Giáo án Chính tả 2 Bài: Những quả đào (tiết 1)
• Đọc mẫu:
Gv đọc mẫu toàn bài 1 lượt, sau đó gọi 1 HS đọc lại bài.
Chú ý giọng đọc:
+ Lời người kể đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.
+ Lời của ông, đọc với giọng ôn tồn, tình cảm. Câu cuối bài khi ông nói với Việt đọc với vẻ tự hào, vui mừng.
+ Lời của Xuân, đọc với giọng hồn nhiên, nhanh nhảu.
+ Lời của Vân, đọc với giọng ngây thơ.
+ Lời của Việt, đọc với giọng rụt rè, lúng túng.
GIÁO ÁN Môn: Tiếng Việt Tiết: Chính tả Bài: Những quả đào (tiết 1) Lớp: 2 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Loan Giáo sinh: Lê Thị Yến Nhi Mục tiêu: Nhìn bảng chép lại chính xác đoạn văn tóm tắt truyện Những quả đào Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x, in/inh. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn nội dung đoạn văn học sinh chép Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh viết các từ sau: sắn, xà cừ, súng, xâu kim, kín kẽ, minh bạch, tính tình, Hà Nội, Hải Phòng, Nhận xét. Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài mới: Trong giờ học chính tả hôm nay, các con sẽ nhìn bảng chép lại đoạn văn tóm tắt nội dung truyện Những quả đào mà các con đã được học tiết trước. Sau đó, chúng ta sẽ cùng làm một số bài tập chính tả giúp các con phân biệt âm s/x, vần in/inh. Hướng dẫn viết chính tả: Tìm hiểu nội dung đoạn viết: Gọi 2-3 HS lần lượt đọc đoạn văn. Người ông chia quà gì cho các cháu ? Ba người cháu đã làm gì với quả đào mà ông đã cho? Ông đã nhận xét về các cháu như thế nào? Hướng dẫn cách trình bày: Hãy nêu cách trình bày 1 đoạn văn. Ngoài các chữ đầu câu, trong bài chính tả này có những chữ nào cần viết hoa? Vì sao? Hướng dẫn viết từ khó: Hãy tìm trong bài thơ các chữ có dấu hỏi, dấu ngã. Đọc lại các tiếng trên cho HS viết vào bảng con. Chỉnh sửa lỗi cho HS. Viết bài: Đọc cho HS dò bài: Soát lỗi: Tổng hợp lỗi: Gv đọc lại bài, dừng lại phân tích các chữ khó cho HS soát lỗi. Chấm bài: Thu và chấm một số bài của HS. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2b. Gọi 5 HS lần lượt nêu ý kiến cho 5 câu trong bài 2b và lên ghi bảng. Gọi HS khác nhận xét câu trả lời của bạn. Nhận xét và giải nghĩa cho HS. Hs hát Cả lớp viết bảng con. Lắng nghe. 3 HS lần lượt đọc bài. Người ông chia cho mỗi cháu một quả đào. Xuân ăn xong, đem hạt trồng. Vân ăn xong vẫn còn thèm. Còn Việt thì không ăn mà mang cho cậu bạn bị ốm. Ông bảo: “ Xuân thích làm vườn, Vân bé dại, còn Việt là người nhân hậu.” Khi trình bày 1 đoạn văn, chữ đầu đoạn ta phải viết hoa và lùi vào 1 ô vuông. Các chữ đầu câu viết hoa. Cuối câu viết dấu chấm câu. Viết hoa tên riêng của các nhân vật: Xuân, Vân, Việt. Các chữ có dấu hỏi, dấu ngã: mỗi, quả, vẫn. Viết các từ khó, dễ lẫn vào bảng con. Cả lớp nhìn bảng, viết bài vào vở. Soát lỗi, sữa lỗi sai và ghi tổng số lỗi ra lề vở. HS phát biểu, ghi bảng, nhận xét. Đáp án: To như cột đình. Kín như bưng. Tình làng nghĩa xóm. Kính trên nhường dưới. Chín bỏ làm mười. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Yêu cầu các em về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài hôm sau. GIÁO ÁN Môn: Tiếng Việt Tiết: Tập đọc Bài: Những quả đào (tiết 1) Lớp: 2 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Loan Giáo sinh: Lê Thị Yến Nhi Mục tiêu: Đọc: Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ khó, từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc. Hiểu: Hiểu nghĩa các từ khó: cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt,.. Hiểu nội dung bài: nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình. Ông rất vui khi thấy các cháu mình đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài tập đọc. Hình ảnh cái vò cho phần giải nghĩa. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 – 3 học sinh lên bảng kiểm tra bài Cây dừa. Nhận xét. Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài mới: Hỏi: Nếu bây giờ các con được tặng một quả đào, thì các con sẽ làm gì với quả đào đó? Hôm nay, cô sẽ cho các con làm quen với 3 bạn nhỏ trong bài tập đọc, ba bạn nhỏ Xuân, Vân và Việt cũng được ông cho mỗi bạn một quả đào. Các bạn đã nghĩ gì và làm gì với quả đào của mình? Để biết được điều này, chúng ta sẽ cùng học bài tập đọc Những quả đào. Ghi tên bài lên bảng, yêu cầu HS nhắc lại. Luyện đọc: Đọc mẫu: Gv đọc mẫu toàn bài 1 lượt, sau đó gọi 1 HS đọc lại bài. Chú ý giọng đọc: + Lời người kể đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. + Lời của ông, đọc với giọng ôn tồn, tình cảm. Câu cuối bài khi ông nói với Việt đọc với vẻ tự hào, vui mừng. + Lời của Xuân, đọc với giọng hồn nhiên, nhanh nhảu. + Lời của Vân, đọc với giọng ngây thơ. + Lời của Việt, đọc với giọng rụt rè, lúng túng. Luyện phát âm: Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã. Ghi các từ HS nói lên bảng. Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ trên. Luyện đọc từng đoạn: Trong bài tập đọc này, có bao nhiêu giọng đọc khác nhau? Là giọng của những ai? Bài tập đọc có mấy đoạn ? phân chia từng đoạn ra sao ? Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa của các từ mới. Cho HS xem hình ảnh cái vò như trong phần chú thích. Gọi 1 HS đọc đoạn 1. Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1. Gọi 1 HS đọc đoạn 2. Yêu cầu HS đọc mẫu câu nói của bạn Xuân. Gọi HS đọc mẫu câu nói của ông. Gọi 1 HS đọc đoạn 3. Yêu cầu HS đọc mẫu câu của Vân. Gọi HS đọc đoạn 4. Yêu cầu HS đọc mẫu câu nói của Việt. Yêu cầu HS đọc lại đoạn 4. Nhận xét. Yêu cầu HS đọc mẫu câu nói của ông ở cuối bài. Chú ý giọng đọc với vẻ vui mừng, tự hào. Yêu cầu HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp theo dõi để nhận xét. Cho HS đọc theo nhóm 5 HS là 1 nhóm. Thi đọc : Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. Nhận xét. Cả lớp đọc đồng thanh : Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4. Hát. 2 – 3 HS lên bảng, đọc thuộc lòng bài Cây dừa và trả lời câu hỏi cuối bài. Hs dưới lớp nghe và nhận xét bài của bạn. Một số HS trả lời theo suy nghĩ riêng. Lắng nghe. 3 – 4 HS nhắc lại tên bài. 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của gv. Quả đào, nhỏ, hỏi, chẳng bao lâu, giỏi, với, vẻ tiếc rẻ, vẫn thèm, trải bàn, chẳng, 4 – 5 HS đọc cá nhân, sau đó cả lớp đọc đòng thanh. Có 5 giọng khác nhau. Giọng của người kể chuyện, giọng của người ông, giọng của Xuân, giọng của Vân, giọng của Việt. Bài tập đọc có 4 đoạn: + Đoạn 1: Sau một chuyếncó ngon không? + Đoạn 2: Cậu bé Xuân nóiÔng hài lòng nhận xét. + Đoạn 3: Cô bé Vân nóicòn thơ dại quá! + Đoạn 4: phần còn lại. 1 HS đọc bài. Quan sát. 1 HS đọc đoạn 1. 2 HS đọc bài. 1 HS đọc bài. 1 HS đọc, cả lớp nghe và đọc lại. 1 HS đọc, cả lớp nghe và nhận xét. 1 HS đọc. 1 – 2 HS đọc, cả lớp nghe và nhận xét. 1 HS đọc. 1 – 2 HS đọc, cả lớp nghe và nhận xét. 1 HS đọc. 1 HS đọc, cả lớp nghe, nhận xét và đọc lại. 4 HS đọc tiếp nối nhau. (2 vòng) Lần lượt từng HS đọc trước nhóm, 5 HS đại diện mỗi nhân vật, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. Cả lớp lắng nghe và nhận xét. Củng cố và dặn dò: Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. GIÁO ÁN Môn: Toán Tiết: 139 Bài: Các số tròn chục từ 110 -> 200 Lớp: 2 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Loan Giáo sinh: Lê Thị Yến Nhi Mục tiêu : HS biết cấu tạo thập phân của các số tròn chục từ 110 đến 200 là gồm: các trăm, các chục, các đơn vị. Đọc viết các số tròn chục từ 110 đến 200. So sánh được các số tròn chục từ 110 đến 200 và nắm được thứ tự của các số này. Đồ dùng dạy – học: Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục. Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ: trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số, phần bài học của sgk. 4 hình tam giác cho bài 5. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra HS về so sánh và thứ tự các số tròn trăm. Yêu cầu 2 HS lên bảng viết các số tròn chục mà em biết. Nhận xét. Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài: Qua kiểm tra bài, cô thấy các con tiếp thu bài cũ rất tốt. Để các con biết thêm nhiều số tròn chục hơn nữa, hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài Các số tròn chục từ 110 đến 200. Yêu cầu HS nhắc lại tên bài. Số tròn chục là số như thế nào? Giới thiệu các số tròn chục từ 110 đến 200. Gắn bảng hình biểu diễn số 110. Hỏi: có mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị? Số này đọc là: một trăm mười. Yêu cầu HS lặp lại. Số 110 có mấy chữ số? là những số nào? Một trăm là mấy chục? Vậy số 110 có tất cả bao nhiêu chục ? Vậy 110 có phải là số tròn chục hay không ? Vì sao e biết đó là số tròn chục ? Hướng dẫn HS suy nghĩ tìm ra cách đọc và viết các các số : 120, 130, 140, 150, 160, 170, 180, 190, 200. Yêu cầu HS đọc các số tròn chục. So sánh các số tròn chục : Gắn hình biểu diễn 110 lên bảng. Hỏi: có bao nhiêu hình vuông? Gắn hình biểu diễn 120 lên bảng. Hỏi: có bao nhiêu hình vuông? Vậy 110 hình vuông và 120 hình vuông thì bên nào có nhiều hình vuông hơn, bên nào có ít hình vuông hơn? Vậy 110 và 120 số nào lớn hơn, số nào bé hơn? Yêu cầu HS lên bảng điền dấu vào chỗ trống. Ngoài ra, chúng ta còn so sánh các chữ số cùng hàng với nhau. So sánh chữ số hàng chục của 110 và 120. Khi đó ta nói 120 lớn hơn 110 và viết 120 > 110, hay 110 bé hơn 120 và viết 110 < 120. Hướng dẫn HS so sánh số 120 và 130 tương tư như trên. Luyện tập, thực hành: Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài. Gọi từng HS phát biểu và lên bảng hoàn thành bài tập 1. Bài 2: Đưa ra hình biểu diễn số cho HS so sánh, sau đó yêu cầu HS so sánh số thông qua việc so sánh các chữ số cùng hàng. Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. Yêu cầu HS thảo luận nhóm, 4 HS là một nhóm sau đó cho các nhóm cử đại diện lên làm bài trên bảng. Bài 4: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Yêu cầu HS tự làm bài. 2 HS lên bảng làm. Vì sao lại điền số 120 vào sau số 110. Yêu cầu HS kể các số tròn chục đã học. Hát. 4 – 5 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. Viết các số: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100. Lắng nghe 2 -3 HS nhắc lại. Là những số có hàng đơn vị bằng 0. Có 1 trăm, 1 chục và 0 đơn vị HS cả lớp lặp lại. Số 110 có 3 chữ số, chữ số hàng trăm là chữ số 1, chữ số hàng chục là chữ số 1, chữ số hàng đơn vị là chữ số 0. Một trăm là mười chục. Có 11 chục. Số 110 là số tròn chục. Vì số 110 có hàng đơn vị là 0 và không lẻ đơn vị nào. HS lắng nghe và phát biểu. Cả lớp cùng đọc. Có 110 hình vuông. Có 120 hinh vuông. 120 hình vuông nhiều hơn 110 hình vuông, 110 hình vuông ít hơn 120 hình vuông. 120 lớn hơn 110, 110 nhỏ hơn 120. 110 < 120. 120 > 110. 1 bé hơn 2, 2 lớn hơn 1. 120 < 130. 130 < 120. 1 HS đọc bài. Cả lớp theo dõi bài của bạn làm và nhận xét. Cả lớp làm bài vào vở. Viết sô Dọc số 110 Một trăm mười. 120 Một trăm hai mươi. 130 Một trăm ba mươi. 140 Một trăm bốn mươi. 150 Một trăm năm mươi. 160 Một trăm sáu mươi. 170 Một trăm bảy mươi. 180 Một trăm tám mươi. 190 Một trăm chín mươi. 200 Hai trăm. 110 < 120. 120 > 110. 130 < 150. 150 > 130. 1 HS đọc. 4 HS là một nhóm thảo luận, trao đổi. Cử đại diện lên bảng trình bày. Cả lớp theo dõi và nhận xét bài nhóm bạn. 100 < 110 180 > 170 140 = 140 190 > 150 150 < 170 160 >130 Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào chỗ trống. 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. 110 ; 120 ; 130 ; 140, 150, 160, 170, 180, 190, 200. Vì đếm 110 sau đó đếm 120 rồi 130, 140, Dọc dãy số : 10 ; 20 ; 30 ; ; 200. Cũng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà ôn lại cách đọc, cách viết và so sánh các số tròn chục GIÁO ÁN Môn: Tiếng Việt Tiết: 29. Luyện từ và câu. Bài: Từ ngữ về cây cối. Lớp: 2 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Loan Giáo sinh: Lê Thị Yến Nhi Mục tiêu: Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối ở bài tập 1, bài tập 2. Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì? ở bài tâp 3. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh minh họa cây ăn quả. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 – 3 HS lên bảng viết tên: 3 cây ăn quả, 3 cây lương thực, thực phẩm. Nhận xét. Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài mới: Tiết luyện từ và câu hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau làm các bài tập về cây ăn quả và những việc làm của các bạn nhỏ để chăm sóc cho cây. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài. Gv treo tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát và thảo luận cập đôi. Yêu cầu HS trình bày. Yêu cầu HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài. Hướng dẫn HS làm theo từng bộ phận của cây: rễ cây, cành cây, lá cây, hoa, quả, ngọn. Gợi ý: Thân cây ta có từ to, cao, chắc, bạc phếch, Ngoài ra còn từ ngữ nào để chỉ thân cây mà các em thường thấy và sử dụng? Tương tự gợi ý cho HS làm các bộ phận rễ, cành, lá, hoa, quả, ngọn. Yêu cầu HS làm bài vào vở. Nhận xét. Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. Yêu cầu HS thảo luận nhóm về những việc làm của 2 bạn nhỏ trong 2 tranh. Trả lời các câu hỏi sau: Bạn nhỏ trong tranh thứ nhất và tranh thứ hai đang làm gì? Tưới nước cho cây và bắt sâu cho cây để làm gì? Hát. 2 – 3 HS lên bảng. Luyện tập. 2 – 3 HS đọc yêu cầu đề bài. 2 HS cùng bàn cùng thảo luận kể tên các bộ phận của cây. Cây có : rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, Nhận xét, bổ sung. 1 HS đọc thành tiếng. Từ chỉ thân cây : nham nhám, mềm mại, phủ đầy gai, nhẵn bóng,. Rễ cây : uốn lượn, dài, ngoằn ngèo,.. Cành cây : xum xuê, um tùm, khẳng khuyu, cong, khô héo,. Lá cây : xanh tươi, vàng úa, đỏ sẫm, già úa,. Hoa : vàng, đỏ, hồng, trắng,. Quả : chín mộng, đỏ ối, chi chít,. Ngon cây : chót vót, thẳng tấp, mảnh dẻ, HS làm bài vào vở. 1 HS đọc thành tiếng. Thảo luận theo nhóm và cử đại diện trả lời cau hỏi Bạn nhỏ trong tranh thứ nhất đang tưới nước cho cây. Bạn nhỏ trong tranh thứ hai đang bắt sâu cho cây. Tưới nước giúp cây luôn tươi tốt, phát triển. Bắt sâu cho cây giúp cây phát triển khỏe mạnh sâu không ăn lá cây gây hại cây. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà xem lại bài, tìm những từ ngữ chỉ về các bộ phận của cây và chuẩn bị bài mới.
File đính kèm:
- nhung_qua_dao.docx