Giáo án Các môn Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 57: Ôn tập về dấu câu

( Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than )

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện (BT1)

- Đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2)

- Sửa được dấu câu cho đúng (BT3).

2. Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức về dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than để làm các

bài tập theo yêu cầu.

3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: SGK, bảng phụ

- HS : SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS hát

- GV nhận xét kết quả bài kiểm tra định

kì giữa kì II.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2-Khám phá: (32)

*Hoạt động1: Giới thiệu bài (1’)

- GV nêu mục tiêu yêu cầu giờ học .

*Hoạt động2: Luyện tập (32’)

GV hướng dẫn HS làm bài tập:

 

doc27 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t của Châu Đại
Dương, châu Nam Cực.
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương.
1. Châu Đại Dương
Vị trí địa lí, giới hạn.(HĐ cá nhân)
- Dựa vào lược đồ, kênh chữ trong
SGK: Châu Đại Dương gồm những phần đất nào?
- Trả lời các câu hỏi trong mục a trong SGK.
- Cho HS chỉ bản đồ vị trí, giới hạn của châu Đại Dương?
Đặc điểm tự nhiên(HĐ cá nhân)
- HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn
thành bảng sau
 Khí hậu Thực, độngvật
Lục địa Ô-xtrây -li-a 
Các đảovà quần đảo 
Dân cư và hoạt động kinh tế:(HĐ cá
nhân)
Nhận xét dân số của châu Đại Dương? Chủng tộc như thế nào?
- Châu Đại Dương gồm lục địa Ôxtrây-li- a, các đảo và quần đảo ở vùng trung tâm và tây nam Thái BìnhDương.
- Đại diện HS trình bày, kết hợp chỉ
tranh ảnh.
- Nhận xét, bổ sung.
- Dân số của châu Đại Dương 33 triệu người, (rất ít.) Đa số là người di cư da
trắng và người bản địa da màu sẫm, mắt đen, tóc xoăn
- Trình bày đặc điểm kinh tế của Ôxtrây-li-a? 
- Nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò
và sữa
2. Châu Nam Cực: HĐ cả lớp
- Chỉ vị trí châu Nam Cực trên bản đồ, quả địa cầu? Nhận xét vị trí có gì đặc biệt ?
- Đặc điểm khí hậu, động vật tiêu biểu của châu Nam Cực?
- GV nhận xét, chốt kiến thức
- Nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- HS nêu lại nội dung của bài.
- Em hãy sưu tầm các bài viết, tranh ảnh về thiên nhiên và con người ở châuĐại Dương.
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Tìm hiểu những thông tin về châu
Nam Cực và chia sẻ với mọi người.- HS nghe và thực hiện
_____________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 57: Ôn tập về dấu câu
( Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện (BT1)
- Đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2)
- Sửa được dấu câu cho đúng (BT3).
2. Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức về dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than để làm các
bài tập theo yêu cầu.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ
- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- GV nhận xét kết quả bài kiểm tra định
kì giữa kì II.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2-Khám phá: (32)
*Hoạt động1: Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục tiêu yêu cầu giờ học .
*Hoạt động2: Luyện tập (32’)
GV hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện Kỉ lục thế giới.
- Gợi ý cách làm bài;
+ Dùng bút chì khoanh tròn vào ba loại dấu câu: dấu chấm, chấm hỏi, chấm than có trong mẫu chuyện.
+ Nêu công dụngcủa mỗi dấu câu.
+ Đánh thứ tự cho từng câu văn để dễ trình bày.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 làm bài.
- Chữa bài: HS nối tiếp trình bày kết quả, các HS khác bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng:
+ Dấu chấm đặt cuối câu 1, 2, 9 dùng để kết thúc câu kể; Câu 3, 6, 8, 10 cũng là câu kể nhưng cuối câu đặt dấu hai chấm để dẫn lời nhân vật.
+ Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu 7, 11 dùng để kết thúc câu hỏi.
+ Dấu chấm than đặt cuối câu 4, 5 dùng để kết thúc câu cảm (câu 4) và câu khiến (câu 5)
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và bài văn Thiên đường của phụ nữ.
- Hỏi: Bài văn nói về điều gì? ( Bài văn kể chuyện Thành phố Giu- chi-tan ở Mê-hi-cô là nơi phụ nữ được đề cao, được hưởng đặc quyền, đặc lợi.)
Hướng dẫn:
+ Gồm 8 câu.
+ Điền dấu chấm vào những chỗ cần thiết trong bài văn.
+ Viết lại các chỗ đầu câu cho đúng quy định.
- Hai HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
- Gv nhận xét, sữa chữa 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện Tỉ số chưa được mở.
- Gợi ý:
+ Đọc kĩ từng câu trong mẫu chuyện.
+ Xác định câu đó thuộc kiểu câu gì?
+ dấu câu dùng như thế đã đúng chưa?
+ Sửa lại dấu câu cho đúng.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 làm bài.
- Chữa bài : LT điều hành. HS nêu miệng.
- Nhận xét, chốt KQ:
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Câu 1 là câu hỏi phải sửa dấu chấm thành dấu chấm hỏi
Câu 2 là câu kể dấu chấm được dùng đúng, giữ nguyên như cũ.
Câu 3 là câu hỏi phải sửa dấu chấm than thành dấu chấm hỏi .
Câu 4 là câu kể phải sửa dấu chấm hỏi thành dấu chấm .
Hai dấu !? dùng ở dòng cuối là đúng.dấu chấm hỏi dùng để diễn tả điều thắc mắc cần được giải đáp, dấu chấm than diễn tả cảm xúc của Nam.
-Hỏi: Em hiểu Tỉ số chưa được mở nghĩa là thế nào?
- HS chữa bài, GV nhận xét, đánh giá .
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Nêu tác dụng của dấu chấm, chấm
hỏi, chấm than ?
- GV nhận xét tiết học, biểu dương
những em học tốt.
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tập đặt câu sử dụng 3 loại dấu
nêu trên.
_______________________________________
Khoa học
SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết chim là động vật đẻ trứng.
2. Kĩ năng: Nêu được một số biện pháp bảo vệ loài chim.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, có ý thức bảo vệ, chăm sóc loài chim tự nhiên.
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận
dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- GV: Tranh ảnh về chim. Hình trang 118, 119 SGK
- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung là:
+ Trình bày chu trình sinh sản của ếch?
+ Nêu lợi ích của ếch?
 - HS chơi trò chơi
- Nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: Biết chim là động vật đẻ trứng.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Biểu tượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn.
- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình minh họa trang 118 SGK.
+ So sánh, tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2? 
Hoạt động 2: Sự nuôi con của chim
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa 3,4,5 trang 119.
+ Mô tả nội dung từng hình?
- Các nhóm thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV
- HS quan sát
+ Quả a: có lòng trắng, lòng đỏ. Quả b: có lòng đỏ, mắt gà.
Quả c: không thấy lòng trắng, Quả d: không có lòng trắng, lòng đỏ, chỉ thấy một con gà con.
 + Hình 2b: thấy mắt gà. Hình 2c: thấy đầu, mỏ, chân, lông gà.
 Hình 2d: thấy một con gà đang mở mắt.
- HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp
+ Hình 3: Một chú gà con đang chui ra khỏi vở trứng.
+ Hình 4: Chú gà con vừa chui ra khỏi vở trứng được vài giờ. Lông của chú
đã khô và chú đã đi lại được.
+ Hình 5: Chim mẹ đang mớm mồi cho lũ chim non.
+ Bạn có nhận xét gì về những con chim non, gà con mới nở?
+ Chúng đã tự kiếm ăn được chưa? Tại sao?
Hoạt động 3: Giới thiệu tranh ảnh về sự nuôi con của chim
- GV kiểm tra việc sưu tầm tranh, ảnh về sự nuôi con của chim
- Yêu cầu HS giới thiệu trước lớp
- GV tổ chức HS bình chọn bạn sưu tầm bức ảnh đẹp nhất, bạn hiểu về sự
nuôi con của chim nhất.
- GV nhận xét chung
+ Chim non, gà con mới nở còn rất yếu.
+ Chúng chưa thể tự đi kiếm mồi được vì vẫn còn rất yếu.
- HS báo cáo về sự chuẩn bị của mình
- HS giới thiệu trước lớp về tranh ảnh mình sưu tầm được.
- HS bình chọn
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS liên hệ: Các loài chim TN có ích lợi gì? Em thấy hiện nay nạn săn
bắn như thế nào? Em cần làm gì để bảo vệ loài chim tự nhiên .
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Hãy tham gia chăm sóc các loài vật nuôi trong gia đình(nếu có)
- HS nghe và thực hiện
_______________________________________________________________
Thứ Tư, ngày 7 tháng 4 năm 2021
TẬP ĐỌC
Tiết 58: Con gái
I-MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ; khen ngợi cô
bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm được toàn bộ bài văn.
3. Thái độ: Tôn trọng phụ nữ.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ
- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" đọc lại 1 đoạn trong bài tập đọc"Một vụ đắm tàu" và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2-Hình thành kiến thưc mới: (32)
*Hoạt động1: Luyện đọc (8’)
- Một HS đọc toàn bài. 
- HS đọc đoạn nối tiếp.
Đọan 1:Từ Mẹ sắp sinh em bé....có vẻ buồn buồn.
Đoạn 2: Tiếp....Tức ghê.
Đoạn 3: Tiếp....trào nước mắt.
Đoạn 4:Tiếp....Thật hú vía.
Đoạn 5: Phần còn lại.
- HS đọc trong nhóm.
- Một HS đọc cả bài.
*Hoạt động2: Tìm hiểu bài (12’)
- Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ còn tư tưởng xem thường con gái?( Câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: Lại một vịt trời nữa, cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn)
- Những chi tiết nào cho thấy Mơ không thua gì các bạn trai?( ở lớp Mơ luôn là học sinh giỏi.Đi học về Mơ tưới rau chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ khi bạn trai còn mải chơi đá bóng. Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé. Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan)
- Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan điểm không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?( sau chuyện Mơ cứu em hoan, những người thân Mơ thay đổi quan niệm về con gái. Bố ôm mơ đến ngợp thở, cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt, dì Hạnh nói “ Biết cháu tôi chưa? con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng”
- Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì? Bạn mơ là con gái nhưng rất giỏi, bạn chăm học, chăm làm, thương yêu hiếu thảo với cha mẹ và dũng cảm như con trai; Tư tưởng xem con trai hơn con gái là vô lí cần phải loại bỏ)
*Hoạt động3: Đọc diễn cảm (10’)
-5 HS nối tiếp đọc diễn cảm bài văn.
- Tổ chức đọc diễn cảm đoạn cuối.
+ Treo bảng phụ.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm(3-5 em).
- GV nhận xét, ghi điểm, khen những HS đọc hay.
5. Hoạt động ứng dụng: (2 phút)
- Nêu nội dung của bài ?
- HS nêu: Phê phán quan niệm lạc hậu" trọng nam khinh nữ ". Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái .
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà đọc lại câu chuyện này và kể lại cho mọi người cùng nghe.
_____________________________________
TOÁN
Tiết 143: Ôn tập về số thập phân (tiếp)
I-MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Biết viết số thập phân và một số phân số dưới dạng phân số thập phân,
tỉ số phần trăm, viết các số đo dưới dạng số thập phân, so sánh các số thập phân.
2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2(cột 2,3), bài 3(cột 3,4), bài 4.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải
quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và
phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- GV: SGK,Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ
- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Phản xạ nhanh": Một bạn nêu một phân số thập phân, một bạn viết số thập phân tương ứng .
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - ghi bảng
*Hoạt động 2: Luyện tập (32’)
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- HS lần lượt trả lời, HS khác theo dõi nhận xét.
- Thế nào là phân số thập phân?
- Hãy nêu cách đưa các dạng số thập phân và phân số về phân số thập phân ?
- HS tự làm bài và nêu miệng kết quả.
a) 0,3 = ; 0,72 = ; 1,5 = ; 9,347 = .
b) = ; = ; = ; = 
Bài 2:
- HS trình bày trên bảng lớp.
- Hãy nêu cách viết số thập phân dưới dạng tỉ số phần trăm?
- Nếu cách viết tỉ số phần trăm dưới dạng số thập phân?
- Hãy nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số?
- HS tự làm bài , 2 em lên bảng chữa bài.Kết quả:
a) 0,35 = 35%; 0,5 = 50%; 8,75 = 875%.
b) 45% = 0,45 ; 55= 0,05 ; 625% = 6,25
Bài 3:
- Hai HS lần lượt chữa bài, HS khác nhận xét, chữa bài.
- Nêu cách viết các số đo từ dạng phân số về dạng số thập phân.
- Lưu ý: HS phải ghi kèm tên đơn vị.
Chẳng hạn:
a) giờ = 0,5 giờ; giờ = 0,75 giờ; phút = 0,25 phút.
b) m = 3,5m ; km = 0,3km; kg = 0,4 kg
Bài 4:
- HS nhận xét bài của bạn.
- Nêu cách so sánh hai số thập phân với nhau.
- HS chữa bài.kết quả;
a) 4,203; 4,23; 4,5; 4,505.
b) 69,78; 69,8; 71,2; 72,1.
 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Viết các số thập phân sau dưới dạng tỉ số phần trăm(theo mẫu):
0,018 = 1,8% 15,8 =.... .0,2 =..... 11,1 =......
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tìm thêm các bài toán về tỉ số phần trăm để làm.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 57: Tập viết đoạn đối thoại
I-MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của
SGK và hướng dẫn của GV.
2. Kĩ năng: Trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu
chuyện.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- GV: Một số vật dụng, đồ dùng để đóng kịch.
- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: khởi động:(5phút)
- Cho HS thi đọc lại màn kịch Xin thái
sư tha cho đã viết lại.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
*Hoạt động 2: Luyện tập (34’)
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập 1+ đọc phần 1 và 2 của truyện Một vụ đắm tàu
- HS chọn phần 1 hoặc 2 và đọc thầm.
+ Em hãy nêu tên nhân vật có trong đoạn truyện?.
+ Em hãy tóm tắt lại nội dung chính của phần 1? 
+ Dáng điệu và vẻ mặt của họ lúc đó ra sao?
- Yêu cầu HS đọc phần 2 của truyện.
+ Nêu các nhân vật có trong đoạn trích.
+ Kể lại vắn tắt nội dung đoạn 2
Bài 2:
- Một HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, gợi ý lời đối thoạicủa màn 1, 2.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm:
+ Chia theo nhóm 4.
+ Phát giấy khổ to cho 2 nhóm.
- GV cho 1/2 lớp viết tiếp lời thoại đoạn 1 và 1/2 lớp viết lời thoại đoạn 2.
- HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung. Chữa bài.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thi đọc hoặc thi diễn kịch.
- GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
Hoạt động3: ứng dụng:(2 phút)
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những nhóm viết lời hội thoại hay, diễn kịch tốt.
- Hãy chia sẻ với mọi người cách viếtđoạn đối thoại.
- HS thực hiện
Hoạt động4: sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà viết lại đoạn đối thoại cho hay hơn.
- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
 Thứ Năm, ngày 8 tháng 4 năm 2021
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 58: Ôn tập về dấu câu (tiếp)
I-MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nắm được tác dụng của: dấu chấm, chấm hỏi, chấm than
2. Kĩ năng: Tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn (BT1); chữa được các
dấu câu dùng sai và lí giải được tại sao lại chữa như vậy (BT2); đặt câu và dùng dấu
câu thích hợp (BT3).
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ,bảng nhóm
- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện": Nêu tác dụng của dấu chấm, chấm hỏi,
chấm than.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: Tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn (BT1); chữa được
các dấu câu dùng sai và lí giải được tại sao lại chữa như vậy (BT2); đặt câu và
dùng dấu câu thích hợp (BT3).
Bài 1: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu của bài
- GV gợi ý HS làm bài: Các em cần đọc chậm rãi từng câu văn, chú ý các
câu văn có ô trống ở cuối: nếu đó là câu kể thì điền dấu chấm; câu hỏi thì điền
dấu chấm hỏi; câu khiến hoặc câu cảm thì điền dấu chấm cảm.
- HS làm bài vào vở.
- GV chốt lại câu trả lời đúng Các câu 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 12 điền dấu !
Các câu 2, 7, 11 điền dấu ?
Bài 2: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS đọc lại cả đoạn văn và xác định xem từng câu kể, câu hỏi
hay câu cầu khiến. Trên cơ sở đó phát hiện lỗi để sửa.
- HS làm bài vào vở
- GV chốt lại kết quả.
- Chà! Đây là câu cảm nên phải dung dấu chấm than.
- Cậu tự giặt lấy cơ mà? Vì đây là câu hỏi nên phải dùng dấu chấm hỏi.
- Giỏi thật đấy!
- Không!
- Tớ không có chị, đành nhờ anh tớ giặt giúp.
Bài 3:
- Các em đọc lại 4 dòng a, b, c, d.
- Đặt câu với nội dung mỗi dòng.
- Dùng dấu câu ở câu vừa đặt sao cho đúng.
- HS trình bày kết quả, GV nhận xét, chốt lại những câu HS đặt đúng.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
- Vận dụng cách sử dụng các dấu câu vào viết cho phù hợp.
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Yêu cầu HS ôn bài, ai chưa hoàn thành thì tiếp tục làm .
_____________________________________________
TOÁN
Tiết 144: Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết:
- Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng.
- Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2(a), bài 3(a, b, c; mỗi câu một
dòng).
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ
- HS : SGK, vở , bảng con
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1 khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Điền đúng,điền nhanh" lên bảng viết các số sau
dưới dạng phân số thập phân: 23,23;10,01; 24,001; 12,3; 24,123
- Chia lớp thành 2 đội chơi, mối đội 5 bạn.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
*Họat động 2: Luyện tập (32’) 
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:Thảo luận nhóm 2.
-Thảo luận theo gợi ý sau:
- Hãy nêu thứ tự các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé?
- Hãy nêu thứ tự các đơn vị đo khối lượng từ lớn đến bé?
- Hãy nhận xét mối quan hệ giữa hai đơn vị kế tiếp liền nhau?
các nhóm phát biểu ý kiến
Bài 2: 
- Hai HS lần lượt chữa bài.
- HS nhận xét và đổi vở cho nhau để kiểm tra bài. 
- GV kiểm tra HS yếu làm bài và hứơng dẫn thêm cho các em .
Bài 3: 
- HS nêu cách làm.
- GV nhận xét, bổ sung. HS chữa bài.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- GV cho HS vận dụng làm bài:Điền số thích hợp vào chỗ chấm
2030m = ....km 150 g .... 0,15kg 750m = .....km 3500g .... 3,5kg
- HS làm bài
2030m = 2,03km 150 g = 0,15kg 750m = 0,75km 3500g = 3,5kg
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà ôn lại các kiến thức về đơn vị đo độ dài và đo khối lượng, vận
dụng vào thực tế cuộc sống.
- HS thực hiện

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_29_nam_hoc_2020_2021.doc