Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2015-2016

Hoạt động của GV

1. Kiểm tra:

2. Bài mới

-Gv giới thiệu bài

a. GV cho HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2

- Gv giao nhiệm vụ cho HS :Tự tìm vài số chia hết cho 2 và không chia hết cho 2

Cho Hs thảo luận nhóm tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2

-Gv cho hs so sánh đối chiếu và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2

-Sau đó cho HS nhận xét gộp lại: “Các số có chữ số tận cùng là: 0,2,4,6,8 thì chia hết cho 2”

- Gv tiếp tục cho Hs quan sát để tìm những số không chia hết cho 2: Các số có tận cùng là: 1,3,5,7,9 thì không chia hết cho 2

-Gv cho một vài Hs nêu kết luận trong bài học

-Gv chốt lại muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó.

-Gv giới thiệu cho HS biết số chẵn và số lẻ

-Các số chia hết cho 2 gọi là số chẵn: 0,2,4,6,8, .

-Các số không chia hết cho 2 gọi là số lẻ : 1,3,5,7,9,

b. Hướng dẫn thực hành

Bài 1:

- Gv cho Hs chọn ra những số chia hết cho 2

-Gọi vài hs đọc giải thích bài làm

Bài 2:

-Gv cho HS đọc yêu cầu của bài sau đó Hs làm vào vở.

Bài 3( HDHS làm thêm)

Sau đó cho HS lên bảng viết kết quả cả lớp bổ sung.

3 .Củng cố – Dặn dò :

+Các số như thế nào thì chia hết cho 2?

-Về xem lại bài 4b -chuẩn bị bàisau: “Dấu hiệu chia hết cho 5”

-Nhận xét tiết học.

 

doc18 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 * Luyện đọc:
- GVHDHS đọc
-Gọi HS tiếp nối đọc từng đoạn chuyện (3 lượt HS đọc). GV chữa lổi phát âm, ngắt giọng cho từng HS . 
-GV đọc mẫu
* Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Nhà vua lo lắng về điều gì?
+Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì?
+Vì sao một lần nữa các vị đại thần, các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua?
-Yêu cầu HS đọc 2 đoạn còn lại, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?
+Công chúa trả lời thế nào?
-Gọi 1 HS đọc câu hỏi 4 cho các bạn trả lời.
- Nội dung bài: 
 * Đọc diễn cảm:
-Giới thiệu đoạn văn cần đọc:
-Tổ chức cho HS đọc phân vai.
-Yêu cầu 3 HS đọc phân vai (chú hề, công chúa, người dẫn chuyện).
-Nhận xét giọng đọc và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò:
-Hỏi: +Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-HS thực hiện theo yêu cầu
-Lắng nghe.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-HS đọc theo trình tự.
+Đoạn 1: Nhà vua rất mừng  đến bó tay.
+Đoạn 2: Mặt trăng  đến dây chuyền ở cổ.
+Đoạn 3: Làm sao mặt trăng  đến ra khỏi phòng.
- Luyện đọc N2
+ Thi đọc
-1 HS đọc thành tiếng, trao đổi và lần lượt trả lời câu hỏi.
+Nhà vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả sẽ ốm trở lại.
+Vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để nghĩ cách làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng.
+Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rộng trên không làm cách nào làm cho công chúa không nhìn thấy được.
-1 HS đọc thành tiếng, trao đổi, lần lượt trả lời câu hỏi.
+Chú hề đặt câu hỏi như vậy để dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời và một mặt trăng đang nằm trên cổ cô.
+Khi mất một chiếc răng, chiếc răng mới sẽ mọc ra ngay chỗ ấy. Khi ta cắt một bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy.
-Đọc và trả lời câu hỏi 4 theo ý hiểu của mình.
- HS 
Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu v rất khác với người lớn
- 3 HS đọc lớp tìm giọng đọc
- Thi đọc
- HS đọc phân vai
-Luyện đọc trong nhóm.
+ Thi đọc phân vai
-3 cặp HS đọc.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngoài giờ lên lớp: Tổng kết hoat động thi đua 22/ 12
I. Mục tiêu. 
Đánh gia, tổng kết nhưng hoạt động phong trao thi đua của lớp trong tháng 12 vừa qua:
+ Phong trào học tập
+ Hoạt động chào mừng ngày Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam
II. Hoạt động.
GV đánh giá nhận xét những hoạt động đã làm được và những việc vẫn còn cố gắng trong tháng tiếp theo.
+ Về học tập: số điểm tốt có tăng, thi đua xây dụng bài, đăng kí giờ học tốt có hiệu quả.
+ Vệ sinh: nhanh nhẹn, mang tính tự giác cao hơn
+ Hoạt động khác: Thi vẽ tranh, hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về anh bộ đội
Những cái cần khắc phục:
+ Một số bạn chưa học bài cũ, bài tập chưa làm, chưa tự giác, vi phạm quy định của lớp
Bầu gương mạt điển hình trong tháng:
- Giáo viên nêu tiêu chí để học sinh tự bình chọn
* GV dặn dò chung.
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chiều thứ 3
Toán: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2
I.Mục tiêu:
 -Giúp HS biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
Nhận biết số chẵn và số lẻ 
-Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2 để giải các bài tập liên quan 
II.Đồ dùng dạy học :
- VBT
III.Các bước lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Bài mới 
-Gv giới thiệu bài 
a. GV cho HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2 
- Gv giao nhiệm vụ cho HS :Tự tìm vài số chia hết cho 2 và không chia hết cho 2
Cho Hs thảo luận nhóm tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2
-Gv cho hs so sánh đối chiếu và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2
-Sau đó cho HS nhận xét gộp lại: “Các số có chữ số tận cùng là: 0,2,4,6,8 thì chia hết cho 2” 
- Gv tiếp tục cho Hs quan sát để tìm những số không chia hết cho 2: Các số có tận cùng là: 1,3,5,7,9 thì không chia hết cho 2
-Gv cho một vài Hs nêu kết luận trong bài học
-Gv chốt lại muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó.
-Gv giới thiệu cho HS biết số chẵn và số lẻ 
-Các số chia hết cho 2 gọi là số chẵn: 0,2,4,6,8,.
-Các số không chia hết cho 2 gọi là số lẻ : 1,3,5,7,9,
b. Hướng dẫn thực hành
Bài 1:
- Gv cho Hs chọn ra những số chia hết cho 2 
-Gọi vài hs đọc giải thích bài làm
Bài 2:
-Gv cho HS đọc yêu cầu của bài sau đó Hs làm vào vở. 
Bài 3( HDHS làm thêm) 
Sau đó cho HS lên bảng viết kết quả cả lớp bổ sung. 
3 .Củng cố – Dặn dò :
+Các số như thế nào thì chia hết cho 2?
-Về xem lại bài 4b -chuẩn bị bàisau: “Dấu hiệu chia hết cho 5”
-Nhận xét tiết học.
- 3 HS thực hiện theo yêu cầu
-Hs thảo luận nhóm
+Chia hết cho 2: 12, 24, 48, 50, 36,
+Không chia hết cho 2: 13, 21, 35, 77, 89, 
-HS nêu kết quả 
-Hs nhận xét – nhắc lại
-HS tìm: 13, 21, 35, 77, 89,
“Các số có chữ số tận cùng là: 1, 3, 5, 7, 9 thì không chia hết cho 2” 
-Hs nhắc lại
-1 em đọc yêu cầu bài – thảo luận nhóm đôi.
-2 em trình bày kết quả, Hs khác nhận xét.
a. Số chia hết cho 2 là: 98; 1000; 744; 7536; 5782.
b. Số không chia hết cho 2 là: 35; 89; 867; 84 683; 8401.
- 2 em ngồi cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả cho nhau.
a. 42; 78; 56; 34.
b. 721; 453.
- 1 em đọc yêu cầu bài và tự làm vào vở.
346; 364; 436; 634. 
2 Hs nêu 
Hs nghe 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. Mục tiêu:
-Hiểu được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì?
-Tìm được bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của câu kể Ai làm gì?
-Sử dụng linh hoạt, sáng tạo câu kể Ai làm gì? Khi nói hoặc viết văn.
II. Đồ dùng dạy học:
- VBT
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KT:
Thế nào là câu kể? Cuối câu kể dùng dấu gì?
-Nhận xét, sửa chữa câu .
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài mới:
 b) Tìm hiểu ví dụ:
 Nhận xét 1,2:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Viết bảng câu : Người lớn đánh trâu ra cày.
-Trong câu văn trên: từ chỉ hoạt động: đánh trâu ra cày, từ chỉ người hoạt động là người lớn.
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm.
 -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét , kết luận lời giải đúng.
-Câu : Trên nương, mỗi người một việc cũng là câu kể nhưng không có từ chỉ hoạt động, vị ngữ của câu là cụm danh từ.
 Nhận xét 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
+Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động là gì?
+Muốn hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động ta nên hỏi như thế nào?
-Gọi HS đặt câu hỏi cho từng câu kể (1 hs đặt 2 câu: 1 câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động, 1 câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động)
-Nhận xét phần HS đặt câu và kết luận câu hỏi đúng.
-Tất cả những câu trên thuộc câu kể Ai làm gì? câu kể Ai làm gì? thường có 2 bộ phận. Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? gọi là chủ ngữ. Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Làm gì? gọi là vị ngữ.
-Câu kể Ai làm gì? thường gồm những bộ phận nào?
 c) Ghi nhớ:
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
-Gọi HS đọc câu kể theo kiểu Ai làm gì?
 d) Luyện tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS chữa bài.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm bài. GV nhắc HS gạch chân dưới chủ ngữ, vị ngữ viết tắt ở dưới là CN,VN .
Gạch giữa CN và VN dấu gạch (/)
-Gọi HS chữa bài.
-Nhận xét kết luận lời giải đúng.
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm bài, GV hướng dẫn những em gặp khó khăn.
-Gọi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ, đặt câu và cho điểm HS viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
-Hỏi : câu kể Ai làm gì? Có những bộ phận nào? Cho ví dụ?
-Dặn HS về nhà làm lại BT 2 và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
-2 HS trả lời.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc yêu cầu NX 1, 
- 2 em đọc đoạn văn.
-1 HS đọc yêu cầu NX 2.
-1 HS đọc câu văn.
-2HS ngồi bàn thảo luận, làm bài VBT.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
+Là câu: Ngưới lớn làm gì?
-Hỏi : Ai đánh trâu ra cày?
-2 HS thực hiện. 1 HS đọc câu kể, 1 HS đọc câu hỏi.
-Lắng nghe.
- Hs trả lời theo ý hiểu.
-3 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
-Tự do đặt câu.
+Cô giáo em đang giảng bài.
+Con mèo nhà em đang rình chuột.
+Lá cây đung đưa theo chiều gió.
-1 HS đọc thành tiếng.
-1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân dưới những câu kể Ai làm gì? HS dưới lớp gạch bằng chì vào VBT.
- Trình bày 
-1 HS chữa bài của bạn . 
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS làm VBT, 1 HS làm vào PBT.
-Nhận xét chữa bài cho bạn.
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS tự viết bài vào VBT, gạch chân bằng bút chì dưới những câu hỏi Ai làm gì? 2 HS ngồi cùng bàn đổi vở cho nhau để chữa bài.
-3 HS trình bày.
-Hs lắng nghe
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KỂ CHUYỆN : MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ
I. Mục tiêu:
Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV, kể lại được toàn bộ câu chuyện “Một phát minh nho nhỏ”.
Hiểu nội dung truyện: Cô bé Ma-ri-a ham thích quan sát, chịu suy nghĩ nên đã phát minh ra được một quy luật của tự nhiên.
Hiểu ý nghĩa chuyện: Nếu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều lý thú và bổ ích.
Lời kể tự nhiên, sáng tạo, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ trang 167/SGK phóngto.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 2 HS kể lại chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em.
-Nhận xét.
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Hướng dẫn kể chuyện:
a. GV kể:
-GV kể chuyện lần 1: chậm rãi, thong thả, phân biệt được lời nhân vật.
-GV kể lần 2: Kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ.
b. Kể trong nhóm: (nhóm 5 Hs)
-Yêu cầu HS kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của chuyện. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn 
c. Kể trước lớp:
-Gọi HS thi kể nối tiếp.
-Gọi HS kể toàn chuyện.
-GV khuyến khích HS dưới lớp đưa ra câu hỏi cho bạn kể.
+Theo bạn Ma-ri-a là người thế nào?
+Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
+Bạn học tập ở Ma-ri-a điều gì?
+Bạn nghĩ rằng có nên tò mò như Ma-ri-a không?
-Nhận xét HS kể chuyện, trả lời câu hỏi .
3. Củng cố:
-Hỏi : Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
-Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
-Nhận xét tiết học.
-2 HS kể chuyện.
-Lắng nghe.
- HS kể chuyện trao đổi với nhau về ý nghĩa chuyện.
-2 nhóm HS kể, mỗi HS chỉ kể về nội dung một bức tranh.
-3 HS thi kể.
+Nếu chịu khó quan sát, suy nghĩ, ta sẽ phát hịên ra nhiều điều bổ ích và lí thú trong thế giới xung quanh.
+Muốn trở thành HS giỏi cần phải biết quan sát, tìm tòi, học hỏi, tự kiểm nghiệm những điều đó từ thực tiễn.
+Chỉ có tự tay mình làm điều đó mới biết chính xác được điều đó đúng hay sai.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4
Toán: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5
I.Mục tiêu:
 -Giúp HS biết dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.
Nhận biết số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.
-Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5 để giải các bài tập liên quan. 
II.Đồ dùng dạy học :
- VBT, Bảng con
III.Các bước lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC
+Các số như thế nào thì chia hết cho 2?
+Em nhận biết các số chia hết cho 2 qua dấu hiệu nào? 
Các số như thế nào thì không chia hết cho 2?
2. Bài mới
-Gv giới thiệu bài
a.-GV hướng đẫn HS tìm dấu hiệu chia hết cho 5
-GVhướng dẫn tương tự bài dấu hiệu chia hết cho 2
-Gv cho Hs nêu ví dụ về các số chia hết cho 5, các số không chia hết cho 5 viết thành 2 cột. Sau đó cho Hs chú ý đến các số chia hết cho 5 , rút ra nhận xét.
-Các số có tận cùng là chữ số 0 hoặc chữ số 5 thì chia hết cho 5.
-Gv tiếp tục cho Hs chú ý đến cột ghi phép tính không chia hết cho 5 từ đó nêu được những số không chia hết cho 5 là các số tận cùng không không phải là 0; 5.
-Gv chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng bên phải nếu là 0 hoặc 5 thì số đó chia hết cho 5.
-Gv: Các số không có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5.
b. Thực hành
Bài 1: Cho Hs nêu miệng
-Gv nhận xét tuyên dương.
Bài 2: HD thêm
Cho Hs làm bài vào vở, sau đó cho hs ngồi gần nhau kiểm tra kết quả cho nhau. 
-Gv nhận xét 
Bài 4: 
-Cho Hs nêu đề bài và thảo luận nhóm 4
tìm và ghi tên phiếu giấy khổ to, nhóm nào xong trước dán bảng.
3. Củng cố – Dặn dò: 
Hoàn thành VBT
-Hs trả lời và sửa bài 4b/95 
-Hs lắng nghe, nhắc lại
- HS thảo luận nhóm đôi tìm và nêu kết quả. 
-Hs nhắc lại
- Hs nhắc lại: “Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5”.
-HSthực hành
-Hs đọc và giải thích theo nhóm đôi
a. Các số chia hết cho 5 là: 35; 660; 3000; 945.
b. Các số không chia hết cho 5 là: 8; 57; 4674; 5553.
- 1 Hs nêu yêu cầu bài.
- 1 Hs làm bài trên bảng 
a. 150 < 155 < 160
b. 3575 < 3580 < 3585
c. 335; 340; 345; 350; 355; 360.
-Hs trình bày và nhận xét bổ sung 
a. Số vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 là: 660; 3000.
b. Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 35; 945.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức nhận biết mỗi đoạn văn.
Xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
Đoạn văn miêu tả chân thực, giàu cảm xúc, sáng tạo khi dùng từ.
II. Đồ dùng dạy học:
VBT
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Trả bài viết: Tả một đồ chơi mà emthích.
-Nhận xét chung về cách viết văn của HS.
2 Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Tìm hiểu ví dụ:
 Nhận xét 1,2,3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Gọi HS đọc bài Cái cối tân trang 143, 144, SGK. Yêu cầu HS theo dõi trao đổi và trả lời câu hỏi.
-Gọi HS trình bày, mỗi HS chỉ nói về một đoạn.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
-Hỏi: Đoạn văn miêu tả đồ vật có ý nghĩa như thế nào?
+Nhờ đâu em nhận biết được đoạn văn có mấy đoạn.
 * Ghi nhớ:
-Gọi HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
 * Luyện tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
-Yêu cầu HS thảo luận suy nghĩ và tự làm bài.
-Gọi HS trình bày.
-Sau mỗi HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung, kết luận về câu trả lời đúng.
 Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm bài, GV nhắc HS.
+Chỉ viết đoạn văn tả bao quát chiếc bút, không tả chi tiết từng bộ phận, không viết hết bài.
+Quan sát kĩ về: Hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo, những đặt điểm riêng mà cây bút của em không giống cái bút của bạn.
+Khi tả, cần bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình đối với cây bút.
-Gọi HS trình bày, GV chú ý chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS và cho điểm đối với những HS viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
-Hỏi: Mỗi đoạn văn miêu tả có những ý nghĩa gì?
+Khi viết mỗi đoạn văn cần chú ý điều gì?
-Dặn HS về nhà hoàn thành tiếp BT2 và quan sát kĩ chiếc cặp sách của em.
-Nhận xét tiết học.
HS nghe
-1 HS đọc thành tiếng.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp teo dõi, trao đổi, dùng bút chì đánh dấu các đoạn văn và tìm nội dung chính của mỗi đoạn văn VBT.
-Lần lượt trình bày.
-Đoạn văn miêu tả đồ vật thường giới thiệu về đồ vật được tả, tả hình dáng, hoạt động của đồ vật đó hay nêu cảm nghĩ của tác giả về đồ vật đó.
+Nhờ các dấu chấm xuống dòng để biết được số đoạn trong bài văn.
-3 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
-2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung và yêu cầu của bài.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, dùng bút chì đánh dấu vào VBT.
-Tiếp nối nhau thực hiện từng yêu cầu.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Lắng nghe.
- HS Tự viết bài.
- 5 HS trình bày.
-Hs trả lời 
-HS nghe
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Sinh hoạt tập thể:
Tự học.
 ---------------------------------------------------------------------------------------
Chiều thứ 5
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. Mục tiêu:
Hiểu ý nghĩa trong câu kể Ai làm gì?
Hiểu vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? thường do động từ hay cụm động từ đảm nhiệm.
Sử dụng câu kể Ai làm gì? một cách linh hoạt sánh tạo khi nói hoặc viết.
II. Đồ dùng dạy học:
VBT
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 3 HS lên bảng đặt câu. Mỗi HS đặt 2 câu kể theo kiểu Ai làm gì?
-Nhận xét 
2. Bài mới:
 b) Giới thiệu bài:
-Viết lên bảng câu văn : Nam đang đá bóng.
-Tìm vị ngữ trong câu trên.
-Xác định từ loại của vị ngữ trong câu.
-Tiết học hôm nay các em sẽ hiểu được ý nghĩa, loại từ của vị ngữ trong câu Ai làm gì?
 b) Tìm hiểu ví dụ:
-Gọi HS đọc đoạn 1.
-Yêu cầu HS suy nghĩ, trao đổi và làm bài tập.
 Nhận xét 1:
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS nhận xét chữa bài.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
-Các câu 4,5,6 cũng là câu kể nhưng thuộc kiểu câu Ai thế nào? Các em sẽ được học kĩ ở tiết sau.
 Nhận xét 2:
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS nhận xét, chữa bài.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+Vị ngữ trong câu nêu lên hoạt động của người, của vật trong câu.
Nhận xét 3:
+Vị ngữ trong các câu trên có ý nghĩa gì?
+Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? Nêu lên hoạt động của con người, của vật (đồ vật, cây cối được nhân hoá)
 Nhận xét 4:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Gọi HS trả lời và nhận xét.
-Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? Có thể là động từ hoặc động từ kèm theo các từ ngữ phụ thuộc gọi là cụm từ.
-Hỏi : Vị ngữ trong câu có ý nghĩa gì?
 * Ghi nhớ:
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
-Gọi HS đặt câu kể

File đính kèm:

  • docT 17.doc