Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 28 (Bổ sung)

I. Mục tiêu:

 Giúp HS:

 - Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

 - Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.

II. Chuẩn bị:

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Bài 1.

 a. GV gọi HS đọc bài tập 1a. GV hướng dẫn HS tìm hiểu có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán; chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?

 GV giải thích: Khi ô tô gặp xe máy thì cả ôtô và xe máy đi hết quãng đường 180km từ hai chiều ngược nhau.

 Sau mỗi giờ, cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là:

 54 + 36 = 90 (km).

 Thời gian đi để ô tô và xe máy gặp nhau là:

 180:9 = 2 (giờ).

 a. GV cho học sinh làm tương tự như phần a.

 - Mỗi giờ hai ô tô đi được bao nhiêu Ki-lô-mét.

 - Sau mấy giờ hai ô tô gặp nhau.

 

doc21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 28 (Bổ sung), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a lịch sử của ngày 30/4/1975.
2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
	- GV nêu câu hỏi: Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diễn ra như thế nào ?
- GV nên tường thuật sự kiện này và nêu câu hỏi cho HS: Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập thể hiện điều gì ?
	- HS dựa vào SGK, tường thuật cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập.
	- HS đọc SGK và diễn tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng.
3. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
	- HS tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30/4/1975.
	- GV nêu câu hỏi cho các nhóm HS thảo luận và rút ra kết luận:
	+ Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc.
	+ Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh.
	+ Từ đây, hai miền Nam - Bắc được thống nhất.
4. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp.
	- GV nêu lại nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
	- HS kể về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975 (gắn với quê hương).
5. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
	Giúp HS:
	- Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
	- Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bài 1.
	a. GV gọi HS đọc bài tập 1a. GV hướng dẫn HS tìm hiểu có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán; chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?
	GV giải thích: Khi ô tô gặp xe máy thì cả ôtô và xe máy đi hết quãng đường 180km từ hai chiều ngược nhau.
	Sau mỗi giờ, cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là:
	54 + 36 = 90 (km).
	Thời gian đi để ô tô và xe máy gặp nhau là:
	180:9 = 2 (giờ).
	a. GV cho học sinh làm tương tự như phần a.
	- Mỗi giờ hai ô tô đi được bao nhiêu Ki-lô-mét.
	- Sau mấy giờ hai ô tô gặp nhau.
Bài 2.
	- GV gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài toán.
	- HS nêu cách làm, sau đó tự làm vào vở.
	Thời gian đi của ca nô là:
	11 giờ 15 phút - 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút.
	3 giờ 45 phút = 3,75 giờ.
	Quãng đường đi được của ca nô là:
	12 x 3,75 = 45 km.
Bài 3.
	- GV gọi HS nêu nhận xét về đơn vị đo quãng đường trong bài toán.
	- GV lưu ý HS phải đổi đơn vị đo quãng đường theo met hoặc đổi đơn vị đi vận tốc theo m/phút.
	Cách 1. 15km = 15.000m.
	Vận tốc chạy của ngựa là:
	15.000 : 20 = 750 (m/phút).
	Cách 2. Vận tốc của ngựa là:
	15 : 20 = 0,75 (km/phút).
	0,75 km/phút = 750 m/phút.
Bài 4. 
	- GV gọi HS nêu yêu cầu và cách làm bài toán.
	- HS làm bài vào vở. GV gọi HS đọc bài giải. GV nhận xét bài làm của HS.
IV. Củng cố:
	Nhận xét tiết học, dặn dò.
Tự học
Đọc diễn cảm hai bài tập đọc ở học kì ii
I. Mục tiêu: 
	- HS đọc diễn cảm hai bài tập đọc ở học kì II.
	- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
II. Chuẩn bị: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc ở kì II
III. Các hoạt động dạy học:
1. Luyện đọc diễn cảm.
	- HS luyện đọc diễn cảm theo tổ.
	- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu (đối với HS trung bình yêu cầu đọc trôi chảy là được.
2. Thi đọc diễn cảm.
	- Các tổ cử đại diện lên đọc bài (bốc thăm bài và đọc).
	- Lớp cùng giáo viên nhận xét, cho điểm. 
3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Luyện từ và câu
ÔN tiết 6
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểmTĐvà HTL 
- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu: Biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong những VD đã cho
II. Chuẩn bị: Bảng phụ BT2. Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL
III .Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài :
 GV nêu mục đích, y/c tiết học.
2. Dạy bài mới
 HĐ1: Kiểm tra TĐ và HTL
 Kiểm tra khoảng 1/5 HS trong lớp 
(tiến hành như tiết trước ) 
HĐ2:Hướng dẫn HS luyện tập
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số2, xác định yêu cầu của bài ?
GVgiúp HS hiểu rõ nghĩa một số từ trong bài(nếu HS y/c)
HS làm cá nhân 
Gọi HS trình bày nối tiếp nhau
(GVcó thể hỏi chức năng của từng từ )
GV NX nhanh về nội dung, nghệ thuật của đoạn văn trên.
HĐ4: Củng cố: NX tiết học, dặn dò. 
Cả lớp lắng nghe, NX-cho điểm
Lớp đọc thầm theo
+tìm từ ..liên kết các câu 
Cả lớp đọc thầm lần 2
HS làm VBTTV
Đáp án:
Thứ tự từ cần điền: nhưng, chúng, nắng, chị, nắng, chị, chị.
VD
“Nhưng” nối câu 2và 3
“nắng”được lặp lại
Còn lại các từ khác là từ thay thế.
Lớp NX, sửa sai.
Tiếng việt (BS)
 (N-V): Cây chuối mẹ
I. Mục tiêu:
- Học sinh nghe - viết đúng chính tả bài: Cây chuối mẹ (từ đầu ... một phía).
- Rèn kỹ năng viết chữ đẹp cho HS.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: - GV nhận xét	
- HS đọc và nêu nội dung bài tập đọc
2. Bài mới: 	
- GV đọc toàn bài.	
- Theo dõi SGK
- Nêu nội dung đoạn viết chính tả.
- 2 HS đọc đoạn 1 của bài tập đọc.
- Nhắc lại cách viết từ khó, cách trình bày đoạn 1.
- GV đọc cho HS viết bài
- Tìm, viết ra giấy nháp từ, tiếng khó viết.
- HS viết bài sạch, đẹp.
- Đọc lại bài cho HS soát lỗi.	
- Thu 1/2 số vở chấm. Nhận xét chung.
- Tuyên dương HS đạt điểm 10, động viên
 HS viết chưa đạt.
- HS soát lại bài.
3. Củng cố: - Nhận xét tiết học
HĐNG
Đọc truyện chủ điểm Nhớ nguồn
	- Lớp trưởng xuống thư viện mượn truyện theo chủ điểm. Sau đó giao truyện cho các tổ, trao đổi nội dung và ý nghĩa truyện.
	- Lớp trưởng điều khiển lớp kể lại truyện vừa đọc, nêu nội dung, ý nghĩa truyện.
	- Lớp cùng giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
* Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Thứ tư, ngày 28 tháng 3 năm 2007
Tập làm văn
Ôn tiết 4
I. Mục đích yêu cầu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL
- Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả học trong 9 tuần đầu HK II. Nêu được dàn ý của 1 trong những bài văn miêu tả trên; nêu chi tiết hoặc câu văn HS yêu thích; giải thích được lí do yêu thích chi tiết hoặc câu văn đó.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ BT1,2
- Dàn ý 1 trong 3 bài văn miêu tả.
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL
III. Hoạt động dạy và học: 
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích,y/c tiết học.
2. Ôn tập :
HĐ1: Kiểm tra TĐ và HTL
 Kiểm tra khoảng 1/5 HS trong lớp 
(tiến hành như tiết trước ) 
HĐ2:Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 2, xác định yêu cầu của bài 2 ?
- Tổ chức hoạt động nhóm
(có thể tìm nhanh ở phần mục lục)
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả hoàn thành bảng thống kê.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 3 ,xác định yêu cầu của bài ?
HS làm việc cá nhân
Gọi HS trình bày nối tiếp
GV treo bảng phụ về 1 dàn ý
-Em thích chi tiết hoặc câu văn nào?
vì sao?
GV tổng kết
HĐ4 :củng cố ,dặn dò
 - NX tiết học
 - Đọc và chuẩn bị tiết 5(viết đoạn văn ngắn tả cụ già)
Cả lớp lắng nghe, NX-cho điểm
+có 3 bài TĐ là văn miêu tả trong 9 tuần đầu của HK II
-Phong cảnh Đền Hùng.
-Hội thổi cơm thi ở Đông Vân.
-Tranh làng Hồ.
VD:
(SGV tr 174)
Lớp NX, sửa sai
VD:
Kể chuyện
ÔN tiết 3
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểmTĐvà HTL 
- Đọc-hiểu nội dung, ý nghĩa của bài “Tình quê hương”;tìm được các câu ghép; từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL
- Bảng phụ cho BT2(câu c)
III. Hoạt động dạy và học :
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích,y/c tiết học.
2. Ôn tập :
HĐ1: Kiểm tra TĐ và HTL
 Kiểm tra khoảng 1/5 HS trong lớp 
(tiến hành như tiết trước ) 
HĐ2 :Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2 :
Gọi HS đọc đề ,XĐ yêu cầu đề bài 
Gọi HS đọc bài “Tình quê hương”
Giải thích từ khó 
Thảo luận nhóm 
Đại diện nhóm nêu kết quả 
Câu a SGK?
Câu b SGK?
Câu c SGK?
GV treo bảng phụ
-Em hãy phân tích các bộ phận chính của câu? 
*Lưu ý:
câu 3 là một câu ghép có 2 vế, bản thân vế thứ 2 có cấu tạo như một câu ghép. 
Câu d ý 1 SGK?
Câu d ý 2 SGK?
GV tổng kết
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- NX tiết học
- Đọc và chuẩn bị tiết 4
Cả lớp lắng nghe, NX-cho điểm
 Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn 
Thảo luận nhóm
+Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.
+Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó t/g với quê hương.
+cả 5 câu đều là câu ghép 
VD:
Làng quê tôi đã khuất hẳn/nhưng tôi vẫn 
 C V C
đăm đắm nhìn theo.
 V
.
+ “tôi”, “mảnh đất”lặp lại có t/d liên kết câu.
+ “mảnh đất cọc cằn ”, “mảnh đất quê hương”, “mảnh đất ấy”thay thế cho một số từ ngữ trong bài.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
	Giúp HS:
	- Làm quen với bài toán chuyển động cùng chiều.
	- Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
II. Chuẩn bị.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	GV gọi HS nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều. Viết công thức tính: v, s, t.
Bài 1.
	a. GV gọi HS đọc bài tập 1a. HS trả lời câu hỏi: Có mấy chuyển động đồng thời, chuyển động cùng chiều hay ngược chiều ?
	- GV giải thích: Xe máy đi nhanh hơn xe đạp, xe đạp đi trước, xe máy đuổi theo thì đến lúc nào đó xe máy sẽ đuổi kịp xe đạp.
	Lúc khởi hành xe máy cách xe đạp bao nhiêu ki-lô-met.
	Khi xe máy đuổi kịp xe đạp tức là khoảng cách giữa xe đạp và xe máy là 0km.
	Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp bao nhiêi ki-lô-met.
	Tính thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp.
	- GV hướng dẫn HS tính và làm vào vở. Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập.
	b. GV cho HS làm tương tự như phần a.
	Khi bắt đầu đi, xe máy cách xe đạp bao nhiêu ki-lô-met.
	Sau mỗi giờ đi xe máy đến gần xe đạp bao nhiêu ki-lô-met.
	Tính thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp.
	HS làm bài vào cở, GV gọi 1 HS làm trên bảng, GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 2.
	- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài toán, nêu cách làm.
	- HS làm bài vào vở.
	- GV gọi HS đọc bài giải và nhận xét bài làm của HS.
Bài 3. 
	- GV gọi HS đọc bài toán, nêu yêu cầu của bài toán.
	- GV giải thích đây là bài toán: Ô tô đi cùng chiều với xe máy và đuổi theo xe máy.
	- GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi:
	+ Khi bắt đầu đi ô tô cách xe máy bao nhiêu ki-lô-met ?
	(Xe máy đã đi được bao nhiêu thời gian, vận tốc của xe máy là bao nhiêu?).
	+ Sau mỗi giờ ô tô đến gần xe máy bao nhiêu ki-lô-met ?
	+ Sau bao lâu ô tô đuổi kịp xe máy ?
	+ Ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ ?
	(Giờ ô tô lúc khởi hành cộng với thời gian ô tô đi để đuổi kịp xe máy).
	Đây là bài toán phức tạp. GV hướng dẫn kĩ để HS hiểu được các bước giải của bài toán.
IV. Củng cố:
	Nhận xét tiết học, dặn dò.
Chính tả
ôn tiết 5
I. Mục tiêu:
 	- Nghe - viết đúng chính tả đoạn văn tả Bà cụ bán hàng nước chè.
- Viết được 1 đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả ngoại hình của một cụ già mà em biết.
II. Chuẩn bị: Một số tranh, ảnh về các cụ già.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích,y/c tiết học.
2. Ôn tập :
HĐ1: Nghe – viết chính tả
Bài 1
*Giới thiệu đoạn viết Bà cụ bán hàng nước chè. 
- GV đọc toàn bài
- Em hãy nêu nội dung chính của bài ? 
- Em hãy tìm những từ dễ viết sai ?
- GV đọc từ khó 
- GV đọc bài
- GV đọc bài – lưu ý từ khó 
HĐ2 : Chấm ,chữa bài 
- GV chấm nhanh 1 số bài trước lớp
- Rút kinh nghiệm 
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 2, xác định yêu cầu của bài ?
*Gợi ý: em có thể tả một vài đặc điểm tiêu biểu của nhân vật
- Em sẽ tả ai ?
HS làm việc cá nhân
Gọi HS nối tiếp trình bày bài của mình
HĐ4: Củng cố, dặn dò: 
- NX tiết học.
- Về nhà tiếp tục hoàn thành BT2.Ôn HTL 
HS đọc thầm theo
+Tả gốc cây bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc cây bàng
HS đọc thầm laị bài CT 
VD: gáo dừa, trăm tuổi, tuổi giời,tuồng chèo,
HS viết bảng con (giấy nháp )
HS viết vào vở
HS soát lỗi
HS đổi chéo bài soát lỗi
+tả một cụ già.
VD: -Ông nội em
 -Bà cụ hàng xóm của em.
 .
HS làm VBTTV
Lớp NX, sửa sai
Bình bài hay nhất
Toán (BS)
ôn: Quãng đường
I. Mục tiêu.
	- Củng cố kiến thức về quãng đường.
	- Rèn kĩ năng giải toán về chuyển động đều.
II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập.
III. Các hoạt động dạy học.
Bài 1. Bạn Hằng đi học lúc 7 giờ và đến trường lúc 7 giờ 15 phút, với vận tốc 3,6km/ giờ. Hỏi quãng đường từ nhà Hằng đến trường dài bao nhiêu kilômét.
Bài 2. Lúc 6 giờ một xe khách khởi hành từ A để đi đến B với vận tốc 60 km/ giờ, 6 giờ 48 phút mọt xe khách khác khởi hành từ B đi về A với vận tốc 55 km/ giờ. Hai xe gặp nhau lúc 8 giờ. Tính độ dài quãng đường AB.
- HS tự làm bài tập (HS khá hướng dẫn HS trung bình).
- HS lên bảng làm, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung (lớp trưởng điều khiển).
- GV nhận xét chung, chốt kiến thức.
* Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Thứ năm, ngày 29 tháng 3 năm 2007
Khoa học
Sự sinh sản của côn trùng
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Xác định quá trình phát triển của một số côn trùng (bướm cải, ruồi, gián)
- Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
- Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và đối với sức khỏe con người.
II. Chuẩn bị: Hình trang 114, 115 SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
1. GV giới thiệu bài học về sự sinh sản của côn trùng.
2. Hoạt động 1. Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: Giúp HS :
	- Nhận biết được quá trình phát triển của bướm cải qua hình ảnh.
	- Xác định được giai đoạn gây hại của bướm cải.
	- Nêu được một số biện pháp phòng chống côn trùng phá hoại hoa màu.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 trang 114 SGK, mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ ra đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm.
- Tiếp theo, cả nhóm cùng thảo luận các câu hỏi:
+ Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải ?
+ ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất ?
+ Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu ?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
	- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
	- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải.
3. Hoạt động 2. Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Giúp HS :
- So sánh tìm ra được sự giống nhau và khác nhau giữa chu trình sinh sản của ruồi và gián. 
- Nêu được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
- Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của ruồi và gián để có biện pháp tiêu diệt chúng.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
	Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn trong SGK. Cử thư kí ghi kết quả thảo luận nhóm theo mẫu sau: 
Ruồi
Gián
So sánh chu trình sinh sản:
- Giống nhau
- Khác nhau.
Nơi đẻ trứng.
Cách tiêu diệt.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
	- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
	- GV chữa bài.
* Kết luận: Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng.
3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Luyện từ và câu
Ôn: Tiết 7
(Kiểm tra)
(Đề thống nhất trong tổ)
Toán
Ôn tập về số tự nhiên
I. Mục tiêu:
	Giúp HS củng cố về đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho: 2, 3, 5, 9.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	GV tổ chức, hướng dẫn cho HS tự làm bài rồi chữa các bài tập.
	Bài 1. Cho HS đọc mỗi số rồi nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số đó. Chẳng hạn, số 472 036 953 đọc là " Bốn trăm bảy mươi hai triệu không trăm ba mươi sáu nghìn chín trăm năm mươi ba", chữ số 5 trong số này chỉ 5 chục.
	Bài 2. GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
	Khi chữa bài nên lưu ý HS tự nêu đặc điểm của các số tự nhiên, các số lẻ, các số chẵn liên tiếp. Chẳng hạn: Hai số lẻ liên tiếp nhau hơn (hoặc kém) nhau 2 đơn vị.
	Bài 3. Khi chữa bài nên hỏi HS cách so sánh các số tự nhiên trong trường hợp chúng ta có cùng số chữ số hoặc không cùng số chữ số.
	Bài 4. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
	Kết quả là: 
	a. 3999; 4856; 5468; 5486	b. 3762; 3726; 2763; 2736.
	Bài 5. Khi chữa bài nên yêu cầu HS nên dấu hiệu chia hết chi 2, 5, 3, 9; nêu đặc điểm của số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5; ...
	Chẳng hạn: a. 810 chia hết cho cả 2 và 5. Để tìm ra chữ số cần điền vào ô trống của 81  là chữ số nào, phải lấy phần chung giữa hai dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
	Các số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng bên phải là: 0, 2, 4, 6, 8.
	Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng bên phải là: 0, 5.
	Chữ số 0 có trong cả hai dấu hiệu chia hết cho 2 và chia hết cho 5, 0 là phần chung của hai dấu hiệu này. Vậy số chia hết cho cả 2 và 5 là số chữ có số tận cùng bên phải là 0.
	d. Tương tự như phần c. Số 46   phải có chữ số tận cùng ở bên phải là 0 hoặc 5 và 4 + 6 +   phải chia hết cho 3. Thử điền vào   chữ số 0 rồi chữ số 5 ta thấy 5 là chữ số thích hợp để viết vào   để có 465 chia hết cho cả 3 và 5.
IV. Củng cố:
	Nhận xét tiết học, dặn dò.
Tiếng việt (BS)
Mở rộng vốn từ: truyền thống
I. Mục tiêu.
	- Củng cố, mở rộng vốn từ: Truyền thống.
II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập.
III. Các hoạt động dạy học.
Bài 1. Nối từ ngữ chỉ một truyền thống của dân tộc ta ở bên trái với thành ngữ, tục ngữ thể hiện truyền thống đó ở bên phải.
(1) Thương người như thế thương thân.
a. Lao động cần cù.
(2) Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
b. Yêu nước.
(3) Thức khuya dậy sớm.
c. Nhân ái.
(4) Trên dưới một lòng.
d. Đoàn kết.
(5) Một nắng hai sương
(6) Môi hở răng lạnh.
(7) Đồng tâm hiệp lực.
Bài 2. Điền vào mỗi chỗ trống một thành ngữ, tục ngữ thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
a. Hiếu học .........................................................
b. Hiếu thảo ........................................................
c. Độ lượng, khoan dung .....................................
- HS tự làm bài, trình bày miệng.
- Lớp cùng giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.
* Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Toán (BS)
ôn về số tự nhiên
I. Mục tiêu.
	- Củng cố kiến thức về số tự nhiên.
II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập.
III. Các hoạt động dạy học.
Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm để được:
a. Ba số chẵn liên tiếp:
	156; 158; ....	....; 2002; ....	....; ......; 2010
b. Ba số lẻ tiên tiếp:
	631; .....; .....	....; 1999; ....	....; ......; 2015
c. Ba số tự nhiên liên tiếp:
	....; 1999; ....	2001; .....; .....	....; 2006; ....	
Bài 2. Điền số tự nhiên thích hợp và ô trống.
a. 	17,26 <	< 18,95
b.	
1
4
10
13
16
22
25
28
34
- HS tự làm bài tập (HS khá hướng dẫn HS trung bình).
- HS lên bảng làm, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung (lớp trưởng điều khiển).
- GV nhận xét chung, chốt kiến thức.
* Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.	
Kỹ thuật
Thứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2007
Tập làm văn
Ôn Tiết 8
(Kiểm tra)
(Đề thống nhất trong tổ)
Địa lý
Châu Mĩ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS :
	- Biết phần lớn người dân châu Mĩ là dân nhập cư.
	- Trình bày được một số đặc điểm chính của nền kinh tế châu Mĩ và một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì.
	- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lý của Hoa Kỳ.
II. Chuẩn bị: Bản đồ Thế giới. Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở câu Mĩ (nếu có).
III. Các hoạt động dạy - học.
1. Dân cư châu Mĩ:
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
Bước 1: HS dựa vào bảng số liệu ở bài 17 và nội dung ở mục 3, trả lời các câu hỏi sau:
	+ Châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục ?
	+ Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống ?
	+ Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu ?
Bước 2: - Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
 - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: Châu Mĩ đứng thứ ba về số dân trong các châu lục và phần lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư.
2. Hoạt động kinh tế:
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: HS trong nhóm quan sát các hình 4, đọc SGK rồi thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ.
+ Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
+ Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ
Bước 2: - Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi.
 - HS khác bổ sung.
 - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Bước 3: Các nhóm trưng bày tranh ảnh và giới thiệu về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ (nếu có).
	Kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, công - nông nghiệp hiện đại; còn Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, sản xuất nông phẩm nhiệt đới và công nghiệp khai khoáng.
3. Hoa Kì:
* Hoạt động 3: Làm việc theo cặp.
Bước 1: - GV gọi một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và Thủ đô Oa-sinh-tơn trên Bản đồ Thế giới.
	- HS trao đổi về m

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_28_bo_sung.doc