Các hoạt động nề nếp duy trì đôi lúc còn chưa tốt, giờ truy bài có tiến bộ, các em đã có ý thức tự giác, tự quản trong giờ truy bài . 
- Tuyên dương:....................................................................................................................................................... ......... 
- Nhắc nhở riêng:................................................................................................................................................. ...........
* Hoạt động 4 : Phương hướng tuần 14:
- Sinh hoạt theo chủ đề: Biết ơn thầy giáo cô giáo.
- Tiếp tục duy trì, ổn định mọi nề nếp như : Đi học đúng giờ, truy bài nghiêm túc, giữ vệ sinh chung và riêng, đồng phục đúng quy định. 
- Tiếp tục ổn định các hoạt chung như thể dục giữa giờ, chào cờ đầu tuần.
- Tiếp tục rèn đọc và chữ viết trong các tiết học. 
 * Biện pháp:	
- GVCN kết hợp với các GV khác thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc , kèm cặp những em lười học, tiếp thu bài chậm trong các tiết học, giờ truy bài.
- Động viên một số HS kèm cặp HS chậm trong gìơ truy bài, giờ giải lao.
- Thường xuyên trao đổi với PHHS để cùng kết hợp rèn cặp, đánh giá các em.
Toán*
LUYỆN TẬP PHÉP CỘNG, TRỪ TRONG PHẠM VI 6.
I. MỤC TIÊU
- Củng cố làm tính cộng, trừ trong phạm vi 6. 
- Biết sử dụng các dấu cộng, trừ ,dựa vào các số đã cho viết được các phép tính.
- Làm thành thạo các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 6. Sử dụng đúng dấu +, - và các số làm đúng bài tập.
3. Thái độ:
- Học sinh ham học toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV phấn màu.
- HS: bút, thước kẻ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Lồng trong luyện tập
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: giới thiệu trực tiếp
b. Luyện tập
Bài 1: số?
 6 – 3 – 2 = 4 + 1 + 1 =
 4 + 1- 1 = 5 – 1 + 2 =
+ Nêu cách làm phép tính dạng hai dấu trừ; vừa cộng, vừa trừ.
+ Khuyến khích học sinh nêu các cách làm khác.
- HS làm bài vào bảng con và nhận xét.
* Củng cố dạng bài có hai dấu trong phép tính.
Bài 2: số?
 + 3 = 6  + 2 = 6  + 1 = 6
6 -  = 3 6 -  = 4 6 -  = 5
GV hướng dẫn học sinh dựa vào phép cộng, trừ trong phạm vi 6 làm bài.
- Khuyến khích HS nêu cách làm khác.
- HS làm bài vào vở, chữa bài và nhận xét. 
Bài 3: Viết phép tính cộng, trừ với ba số 2, 4, 6
- GV hướng dẫn HS dựa vào ba số đã cho để lập hai phép tính cộng, hai phép tính trừ đúng.
- HS tự làm bài vào bảng con, bảng lớp.
- Chữa bài và nhận xét.
Bài 4: 
Cho các số: 0, 1, 2, 3, 4, 5 , 6.
a. Tìm hai số cộng lại bằng 6.
b. Tìm ba số khác nhau cộng lại bằng 6.
- GV hướng dẫn học sinh dựa vào bảng cộng trong phạm vi 6 để tìm số.(Dựa vào dãy số từ 0 đến 6).
- HS làm bài vào vở. GV thu bài chấm , nhận xét và đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV gọi học sinh đọc lại bảng cộng, trừ trong phạm vi 6.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Luyện tập phép cộng, trừ trong phạm vi 7.
*********************************************
Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2016
TNXH (1A,1B)
CÔNG VIỆC Ở NHÀ
I. MỤC TIÊU
- HS biết một số công việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình. Biết được mọi người trong gia đình cùng tham gia vào công việc ở nhà sẽ tạo không khí gia đình vui vẻ, đầm ấm.
- Làm được các công việc để nhà ở luôn sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng cá nhân và góc học tập của mình gọn gàng, ngăn nắp. Có kĩ năng đảm nhận trách nhiệm việc nhà vừa sức mình; kĩ năng giao tiếp, hợp tác và tư duy phê phán.
- Học sinh có ý thức giữ gìn nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp, gọn gàng.
II. ĐỒ DÙNG
- GV: Tranh vẽ SGK trang 28, 29. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Hãy giới thiệu về một thành viên trong gia đình của em.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tên bài trên bảng lớp.
b. Dạy bài mới
 HĐ1: Làm việc với SGK 
* Mục tiêu: Thấy được một số công việc ở nhà của những người trong gia đình.
* Cách tiến hành
Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp và giao nhiệm vụ cho từng bàn.
- Các cặp thảo luận theo nội dung:
+ Quan sát hình 1, 2, 3 trang 28 
+ Nêu từng người trong mỗi hình đang làm gì?
- HS nói cho nhau nghe về nội dung của từng tranh.
Bước 2: Đại diện các cặp báo cáo kết quả thảo luận và các cặp khác nhận xét và 
bổ sung.( Các công việc ở nhà trong mỗi hình như thế nào? tác dụng mỗi công việc đó).
* Liên hệ: ở nhà em làm những việc gì để giúp đỡ bố, mẹ?
 Việc làm của em thể hiện điều gì?
* Kết luận: ở nhà mọi người đều có một công việc khác nhau, những việc đó làm cho nhà cửa sạch sẽ, thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ của mỗi thành viên trong gia đình.
 HĐ2: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: Kể được tên một số công việc các em thường làm giúp đỡ bố, mẹ.
* Cách tiến hành
Bước 1: GV nêu yêu cầu: kể cho nhau nghe các công việc ở nhà em thường làm giúp đỡ bố, mẹ. 
Bước 2: Đại diện các nhóm nói trước lớp.
+ Em cảm thấy thế nào khi quét dọn nhà cửa sạch sẽ?
+ Rửa ấm chén có tác dụng gì?
+ Việc làm đó có quá sức mình không? 
( cần làm những công việc vừa sức mình để giúp đỡ bố, mẹ)
- HS khác nhận xét và bổ sung.
* Kết luận: Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc nhà tuỳ theo sức của mình.
HĐ3: Quan sát tranh
*Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu không có ai quan tâm dọn dẹp nhà ở.
* Cách tiến hành:
Bước 1:- GV nêu yêu cầu: quan sát tranh trang 29 và trả lời câu hỏi.
+ Nhận xét về hai căn phòng giống và khác nhau như thế nào?
+ Em thích căn phòng nào? Vì sao?
+ Khi nhà cửa bừa bộn em nên làm gì? 
Bước 2: Gọi một số em lên trình bày và nhận xét.
+ Để có căn phòng gọn gàng em phải làm gì?
* Liên hệ: ở nhà em đã sắp xếp đồ dùng cá nhân, trang trí góc học tập của mình như thế nào? 
+ Ở lớp em đã làm gì với những đồ dùng trong lớp, cặp sách và ngăn bàn chỗ của mình?
+ Ở lớp bạn nào chưa gọn gàng ngăn nắp?
( nhắc nhở bạn ở lớp cũng như ở nhà, nơi công cộng cần có ý thức tự giác). 
+ Nếu bạn chưa sạch sẽ, chưa gọn gàng em nói với bạn điều gì? 
* Giáo dục học sinh: Có ý thức giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng.Tự sắp xếp đồ dùng thường xuyên, cùng tham gia làm việc để bố mẹ và thầy cô vui lòng.
3. Củng cố, dặn dò
- Kể các công việc ở nhà hàng ngày để nhà cửa gọn gàng ngăn nắp.
- Về nhà sắp xếp lại đồ dùng trong nhà và cá nhân, trang trí góc học tập của mình cho gọn gàng ngăn nắp. 
- Dặn chuẩn bị bài sau: An toàn khi ở nhà.
Đạo đức
NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ
I.MỤC TIÊU
- HS biết thế nào là nghiêm trang khi chào cờ; biết tôn kình quốc kì và và yêu quý tổ quốc Việt Nam.
- HS thực hiện đúng tư thế đứng chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần.
- Có ý thức khi đứng chào cờ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HOC
- Lá quốc kì
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ.
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi tên bài.
 Khởi động: Gv cho HS đàm thoại
+ Lá cờ Việt nam có màu sắc như thế nào?
+ Khi đứng chào cờ các em phải đứng như thế nào?vì sao?
HĐ1: Vẽ và tô lá quốc kì
* Mục tiêu: HS nhận biết lá quốc kì; biết trân trọng, giữ gìn lá Quốc kì.
*Cách tiến hành.
- Gv treo lá quốc kì lên bảng cho HS quan sát. 
- HS suy nghi và trả lời câu hỏi.
+ Lá cờ Việt Nam có màu như thế nào?
- HS quan sát và vẽ lá cờ và tô màu.
- Gv cho một số hs lên giới thiệu tranh vẽ của mình.
- Gv cùng hs nhận xét và khen tranh vẽ.
Gv kết luận: Quốc kì của nước ta hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. chúng ta cân trân trọng và giữa gìn lá quốc kì.
HĐ2: Thực hành chào cờ.
*Mục tiêu: Có thái độ nghiêm trang, đứng đúng tư thế khi chào cờ.
* Cách tiến hành.
- Gv nêu một sốcâu hỏi:
+ Hằng tuần, trường ta tổ chức chào cờ vào ngày thứ mấy?
+ Khi chào cờ tư thế các em đứng như thế nào?có phải giơ tay chào không?
- Gọi lần lượt từng nhóm hs đứng lên bục Gv tập cho HS tư thế đứng chào cờ. Gv chỉnh sửa giúp HS; HS dưới lớp nhận xét.
- Cả lớp đứng chào cờ theo hiệu lệnh hô của lớp trưởng.
 Khẩu lệnh: Chào cờ!... chào!
GV lưu ý cho HS tư thế đứng chào cờ.
HĐ3: Thi chào cờ giữa các tổ.
* Mục tiêu: Đánh giá kĩ năng đứng chào cờ đúng tư thế và thái độ nghiêm trang.
* Cách tiến hành.
- Gv phổ biến yêu cầu cuộc thi.
- Từng tổ đứng chào cờ theo khẩu lệnh của rổ trưởng.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét và cùng Gv nhận xét đánh giá. tổ nào có nhiều bạn thực hiện nhanh nhẹn đúng thì đội đó được tuyên dương.
 GV lưu ý cho HS về tư thế và tác phong khi đứng chào cờ.
- HS đọc câu cuối bài. 
 Nghiêm trang chào lá quốc kì. Tình yêu đất nước em ghi vào lòng.
 3.Củng cố dặn dò.
- Trẻ em có quyền có họ tên và là công dân của một nước. Chúng ta là công dân của nước Việt Nam.
- Chúng ta phải nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính Quốc kì thể hiện tình yêu đối với Tổ Quốc Việt Nam.
- Về nhà xem trước bài đi học đều và đúng giờ.
***********************************
Buổi chiều
Tiếng Việt
VẦN /ĂNG/, /ĂC/ ( Việc 0,1,2)
( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD)
**********************************
Tiếng Việt
VẦN /ĂNG/, /ĂC/ ( Việc 3, 4)
( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD)
****************************************
Chiều thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2016
TOÁN
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 8
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết cách làm tính cộng trong phạm vi 8. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Thuộc bảng cộng trong phạm vi 8 Làm và trình bày đúng các phép

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_13_nam_hoc_2017_20.doc