Giáo án chủ đề môn Địa lý Lớp 6 - Chủ đề: Lớp vỏ khí

III. Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng ? Nêu vị trí, đặc điểm tầng đối lưu.

Trả lời:

Lớp vỏ khí được chia làm 3 phần:

Tầng đối lưu

Tầng bình lưu

Các tầng cao của khí quyển.

Vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu:

Tầng đối lưu là tầng nằm ở độ cao từ 0 – 16km

Mật độ không khí dày đặc

Nhiệt độ càng lên cao càng giảm cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 độ C.

Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, gió, bão

Câu 2: Dựa vào đâu có sự phân ra: các khối khí nóng, lạnh và các khối khí đại dương, lục địa?

Trả lời:

Dựa vào Nhiệt độ phân ra: khối khí nóng và khối khí lạnh.

Dựa vào mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền phân ra: khối khí đại dương và khối khí lục địa.

 

doc23 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án chủ đề môn Địa lý Lớp 6 - Chủ đề: Lớp vỏ khí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt độ TB thàng và TB năm như thế nào?
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Thời tiết và khí hậu
Thời tiết: Là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.
Khí hậu: Là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật.
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí
a. Nhiệt độ không khí
là lượng nhiệt khí mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt Mặt Trời rồi bức xạ lại vào không khí.
b.  Cách đo nhiệt độ không khí
Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ không khí
Để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m
Đo ít nhất 3 lần trong một ngày (5h, 13h và 21h)
Tính nhiệt độ trung bình ngày= Tổng nhiệt độ các lần đo/Số lần đo.
Ví dụ: Đo ba lần trong ngày được lần lượt là 25 độ, 37 độ, 34 độ. Vậy nhiệt độ TB là:
Nhiệt độ TB = (25 + 37+34) :3 = 32 độ.
Một số công thức tính nhiệt độ:
Nhiệt độ TB ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày/ số lần đo
Nhiệt độ TB tháng = Tổng nhiệt độ TB của các ngày trong tháng/số ngày
Nhiệt độ TB năm= Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng/12
3. Sự thay đổi nhiệt độ không khí:
a. Thay đổi theo vị trí gần hay xa biển
Sự tăng giảm nhiệt độ giữa mặt đất và mặt nước khác nhau sinh ra hai loại khí hậu khác nhau là khí hậu lục địa và đại dương.
b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao
Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ càng hạ thấp.
c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ
Càng gần xích đạo, nhiệt độ càng cao, càng gần hai cực, nhiệt độ càng hạ thấp.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Giả sử có một ngày ở Hà Nội, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 20 độ C,...
Giả sử có một ngày ở Hà Nội, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 20 độ C, lúc 13 giờ được 24 độ C và lúc 21 giờ được 22 độ C. Hỏi nhiệt độ TB của ngày hôm đó là bao nhiêu? Em hãy nêu cách tính?
Trả lời:
Nhiệt độ TB ngày hôm đó của Hà Nội là 22 độ.
Cụ thể cách tính như sau:
Nhiệt độ TB ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày/ số lần đo.
Lắp vào công thức ta có:
Nhiệt độ TB ngày = (20 +24 +22) : 3 = 22 độ C.
Câu 2: Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m?
Trả lời:
Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m là vì:
Nếu ta đo trực tiếp trên ánh nắng mặt trời thì đó là nhiệt độ mặt trời và không chính xác.
Nếu ta đo ở mặt đất thì đó là nhiệt độ ở mặt đất chứ không phải nhiệt độ không khí.
=>Vì vậy để đảm bao độ chính xác cao, khi đo chúng ta nên đo ở trong bóng râm và cách mặt đất 2m.
Câu 3: Tại sao vào mùa hạ: Những miền gắn biển có không khí mát hơn đất liên...
Tại sao vào mùa hạ: Những miền gắn biển có không khí mát hơn đất liên. Ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
Trả lời:
Do đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất là khác nhau: mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước. Khi nước biển nóng lên thì bốc hơi, mà càng bốc hơi thì nhiệt độ càng giảm đi, vì hơi nước trong không khí hâp thụ bức xạ mặt trời làm giảm lượng bức xạ mặt trời tới mặt nước. Mặt khác, có tới 60% nhiệt lượng trên các biển ở nhiệt đới chi cho việc bốc hơi nước. Vì thế ở biển và đại dương, nhiệt độ lên xuống chậm hơn trên đất liền. Ket quả là vào mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, ngược lại về mùa đông, những miền gần biển lại ấm hơn trong đất liền vì những miền gần biên chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí ở biên và đại dương. 
Câu 4: Dựa vào những kiến thức đã biết, hãy tính sư chênh lệch về độ cao...
Dựa vào những kiến thức đã biết, hãy tính sư chênh lệch về độ cao giữa hai địa điểm trong hình 48.
Trả lời:
Nhiệt độ chênh lệch giữa hai điểm trong hình 48 là:
25 – 19 = 6 độ C
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Thời tiết khác khí hậu điểm nào?
Trả lời:
Thời tiết và khí hậu đều là những hiện tượng khí tượng xảy ra ở một địa phương cụ thể. Tuy nhiên, hai hiện tượng này có một số điểm khác nhau. Cụ thể đó là:
Thời tiết diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi nhỏ và hay thay đôi.
Khí hậu diễn ra trong thời gian dài, có tính quy luật. Khí hậu diễn ra trong phạm vi rộng và khá ổn định.
Câu 2 : Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa...
Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (góc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?
Trả lời:
Mặt đất nóng nhất vào lúc 13 giờ mà không phải lúc 12 giờ là vì: Các tia bức xạ mặt trời khi đi qua khí quyển chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên mà phải đợi mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của măt trời  rồi bức xạ vào không khí. Lúc đó, không khí mới nóng lên. Điều đó giải thích tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ.
Câu 3: Người ta đã tính nhiệt độ TB thàng và TB năm như thế nào?
Trả lời:
Nhiệt độ TB tháng = Tổng nhiệt độ TB của các ngày trong tháng/số ngày
Nhiệt độ TB năm= Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng/12
Nội dung 3 : Khí áp và gió trên Trái đất
Nội dung bài gồm:
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Quan sát hình 50 SGK, cho biết:
Câu 2: Quan sát hình 51 SGK, cho biết:
Câu 3: Dựa vào kiến thức đã học, giải thích:
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Khí áp là gì ? Tại sao có khí áp?
Câu 2: Nguyên nhân nào đã sinh ra gió?
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái đất.
Khí áp:
Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.
Đơn vị đo: mm thủy ngân
Dụng cụ để đo khí áp là Khí áp kế, khí áp trung bình là :760 mm thủy ngân.
Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất
Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về 2 cực.
Do sự xen kẻ nhau giữa lục địa và đại dương nên các đai khi áp không liên tục mà chia thành các khu riêng biệt.
2. Gió và các hoàn lưu khí quyển
Gió:
Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.
Tín phong và gió Tây ôn đới là loại gió thổi thường xuyên trên Trái đất
Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo.
Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 60 độ.
Hoàn lưu khí quyển:
Sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là hoàn lưu khí quyển.
Tín phong và gió Tây ôn đời tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên bề mặt Trái đất.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Quan sát hình 50 SGK, cho biết:
Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ nào?
Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ độ nào?
Trả lời:
Quan sát hình 50 sgk, ta thấy:
Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ 0°, 60°B và 60°N.
Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ độ 30°B, 30°N, 90°B và 90°N.
Câu 2: Quan sát hình 51 SGK, cho biết:
Ở hai bên Xích đạo, loại gió thổi theo một chiều quanh năm, từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo, là gió gì?
Cũng từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam, loại gió thổi quanh năm lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam, là loại gió gì?
Trả lời:
Ở hai bên Xích đạo, loại gió thổi theo một chiều quanh năm từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo là gió Tín phong.
Cũng từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam, loại gió thổi quanh năm lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam là loại gió Tây.
Câu 3: Dựa vào kiến thức đã học, giải thích:
Vì sao Tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo?
Vì sao gió Tây ôn đối lại thổi từ khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam ?
Trả lời:
Gió Tín phong thổi từ khoảng vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo là do sự chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến (vĩ độ 30° Bắc và Nam) và áp thấp xích đạo.
Gió Tây ôn đới thổi từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam là do sự chênh lệch áp suất giữa áp cao chí tuyến và các áp thấp ôn đới (60° Bắc và Nam).
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Khí áp là gì? Tại sao có khí áp ?
Trả lời:
Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.
Có khí áp vì không khí có trọng lượng. Trọng lượng của không khí tuy nhẹ (1 lít không khí trung bình nặng 1,3g) nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60 000 km nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất.
Câu 2: Nguyên nhân nào đã sinh ra gió ?
Trả lời:
Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi áp cao và nơi áp thấp, không khí bị dồn từ nơi áp cao về áp thấp tạo ra gió.
Tín phong và gió Tây ôn đới là loại gió thổi thường xuyên trên Trái đất
Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo.
Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 60 độ.
Nội dung 4 : Hơi nước trong không khí. Mưa
Nội dung bài gồm:
I. Kiến thức trọng tâm
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Dựa vào bảng lượng hơi nước tối đa trong không khí, em hãy cho biết lượng...
Câu 2: Dựa vào biểu đồ mưa của Thành phố Hồ Chí Minh ở hình 53 SGK, cho biết:
Câu 3: Quan sát bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới (hình 54 SGK), hãy:
III. HƯỚNG DẪN GIẢI CÁC BÀI TẬP CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Dựa vào bảng sau:
Câu 2: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí như thế nào?
Câu 3: Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa
Câu 4: Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?
I. Kiến thức trọng tâm
1. Hơi nước và độ ẩm không khí
Hơi nước tạo nên độ ẩm không khí
Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều.
Không khí bão hòa hơi nước khi nó chứa một lượng hơi nước tối đa.
Không khí bão hòa -> cung cấp thêm hơi nước, hóa lạnh -> ngưng tụ -> sương, mây, mưa.
2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái đất.
Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh -> hơi nước ngưng tụ -> các hạt nước nhỏ -> mây -> gặp điều kiện thuận lợi -> tiếp tục ngưng tụ -> mưa.
a. Tính lượng mưa trung bình của một địa phương
Dụng cụ đo lượng mưa -> thùng đo mưa (vũ kế)
Cách tính lượng mưa trung bình:
Ngày = tổng số lượng mưa các lần trong ngày
Tháng = tổng số lượng mưa các ngày trong tháng
Năm = Tổng số lượng mưa 12 tháng
     TB Năm = lượng mưa nhiều năm / số năm
b. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới
Lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về cực.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Dựa vào bảng lượng hơi nước tối đa trong không khí, em hãy cho biết lượng...
Dựa vào bảng lượng hơi nước tối đa trong không khí, em hãy cho biết lượng hoi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 10°c, 20°c, 30°c.
Trả lời:
Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ:
10°c là 5g/ cm3
20°c là 17g/cm3
30°c là 30g/cm3
Câu 2: Dựa vào biểu đồ mưa của Thành phố Hồ Chí Minh ở hình 53 SGK, cho biết:
Tháng nào có mưa nhiều nhất? Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm?
Tháng nào có mưa ít nhất ? Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm?
Trả lời:
Quan sát biểu đồ hình 53 ta thấy:
Tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 9. Lượng mưa khoảng 330mm
Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2. Lượng mưa khoảng 4mm
Câu 3: Quan sát bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới (hình 54 SGK), hãy:
Chỉ ra các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000mm, các khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200mm.
Nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới.
Trả lời:
Các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000mm chủ yếu phân bố ở hai bên đường Xích đạo.
Các khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200 mm: tập trung ở những vùng có vĩ độ cao.
=>Lượng mưa trên thế giới phân bố không đồng đều từ Xích đạo về cực.
III. HƯỚNG DẪN GIẢI CÁC BÀI TẬP CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Dựa vào bảng sau:
Lượng mưa của Thành phố Hồ Chí Minh trong năm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Lượng mưa (mm)
13,8
4,1
10,5
50,4
218,4
311,7
293,7
269,8
327,1
266,7
116,5
48,3
Hãy tính tổng lượng mưa trong năm ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Hãy tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa (tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10) ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Hãy tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô (tháng 11, 12, 1, 2, 3, 4) ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Trả lời:
Tổng lượng mưa trong năm ở Thành phố Hồ Chí Minh:
13,8 + 4,1 + 10,5 + 50,4 + 218,4 + 311,7 + 293,7 + 269,8 + 327,1 + 266,7 + 116,5 + 48,3 = .930,9 mm
Tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa ( tháng 5,6,7,8,9,10) ở thành phố Hồ Chí Minh là:
218,4 + 311,7 + 293,7 + 269,8 + 327,1 + 266,7= 1.687,3 mm.
Tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô (tháng 11, 12, 1, 2, 3, 4) ở Thành phố Hồ Chí Minh:
13,8 + 4,1 + 10,5 + 50,4 + 116,5 + 48,3 = 243,6 mm.
Câu 2: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí như thế nào?
Trả lời:
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chứa hơi nước của không khí, nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nhưng nó cũng có hạn.
=>Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước nhất định thì không khí đã bão hoà hơi nước.
Câu 3: Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa
Trả lời:
Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây.
Khi gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước tan dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
Câu 4: Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?
Trả lời:
Khí hậu nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa nên có lương mưa tương đối cao so với các khu vực khác có cùng vĩ độ.
Lượng mưa trung bình hàng năm nước ta từ 1.500 đến 2.000 mm.
Nội dung 5 : Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
Nội dung bài gồm:
Câu 1: Quan sát biểu đồ hình 55 (trang 65 SGK Địa lý 6) và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 2: Dựa vào các trục của hệ tọa độ vuông góc để xác định các đại lượng rồi ghi vào bảng kết quả sau:
Câu 3: Từ bảng số liệu trên, hãy nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội?
Câu 4:  Quan sát hai biểu đồ 56, 57 và trả lời các câu hỏi trong bảng sau:
Câu 5: Từ bảng thống kê  trên cho biết biểu đồ  nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm...
HƯỚNG DẪN 
Câu 1: Quan sát biểu đồ hình 55 (trang 65 SGK Địa lý 6) và trả lời các câu hỏi sau:
Những yếu tố nào được thể hiện trên biểu đồ? Trong thời gian bao lâu?
Yếu tố nào thể hiện theo đường?
Yếu tố nào được biểu hiện bằng hình cột?
Trục dọc bên phải dùng để đo tính đại lượng nào?
Trục dọc bên trái dùng để đo tính đại lượng nào?
Đơn vị tính nhiệt độ là gì? Đơn vị tính lượng mưa là gì?
Trả lời:
Những yếu tố được thể hiện trên biểu đồ: nhiệt độ, lượng mưa, thời gian 12 tháng.
Yếu tố được thể hiện theo đường là Nhiệt độ.
Yếu tố được thể hiện bằng hình cột là Lượng mưa.
Trục dọc bên trái dùng để đo tính đại lượng: Lượng mưa.
Trục dọc bên phải dùng để đo tính đại lượng: Nhiệt độ.
Đơn vị tính Nhiệt độ là ºC, đơn vị tính Lượng mưa là milimet (mm).
Câu 2: Dựa vào các trục của hệ tọa độ vuông góc để xác định các đại lượng rồi ghi vào bảng kết quả sau:
Trả lời:
Nhiệt độ:
Nhiệt độ tháng cao nhất là tháng 7 với 29 độ
Nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng 1 với 16 độ
Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng cao nhất và thấp nhất là 13 độ.
Lượng mưa:
Lượng mưa tháng cao nhất là tháng 8 với 300mm
Lượng mưa tháng thấp nhất là tháng 12; 1 với 25mm
Lượng mưa chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 275mm
Câu 3: Từ bảng số liệu trên, hãy nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội?
Trả lời:
Nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội có sự chênh lệch giữa các tháng trong năm.
Nhiệt độ giữa các tháng phần lớn trên 20 độ.
Tổng lượng mưa cả năm lớn.
Câu 4:  Quan sát hai biểu đồ 56, 57 và trả lời các câu hỏi trong bảng sau:
Trả lời:
Nhiệt độ và lượng mưa
Biểu đồ địa điểm A
Biểu đồ địa điểm B
Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng nào?
tháng của nhiệt độ thấp nhất là tháng nào?
Những tháng có mưa nhiều (mùa mưa) bắt đầu từ tháng mấy đến tháng mấy?
4 - 5
12 - 1
7-> 9
12 - 1
6 - 7
10 -> 3
Câu 5: Từ bảng thống kê  trên cho biết biểu đồ  nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm...
Từ bảng thống kê  trên cho biết biểu đồ  nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Bắc? Biểu đồ nào là địa điểm ở nửa cầu Nam?
Trả lời:
Biểu đồ A: là biểu đồ khí hậu một địa điểm thuộc nửa cầu Bắc nhiệt độ cao vào các tháng 4 đến tháng 9, mưa nhiều vào tháng 7 đến tháng 9.
Biểu đồ B: Là biểu đồ khí hậu một số địa điểm thuộc nửa cầu Nam nhiệt độ thấp vào các tháng 4 đến tháng 9, mưa nhiều từ tháng 10 đến tháng 3.
Nội dung 6 : Các đới khí hậu trên Trái đất
Nội dung bài gồm:
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết các chí tuyến này nằm ở những vĩ độ nào?...
Câu 2: Dựa vào hình 58, hãy kể tên năm đới khí hậu trên Trái Đất.
III. HƯỚNG DẪN GIẢI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Các chí tuyến và vòng cực là những ranh giới của các vòng đai nhiệt nào?
Câu 2: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Lượng mưa trong năm ở đới này là bao nhiêu?
Câu 3: Nêu đặc điểm của khí hậu ôn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?
Câu 4: Nêu đặc điểm của khí hậu hàn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Các chí tuyến và các vòng cực trên Trái đất.( Chỉ biết không học )
Các chí tuyến là những đường có ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất vào các ngày hạ chí và đông chí.
Trên bề mặt Trái Đất có 2 đường chí tuyến: Chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam
Các vòng cực là những đường giới hạn khu vực có ngày và đêm dài 24 giờ.
Có 2 vòng cực trên Trái Đất: Vòng cực Bắc và vòng cực Nam.
Các vòng cực và chí tuyến là ranh giới phân chia các vành đai nhiệt.
2. Sự phân chia bề mặt Trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ.
Tương ứng với 5 vành đai nhiệt, trên Trái đất cũng có 5 đới khí hậu theo vĩ độ.
1 đới nóng
2 đới ôn hòa
2 đới lạnh
Đới nóng (hay nhiệt đới)
Hai đới ôn hòa (hay ôn đới)
Hai đới lạnh (hay hàn đới)
Giới hạn:
Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
Đặc điểm:
Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.
Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm
Gió thổi thường xuyên
Tín phong
Tây ôn đới
Gió đông cực
Lượng mưa trung bình
1000mm – 2000mm.
500 -1000mm
500mm.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết các chí tuyến này nằm ở những vĩ độ nào?...
Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết các chí tuyến này nằm ở những vĩ độ nào? Các tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất ở các đường này lúc 12 giờ trưa vào các ngày nào?
Trên bề mặt Trái Đất còn có các vòng cực Bắc và Nam. Các đường này nằm ở các vĩ độ nào?
Trả lời:
Các chí tuyến nằm ở vĩ độ:
Chí tuyến Bắc nằm ở vĩ độ 23°27 Bắc.
Chí tuyến Nam nằm ở vĩ độ 23°27 Nam.
Các tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất ở các đường này lúc 12h trưa:
Ở chí tuyến Bắc vào ngày 22-6
Ở chí tuyến Nam vào ngày 22-12.
Trên bề mặt Trái Đất còn có các vòng cực Bắc và Nam, các đường này nằm ở
Vòng cực Bắc nằm ở vĩ độ 66°33 B.
Vòng cực Nam nằm ở vĩ độ 66°33 Nam.
Câu 2: Dựa vào hình 58, hãy kể tên năm đới khí hậu trên Trái Đất.
Trả lời:
Tên năm đới khí hậu trên Trái Đất
Đới Nhiệt đới (1 đới)
Đới Ôn đới (2 đới)
Đới Hàn đới (2 đới).
III. HƯỚNG DẪN GIẢI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Các chí tuyến và vòng cực là những ranh giới của các vòng đai nhiệt nào?
Trả lời:
Các chí tuyến là ranh giới của các vành đai ôn đới và nhiệt đới.
Các vòng cực là ranh giới của các vành đai ôn đới và hàn đới.
Câu 2: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Lượng mưa trong năm ở đới này là bao nhiêu?
Trả lời:
Đặc điểm khí hậu đới nóng (hay nhiệt đới)
Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.
Gió thổi thường xuyên: Tín phong
Lượng mưa trung bình: 1000mm – 2000mm.
Câu 3:

File đính kèm:

  • docChu de Lop vo khi_12787180.doc