Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020 - Lê Thanh Hiền

I. Mục tiêu:

- Sau bài học, học sinh biết: Làm thí nghiệm để tìm ra tính chất đặc trưng của thủy tinh.

- Nêu được một số tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh.

* GDBVMT: Giữ vệ sinh môi trường khi sản xuất và khi đã sử dụng đồ dùng bằng thủy tinh.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Cốc bằng thủy tinh, a- xít, máy lửa, miếng thủy tinh.

- HS: Giấy thí nghiệm, bút dạ, bảng nhóm.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc43 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020 - Lê Thanh Hiền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏi:
a. Triệu phú về làng quê để thưởng thức không khí trong lành.
b. Thấy anh nông dân đang ngồi ca hát, triệu phú nói anh ca hát làm gì, phải cố làm việc để trở thành người giàu.
c. Triệu phú khuyên anh nông dân nên nuôi một con bò, dần dần gầy dựng thành một đàn bò.
d. Theo triệu phú, người ta cố gắng trở nên giàu có để có tiền mua ô-tô, đi du lịch, về làng quê hưởng không khí sạch.
e. Anh nông dân trả lờiTôi đang ở nơi không khí trong lành, vất vả kiếm tiền mà làm gì?
g. Câu chuyện này ca ngợi cuộc sống yên bình và không khí trong lành ở làng quê.
Bài 3:
- Động từ: thưởng thức, ngồi, bảo.
- Tính từ: trong lành, vui vẻ, giàu sang.
- Quan hệ từ: về, mả, để.
Buổi sáng
 -------------------------------------------------------
 Thứ tư, ngày 04 tháng 12 năm 2019
 Môn: Tập đọc (tiết 30) 
Bài: VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ,ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.(Trả lời được câu hỏi 1,2,3). HS khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào.
- Yêu quí thành quả lao động, luôn trân trọng và giữ gìn.
II. Chuẩn bị:
 Tranh phóng to, bảng phụ ghi những câu luyện đọc. 
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Tổ chức.
2. Kiểm tra.
-HS hát
Buôn Chư-Lênh đón cô giáo.
-Gọi HS đọc bài + TLCH về nội dung bài đọc.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Bài mới: Về ngôi nhà đang xây
a) Luyện đọc
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài
-GV nêu câu hỏi:
+Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh ngôi nhà đang xây?
+Tìm những hình ảnh nói lên vẽ đẹp của ngôi nhà?
+Tìm những hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi?
+Hình ành những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
+ Bài thơ cho em biết điều gì?
-GV ghi bảng nội dung.
c) Luyện đọc diễn cảm
-Gọi HS đọc nối tiếp bài thơ.
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ 
+HS nêu cách đọc.
-GV nhận xét và cho HS đọc diễn cảm theo cặp.
-Mời HS thi đua đọc trước lớp.
-Cho HS xung phong đọc thuộc lòng khổ thơ mình thích.
-GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố
-Thi đua đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
-Nhận xét, tuyên dương.
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau. 
-Hát
-2 HS thực hiện.
-Học sinh khá giỏi đọc cả bài.
-Lắng nghe GV đọc.
-Trụ bê-tông nhú lên – bác thợ làm việc, còn guyed màu vôi gạch – rãnh tường chưa trát – ngôi nhà đang lớn lên.
-HS nêu:
+ Giàn giáo tựa cái lồng.
+ Trụ bê-tông nhú lên như một mầm cây.
+ Ngôi nhà như bài thơ.
+ Ngôi nhà như bức tranh.
+ Ngôi nhà như đứa trẻ.
-HS nêu:
+ Ngôi nhà tựa, thở.
+ Nắng đứng ngủ quên.
+ Làn gió mang hương ủ đầy.
+ Ngôi nhà như đứa trẻ, lớn lên.
-Cuộc sống náo nhiệt khẩn trương. Đất nước là công trường xây dựng lớn.
-Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước
-2 HS nhắc lại.
-HS đọc nối tiếp.
-Lớp tìm giọng đọc hay
-HS đọc.
-Nhiều HS đọc.
-Nhiều HS đọc.
-Lớp bình chọn bạn đọc hay.
-HS thi đua đọc.
-Lắng nghe và thực hiện yc.
 -----------------------------------------------
 Tiết 2 Môn: ÂM NHẠC (tiết 15)
 -----------------------------------------------
 Tiết 3 Môn: Toán (tiết 73) 
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 -Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ:
 	-Nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân, chia một số thập phân cho một số thập phân cho một số tự nhiên, chia một số thập phân cho một số thập phân
 2. Dạy bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 	-GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 b) Luyện tập:
 *Bài 1: (ý d dành cho HS khá giỏi ) 
- Đặt tính rồi tính
-1HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-HS làm vào bảng con.
-GV nhận xét.
 *Bài 2:(ý b dành cho HS giỏi ) 
-1HS nêu yêu cầu.
-HS nêu cách làm.
-GV Hỏi HS thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
-HS làm vàovở 
-2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
 *Bài 3 :
-1HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và tìm cách giải. 
-HS làm vào vở.
-1HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
 *Bài 4 : (ý b,d dành cho HS giỏi )
 -Tìm x
-1HS nêu yêu cầu.
-HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
-HS làm vào vở.
-3HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 1 : 
*Kết quả:
 a) 7,83
 b) 13,8
 c) 25,3
 d) 0,48
Bài 2:-Tính
 a) (128,4 – 73,2) : 2,4 – 18,32 
 = 55,2 : 2,4 – 18,32
 = 23 – 18,32
 = 4,68
 b) 8,64 : (1,46 +3,34 )+6,32
 = 8,64 : 4,8 + 6,32 
 = 1,8 + 6,32
 = 8,12
Bài 3 
*Bài giải:
 Số giờ mà động cơ đó chạy được là:
 120 : 0,5 = 240 (giờ)
 Đáp số: 240 (giờ) 
Bài 4 :
 a) x – 1,27 = 13,5 : 4,5
 x – 1,27 = 3
 x = 3 + 1,27
 x = 4,27
b) x + 18,7 = 50,5 : 2,5 
 x + 18,7 = 20,2 
 x=20,2-18,7 
 x=1,5 
 c)x x12,5 = 6 x 2,5
 x x12,5 = 15 
 x=15:12,5 
 x=1.2
 3. Củng cố, dặn dò.
 –HS nhắc lại quy tắc cộng, trừ , nhân, chia,số thập phân .
 	-GV nhận xét giờ học.
 	-Nhắc HS về học kĩ lại các quy tắc chia có liên quan đến số thập phân.
 -----------------------------------------------
 Tiết 4 Môn: Tập làm văn (tiết 29) 
Bài: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
(Tả hoạt động)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được nội dung chính của từng đoạn,những chi tiết tả hoạt động trong bài văn (BT1).
- Viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người (BT2).
- Giáo dục học sinh lòng yêu mến mọi người xung quanh,say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Giấy to + bút.
+ HS: Dàn ý + VBT + SGK.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Tổ chức.
2. Kiểm tra.
-Gọi HS đọc biên bản cuộc họp lớp.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Bài mới: Luyện tập tả người (Tả hoạt động)
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.	
-Y/c HS thảo luận theo cặp và trả lời 3 câu hỏi cuối bài.
-GV hướng dẫn: 
+Dùng bút chì đánh dấu các đoạn văn.
+Ghi nội dung chính của từng đoạn.
+Gạch chân dưới những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm.
-GV nêu lần lượt từng câu hỏi và gọi HS trả lời:
+Xác định các đoạn của bài văn?
+Nêu nội dung chính của từng đoạn?
+Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài?
-GV nhận xét, kết luận.
Bài tập 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập.
-Y/c HS giới thiệu về người em định tả.
-Y/c HS viết đoạn văn. Nhắc HS cần dựa vào kết quả quan sát để viết.
-GV đính bảng, mời HS đọc.
-GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố
-Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn.
-GV nhận xét, sửa chữa.
-Nhận xét tiết học.
-Hoàn thành bài văn và ghi lại kết quả quan sát em bé tập đi tập nói.
-Hát
-2 HS đọc.
-1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
-HS thảo luận theo cặp.
-HS làm bài.
-Đoạn 1: bác Tâm.cứ loang ra mãi.
+Đoạn 2: Mảng đườngvá áo ấy.
+Đọan 3: Bác tâm đứng lên..rạng rỡ khuôn mặt ấy.
-Đoạn 1: Tả bác Tâm đang vá đường.
-Đoạn 2: Tả kết quả lao động của bác Tâm.
-Đoạn 3: Tả bác tâm đứng trước mảng đường đã vá xong.
-Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất khéo léo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng.
-Bác đập búa đều đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.
-Bác đứng lên vươn vai mấy cái liền.
-1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
-Nhiều HS giới thiệu.
-HS viết đoạn văn vào VBT.
-1 HS ghi vào giấy khổ to.
-HS trình bày.
-Lớp nhận xét.
-Nhiều HS đọc.
-Lắng nghe và thực hiện yc.
 ----------------------------------------------------
Buổi chiều
 Tiết 1 Môn: Lịch sử (tiết 15)
 Bài: CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU ĐÔNG 1950
I. Mục tiêu:
- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu:Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê.Bị trúng đạn nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
- Giáo dục học sinh về tinh thần chịu đựng gian khổ trong mọi hoàn cảnh.
- Hs biết các tấm gương anh hùng liệt sĩ tỉnh Bạc Liêu.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. (chỉ biên giới Việt-Trung).
Lược đồ chiến dịch biên giới.
Sưu tầm tư liệu về chiến dịch biên giới.
Phiếu thảo luận.
+ HS: SGV, sưu tầm tư liệu chiến dịch biên giới.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Tổ chức.
2. Kiểm tra.
Thu Đông 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp.
Nêu diễn biến sơ lược về chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947?
Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947?
Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
3.Bài mới:
a) Giới thiệu: Chiến thắng biên giới thu đông 1950.
b) Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Nguyên nhân địch bao vây biên giới.
-Y/c HS đọc: Từ 1948 ..đường liên lạc quốc tế và nêu lí do ta mở chiến dịch biên giới thu đông.
-Mời HS trình bày.
-GV nhận xét, kết luận: Quân ta quyết định mở chiến dịch nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
*Hoạt động 2: Diễn biến, kết quả chiến dịch biên giới thu đông 1950:
-Chia nhóm, phát phiếu thảo luận:
+Nhóm 1+2: Trận đánh mở màng cho chiến dịch là trận nào?Hãy thuật lại trận đánh đó?
+nhóm 3 + 4: Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì?
+Nhóm 5 + 6: Nêu kết quả của chiến dịch biên giới thu đông 1950?
-Mời các nhóm trình bày.
-GV nhận xét, kết luận.
*Hoạt động 3: ý nghĩa của chiến dịch biên giới thu đông 1950
GV nêu câu hỏi;
+Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch biên giới thu đông và chiến dịch VB – TĐ 1947?
+Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến?
+Chiến thắng biên giới thu đông 1950 đem lại kết quả gì cho cuộc kháng chiến của ta?
+Chiến thắng biên giới thu đông 1950 có tác dụng thế nào đến địch? Mô tả những điều em thấy trong hình 3?
-Hát
-2 HS nêu
-HS thảo luận theo cặp.
-Hs nêu.
-Các nhóm thảo luận.
-Học sinh lắng nghe và quan sát bản đồ.
-Biên giới thu đông ta chủ động và tiến công địch. Việt bắc thu đông địch tấn công ta, ta đánh lại và giành chiến thắng.
-Cho thấy quân đội ta đã lớn mạnh và trưởng thành rất nhanh.
-Căn cứ đại Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Chiến thắng cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân và đường liên lạc với quốc tế được nối liền.
-Địch thiệt hại nặng nề. Hàng nghìn tên lính mệt mõi, nhếch nhác, lê bước trên đường trông chúng thật thảm hại.
Nhận xét, kết luận: Thắng lợi của chiến dịch BGTĐ 1950 tạo một chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đưa kháng chiến vài giai đoạn mới, giai đoạn chúng ta nắm quyền chủ động tiến công, phản công trên chiến trường bắc bộ.
Hoạt động 4: Bác Hồ trong chiến dịch BGTĐ 1950. Gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn cầu
-Y/c HS làm việc cá nhân, xem hình minh họa 1 và nói rõ suy nghĩ của em về Bác Hồ trong chiến dịch 1950?
-Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh la Văn Cầu. Em có suy nghĩ gì về anh và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta?
-GV nhận xét, kết luận.
4.Củng cố - Dặn dò.
- Gọi HS đọc nội dung bài học.
- Hs nêu các tấm gương anh hùng liệt sĩ tỉnh Bạc Liêu?
Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau
-Nhiều HS nêu: Trong chiến dịch BGTĐ 1950 BH đã trực tiếp ra mặt trận, kiểm tra kế hoạch và công tác chuẩn bị, gặp gỡ động viên cán bộ, chiến sĩ, dân công tham gia chiến dịch,
-Nhiều HS nêu.
-2 HS đọc.
- Ngô Quang Nhã, Phùng Ngọc Liêm.
 ---------------------------------------------
Tiết 2 Môn: Tập làm văn (tiết 15)
Bài: VỞ THỰC HÀNH (tiết 2) 
I. Mục tiêu: 
- Xác định các đoạn của một bài văn tả người, nội dung của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động trong đoạn.
- Viết một đoạn văn tả hoạt động của người thể hiện khả năng quan sát và diễn đạt.
- HS yếu làm bài 1; HS khá, giỏi làm bài 2.
II. Đồ dùng:
- VTH trang 108.
III. Các hoạt động:
1.Kiểm tra.
2.Bài mới.
 a) Giới thiệu.
 b) Hướng dẫn
*HĐ1:
- HS làm bài vào VBT/69
- GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn.
+ HĐ2:
- HS làm bài trên bảng.
- Lớp và GV nhận xét kết luận
3.Củng cố - dặn dò:
Bài 1: Đọc truyện trong vở và trả lời câu hỏi.
a. Là em bé.
b. Theo trình tự thời gian (từ lúc giới thiệu tiết mục đến khi kết thúc).
c. Chỉ tả cái vòng lửa và hoạt động của em bé.
Bài 2: Viết một đoạn văn tả hoạt động của thầy giáo (cô giáo) hoặc một bạn học của em.
Tùy theo HS làm GV hướng dẫn lớp nhận xét.
 ----------------------------------------------
 Tiết 3	 Môn: Khoa học (tiết 15)	
Bài: THỦY TINH 
I. Mục tiêu:
- Sau bài học, học sinh biết: Làm thí nghiệm để tìm ra tính chất đặc trưng của thủy tinh.
- Nêu  được một số tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng  thủy tinh.
* GDBVMT: Giữ vệ sinh môi trường khi sản xuất và khi đã sử dụng đồ dùng bằng thủy tinh.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Cốc bằng thủy tinh, a- xít, máy lửa, miếng thủy tinh.
- HS: Giấy thí nghiệm, bút dạ, bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A. Kiểm tra bài cũ. 
+ Xi măng thường được dùng để làm gì?
+ Xi măng có tính chất gì? 
+ Tại sao phải bảo quản các bao xi măng cẩn thận, để nơi khô, thoáng khí?
- GV nhận xét.
 B. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 Hoạt động 2: Các loại thủy tinh và tính chất của chúng.
BƯỚC 1: Tình huống xuất phát.
+ Em hãy kể tên đồ dùng làm bằng thủy tinh.
- Tổ chức trò chơi “ truyền điện” để HS kể được các đồ dùng làm bằng thủy tinh.
- GV kết luận trò chơi. 
BƯỚC 2: Nêu ý kiến ban đầu của HS
- Yêu cầu HS mô tả những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của thủy tinh.
 -Yêu cầu HS trình bày quan điểm của các em  về  vấn đề trên.
-Từ những ý kiến ban đầu của HS do nhóm đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng  ban đầu rồi hướng dẫn  HS so sánh sự  giống và khác nhau của các ý kiến trên( chọn ý kiến trùng nhau xếp vào 1 nhóm)
 BƯỚC 3: Đề xuất câu hỏi
- GV yêu cầu:  Em hãy nêu thắc mắc của mình về tính chất của thủy tinh (có thể cho HS nêu miệng)
 - GV nêu: với những câu hỏi các em đặt ra, cô chốt lại một số câu hỏi sau (đính bảng):
- Thủy tinh có cháy không ?
- Thủy tinh có bị gỉ không?
- Thủy tinh có bị a- xít ăn mòn không ?
- Thủy tinh có phải là vật trong suốt không ?
- Thủy tinh có dễ vỡ không ?
 - GV: Dựa vào câu hỏi em hãy dự đoán kết quả và ghi vào phiếu học tập( em dự đoán).
BƯỚC4: Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu
+ GV: Để kiểm tra kết quả dự đoán của mình các em phải làm thế nào?
+ GV: Các em đã đưa ra nhiều cách làm để kiểm tra kết quả, nhưng cách làm thí nghiệm là phù hợp nhất
 - GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu
- GV phát đồ dùng thí nghiệm cho các nhóm.
- GV quan sát các nhóm.
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết 
quả sau khi thí nghiệm:
+  Em hãy trình bày cách làm thí nghiệm để kiểm tra xem: Thủy tinh có bị cháy không?
- GV thực hành lại thí nghiệm, chốt sau mỗi câu trả lời của HS “Thủy tinh không cháy”
- Tương tự:
+ Em hãy giải thích cách làm thí nghiệm để biết: Thủy tinh có bị a- xít ăn mòn không ?
* Thủy tinh không bị axit ăn mòn
+ Em hãy giải thích cách làm thí nghiệm để biết: Thủy tinh có trong suốt không?
* Thủy tinh trong suốt
+  Thủy tinh có dễ vỡ không?
* Thủy tinh rất dễ vỡ.
+ Sau mỗi lần đại diện nhóm trình bày thí nghiệm, GV có thể hỏi thêm: Có nhóm nào làm thí nghiệm khác như thế mà kết quả cũng giống như nhóm bạn không?
BƯỚC 5: Kết luận, kiến thức mới
+ Qua thí nghiệm em rút ra kết luận gì ?
- Yêu cầu HS làm phiếu cá nhân, thảo luận nhóm 4, ghi vào giấy A0 hoặc bảng nhóm
- GV hướng dẫn HS so sánh kết quả thí nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 có gì khác nhau.
* Lưu ý: GV chỉ nhận xét nhóm nào trùng, nhóm nào không trùng ý kiến ban đầu; không nhận xét đúng, sai.
* GV kết luận chung, rút ra bài học, đính bảng:
- Thuỷ tinh thường trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ. Thuỷ tinh không cháy, không hút ẩm và không bị a -xít ăn mòn
 Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. 
+ Thuỷ tinh được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống ?
 + Chúng ta có những cách bảo quản nào để đồ dùng thủy tinh không bị vỡ ?
 *GDBVMT: Thủy tinh được làm chủ yếu từ nguồn nguyên liệu nào?
+ Để giữ cho nguồn tài nguyên này không bị cạn kiệt, ta có cách khai thác như thế nào?
+ Trong khi SX, các nhà máy cần bảo đảm yêu cấu gì để chống ô nhiễm MT?
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia chơi.
- HS làm việc cá nhân: ghi vào phiếu học tập (Điều em nghĩ) những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của thủy tinh.
- HS làm việc nhóm 4, tập hợp các ý kiến vào bảng nhóm
- Các nhóm đính bảng phụ lên bảng lớp rồi cử đại diện nhóm trình bày.
- HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến.
 - HS tự đặt câu hỏi vào phiếu học tập(câu hỏi em đặt ra).
 Ví dụ HS có thể nêu: Thủy tinh có bị cháy không ?Thủy tinh có bị gỉ không?Thủy tinh có dễ vỡ không ? Thủy tinh có bị a- xít ăn mòn không ?
- Lần lượt HS nêu câu hỏi
- 1 HS đọc lại các câu hỏi
- HS làm cá nhân vào phiếu (ghi dự đoán kết quả vào phiếu học tập).
- Nhóm thảo luận ghi vào giấy A0.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét.
- HS đề xuất các cách làm để kiểm tra 
kết quả dự đoán(VD: Thí nghiệm, mô hình, tranh vẽ, quan sát, trải nghiệm...,) 
- HS thảo luận nhóm 4, đề xuất các thí nghiệm
- Các nhóm HS nhận đồ dùng thí nghiệm, tự thực hiện thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận từ thí nghiệm (HS điền vào phiếu học tập/mục 4)
- Các nhóm báo cáo kết quả( Đính lên bảng) đại diện nhóm trình bày:
- Lần lượt các nhóm lên làm lại thí nghiệm trước lớp và nêu kết luận
- Các nhóm khác  nêu TN của nhóm mình ( nếu khác nhóm bạn)
- HS có thể trình bày thí nghiệm.
- HS làm cá nhân vào phiếu học tập (Kết luận của em), nhóm tổng hợp ghi giấy A4.
 - HS nêu cá nhân
 -Vài HS đọc KL của GV, lớp ghi vào vở.
Làm nhiều đồ dùng như. Li, bình hoa, chén, bát,.
- Để bảo quản những sản phẩm được làm bằng thuỷ tinh thì chúng ta cần tránh va chạm với những vật rắn, để nơi chắc chắn để tránh làm vỡ
- ....Cát
- Khai thác hợp lí
- Phải xử lí chất thải hợp lí không thải ra sông, suối,
Buổi sáng
 ------------------------------------------------
 Thứ năm, ngày 05 tháng 12 năm 2019
 Tiết 1 Môn: Chính tả (tiết 15) 
Bài: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CỐ GIÁO
I. Mục tiêu: 
-Nghe viết đúng bài chính tả,trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
-Làm được BT(2) a/b hoặc BT(3) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
-Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Giấy khổ to thi tìm nhanh theo yêu cầu bài 3.
+ HS: Vở nháp, SGK, vở.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Tổ chức.
2. Kiểm tra.
 -Gọi HS lên bảng viết từ có chứa tiếng có vần ao/au.
-Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
Nêu mục đích tiết học.
b) Hướng dẫn viết chính tả
-Gọi HS đọc đoạn cần viết.
-Đoạn văn cho em biết điều gì?
-Y/c HS tìm từ khó, phân tích từ khó và đọc lại từ khó.
-GV nhắc cách trình bày, tư thế ngồi viết.
-GV đọc bài cho HS viết.
-GV đọc bài cho HS kiểm tra.
-Y/c HS mở sgk cùng sóat lỗi.
-GV thu và chấm bài.
-Gv nhận xét bài chấm.
c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả 2b
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
-Chia lớp thành 6 nhóm, y/c HS thảo luận và ghi kết quả vào VBT.
-Gọi HS nêu kết quả.
-GV nhận xét, kết luận.
d. Hướng dẫn làm bài tập 3b
-Tìm từ láy có âm đầu ch hoặc tr.
4. Củng cố - Dặn dò.
-Gọi HS lên bảng viết lại từ viết sai.
-Nhận xét, tuyên dương.
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau.
-Hát
-HS thực hiện
-1 HS đọc.
-Lớp đọc thầm
-Tấm lòng của bà con Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ.
-HS nêu từ khó: Y Hoa, phăng phắc, 
-HS phân tích và viết từ khó.
-HS đọc từ khó.
-HS viết bài vào vở.
-HS soát lỗi.
-1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
-Các nhóm thực hiện.
-1 nhóm ghi vào giấy to.
+Bỏ: bỏ đi, bõ công
+Bẻ cành – bẽ mặt.
+Rau cải – tranh cãi
-HS làm bài vào VBT.
-Nhiều HS nêu.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-----------------------------------------
 Tiết 2 Môn: Khoa học (tiết 30)
 Bài: CAO SU
I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh biết: 
- Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su 
- Kể được tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su 
- Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- GV chuẩn bị: bóng cao su, dây cao su, miếng cao su dán ống nước; nư

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_14_nam_hoc_2019_2020_le_thanh_hie.doc