Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2015-2016

1/ Ổn định:

2/ KTB:- YC HS đọc (hoặc kể chuyện) và trả lời câu hỏi về ND bài tập đọc Gặp gỡ ở Lúc- xăm- bua.

- Nhận xét

3/ Bài mới: Gtb

b/ Luyện đọc:

- GV đọc mẫu toàn bài.

- Hướng dẫn HS đọc từng dòng thơ và kết hợp luyện phát âm từ khó.

- Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó.

- YC HS đọc chú giải.

- YC HS luyện đọc theo nhóm.

- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.

- YC HS đọc đồng thanh bài thơ.

c/ HD tìm hiểu bài:

- GV gọi 1 HS đọc 3 khổ thơ đầu.

+Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai?

+Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu?

- Cho HS đọc thầm3 khổ thơ cuối.

+Mái nhà chung của muôn vật là gì?

+Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà?

- HS chọn một trong các ý và giải thích.

d/ Học thuộc lòng bài thơ:

- Cả lớp ĐT bài thơ trên bảng.

- YC HS đọc thuộc lòng bài thơ. Tổ chức thi đọc theo hình thức hái hoa.

- Gọi HS đọc thuộc cả bài. Nhận xét

4/ Củng cố – Dặn dò:

- Bài thơ muốn nói với em điều gì?

- Nhận xét tiết học. Về nhà học thuộc cả bài thơ

 

doc22 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Theo dõi GV đọc. 
- Nhằm: Bảo vệ hoà bình, tăng cường hợp tác và phát triển giữa các nước.
- Ngày 20- 9- 1977.
- HS trả lời.
- Những chữ đầu câu và tên riêng phải viết hoa. (Viết Nam).
- HS: 24- 10- 1945, 20- 9- 1977, tháng 10 năm 2002, 
- 3 HS lên bảng, HS lớp viết vào bảng con.
- HS nghe viết vào vở.
- HS tự dò bài chéo.
- HS nộp bài.
- 1 HS đọc YC trong SGK. 
- Lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- 2 HS làm bài trên bảng. Lớp nhận xét.
- Câu a: Buổi chiều – thuỷ triều – triều đình – chiều chuộng – ngược chiều – chiều cao.
- 1 HS đọc YC SGK.
- Lắng nghe.
- HS tự làm bài cá nhân.
- 3 HS làm bài vào giấy lên bảng dán kết quả trình bày cho lớp nghe. Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
	===============================
	Thứ tư, ngày 6 tháng 4 năm 2016.
TOÁN 
 TIỀN VIỆT NAM 
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được các tờ giấy bạc 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng.
- Bước đầu biết đổi tiền (trong phạm vi 10 000).
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ các các số với đơn vị tiền tệ Việt Nam.
II/ Chuẩn bị: 
- Các tờ giấy bạc 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài:
- GV kiểm tra bài tiết trước đã giao về nhà.
- Nhận xét
3. Bài mới: Gtb
a.Giới thiệu các tờ giấy bạc: 20 000 đồng, 50000 đồng, 100 000 đồng.
- GV cho HS quan sát từng tờ giấy bạc trên và cho nhận biết giá trị các tờ giấy bạc bằng dòng chữ và con số ghi giá trị trên tờ giấy bạc.
c.Luyện tập:
Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hỏi: Bài toán hỏi gì?
- Để biết trong mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền, chúng ta làm như thế nào?
- GV hỏi: Trong chiếc ví a có bao nhiêu tiền?
- GV hỏi tương tự với các chiếc ví còn lại.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài.
 Tóm tắt:
Cặp sách : 15 000 đồng
Quần áo : 25 000 đồng
Đưa người bán: 50 000 đồng
Tiền trả lại: đồng?
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV HD.
Bài 4: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV HD.
- Yêu cầu 1 HS điền số vào bảng.
- Yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
- Chữa bài và chữa bài
4 Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. 
- YC HS về nhà xem lại các tờ giấy bạc khác nữa và luyện tập thêm các bài tập ở VBT. 
 -Chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng làm BT.
- Nghe giới thiệu.
- Quan sát 3 tờ giấy bạc và nhận biết:
+Tờ giấy bạc loại 20 000 đồng có dòng chữ “Hai mươi nghìn đồng” và số 20 000.
...
- 1 HS nêu yêu cầu BT.
- Trong mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền?
- Chúng ta thực hiện tính cộng các tờ giấy bạc trong từng chiếc ví.
- Chiếc ví a có số tiền là: 
10 000 + 20 000 + 20000 = 50 000 (đồng)
- Tương tự các câu còn lại HS thực hiện tính nhẩm và trả lời.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.
Bài giải:
 Số tiền mẹ Lan phải trả cho cô bán hàng là:
15 000 + 25 000 = 40 000 (đồng)
 Số tiền cô bán hàng phải trả lại cho mẹ là:
50 000 – 40 000 = 10 000 (đồng)
 Đáp số: 10 000 đồng
- 1 HS nêu yêu cầu BT.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở nháp.
- 1 HS nêu yêu cầu BT.
- HS lắng nghe hướng dẫn của GV.
- 3 HS lên bảng làm.
- Lắng nghe và ghi nhận.
===================================
TẬP ĐỌC
MỘT MÁI NHÀ CHUNG 
I/ Mục tiêu:
- Chú ý các từ: lợp nghìn là biếc, rập rình, rực rỡ, tròn vo, 
- Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, biết đọc đoạn thơ khác với đọc đoạn văn xuôi.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải: dím, gấc, cầu vòng,
- Hiểu: Bài thơ muốn nói mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là Trái Đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và gìn giữ nó.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II/ Chuẩn bị: - Tranh MH nội dung bài TĐ trong SGK, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.
III/ Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định:
2/ KTB:- YC HS đọc (hoặc kể chuyện) và trả lời câu hỏi về ND bài tập đọc Gặp gỡ ở Lúc- xăm- bua.
- Nhận xét 
3/ Bài mới: Gtb
b/ Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn HS đọc từng dòng thơ và kết hợp luyện phát âm từ khó.
- Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó.
- YC HS đọc chú giải.
- YC HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- YC HS đọc đồng thanh bài thơ.
c/ HD tìm hiểu bài:
- GV gọi 1 HS đọc 3 khổ thơ đầu.
+Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai?
+Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu?
- Cho HS đọc thầm3 khổ thơ cuối.
+Mái nhà chung của muôn vật là gì?
+Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà?
- HS chọn một trong các ý và giải thích.
d/ Học thuộc lòng bài thơ:
- Cả lớp ĐT bài thơ trên bảng.
- YC HS đọc thuộc lòng bài thơ. Tổ chức thi đọc theo hình thức hái hoa.
- Gọi HS đọc thuộc cả bài. Nhận xét 
4/ Củng cố – Dặn dò:
- Bài thơ muốn nói với em điều gì?
- Nhận xét tiết học. Về nhà học thuộc cả bài thơ 
- 3 HS lên bảng thực hiện YC.
- HS đọc bài (hoặc kể chuyện) và trả lới câu hỏi.
- HS lắng nghe – nhắc lại tựa bài.
- Theo dõi GV đọc.
- Mỗi HS đọc 2 dòng, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. 
- Đọc từng khổ thơ trong bài theo HD của GV.
- 1 HS đọc chú giải trước lớp. Cả lớp đọc thầm.
- Mỗi nhóm 6 HS, lần lượt từng HS đọc 1 khổ.
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
- Cả lớp đọc ĐT.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
+Mái nhà của chim, của cá, của dím, của ốc, của bạn nhỏ.
+Mái nhà của chim là nghìn lá biếc, của cá là sóng xanh rập rờn,
- 1 HS đọc 3 khổ thơ cuối.
- Là bầu trời xanh 
- Hãy yêu mái nhà chung. / Hãy sống hoà bình với mái nhà chung. /Hãy giữ gìn, bảo vệ mái nhà chung.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc thuộc bài thơ trước lớp.
- 2 – 3 HS thi đọc cả bài trước lớp. 
- 3 HS đọc bài. Lớp theo dõi nhận xét.
- Mọi vật trên Trái Đất đều sống chung một mái nhà. Hãy yêu mái nhà chung bảo vệ và giữ gìn nó.
- Lắng nghe ghi nhận.
=================================
Tập viết
ÔN CHỮ HOA: U 
I/ Mục tiêu:
- Củng cố cách viết hoa chữ U, thông qua bài tập ứng dụng.
- Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Uông Bí và câu ứng dụng
- YC viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
II/ Đồ dùng:- Mẫu chữ viết hoa: U. Tên riêng và câu ứng dụng. Vở tập viết 3/2.
III/ Hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định:
2/ KTB:- Thu chấm 1 số vở của HS.
- Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- HS viết bảng từ:Trường Sơn
- Nhận xét 
3/ Bài mới: Gtb
b/ HD viết chữ hoa:
* Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa: 
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- HS nhắc lại qui trình viết các chữ U, B, D.
- YC HS viết vào bảng con.
c/ HD viết từ ứng dụng:
- HS đọc từ ứng dụng.
- Em biết gì về Uông Bí?
- Giải thích: Uông Bí là tên một thị xã ở tỉnh Quảng Ninh.
- QS và nhận xét từ ứng dụng:
- Nhận xét chiều cao các chữ, khoảng cách như thế nào? 
- Viết bảng con, GV chỉnh sửa.
d/ HD viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng:
- Giải thích: Cây non cành mền nên dễ uốn. Cha mẹ dạy con ngay từ nhỏ, mới dễ hình thành những thói quen tốt cho con.
- Nhận xét cỡ chữ.
- HS viết bảng con chữ Uốn, Dạy.
e/ HD viết vào vở tập viết:
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở TV 3/2. Sau đó YC HS viết vào vở.
- Thu chấm 10 bài. Nhận xét.
4/ Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học chữ viết của HS.
- Về nhà luyện viết phần còn lại, học thuộc câu ca dao.
- HS nộp vở.
- 1 HS đọc: Trường Sơn
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết b/con.
- HS lắng nghe.
- Có các chữ hoa: U, B, D.
- 2 HS nhắc lại. (đã học và được hướng dẫn)
- 3 HS lên bảng viết, HS lớp viết b/ con: U, B, D.
- 2 HS đọc Uông Bí.
- HS nói theo hiểu biết của mình.
- HS lắng nghe
- Chữ u, g, b, cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết , lớp viết bảng con:
- 3 HS đọc.
- HS tự quan sát và nêu.
- 3 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
- HS viết vào vở tập viết theo HD của GV.
=======================
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TRÁI ĐẤT – QUẢ ĐỊA CẦU 
I/. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Nhận biết hình dạng của Trái Đất không gian: rất lớn và có hình cầu.
- Biết được quả địa cầu là mô hình thư nhỏ của Trái Đất và câu tạo của quả địa cầu.
- Thực hành chỉ trên quả địa cầu cực Nam, cực Bắc, xích đạo, hai bán cầu và trục của quả địa cầu.
* BĐKH: - Bầu khí quyển của trái đất chứa một số loại khí đặc biệt gọi là khí nhà kính (vì cách mà chúng giữ ấm cho Trái đất của chúng ta tương tự như người ta giữ nhiệt cho các ngôi nhà làm bằng kính để trồng cây).
II/. Chuẩn bị:
- Quả địa cầu. Tranh vẽ số 1 SGK, các miếng ghép có ghi cực Nam, cực Bắc, xích đạo, hai bán cầu và trục của quả địa cầu. Phiếu thảo luận,
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài:
- Kiểm tra bài cũ của tiết trước.
- Nhận xét chung.
3/ Bài mới: Gtb
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng của Trái Đất và quả địa cầu:
- Treo tranh Trái Đất giới thiệu: Đây là ảnh chụp Trái Đất từ tàu vũ trụ. Qua hình chụp này em hãy quan sát theo cặp và cho biết Trái Đất có hình gì?
- Yêu cầu 3–4 HS trả lời.
- GV chốt: Qua hình chụp này, ta có thể thấy Trái Đất có dạng hình cầu và hơi dẹt ở hai đầu. Trái Đất lơ lửng trong vũ trụ.
- GV cho HS quan sát rõ hơn về hình cầu và giải thích hình như thế nào là hình cầu.
*Giới thiệu về quả địa cầu:
- Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Quả địa cầu gồm các bộ phận sau: trục, giá đỡ quả địa cầu. Trên quả địa cầu địa cầu thể hiện một số điểm cơ bản như: cực Nam, cực Bắc, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu. (GV kết hợp vừa giảng vừa chỉ trên quả địa cầu)
*Yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
1.Trục của quả địa cầu nghiêng hay thẳng đứng so với mặt bàn?
2.Em có nhận xét gì về màu sắc trên bề mặt quả địa cầu?
3.Từ những quan sát được trên mặt quả địa cầu, em hiểu thêm gì về bề mặt Trái Đất?
- Nhận xét tổng hợp các ý khiến của HS.
*GV giảng: Trong thực tế Trái Đất không có trục xuyên qua và không được đặt trên một giá đỡ nào cả. Trái Đất nằm lơ lửng trong không gian. Vũ trụ rất rộng lớn và Trái Đất chỉ là một hành tinh nhỏ bé trong vô vàn các hành tinh nằm trong vũ trụ.
- Treo tranh vẽ bản đồ Việt Nam giới thiệu hình dáng của đất nước và yêu cầu HS lên chỉ vị trí đất nước Việt Nam trên quả địa cầu. GV hỏi nước ta có đồi núi, có biển có đồng bằng không?
Hoạt động 2: Trò chơi: Thi tìm hiểu về quả địa cầu:
- GV tổ chức hoạt động thực hành dưới hình thức thi giữa các đội.
- GV chia lớp thành 2 đội cùng thi:
Thi tiếp sức.
- Mỗi đội sẽ được phát một mô hình quả địa cầu và các thẻ chữ có ghi cực Nam, cực Bắc, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
- GV tổng kết nhận xét và phát thưởng phần trình bày của các em.
*Yêu cầu 3 HS đọc mục Bạn cần biết.
 * BĐKH: - Bầu khí quyển của trái đất chứa một số loại khí đặc biệt gọi là khí nhà kính (vì cách mà chúng giữ ấm cho Trái đất của chúng ta tương tự như người ta giữ nhiệt cho các ngôi nhà làm bằng kính để trồng cây.
4/ Củng cố – dặn dò: 
- Giáo dục tư tưởng cho HS Trái Đất là hành tinh có sự sống, nó rất đa dạng và phong phú chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn Trái Đất.
- Nhận xét tiết học. Về nhà học bài, sưu tầm tranh ảnh về Trái Đất. Chuẩn bị tiết sau.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe, quan sát và thực hiện.
- HS trả lời: Hình tròn, hình méo, hình quả bóng, 
- Vài HS nhắc lại kết luận.
- HS lắng nghe và quan sát.
- Quan sát lắng nghe và ghi nhận để thực hiện.
- 1 – 2 HS lên bảng chỉ vào quả địa cầu, trình bày lại các ý chính mà GV giảng. 
- Lắng nghe và nhận xét bạn.
- Ý kiến đúng là:
+So với mặt bàn trục của quả địa cầu nghiêng.
+Màu sắc trên quả địa cầu khác nhau: có một số màu cơ bản như màu xanh lơ thường dùng để chỉ biển, màu màu vàng và da cam chỉ đồi núi, cao nguyên, màu xanh lá cây chỉ đồng bằng.
+Từ những gì quan sát được, em hiểu thêm về Trái Đất là: Trái Đất có trục nghiêng, bề mặt Trái Đất không như nhau ở các vị trí.
- Lắng nghe, quan sátvà ghi nhớ.
- Quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV, sau đó trả lời: Nước ta có nhiều đồng bằng, có núi, có biển.
- Nhiệm vụ của các đội: Trong thời gian 2 phút các đội phải gắn đúng các thẻ chữ vào các vị trí của quả địa cầu trên mô hình quả địa cầu. Đội nào gắn đúng sẽ ghi được 10đ. (nhanh nhất đước thưởng điểm).
- Các em tham gia chơi tích cực.
- 3 HS đọc
- Lắng nghe và thực hiện.
===========================
Thứ năm, ngày 7 tháng 4 năm 2016.
TOÁN
 LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn.
 - Củng cố kĩ năng thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100 000.
 - Củng cố về các ngày trong các tháng.
II/ Chuẩn bị: - Các bảng ghi nội dung tóm tắt bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài:
- GV kiểm tra bài tiết trước đã giao về nhà.
- Nhận xét
3. Bài mới: Gtb
Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV nêu cách nhẩm đúng như SGK.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét , chữa bài
Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện tính trừ các số có đến 5 chữ số.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài. 
Tóm tắt: Có : 23560 l
 Đã bán: 21 800 l
Còn lại : ? l
- NX, Chữa bài 
Bài 4a: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài và báo cáo kết quả.
- GV hỏi: Em đã làm như thế nào để tìm được số 9?
- GV có thể hướng dẫn HS thực hiện các cách tìm số 9 như sau:
+Vì: o2659 –23154 = 69505
 o2659 = 69505 + 23154
 o2659 = 92659
Vậy điền số 9 vào o.
- GV lưu ý: Bước thực hiện phép trừ liền trước o- 2 = 6 là phép trừ có nhớ, phải nhớ 1 vào 2 thành 3 để có o- 3 = 6, vậy o = 6 + 3 = 9. Điền số 9 vào o.
4 Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. 
- YC HS về nhà luyện tập thêm các bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 4 HS lên bảng làm BT.
- Nghe giới thiệu.
- 1 HS đọc yêu cầu BT SGK.
- HS theo dõi.
- Tự làm bài, sau đó 1 HS chữa bài trước lớp.
- 4 HS làm bài trên bảng, lớp làm VBT.
- 2 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài SGK.
- 1 HS lên bảng, lớp làm VBT.
Bài giải: Số lít mật ong trại đó còn lại là:
 23560- 21 800 = 1760 (l)
 Đáp số: 1760 l
- 1 HS đọc phép tính.
- Điền số thích hợp vào ô trống trong phép tính.
- 2 đến 3 HS trả lời trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe GV giảng.
===================================
CHÍNH TẢ (Nhớ – viết) 
 MỘT MÁI NHÀ CHUNG 
I . Mục tiêu:
- Nhớ- viết chính xác 3 khổ thơ đầu của bài Một mái nhà chung.
- Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có các âm đầu hoặc vần dễ viết sai tr/ch hoặc êt/êch.
- Trình bày bài viết đúng, đẹp.
II .Chuẩn bị
III . Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:- Gọi HS lên bảng đọc và viết các từ sau: cây tre, che chở, con ếch, đoàn kết,
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Ghi tựa.
b. Hướng dẫn viết chính tả:
*Trao đổi về nội dung bài viết.
- GV đọc 3 khổ thơ đầu của bài thơ 1 lượt.
- Hỏi: Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai?
+Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu?
*Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn viết có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy dòng?
- Những chữ nào trong 3 khổ thơ phải viết hoa?
*Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
*Viết chính tả: 
- Yêu cầu HS đọc lại 3 khổ của bài thơ.
- Cho HS tự nhớ viết vào vở.
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
* Soát lỗi: 
* Chấm bài:
- Thu 5- 7 bài chấm và nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2. 
GV chọn câu a hoặc b.
Câu b: Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV nhắc lại YCBT. 
- Yêu cầu HS tự làm.
- Cho HS thi làm bài trên bảng lớp (thi theo hình thức tiếp sức).
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4.Củng cố, dặn dò:- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm thêm các từ có âm tr/ch. Chuẩn bị bài sau. 
- 1 HS đọc cho 3 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS lắng nghe, nhắc lại.
- Theo dõi GV đọc, 2 HS đọc thuộc lại khổ thơ.
+Mái nhà của chim, của cá, của dím, của ốc, của bạn nhỏ.
+Mái nhà của chim là nghìn lá biếc, của cá là sóng xanh rập rờn, của dím là trong lòng đất, của ốc là vỏ ốc. Mái nhà của bạn nhỏ có giàn gấc đỏ, có hoa giấy lợp hồng.
- HS trả lời: 3 khổ và mỗi khổ có 4 dòng.
- Những chữ đầu dòng thơ.
- nghìn, là biếc, sóng xanh, rập rình, lòng đất, nghiêng lợp, 
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 1 HS đọc lại.
- HS nhớ viết vào vở.
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- HS nộp 5- 7 bài. 
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. 
- Lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- 3 HS lên thi làm bài. Lớp nhận xét.
- Đọc lại lời giải và làm bài vào vở.
Câu b: Tết đến – cũng tết – thân dừa bạc phếch.
- Lắng nghe.
====================================
THỦ CÔNG
LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 3) 
I.Mục tiêu:
- Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật.
- Hoàn thành sản phẩm, trang trí đúng yêu cầu của GV. 
- HS yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. Chuẩn bị:- Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công (hoặc bìa màu).
 - Giấy thủ công, bìa cúng, tờ bìa màu, giấy trắng, hồ gián, ...
III. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt độngcủa học sinh
1.Ổn định:
2.KTB: KT đồ dùng của HS.
- Nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới: GTB 
a Thực hành: Tiếp tục hướng dẫn như tiết 2.
Hoạt động: HS thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí.
- GV gọi 1 HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.
- GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình làm đồng hồ để hệ thống lại các bước làm đồng hồ:
Bước 1: Cắt giấy
Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế, và chân đỡ đồng hồ).
Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- GV tổ chức cho HS làm đồng hồ để bàn. Trong khi HS thực hành, GV đến các bàn quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng hoặc chưa hiểu rõ cách làm, để các em hoàn thành sản phẩm.
- HS trang trí, trưng bày và tự đánh giá sản phẩm. GV khen ngợi, tuyên dương những em trang trí đẹp, có nhiều sáng tạo.
- Đánh giá kết quả học tập của HS.
4. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập của HS.
- HS nêu lại các bước làm đồng hồ để bàn.
- Dặn dò HS giờ học sau chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập: giấy thủ công, kéo, hồ, sợi chỉ,  để học bài “Làm quạt giấy tròn”.
- HS mang đồ dùng cho GV KT.
- HS lắng nghe.
- 1 HS nêu lài các bước:
+ Bước 1: Cắt giấy
+ Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế, và chân đỡ đồng hồ).
+ Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- Lắng nghe sau đó thực hành theo hướng dẫn của GV.
- HS trưng bày sản phẩm và cùng nhau đánh giá sản phẩm.
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu.
- Ghi nhận và chuẩn bị cho tốt.
====================================
Chiều Thứ năm, ngày 7 tháng 4 năm 2016.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TLCH BẰNG GÌ? DẤU HAI CHẤM 
I/.Mục tiêu:
- Đặt và trả lời câu hỏi bằng gì? (Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi bằng gì?). Trả lới đúng các câu hỏi bằng gì? Thực hành trò chơi hỏi đáp sử dụng cụm từ Bằng gì?
- Bước đầu biết dùng dấu hai chấm.
II/. Chuẩn bị: - Bảng từ viết sẵn bài tập trên bảng.
III/. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài: +GV nêu BT: Em hãy kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng những tiếng sau: bóng, chạy, đua, nhảy, 
- Nhận xét 
3/ Bài mới: Gtb
b.HD làm bài tập:
Bài tập 1: - Gọi HS đọc YC của bài.
- GV nhắc lại yêu cầu BT.
- Cho HS làm bài.
- HS làm bài thi.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
*Như vậy: Muốn tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì” các em chỉ việc gạch dưới cụm từ (từ chữ “bằng” cho đến hết câu).
- Yêu cầu HS bổ sung những phần cần thiết vào VBT của mình.
Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc lại YC.
- Yêu cầu HS làm bài miệng.
- Yêu cầu HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Nhận xét và chốt lời giải.
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
Bài tập 3: - Cho HS đọc yêu cầu BT.
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS tổ chức trò chơi theo nhóm.
- Cho HS thực hành trước lớp.

File đính kèm:

  • docTuần 30.doc
Giáo án liên quan