Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 30 (Bổ sung)
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về quan hệ giữa mét khối, đề-xi-met khối, xăng -ti-mét khối; viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân; chuyển đổi số đo thể tích.
II. Chuẩn bị.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa các bài tập. Chẳng hạn.
Bài 1. GV kẻ sẵn bảng trong SGK lên bảng của lớp rồi cho HS viết số thích hợp vào chỗ chấm, trả lời các câu hỏi của phần b. Khi HS chữa bài, GV nên cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa ba đơn vị đo thể tích (m3, dm3, cm3 và quan hệ của hai đơn vị liên tiếp nhau.
Bài 2. GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn.
1m3 = 1.000 dm3 1dm3 = 1.000cm3
7,268m3 = 7268dm3 4,351 dm3 = 4351 cm3.
0,5 m3 = 500dm3 0,2dm3 = 200cm3.
3m32dm3 = 3002dm3 1dm39cm3 = 1009cm3.
Bài 3. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
a. 6m3272dm3 = 6,272m3; 2105dm3 = 2,105m3; 3m382dm3 = 3,082m3.
b. 8dm3439cm3 = 8,439dm3; 3760cm3 = 3,670dm3 = 3,67dm3.
5dm377cm3 = 5,077dm3.
IV. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
ng lúc đó. - Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là kết quả của sự lao động sáng tạo, quên mình của cán bộ, công nhân hai nước Việt - Xô. - Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta trong 20 năm sau khi đất nước thống nhất. II. Chuẩn bị: - ảnh tư liệu về Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. - Bản đồ Hành chính Việt Nam (để xác định địa danh Hòa Bình). III. Các hoạt động dạy - học. 1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. - GV giới thiệu bài. - GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS: + Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xây dựng năm nào ? ở đâu? Trong thời gian bao lâu ? + Trên công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc với tinh thần như thế nào ? + Những đóng góp của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đối với đất nước ta. 2. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. - HS thảo luận các ý: + Nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thể vào ngày 6/11/1979 (ngày 7/11 là ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Mười Nga). + Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thị xã Hòa Bình (yêu cầu HS chỉ trên bản đồ). + Sau 15 năm thì hoàn thành (từ năm 1979 đến năm 1994). 3. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm và cả lớp. - HS đọc SGK, làm việc theo nhóm. - Thảo luận chung cả lớp về nhiệm vụ học tập 2, đi tới các ý sau: + Suốt ngày đêm có 35.000 người và hàng nghìn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn. + Tinh thần thi đua lao động, sự hi sinh quên mình của những người công nhân xây dựng. 4. Hoạt động 4: Làm việc cá nhân và cả lớp. - HS đọc SGK, nêu ý chính vào phiếu học tập. - Thảo luận, đi tới các ý sau: + Hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ (chỉ bản đồ, nếu có thời gian, trình bày về những cơn lũ khủng khiếp ở đồng bằng Bắc Bộ). + Cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành phố, phục vụ cho sản xuất và đời sống. + Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là công trình tiêu biểu đầu tiên, thể hiện thành quả của công cuộc xây dựng CNXH. 5. Hoạt động 5: Làm việc cả lớp. - GV nhấn mạnh ý: Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm, sau khi thống nhất đất nước. - HS nêu cảm nghĩ sau khi học bài này. HS nêu một số nhà máy thủy điện lớn của đất nước đã và đang được xây dựng. 6. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Toán Ôn tập về đo thể tích I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về quan hệ giữa mét khối, đề-xi-met khối, xăng -ti-mét khối; viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân; chuyển đổi số đo thể tích. II. Chuẩn bị. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa các bài tập. Chẳng hạn. Bài 1. GV kẻ sẵn bảng trong SGK lên bảng của lớp rồi cho HS viết số thích hợp vào chỗ chấm, trả lời các câu hỏi của phần b. Khi HS chữa bài, GV nên cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa ba đơn vị đo thể tích (m3, dm3, cm3 và quan hệ của hai đơn vị liên tiếp nhau. Bài 2. GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn. 1m3 = 1.000 dm3 1dm3 = 1.000cm3 7,268m3 = 7268dm3 4,351 dm3 = 4351 cm3. 0,5 m3 = 500dm3 0,2dm3 = 200cm3. 3m32dm3 = 3002dm3 1dm39cm3 = 1009cm3. Bài 3. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: a. 6m3272dm3 = 6,272m3; 2105dm3 = 2,105m3; 3m382dm3 = 3,082m3. b. 8dm3439cm3 = 8,439dm3; 3760cm3 = 3,670dm3 = 3,67dm3. 5dm377cm3 = 5,077dm3. IV. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Tự học Đọc diễn cảm hai bài tập đọc trong tuần I. Mục tiêu: - HS đọc diễn cảm hai bài tập đọc trong tuần. - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh. II. Chuẩn bị: - Phiếu ghi tên hai bài bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học: 1. Luyện đọc diễn cảm. - HS luyện đọc diễn cảm theo tổ. - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu (đối với HS trung bình yêu cầu đọc trôi chảy là được. 2. Thi đọc diễn cảm. - Các tổ cử đại diện lên đọc bài (bốc thăm bài và đọc). - Lớp cùng giáo viên nhận xét, cho điểm. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Nam - Nữ I. Mục tiêu: - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam và nữ. Hiểu nghĩa của từ. Trao đổi về phẩm chất quan trọng mà người nam , người nữ cần có. - Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam, nữ, về quan niệm bình đẳng nam, nữ. Xác định được thái độ đúng đắn: không coi thường phụ nữ. II. Chuẩn bị: - Từ điển HS - Bảng phụ viết những phẩm chất quan trọng của nam, nữ giới. II .Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài 2,3 tiết trước. 2. Dạy bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài : - GV nêu mục đích ,y/c của tiết học HĐ2:Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1,xác định yêu cầu của bài 1 ? Thảo luận nhóm Đại diện nhóm nêu kết quả (Có nhiều câu TL khác nhau -GV hướng vào đồng tình với ý kiến trên, nếu không y/c HS giải thích) Bài tập 2 - Tổ chức hoạt động nhóm - Gọi đại diện nhóm nêu kết quả GV tổng kết Bài 3 - Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 3 ,xác định yêu cầu của bài ? Thảo luận nhóm Đại diện nhóm nêu kết quả GV hướng cho HS chọn đáp án a và giải thích qua bài đọc trước KL cần có quan niệm đúng đắn về nam nữ.. HĐ4: Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại ý chính của bài - NX tiết học. - HS nào chưa hoàn thành về nhà tiếp tục hoàn chỉnh. Lớp đọc thầm theo VD :- có - nam:dũng cảm, năng nổ,.. - nữ: dịu dàng, khoan dung, VD : - năng nổ: ham hoạt động, hăng hái, chủ động trong mọi công việc. . + phẩm chất chung:cả 2 đều giàu t/c, biết quan tâm đến mọi người.. + Ma-ri-ô:giàu nam tính, kín đáo, quyết đoán, mạnh mẽ, + Giu-li-ét-ta:dịu dàng, ân cần, đầy nữ tính, Nhóm khác bổ sung HS trình bày ý nghĩa từng câu thành ngữ, tục ngữ . HTL các thành ngữ, tục ngữ đó Tiếng việt (BS) (N-V): tà áo dài việt nam (đoạn cuối) I. Mục tiêu: - Học sinh nghe - viết đúng chính tả bài: Tà áo dài Việt Nam (đoạn cuối). - Rèn kỹ năng viết chữ đẹp cho HS. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: - GV nhận xét - HS đọc và nêu nội dung bài tập đọc 2. Bài mới: - GV đọc toàn bài. - Theo dõi SGK - Nêu nội dung đoạn viết chính tả. - 2 HS đọc đoạn 1 của bài tập đọc. - Nhắc lại cách viết từ khó, cách trình bày đoạn 1. - GV đọc cho HS viết bài - Tìm, viết ra giấy nháp từ, tiếng khó viết. - HS viết bài sạch, đẹp. - Đọc lại bài cho HS soát lỗi. - Thu 1/2 số vở chấm. Nhận xét chung. - Tuyên dương HS đạt điểm 10, động viên HS viết chưa đạt. - HS soát lại bài. 3. Củng cố: - Nhận xét tiết học HĐNG Đọc truyện chủ điểm Nam và nữ - Lớp trưởng xuống thư viện mượn truyện theo chủ điểm. Sau đó giao truyện cho các tổ, trao đổi nội dung và ý nghĩa truyện. - Lớp trưởng điều khiển lớp kể lại truyện vừa đọc, nêu nội dung, ý nghĩa truyện. - Lớp cùng giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Thứ tư, ngày 11 tháng 4 năm 2007 Tập làm văn Ôn tập về tả con vật I. Mục tiêu: - Qua việc phân tích bài văn mẫu Chim hoạ mi hót, HS được củng cố hiểu biết về văn tả con vật. - HS viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu)tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mình yêu thích. II .Đồ dùng học tập: VBTTV. Dàn bài tả con vật. Tranh ảnh 1 số con vật III .Hoạt động dạy và học 1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra đoạn văn đã viết ở tiết trước. 2. Dạy bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, y/c tiết học. HĐ2:Hướng dẫn HS luyện tập - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1,xác định yêu cầu của bài 1 ? GV treo bảng phụ nhắc lại dàn bài tả con vật-gọi 1,2 HS đọc - Tổ chức hoạt động nhóm - Gọi đại diện nhóm nêu kết quả Câu a ? Câu b ? Câu c ? GV nhấn mạnh: t/g dùng biện pháp so sánh để tả con vật Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 2 ,xác định yêu cầu của bài ? *Lưu ý: Khi tả, sử dụng các biện pháp tu từ HS làm việc cá nhân Gọi nhiều HS trình bày nối tiếp nhau HĐ4 :củng cố ,dặn dò - NX tiết học, về nhà tiếp tục hoàn thành đoạn văn. - Chuẩn bị nội dung cho tiết viết văn lần sau. Lớp đọc thầm theo Cả lớp đọc thầm lần 2 + 4 đoạn : MB đoạn 1:câu đầu (MB tự nhiên-giới thiệu sự xuất hiện của ...) TB đoạn 2:tiếpcỏ cây(tả tiếng ...) đoạn 3: tiếpđêm dày(tả cách ...) KL đoạn 4:còn lại(Kết bài không ...) +..thị giác thính giác +Viết 1 đoạn văn ngắn tả hình dáng(hoặc hoạt động) của con vật mà em yêu thích HS có thể quan sát tranh, ảnh, tham khảo 1 số bài văn Lớp NX, sửa sai + chủ đề? +nội dung các chi tiết? +sử dụng từ ngữ- biện pháp tu từ? Bình bài hay nhất Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã học I. Mục tiêu: - HS biết kể được 1 câu chuyện đã nghe hay đã đọc về một nữ anh hùngcó tài. - Biết trao đổi với bạn về nội dung ,ý nghĩa câu chuyện - Nghe bạn kể , NX đúng lời kể của bạn II. Chuẩn bị: - Một số truyện có viết về những người nữ anh hùng, cácphụ nữ có tài. III. Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ : HS kể lại 1-2 đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi, nói điều em hiểu được qua câu truyện. 2. Dạy bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài GV nêu mục đích, y/c của tiết học (SGV tr 206) HĐ2:Hướng dẫn HS kể chuyện Gọi HS đọc y/c đề bài, XĐ nội dung y/c? HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý SGK - Hãy giới thiệu tên câu chuyện mà em định kể ? - Hãy gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện HĐ3:HS tập kể chuyện - Tổ chức hoạt động nhóm - Gọi đại diện nhóm kể nối tiếp HS có thể hỏi về nội dung ,ý nghĩa câu chuyện: - ý nghĩa câu chuyện ? HĐ5: Liên hệ thực tế ,củng cố, dặn dò - NX tiết học , khen HS kể chuyện hay. - Đọc trước đề bài tuần 31 và chuẩn bị Kể câu chuyện ..về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. Cả lớp đọc thầm theo VD : +Con gái người chăn cừu +. HS làm VBT Kể chuyện trong nhóm Trao đổi với nhauvề nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Nhóm khác NX +nội dung câu chuyện +cách kể chuyện +khả năng hiểu chuyện của người kể . Bình chọn câu chuyện hay nhất, có ý nghĩa nhất, người kể chuyện hấp dẫn nhất. Toán Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích (Tiếp theo) I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về: - So sánh các số đo diện tích và thể tích. - Giải bài toán có liên quan đến tính diện tích, tính thể tích các hình đã học. II. Chuẩn bị. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn. Bài 1. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi HS chữa bài, GV có thể cho HS viết vào vở hoặc đọc kết quả; có thể yêu cầu HS giải thích cách làm (không yêu cầu viết phần giải thích vào bài làm). Kết quả là; a. 8m25dm2 = 8,05m2 b. 7m35dm3 = 7,005m3. 8m25dm2 < 8,5m2 7m35dm3 < 7,5 m3. 8m25dm2 > 8,005m2 2,94dm3> 2dm394cm3 * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Chính tả (N - V): Cô gái tương lai I. Mục tiêu: - Nghe-viết đúng chính tả bài Cô gái của tương lai. - Luyện tập viết hoa tên các huân huy chương, danh hiệu, giải thưởng; biết một số huân chương của nước ta II. Chuẩn bị: - VBTTV - Bảng phụ viết ghi nhớ cách viết hoa - ảnh minh hoạ 3 loại huân chương trong SGK III. Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên bảng viết từ khó ( tên một số danh hiệu học ở tiết trước) 2. Dạy bài mới: HĐ1 : Giới thiệu bài GV nêu mục đích,y/c tiết học. HĐ2 : Hướng dẫn HS viết chính tả - GV đọc toàn bài - Em hãy nêu nội dung chính của bài ? - Em hãy tìm những từ dễ viết sai ? - GV đọc từ khó - GV đọc bài - GV đọc bài – lưu ý từ khó HĐ3 : Chấm ,chữa bài GV chấm nhanh 1 số bài trước lớp -Rút kinh nghiệm HĐ4 : Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 2 -Gọi HS đọc bài 2 Gọi HS nhắc lại qui tắc viết hoa các danh hiệu Tổ chức hoạt động nhóm đôi -Gọi đại diện các nhóm chữa bài GVlưu ý trường hợp Nhất,Nhì,Ba Bài 3 HS đọc kĩ đề bài và những nội dung cho trước Thảo luận nhóm Đại diện nhóm nêu kết quả HĐ5: Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại qui tắc viết hoa. - NX tiết học. +Bài giới thiệu Lan Anh là một bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là một trong những mẫu người của tương lai. +in-tơ-nét, Ôt-xtrây- li-a, Nghị viện Thanh niên, HS viết bảng con (giấy nháp ) HS viết vào vở HS soát lỗi HS đổi chéo bài soát lỗi Đọc ,nêu yêu cầu của đề bài Các nhóm thảo luận Anh hùng Lao động Anh hùng Lực lượng vũ trang Huân chương Sao vàng Huân chương Độc lập hạng Ba Huân chương Lao động hạng Nhất Huân chương Độc lập hạng Nhất Nhóm khác nhận xét, bổ sung Đáp án: - Huân chương Sao vàng - Huân chương Quân công - Huân chương Lao động Toán (BS) ôn về đo diện tích I. Mục tiêu. - Củng cố về đo diện tích. - Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích. II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập. III. Các hoạt động dạy học. Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm. 5m2 35dm2 = ........... m2 2m2 1350cm2 = ............. m2 3m2 25cm2 = ........... m2 3km25hm2 = ................. km2 Bài 2. Nối các số đo bằng nhau: 2m285cm2 2m2 85dm2 20850cm2 2,8m2 2,85hm2 2,085m2 2,085m2 - HS tự làm bài tập (HS khá hướng dẫn HS trung bình). - HS lên bảng làm, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung (lớp trưởng điều khiển). - GV nhận xét chung, chốt kiến thức. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Thứ năm, ngày 12 tháng 4 năm 2007 Khoa học Sự nuôi và dạy con của một số loài thú I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và của hươu. II. Chuẩn bị: Thông tin và hình trang 122 , 123 SGK. III. Hoạt động dạy - học: 1. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. * Mục tiêu: HS trình bày được sự sinh sản, nuôi con của hổ và của hươu. * Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ, 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu. Bước 2: Làm việc theo nhóm. - Đối với các nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi của hổ: Từng thành viên trong nhóm đọc các thông tin về sự sinh sản và nuôi con của hổ. Tiếp theo, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình cùng thảo luận các câu hỏi trang 122 SGK. - Đối với các nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hưu: Từng thành viên trong nhóm đọc các thông tin về sự sinh sản và nuôi con của hươu. Tiếp theo, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi trang 123 SGK. Bước 3: Làm việc cả lớp. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. 2. Hoạt động 2. Trò chơi "Thú săn mồi và con mồi". * Mục tiêu: - Khắc sâu cho HS kiến thức về tập tính dạy con của một số loài thú. - Gây hứng thú học tập cho HS. * Cách tiến hành: Bước 1: - Tổ chức trò chơi. - Cách chơi: Trong hoạt động 1, các nhóm đều đã học về cách "săn mồi" ở hổ hoặc chạy chốn kẻ thù ở hươu. - Địa điểm chơi: Có thể cho HS kê lại bàn ghế để chơi trong lớp hoặc cho các em ra sân chơi. Bước 2: - GV cho HS tiến hành chơi. - Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau. 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Luyện từ và câu Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy) I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức đã học về dấu phẩy: nắm được t/d của dấu phẩy, nêu được VD về t/d của dấu phẩy. - Điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẩu chuyện đã cho II. Chuẩn bị: - Từ điển TV - Bảng nhóm - Bảng phụ BT1 III .Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS làm BT1 tiết trước 2. Dạy bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, y/c tiết học. HĐ2:Hướng dẫn HS luyện tập - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1,xác định yêu cầu của bài 1 ? - Tổ chức hoạt động nhóm GV treo bảng phụ BT1 - Gọi đại diện nhóm nêu kết quả - Gọi HS đọc lại bảng TK GV tiểu kết Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 2,xác định yêu cầu của bài ? HS làm việc cá nhân Gọi HS trình bày (có thể có nhiều đáp án -GV phân tích , hướng dẫn HS lựa chọn) - Đoạn văn nói điều gì ? HĐ4 :củng cố ,dặn dò - Nhắc lại 3 t/d của dấu phẩy để sử dụng. - NX tiết học. - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Lớp đọc thầm theo + Xếp các VD vào ô trống trong bảng tổng kết? đáp án:Câu b Câu a Câu c + Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy.., +Sửa lại các chữ cần viết hoa. đáp án: SGV tr214 Nhóm khác NX, bổ sung + Thầy giáo biết cách giải thích rất khéo, giúp một bạn nhỏ khiếm thị hiểu được bình minh là thế nào. Toán Ôn tập về đo thời gian I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian, cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ ... II. Chuẩn bị: III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa các bài tập. Chẳng hạn: Bài 1. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. GV nên nêu yêu cầu HS nhớ các kết quả của bài 1. Bài 2. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: a. 2 năm 6 tháng = 30 tháng 1 giờ 5 phút = 65 phút. 3 phút 40 giây = 220 giây 2 ngày 2 giờ = 50 giờ. b. 28 tháng = 2 năm 4 tháng 144 phút = 2 giờ 24 phút. 150 giây = 2 phút 30 giây 54 giờ = 2 ngày 6 giờ. c. 60 phút = 1 giờ 30 phút = giờ = 0,5 giờ. 45 phút = giờ = 0,75 giờ 6 phút = giờ = 0,1 giờ. 15 phút = giờ = 0,25 giờ 12 phút = giờ = 0,2 giờ. 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ 3 giờ 15 phút = 3,25 giờ. 90 phút = 1,5 giờ 2 giờ 12 phút = 2,2 giờ. d. 60 giây = 1 phút 30 giây = phút = 0,5 giờ. 90 giây = 1,5 phút 2 phút 45 giây = 2,75 phút. 1 phút 30 giây = 1,5 phút 1 phút 6 giây = 1,1 phút. Bài 3. GV lấy mặt đồng hồ (hoặc đồng hồ thực) cho HS thực hành xem đồng hồ khi các kim di chuyển (chủ yếu với các trường hợp phù hợp với câu hỏi:"Đồng hồ chỉ bao nhiêu giờ và bao nhiêu phút". Bài 4. Cho HS tự làm rồi chữa bài. Khoanh vào B. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Tiếng việt (BS) ôn về dấu phẩy I. Mục tiêu. - Củng cố về cách dùng dấu phẩy. II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập. III. Các hoạt động dạy học. Em hãy điền 12 dấy phẩy vào chỗ thích hợp trong truyện sau: Không nên phá tổ chim Thấy trên cành cây có một tổ chích chòe ba con chim non mới nở tôi liền trèo lên cây bắt chim non xuống để chơi. Chị tôi thấy vậy nhẹ nhàng bảo: "Chim non đang sống với mẹ sao em nỡ bắt nó ? Lát nữa chim mẹ về không thấy con sẽ buồn lắm đấy. Còn lũ chim non xa mẹ chúng sẽ chết. Hãy đặt lại chim vào tổ. Sau này chim lớn chim sẽ hát ca bay lượn ăn sâu bọ giúp ích con người". Nghe lời chị, tôi đem những chú chim non đặt lại vào tổ. - HS tự làm bài, trình bày miệng. - Lớp cùng giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Toán (BS) ôn về đo thời gian I. Mục tiêu. - Củng cố về đo thời gian. II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập. III. Các hoạt động dạy học. Bài 1. Khoanh tròn chữ đặt trước câu trả lời đúng. Cùng hoàn thành một công việc, người thứ nhất làm hết 1 giờ 30 phút, người thứ 2 làm hết 5/4 giờ, người thứ 3 làm hết 1,3 giờ, người thứ 4 làm hết giờ. Người hoàn thành công việc nhanh nhất là: A. Người thứ nhất B. Người thứ hai. C. Người thứ ba D. Người thứ tư. Bài 2. Một người thợ trung bình 1 giờ 15 phút làm xong một sản phẩm. Lần thứ nhất người đó làm được 4 sản phẩm. Lần thứ hai làm việc được 5 sản phẩm. Hỏi cả hai lần người đó làm việc trong bao nhiêu thời gian ? - HS tự làm bài tập (HS khá hướng dẫn HS trung bình). - HS lên bảng làm, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung (lớp trưởng điều khiển). - GV nhận xét chung, chốt kiến thức. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Kỹ thuật Tập làm văn Tả con vật (Kiểm tra viết) I. Mục tiêu: - Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và KQ quan sát, HS viết được bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. II. Chuẩn bị: - Giấy KT - Tranh, ảnh chụp một số con vật. III .Hoạt động dạy và học: HĐ1: Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, y/c tiết học. HĐ2:Hướng dẫn HS làm bài - Gọi 1 HS đọc đề bài và gợi ý của bài *Lưu ý: có thể dùng đoạn văn đã viết ở tiết trước, viết thêm một số phần để hoàn chỉnh bài văn HĐ3: HS làm bài HĐ4: Củng cố, dặn dò: - NX tiết học - Đọc và chuẩn bị cho tiết TLV tuần 31 Lớp đọc thầm theo Cả lớp đọc thầm lần 2 Địa lý Các đại dương trên thế giới. I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS : - Nhớ tên và xác định được vị trí 4 đại dương trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ Thế giới. - Mô tả được một số đặc điểm của các đại dương (vị trí địa lí, diện tích). - Biết phân tích bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật của các đại dương. II. Chuẩn bị: - Bản đồ Thế giới. - Quả Địa cầu. III. Các hoạt động dạy - học. 1. Vị trí của các đại dương: * Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm. Bước 1: HS q
File đính kèm:
- giao_an_cac_mon_lop_5_tuan_30_bo_sung.doc