Giáo án Chính tả Lớp 1 - Bài: Câu đố - Năm học 2018-2019

 Hoạt động 1: (15’) Hướng dẫn HS tập

chép bài “Câu đố”.

+ Mục tiêu: Học sinh nhìn bảng chép lại đúng bài “Câu đố” đầy đủ 18 chữ.

+ Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, thảo luận nhóm.

- GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài thơ:

 Câu đố

 Con gì bé tí

 Chăm chỉ suốt ngày

 Bay khắp vườn cây

 Tìm hoa gây mật?

- GV đọc mẫu.

- GV nói: Cô mời 1 bạn đọc cho cô bài thơ “Câu đố”.

- GV hỏi: “Vậy bạn nào đoán thử trong bài: “ Câu đố” đó là con vật gì nào?

- GV nói: Để biết xem lớp ta, bạn nào đã đoán trúng tên con vật đó hay chưa, cô sẽ cho lớp ta biết đáp án qua 1 bức tranh là đáp án của câu đố trên.

- GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?

- GV nói: Vậy các bạn đã đoán đúng chưa lớp. Chúng ta tuyên dương các bạn mình đi nào.

 

docx8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chính tả Lớp 1 - Bài: Câu đố - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27
Thứ năm, ngày 21 tháng 3 năm 2019
Chính tả
Câu đố
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS chép lại bài: Câu đố đúng và đẹp.
2. Kỹ năng: 
- HS viết bài chính xác, trình bày bài viết đúng hình thức bài thơ.
- Điền đúng âm tr hay ch, âm v, d hay gi.
- Viết đúng cự li, tốc độ tối thiểu 2 chữ/phút. Viết chữ đều và trình bày đúng bài đồng dao.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết rèn chữ, giữ vở sạch đẹp.
- GDHS: Chăm chỉ trong học tập 
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ đã chép sẵn bài Câu đố và 2 bài tập. 
- Học sinh: Vở chính tả, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định lớp: (1’)
- GV mời cả lớp hát bài “Bầu trời xanh”.
2. Bài cũ: (3’)
Bài: “Nhà bà ngoại”.
- Qua việc kiểm tra tập chép bài: “Nhà bà ngoại” của các bạn, cô nhận thấy các bạn viết chữ có tiến bộ, viết đúng nội dung bài cũng như cách trình bày bài viết. Tuy nhiên còn 1 vài bạn còn viết chưa đúng độ cao con chữ, con lưu ý con chữ “h, b , l” viết cao cao 2 ô li rưỡi, con chữ “t” cao 1 ô li rưỡi, con chữ “đ”. Các con cần luyện viết thêm để đúng nhé!
- GV cho HS lấy bảng con.
- GV yêu cầu HS viết từ: “thoáng mát”.
- GV sửa sai.
- GV nhận xét bài cũ.
3. Bài mới: (30’)
Giới thiệu bài: (2’)
- GV nói: Trong tự nhiên của chúng ta có rất nhiều loài vật, mỗi loài đều mang một đặc điểm và hình dáng riêng. Các con biết không, có một loài động vật tuy nhỏ bé nhưng lại rất chăm chỉ. Vậy đó là con vật gì cô mời các con hãy cùng cô tìm hiểu qua bài: “Câu đố” nhé!
- GV ghi tựa: “Câu đố”.
- GV gọi 1 HS nhắc lại.
- GV nói: Tiết học này gồm 2 hoạt động chính:
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tập chép bài “Câu đố”.
+ Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả.
- Bây giờ chúng ta cùng nhau bước vào hoạt động 1:
Hoạt động 1: (15’) Hướng dẫn HS tập 
chép bài “Câu đố”.
+ Mục tiêu: Học sinh nhìn bảng chép lại đúng bài “Câu đố” đầy đủ 18 chữ.
+ Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, thảo luận nhóm.
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài thơ:
	 Câu đố
 Con gì bé tí
 Chăm chỉ suốt ngày
 Bay khắp vườn cây
 Tìm hoa gây mật?
- GV đọc mẫu.
- GV nói: Cô mời 1 bạn đọc cho cô bài thơ “Câu đố”. 
- GV hỏi: “Vậy bạn nào đoán thử trong bài: “ Câu đố” đó là con vật gì nào?
- GV nói: Để biết xem lớp ta, bạn nào đã đoán trúng tên con vật đó hay chưa, cô sẽ cho lớp ta biết đáp án qua 1 bức tranh là đáp án của câu đố trên.
- GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV nói: Vậy các bạn đã đoán đúng chưa lớp. Chúng ta tuyên dương các bạn mình đi nào.
- GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng cho HS. 
- Đúng rồi đó các con bài thơ: “Câu đố” muốn đố chúng ta về con ong.
- GDHS: Các con biết không ong là một loài vật tuy là có thân hình rất nhỏ bé nhưng chúng lại vô cùng chăm chỉ. Hằng ngày, các chú ong của chúng ta phải bay đi tìm hoa hút mật để về xây tổ cho thật vững chắc. Công việc tuy vất vả, diễn ra từ ngày này sang ngày khác nhưng chúng vẫn không hề chán mà thậm chí rất yêu thích việc làm của mình. Các con cần phải noi theo gương các con ong bé nhỏ đó: trong học tập cần chăm chỉ, siêng năng, còn trong mọi công việc chúng ta phải dốc hết tất cả tâm trí, công sức để đạt được hiệu quả cao nhất. Lớp ta có đồng ý không nào?
- GV nói: Để viết đúng bài thơ, các con hãy thảo luận theo nhóm 4, cùng nhau đọc thầm lại bài thơ, tìm và gạch dưới những từ khó viết, những từ còn lẫn lộn giữa âm, vần hoặc dấu thanh.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày.
- Nếu HS nêu 1 số từ không khó thì GV cần cung cấp 1 số từ khó mà HS còn dễ nhầm lẫn.
- GV gọi HS nêu từ khó và nêu cách đọc.
- GV hỏi: Trong từ “chăm chỉ” khi viết con cần lưu ý âm, vần nào khó? 
- GV viết bảng lớp các từ khó:
chăm chỉ
- GV giảng: Trong từ “chăm chỉ” khi viết chữ “chăm” cần lưu ý âm “ch” còn nhầm lẫn với âm “tr”.
- GV gọi HS đọc: “chăm chỉ”
- GV gọi HS nêu từ khó và nêu cách đọc.
- GV hỏi: Trong từ “khắp vườn” khi viết con cần lưu ý âm, vần nào khó? 
- GV viết bảng lớp các từ khó:
khắp vườn
- GV giảng: Trong từ “khắp vườn” khi viết chữ “khắp” cần lưu ý vần “ăp” dễ nhầm lẫn với vần “âp”, chữ “vườn” cần lưu ý vần “ươn” dễ nhầm lẫn với vần “ương”. 
- GV gọi HS đọc : khắp vườn
- GV gọi HS nêu từ khó, nêu cách đọc.
- GV hỏi: Trong từ “gây mật” khi viết con cần lưu ý âm, vần nào khó? 
- GV viết bảng lớp các từ khó:
gây mật
- GV giảng: Trong từ “gây mật” khi viết chữ “gây” cần lưu ý vần “ây” dễ nhầm lẫn với vần “ay”, chữ “mật” cần lưu ý vần “ât” dễ nhầm lẫn với vần “âc”. 
- GV gọi HS đọc : gây mật.
-GV cung cấp thêm từ khó mà HS viết thường sai từ “suốt ngày”.
- GV hỏi: Trong từ “suốt ngày” khi viết con cần lưu ý âm, vần nào khó? 
- GV viết bảng lớp các từ khó:
suốt ngày
- GV giảng: Trong từ “suốt ngày” khi viết chữ “suốt” cần lưu ý âm “s” dễ nhầm lẫn với âm “x”, vần “uôt” dễ nhầm lẫn với vần “uôc”. Chữ “ngày” cần lưu ý vần “ay” dễ nhầm lẫn với vần “ai”, con chữ y ở cuối, dễ nhầm lẫn với con chữ “i”.
- GV gọi HS đọc: “suốt ngày”.
- GV nhận xét.
* GV cho HHS viết các từ khó vào bảng con.
chăm chỉ
 suốt ngày
 khắp vườn
gây mật
- GV nhận xét, sửa chữa cho HS.
- GV cho HS lấy vở bài tập Tiếng Việt bài “Câu đố” trang 31.
- GV gọi 1 HS nêu tư thế ngồi viết.
- GV hướng dẫn cách trình bày bài viết: “Câu đố”. 
- Đây là 1 một bài thơ, mỗi dòng có 4 chữ để trình bày bài viết cho cân đối và đẹp.
- Lùi vào 6 ô viết tựa bài: Câu đố.
- Lùi vào 4 ô viết dòng thơ thứ nhất, viết hết 1 dòng các con sẽ xuống hàng, lùi vào 4 ô viết tiếp dòng thơ thứ 2, cứ như vậy cho đến hết bài.
- GV hỏi: Trong bài thơ: “Câu đố”, khi viết các chữ ở đầu câu viết như thế nào?”
- GV chỉ vào các chữ và giảng: 
+ Viết hoa các con chữ đầu câu. 
- Dòng thơ thứ 1: chữ “Con” đầu câu viết tô con chữ “C” hoa.
- Dòng thơ thứ 2: chữ “Chăm” đầu câu viết tô con chữ “Ch” hoa.
- Dòng thơ thứ 3: chữ “Bay” đầu câu viết tô con chữ “B” hoa.
- Dòng thơ thứ 4: chữ “Tìm” đầu câu viết tô con chữ “T” hoa.
- GV hướng dẫn HS viết bài.
- GV đọc cả dòng thơ thứ nhất. Sau đó đọc từng cụm từ như: 
+ Con gì ( GV đọc 3 lần).
+ bé tí (GV đọc 3 lần).
- Sau khi HS viết xong, GV đọc lại cho HS nghe lại cả dòng thơ.
Con gì bé tí
- Tương tự như vậy, GV đọc dòng thơ thứ 2, 3, 4.
- HS viết bài xong, GV đọc lại 1 lần cho HS dò lại bài.
- GV đọc mẫu lần 2, đọc chậm từng dòng thơ cho HS dò bài.
- GV yêu cầu 2 bạn ngồi cùng bàn đổi vở để sửa bài.
- GV thu vở chấm.
- GV chấm 1 số vở và nhận xét: Các con cố gắng lưu ý viết đúng độ cao các con chữ hoa, khoảng cách giữa các chữ, độ cao ở các con chữ t, b, h, g 
- GV tuyên dương HS viết chữ đẹp, HS có chữ viết tiến bộ rõ rệt
 NGHỈ GIỮA TIẾT (3’)
Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả.
+ Mục tiêu: HS biết điền vần tr hoặc ch, chữ v hoặc d, gi.
+ Phương pháp: Trực quan, quan sát, thực hành.
Bài tập 2: Điền tr hoặc ch
- GV cho 1 HS đọc yêu cầu. 
 thi ...ạy anh bóng 
 sao ổi bụi e
- GV yêu cầu HS quan sát 4 tranh nêu miệng điền âm tr hoặc ch để tạo thành từ đúng với tranh
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV hướng dẫn HS tranh 1: 
Bức tranh này vẽ gì?
- GV cho HS nêu từ dưới tranh.
- GV hướng dẫn HS tranh 2: 
Bức tranh này vẽ gì?
- GV cho HS nêu từ dưới tranh.
- GV HS làm bài vào vở.
- GV cho HS sửa bài bằng trò chơi “Ong tìm vần”.
- Chia lớp thành 2 đội: Đội A và đội B.
- Mỗi đội cử 4 em đại diện lên sửa bài.
- Lần lượt từng bạn sẽ chọn âm tr hoặc ch thích hợp để gắn vào đúng hình con ong sao cho tạo thành từ đúng nghĩa.
- Đội nào ghép nhanh và đúng nhất sẽ thắng cuộc.
- GV sửa bài
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài tập 3: Điền chữ v hoặc d, gi:
- GV cho HS đọc đề bài.
quyển ...ở
ỏ cá
cặp ...a
- GV nói: ở dưới mỗi bức tranh là những từ có chỗ trống, các con phải điền vào chỗ trống âm v hoặc âm d, gi để tạo thành từ có nghĩa.
- GV lưu ý HS: Khi làm bài các con phải cẩn thận ghép lần lượt các tiếng mang phụ đầu vào trước các vần để tạo thành từ đúng. Nếu thấy hợp lý và đúng chính tả rồi mới điền để tránh bị sai
- GV cho HS làm bài.
- Tổ chức sửa bài cho HS bằng trò chơi: “Thả cá vào ao”.
- Luật chơi: Có 1 cái ao cá. Trong ao đó có chứa những từ có tiếng còn thiếu phụ âm đầu. Các con hãy chọn con cá nào có phụ âm đầu đúng với những những tiếng có từ trong ao. 
Cô chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm cử 6 em lên tham gia thi tiếp sức. Cứ một bạn lên sẽ lấy một con cá và thả vào hồ. Nhóm nào thả cá vào ao nhanh và chính xác thì nhóm đó thắng cuộc. Thời gian được tính bằng bài hát “Cá vàng bơi”.
Khi cô nói “bắt đầu” và nhạc vang lên thì các con bắt đầu chơi nhé.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố: (5’)
- GV cho HS chơi trò chơi “Mở hộp quà”
- Có 6 hộp quà được đánh số.
- Từng đội chọn hộp quà và xung phong chọn đáp án đúng. Nếu đúng thì hộp quà sẽ mở ra và nhận được phần quà trong hộp.
Điền: d, v, gi, ch.
	cây ừa úp đỡ
	con âu cái õng
	ăm học ạy học
- GV nhận xét, tuyên dương.
5. Dặn dò: (1’)
- GV nhận xét: Qua bài hôm nay, cô thấy lớp chúng ta có nhiều bạn viết chính tả đúng, còn 1 số bạn còn mắc lỗi thì cố gắng luyện viết thêm ở nhà. Cô khen cả lớp.
- Chuẩn bị bài: “Mẹ và cô”.
- HS hát.
- HS lắng nghe.
- HS viết bảng con: thoáng mát.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 1 HS nhắc lại.
+ Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc bài.
- HS trả lời.
- Con ong.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận tìm từ khó viết, gạch chân dưới từ khó.
- HS nêu các từ khó.
- HS nêu.
- HS đọc cá nhân, bàn, cả lớp.
- HS nêu.
- HS trả lời.
- HS đọc cá nhân, bàn, cả lớp.
- HS nêu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc cá nhân, bàn, cả lớp.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS viết ở bảng con: “chăm chỉ”, “suốt ngày”, “khắp vườn”, “gây mật”.
- HS mở vở bài tập Tiếng Viêt.
- HS nêu tư thế ngồi viết:
+ Tư thế ngồi: lưng thẳng, đầu hơi cúi, mắt cách tập 20-25cm
+ Cách đặt vở: tập hơi nghiêng về bên phải
+ Cách cầm bút: tay phải cầm bút, tay trái để sát mép vở.
- HS lắng nghe.
- Viết hoa đầu câu.
- HS lắng nghe.
- HS nhìn bảng viết bài tập chép “Câu đố”.
- HS dò lại bài viết.
- 2 HS đổi vở với nhau để sửa bài.
- HS quan sát và lắng nghe.
+ Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- 1 HS đọc.
- HS nêu miệng.
- Vẽ bạn nhỏ đang thi chạy.
- HS đọc: thi chạy
- Hai bạn nam đang tranh bóng với nhau.
- HS đọc: tranh bóng.
- HS làm bài.
- HS tham gia trò chơi.
- HS sửa bài.
- 1 HS đọc đề.
- HS lắng nghe
- HS làm bài.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi.
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Ngày .. tháng .. năm 2019 Ngày 18 tháng 03 năm 2019 
 GVHD kí duyệt Họ tên SV thực tập
 Trần Thị Mai Hoa	 Nguyễn Thị Hồng Khanh

File đính kèm:

  • docxgiao_an_chinh_ta_lop_1_bai_cau_do_nam_hoc_2018_2019.docx