Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2014-2015

A. Mục tiêu

- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp:

 + Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí

 + Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cói

- Nêu tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.

- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.

- Giáo dục: Ý thức học tập bộ môn

B. Đồ dùng

- Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp

- Bản đồ Hành chính Việt Nam

C. Hoạt động dạy học

 I. Kiểm tra bài cũ

 - Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì? Phân bố chủ yếu ở đâu?

 - Nước ta có những điều kiện gì để phát triển ngành thuỷ sản?

 II. Bài mới

 

doc36 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. 
- Cho lớp ôn tập bài hát theo nhiều hình thức.
Hoạt động 2: Hát kết hợp với gõ đệm theo bài hát.
- Giáo viên làm mẫu trước lớp. 
- Giáo viên yêu cầu lớp làm theo 
Ví dụ: Gió vờn cánh hoa bay dưới trời
 * * * * * * *
- Cho lớp thực hiện theo nhiều hình thức.
3. Củng cố- dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài
- Lắng nghe và cảm nhận.
- Theo dõi và đọc lời ca.
- Lớp thực hiện luyện thanh.
- Thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Lớp, tổ, cá nhân thực hiện
- Nhận xét của bạn.
- Theo dõi.
- Lớp thực hiện.
- Lớp, tổ, cá nhân thực hiện.
- Lớp hát lại một lần 
 - Dặn dò : Về ôn lại bài
Điều chỉnh - bổ sung: 
..................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp (GV chuyên)
Chúng em làm thiệp, viết thư gửi các thầy cô giáo.
Thứ tư ngày 5 tháng 11 năm 2014
Sáng
Tiết 1: Tập đọc
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
A. Mục đích yêu cầu
 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát.
 - Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc hai khổ thơ cuối bài).
* HS khá- giỏi: thuộc và đọc diễn cảm được toàn bài.
 - Giáo dục: Ý thức cần cù, chăm chỉ.
B. Chuẩn bị:
 - Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - HS: Đồ dùng cho tiết học
C. Phương pháp và hình thức:
 - Phương pháp: Giảng giải; Luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi; lớp 
D. Các hoạt động dạy học:
 I.Kiểm tra:
 II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a. Luyện đọc:
- Bài có mấy khổ thơ ? 
- 1 HS khá đọc cả bài.
- 4 khổ thơ.
- 4 HS đọc nối tiếp:
- Đọc – luyện đọc đúng từ ngữ: nẻo đường, rừng sâu, sóng tràn, rong ruổi...
- Hành trình: chuyến đi xa lâu, nhiều gian khổ, vất vả .
- Thăm thẳm: nơi rừng sâu ít người tới 
- Bập bùng : gợi tả hoa chuối như ngọn lửa cháy 
- Đọc kết hợp giải nghĩa một số từ trong phần chú giải: đẫm, rong ruổi, nối liền mùa hoa, men.
- Đọc nâng cao
- GV đọc mẫu.
- HS theo dõi SGK.
b. Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm bài- trả lời:
- Những chi tiết nào trong bài nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
(Hành trình của bầy ong là sự vô cùng vô tận của không gian và thời gian. Ong miệt mài bay đến trọn đời, con nọ tiếp con kia nên hành trình không bao giờ kết thúc.)
-Bầy ong bay đến tìm mật ở những nơi nào?
- Những nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?
- Cho HS quan sát tranh SGK
(Hành trình vô tận của bầy ong.)
- Vô tận về thời gian: bay đến trọn đời, thời gian vô tận. 
- Vô tận về không gian: đôi cánh đẫm nắng trời, nẻo đường xa
- Rong ruổi trăm miền: rừng sâu, biển xa, quần đảo.
- rừng sâu bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban; biển xa có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa; quần đảo có loài hoa nở như là không tên.
- Em hiểu nghĩa câu thơ “ Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” thế nào ?
- Bầy ong chăm chỉ, giỏi giang, đến nơi đâu cũng tìm ra hoa để làm mật đem hương vị ngọt đến cho đời.
- Qua hai dòng thơ cuối tác giả muốn nói điều gì về công việc của bầy ong ?
- Có ý nghĩa lớn lao, đẹp đẽ bầy ong giữ cho con người những mùa hoa đã tàn phai nhờ chất được vị ngọt, mùi hương thành những giọt mật tinh túy 
- Bài thơ cho em biết điều gì?
- Ca ngợi bầy ong chăm chỉ, cần cù làm một công việc vô cùng hữu ích cho con người, nối những mùa hoa lại
c. Luyện đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn đọc đúng.
- 4 HS đọc nối tiếp- nêu giọng đọc của từng khổ thơ.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm khổ 1,2 
- 2 HS đọc – Nêu cách đọc
- Cách đọc: giọng đọc vừa phải, ngắt nhịp thơ lục bát, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả gợi cảm:Vị ngọt, mùi hương, thầm lặng thay, say trời đất 
- HS luyện đọc (cặp )
- Đại diện nhóm -Thi đọc.
- GV nhận xét- đánh giá 
3 Củng cố- dặn dò:
- Nội dung bài nói lên điều gì ?
Ca ngợi những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời.
- GV nhận xét chung giờ học.
Điều chỉnh - bổ sung: 
..................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Toán
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN
A. Mục tiêu
 Biết:
 - Nhân một số thập phân với một số thập phân.
 - Phép nhân hai số thập phân có tính chất giao hoán.
 - Giáo dục ý thức học tập bộ môn
B. Chuẩn bị 
 - GV: Nội dung bài.
 - HS: Đồ dùng cho tiết học 
C. Phương pháp và hình thức:
 - Phương pháp: Giảng giải; Luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; lớp 
D. Các hoạt động dạy học:
 I. Kiểm tra:
 34,5 x 23 ; 45,6 x 37
 II. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài
 2. Nội dung
Hoạt động 1: Cách nhân số thập phân với số thập phân
* Ví dụ 1: 
- HS nêu 
- Muốn tính diện tích của mảnh vườn ta làm như thế nào?
Lấy chiều dài nhân chiều rộng
 6,4 ´ 4,8 
- Nhận xét về hai thừa số của phép nhân
* Phép nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Gợi ý HS chuyển về thực hiện phép nhân hai số tự nhiên.
HS thực hiện tính:
	6,4 m = 64 dm
	4,8 m = 48 dm
	64 ´ 48 = 3 072 dm2 
Đổi : 3 072 dm2 = 30,72 m2
vậy: 6,4 ´ 4,28 = 30,72 m2
- Ở hai thừa số có tất cả mấy chữ số ở phần thập phân?
- Có 2 chữ số ở phần thập phân.
- Ở tích vừa tìm được có mấy chữ số ở phần thập phân?
- Có 2 chữ số ở phần thập phân.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm ra cách tính thông thường. (Nhóm đôi)
 6,4
 4,8
 5 12
 25 6
 30, 72
- Nêu các bước thực hiện?
- Nhân như nhân số tự nhiên
- Đếm phần thập phân của hai thừa số xem có bao nhiêu chữ ở phần thập phân.
- Dùng dấu phẩy tách ở tích bấy nhiêu chữ số kể từ phải qua trái.
- So sánh cách nhân hai số tự nhiên và hai số thập phân?
 Giống: Đặt tính và thực hiện
 Khác: Tách dấu phẩy ở tích đối với phép nhân hai số thập phân.
* Ví dụ 2.
	4,75 ´ 1,3
 Vở nháp + bảng lớp
 4,75
 1,3
 1 425
 4 75
 6,175
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1- Tr 59 Đặt tính rồi tính:
 Vở ô li + bảng lớp
 Phần b. d: HS khá giỏi
 a. 25,8 b. 16,25
 1,5 6,7
 12 90 11 375
 25 8 97 50
 38,70 108,875
 c. 1,128 d. 35,217
Bài 2: Tr 59 
 Vở nháp + bảng lớp
* a. Tính rồi so sánh giá trị a x b và b x a:
a
b
a x b
b x a
2,36
4,2
14,112
14,112
3,05
2,7
8,235
8,235
- Nhận xét giá trị của hai biểu thức?
* Bằng nhau:
 a x b = b x a:
- HS đọc nhận xét SGK.
b. Viết ngay kết quả tính:
4,34 x 3,6 = 15,624 9,04 x 16 = 144,64
3,6 x 4,34 = 15,624 16 x 9,04 = 144,64
 Bài 3: Tr 59 HS khá giỏi
 - HS tự làm bài
- GV quan sát, hướng dẫn.
- HS nêu kết quả.
 Bài giải:
 Chu vi mảnh vườn đó là:
 (15,62 + 8,4) x 2 = 48,04 (m)
 Diện tích mảnh vườn đó là:
 15,62 x 8,4 = 131,208 (m2)
 Đáp số: 48,04 m
 131,208 m2
3. Củng cố, dặn dò
 - Tóm tắt lại bài 
 - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh - bổ sung: 
..................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Ngoại ngữ (GV chuyên)
Unit 7:My favorite...Lesson3: Part 3. 4. 5
Tiết 4: Tập làm văn
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI.
A. Mục đích yêu cầu
 - HS nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn tả người.
 - Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình.
 - Giáo dục tình cảm yêu quý những người thân
B. Chuẩn bị:
 - Tranh, ảnh minh hoạ bài học
 - HS: Đồ dùng cho tiết học
C. Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: Vấn đáp; Luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi ; lớp 
D. Các hoạt động dạy học
 I Kiểm tra:
 - Gọi HS đọc đơn kiến nghị
 II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Nhận xét:
- Cho HS quan sát tranh SGK- trả lời
- Qua bức tranh em nhận xét gì về anh thanh niên ?
- rất khoẻ mạnh và chăm chỉ.
- Cho HS đọc bài văn - thảo luận nhóm - trình bày.
- 2 HS đọc nối tiếp.
- Xác định phần mở bài ?
- Từ “Nhìn thân hình -> Đẹp quá!”
- Tác giả giới thiệu người định tả bằng cách nào?
-Bằng lời khen về thân hình khoẻ đẹp của Hạng A Cháng.
- Ngoại hình A Cháng có những điểm gì nổi bật?
- ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân như trắc gụ, vóc cao, vai rộng...
- Qua đoạn văn tả hoạt động của A Cháng em thấy A Cháng là người như thế nào?
- Người lao động chăm chỉ, cần cù, rất giỏi, say mê, tập trung cao độ vào công việc.
- Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó ?
- câu “Sức lực -> Tơ Bo”: Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ.
- Vậy: bài văn tả người gốm có mấy phần ? Là những phần nào ?
	 Mở bài
- 3 phần: 	 Thân bài
 Kết bài
*Ghi nhớ: SGK trang 120.
2-3 học sinh đọc.
* Luyện tập: 
Đề: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em.
- HS đọc đề.
- Em định tả ai ?
- HS nối tiếp nêu.
- Phần mở bài cần nêu những gì ?
- Giới thiệu người định tả.
- Phần thân bài cần nêu những gì?
- tả hình dáng, tính tình với hoạt động.
- Phần kết bài cần nêu những gì ?
- Nêu cảm nghĩ hoặc nhận xét.
- Yêu cầu HS viết bài.
- GV theo dõi- giúp đỡ.
* Mở bài: Mẹ là người được bà con khen là đẹp người, đẹp nết.
* Thân bài:Vóc người nhỏ nhắn, cân đối.
- Làn da trắng, trẻ hơn tuổi 30 của mẹ.
- Đôi mắt đen, mái tóc dày.
+Tính tình: Dịu dàng, cởi mở, dễ mến.
- Ngoài giờ làm việc ở cơ quan, chăm sóc hai chị em, vui vẻ lúc nào cũng cười.
- Khi em mắc khuyết điểm mẹ nhắc nhở nhẹ nhàng; quan tâm đến bà con,bạn bè, ai cũng yêu mến.
* Kết bài: Tự hào được sống trong vòng tay của mẹ 
- Gọi đọc bài. 3 - 4 HS.
- GV nhận xét - bổ sung
3. Củng cố- dặn dò:
- Tóm tắt lại bài 
- GV nhận xét giờ học.
- HS đọc lại ghi nhớ.
Điều chỉnh - bổ sung 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chiều: 
Tiết 1: Khoa học
ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
A. Mục tiêu:
 - Quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng.
 - Nêu một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng.	
 - Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng.
 - Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng có trong gia đình. 
B. Đồ dùng dạy học:
 GV: Thông tin và hình SGK, dây đồng.
 HS: SGK
C. Các hoạt động dạy học:
 I. Kiểm tra bài cũ:
 II. Dạy học bài mới:
 1. Giới thiệu - ghi bài 
 2. Các hoạt động
Hoạt động 1: Phát hiện vài tính chất của đồng (Nhóm 2)
- Mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn dây đồng?
GV kết luận
Hoạt động 2: Tính chất của đồng và hợp kim của đồng (Cá nhân)
- Hoàn thành bảng sau?
- GV phát phiếu học tập.
- GV kết luận: Đồng là kim loại. Đồng - thiếc, đồng - kẽm là hợp kim của đồng
Hoạt động 3: ứng dụng, cách bảo quản (Nhóm đôi)
- Chỉ nêu tên các đồ dùng làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong từng hình?
- Kể tên một số đồ dùng khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồng mà em biết?
- Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng có trong nhà bạn?
*Mục bạn cần biết SGK
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học. 
 - Về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
+ Quan sát dây đồng, thảo luận.
- Màu đỏ, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Đọc thông tin SGK, hoàn thành phiếu 
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
- Màu đỏ nâu có ánh kim
- Dễ dát mỏng và kéo sợi
- Dẫn nhiệt và dẫn điện tốt
- Màu nâu hoặc màu vàng, có ánh kim và cứng hơn đồng
+ Quan sát hình 1...6 SGK, thảo luận
 H1: lõi dây điện bằng đồng.
 H2: đôi hạc, tượng, lư hương, bình cổ bằng hợp kim đồng.
 H3: Kèn sắc xô bằng hợp kim đồng.
 H4: chuông đồng từ hợp kim.
 H5: cửu đỉnh Huế - hợp kim đồng.
 H6: mâm đồng.
- Trống đồng, chậu đồng, thau đồngnồi đồng, cồng, chiêng...
- Lau, rửa sạch, để nơi khô ráo, ...
- 2 HS đọc.
Điều chỉnh - bổ sung 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Thể dục (GV chuyên)
Ôn 5 động tác của bài thể dục 
Trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”
Tiết 3: Toán (ôn)
ÔN: CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ THẬP PHÂN
 A. Mục tiêu: 
 - Củng cố cho các em về cộng, trừ, nhân số thập phân
 - CỦng cố giải toán có lời văn
 - Giáo dục ý thức học tập bộ môn 
B.Chuẩn bị :
 - GV: Nội dung bài ôn.
 - HS: Đồ dùng cho tiết học 
C. Phương pháp và hình thức:
 - Phương pháp: Luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; lớp 
D. Các hoạt động dạy học:
 1. Làm chữa bài trong VBT
Bài 4 ( 71) Tìm số tự nhiên bé nhất trong các số 2;3;4;5 sao cho 2,6 x x > 7 
Ta có; 2,6 x 2 = 5,2 < 7 nên x = 2 bị loại
Ta có 2,6 x 3 = 7,8 > 7 nên x = 3 là số tự nhiên bé nhất trong các số 2;3;4;5 đủ điều kiện cho
 2,6 x x > 7 
2. Bài làm thêm
 Bài 1 : Điền dấu thích hợp 
Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất 
 a. 4,86 x 0,25 x 40
 b. 72,9 x 99 + 72,9
 c. 2,5 x 0,8 x 0,4 x 125
 d. 0,2 x 2,5 x 5 x 0,4
Bài 3: Trong rổ có 22 quả vừa cam, vừa quýt, vừa chanh. Nếu tăng số quả cam lúc đầu gấp 2 lần thì tất cả có 27 quả, nếu tăng số quả quýt lúc đầu gấp 2 lần thì tất cả có 29 quả. Tính số quả mỗi loại trong rổ lúc đầu.
 a. 4,7 x 6,8 < 4,8 x 6,7
 = 31,96	 = 32,16
b. 9,74 x 120 = 9,74 x 6 x 20
c. 17,2 + 17,2 + 17,2 +17,2 > 17,2 x 3,7
d. 8,6 + 7,24 + 8,6 + 7,24 + 8,6 < 8,6 x 4 + 7,24
a. b. 
4,86 x 0,25 x 40
= 4,86 x ( 0,25 x 40 ) 
 = 4,86 x 10
 = 48,6
72,9 x 99 + 72,9
 = 72,9 x ( 99 + 1 )
 = 72,9 x 100 
 = 7290
 c. 2,5 x 0,8 x 0,4 x 125
 = ( 2,5 x 4) x (0,8 x 125)
 = 1 x 100 = 100
 d. 0,2 x 2,5 x 5 x 0,4
 = (0,2 x 5) x (2,5 x 0,4)
 = 1 x 1 = 1
Ta có : Cam + quýt + chanh = 22 quả 
Nếu tăng số quả cam gấp 2 lần thì số quả tăng lên là: 27 - 22 = 5 (quả)
Đây chính là số quả cam.
Nếu tăng số quả quýt gấp 2 lần thì số quả tăng lên là: 29 - 22 = 7 (quả)
Đây chính là số quả quýt.
Số quả chanh là:
 22 - 5 - 7 = 10 (quả)
 Đáp số: Cam: 5 quả.
 Quýt: 7 quả
 Chanh 10 quả.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh - bổ sung 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 6 tháng 11 năm 2014
Sáng 
Tiết 1: Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
A. Mục đích yêu cầu
 - HS tìm được quan hệ từ và biết quan hệ gì trong câu (BT1, BT2). chúng biểu thị 
 - Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho (BT4).
 * HS khá- giỏi: đặt được 3 câu với 3 quan hệ từ nêu ở BT4. 
 - Giáo dục ý thức học tập bộ môn
B. Chuẩn bị:
 - Nội dung bài dạy
 - HS: Đồ dùng cho tiết học
C. Phương pháp và hình thức:
 - Phương pháp: Luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi ; lớp 
D. Các hoạt động dạy học:
 I. Kiểm tra:
 - Thế nào là quan hệ từ ? đặt câu có quan hệ từ .
 II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1(121) Tìm quan hệ từ và cho biết quan hệ từ nối những từ ngữ nào trong câu
- Tổ chức thảo luận nhóm 2
- Chữa bài - thống nhất ý kiến
Bài 2( 121). Các từ in đậm được dùng trong mỗi câu biểu thị quan hệ gì ? 
 Thảo luận (cặp) sau chữa bài 
Bài 3(121).Tìm quan hệ từ (và, nhưng, trên, thì, ở, của) thích hợp với mỗi ô trống ?
Cá nhân làm - chữa bài 
GDMT: ở đoạn văn b em có nhận xét gì về cảnh vật của thiên nhiên?
Bài 4(122) cá nhân.
 Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau: mà, thì, bằng.
* HS khá, giỏi: Đặt 3 câu với 3 quan hệ từ 
- Nhận xét - sửa sai cho HS 
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học và làm bài tập.
1 học sinh đọc yêu cầu. 
- Học sinh thảo luận - trình bày
- Của: Nối từ cái cày với người H mông
- bằng: nối bắp cày với tốt gỗ 
- Như : nối vòng với hình cánh cung .
- Như: nối hùng dũng với một chàng hiệp sĩ 
* 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cặp thảo luận - trình bày 
a) nhưng: biểu thị quan hệ tương phản.
b) mà: biểu thị quan hệ tương phản.
c): nếu- thì: biểu thị quan hệ điều kiện,giả thiết- kết quả.
a) Trời bây giờ trong vắt thăm thẳm và cao. 
b) Một vầng trăng tròn, to và đỏ hồng hiện lên ở chân trời, sau rặng tre đen của một ngôi làng xa.
c) Trăng quầng thì hạn,trăng tán thì mưa.
d..và.nhưng
- Đọc lại những câu văn, tục ngữ trên
- Cảnh rất đẹp, thể hiện một làng quê yên bình và trong lành
1 HS đọc yêu cầu.
VD: Ngày mai trời mưa to thì em phải mặc áo mưa nhé.
- Tôi đã bảo rồi mà bạn không nghe .
- Ngày mai kiểm tra, em hãy viết bài bằng chiếc bút này nhé. 
- Lớp nhận xét, GV sửa chữa.
Điều chỉnh - bổ sung tiết dạy:
.
Tiết 2: Toán
$ 59: LUYỆN TẬP
A Mục tiêu:
 - Biết nhân nhẩm một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001;.
 - Giáo dục ý thức học tập bộ môn
B. Chuẩn bị :
 - GV: Nội dung bài ôn.
 - HS: Đồ dùng cho tiết học 
C. Phương pháp và hình thức:
 - Phương pháp: Vấn đáp; Luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; lớp; nhóm cặp 
D. Các hoạt động dạy học:
 I. Kiểm tra:
 HS làm vở nháp: 2,7 x 8,9 32,5 x 7,04
 II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Các hoạt động
Hoạt động 1: Cách nhân nhẩm một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001;.:
Bài 1a: Trang 60:
 Vở nháp + bảng lớp
*142,57 x 0,1
- HS đặt tính- tính - nêu kết quả : 
 142,57 x 0,1 = 14,257
- Nhận xét kết quả so với thừa số thứ nhất?
- Chuyển dấu phẩy của 142,57 sang trái một chữ số ta được 14,257
- Muốn nhân một số thập phân với 0,1 ta làm thế nào?
Muốn nhân một số thập phân với 0,1 ta chỉ việc chuyển dấu phảy sang trái 1 chữ số
* 531,75 x 0,01
 - HS đặt tính- tính - nêu kết quả : 
 531,75 x 0,01 = 5,3175
- Nhận xét kết quả so với thừ số thứ nhất?
- Chuyển dấu phẩy của 531,75 sang trái một chữ số ta được 5,3175.
 * Rút ra cách nhân nhẩm một số thập phõn với 0,1 ; 0,01 ; 0,001;.
- HS nêu SGK.
Hoạt động 2:Thực hành
 Bài 1b - Tr 60 Tính nhẩm:
 - Cá nhân nhẩm 
 Tính nhẩm - nêu kết quả 
57,98 3,87 0,67
8,0513 0,6719 0,035
0,3625 0,02025 0,0056
Bài 2 - Tr 60 HS khá giỏi
- HS làm bài.
- GV theo dõi, hướng dẫn
* Kết quả:
1000 ha = 10 km2 215 ha = 2,15 km2
12,5 ha = 0,125 km2 3,2 ha = 0,032 km2
Bài 3 -Trang 60 HS khá giỏi
 - HS làm bài.
 - GV theo dõi, hướng dẫn
 Bài giải
Độ dài thật của quãng đường từ TPHCM đến Phan Thiết là:
 19,8 x 1000 000 = 19800 000 (cm)
 19800 000 cm = 198 km.
 Đáp số: 198 km.
3. Củng cố- dặn dò:
- Tóm tắt lại bài 
- GV nhận xét giờ học.
Điều chỉnh - bổ sung tiết dạy:
.
Tiết 4: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
A.Mục đích yêu cầu 
 - Kể lại một câu chuyện đó nghe , đó đọc có nội dung bảo vệ môi trường; lời kể rõ ràng, ngắn gọn.
 - Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
B. Chuẩn bị
 - Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - HS: Đồ dùng cho tiết học
C. Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: Giảng giải; Luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi ; lớp 
D. Các hoạt động dạy học
 I. Kiểm tra: 
 - 2HS kể hai đoạn chuyện Người đi săn và con nai.
 II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề 
- Nêu yêu cầu của đề bài?
GV gạch chân dưới các từ quan trọng.
1 HS đọc đề bài .
Kể lại một câu chuyện em đã đọc hay đã nhge có liên quan đến bảo vệ môi trường 
- Những câu chuy

File đính kèm:

  • docTUẦN 12.doc