Giáo án Chính tả Lớp 5 - Bài: Đất nước - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Quỳnh Anh

1. GIỚI THIỆU

Nhận xét chung về chữ viết của HS trong bài viết chính tả trước.

2. DẠY- HỌC BÀI MỚI

2.1. Giới thiệu bài

GV giới thiệu: Bài chính tả hôm nay các em cùng nhớ - viết 3 khổ thơ cuối bài Đất nước và thực hành viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.

2.2. Hướng dẫn viết chính tả

a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ.

- Cô mời một bạn đọc cho cô yêu cầu của bài tập 1

- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối bài đất nước.

- Hỏi:

+ Cảnh đất nước trong mùa thu mới miêu tả ở khổ 3 đẹp như thế nào?

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chính tả Lớp 5 - Bài: Đất nước - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Quỳnh Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường :Tiểu học Dịch Vọng B 
Lớp : 5I
Người soạn: Nguyễn Quỳnh Anh 
 Thứ năm ngày 26 tháng 3 năm 2019
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : Tiếng việt
Chính tả
ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU
	• Nhớ - viết chính xác, đẹp đoạn thơ Mùa thu nay khác rồi Những buổi ngày xưa vọng nói về trong bài Đất nước.
	• Biết cách viết hoa tên cái huân chương, danh hiệu, giải thưởng qua bài tập thực hành.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
Phát triển năng lực ngôn ngữ.
Phát triển năng lực tự học.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Bảng phụ ghi sẵn: tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa các chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GIỚI THIỆU
Nhận xét chung về chữ viết của HS trong bài viết chính tả trước.
2. DẠY- HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
GV giới thiệu: Bài chính tả hôm nay các em cùng nhớ - viết 3 khổ thơ cuối bài Đất nước và thực hành viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
2.2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ.
- Cô mời một bạn đọc cho cô yêu cầu của bài tập 1
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối bài đất nước.
- Hỏi: 
+ Cảnh đất nước trong mùa thu mới miêu tả ở khổ 3 đẹp như thế nào?
+ Những từ ngữ và hình ảnh nào trong 2 khổ thơ cuối thể hiện lòng tự hào về đất nước và truyền thống của dân tộc?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- GV chốt lại.
- Yêu cầu học sinh luyện viết các từ đó ( hai HS lên bảng viết, cả lớp viết ra nháp).
- GV nhận xét 
c) Viết chính tả.
Nhắc HS lùi vào 1 ô rồi mới viết chữ đầu tiên của mỗi dòng thơ, giữa 2 khổ thơ để cách 1 dòng.
d) Soát lỗi, chấm bài.
- Chấm nhanh ( chiếu vở 1,2 HS).
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và đoạn văn Gắn bó với miền Nam.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp
Nhắc HS dùng bút chì gạch chân các cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng; nhận xét cách viết hoa về các cụm từ đó.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe, xác định nhiệm vụ của tiết học.
HS đọc yêu cầu đề bài.
 Yêu cầu 1 HS đọc thành tiếng
- Trả lời: Cảnh đất nước trong mùa thu mới được miêu tả rất đẹp: rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới, trời thu trong biễc.
- Lòng tự hào về đất nước được thể hiện qua những từ ngữ lặp lại: Trời xanh đây, núi rừng đây, của chúng ta, của chúng ta -> Các từ ngữ lặp lại có tác dụng nhấn mạnh niềm tự hào, hạnh phúc về đất nước giờ đây cũng được tự do. Những hình ảnh : Những cánh đồng thơm mát, Những ngả đường bát ngát, Những dòng sống đỏ nặng phù sa được miêu tả như liệt kê như vẽ ra trước mắt ta cảnh đất nước tự do, bao la.
Lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ sau: chưa bao giờ khuất ( dũng cảm, sống mãi với thời gian / Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất. Những buổi ngày xưa vọng nói về ( tiếng gọi của cha ông vọng về, nhắn nhủ con cháu).
- HS tìm và nêu các từ khó. Ví dụ: rừng tre, phấp phới, bát ngát, phù sa, rì rầm, trong biếc, khuất,
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, cùng làm bài.
- 1 HS phát biểu. 1 HS khác bổ sung, cả lớp thống nhất ý kiến:
+ Cụm từ chỉ huân chương: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động.
+ Cụm từ chỉ danh hiệu: Anh hùng lao động.
+ Cụm từ chỉ giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh.
+ Mỗi cụm từ trên đều gồm 2 bộ phận
Huân chương / Kháng chiến.
Huân chương / Lao động.
Giải thưởng / Hồ Chí Minh.
nên khi viết phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên này.
- Kết luận, treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc quy tắc viết hoa tên các huân chương, giải thưởng.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và đoạn văn.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Gợi ý HS cách làm bài:
+ Tên các danh hiệu được in nghiêng trong đoạn văn.
+ Dùng gạch chéo (/) phân tách các bộ phân tạo thành tên đó.
+ Viết lại tên các danh hiệu cho đúng.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng:
Anh hùng / Lực lượng vũ trang nhân dân.
Bà mẹ / Việt Nam / Anh hùng.
*Hỏi một số câu hỏi củng cố:
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng nội dung ghi chép trên bảng phụ.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm trên bảng lớp, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét bạn làm bài đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Chữa bài (nếu sai).
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
Xác nhận của GVHD

File đính kèm:

  • docgiao_an_chinh_ta_lop_5_bai_dat_nuoc_nam_hoc_2018_2019_nguyen.doc