Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2013-2014

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến 1945

+ Năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta .

+ Nửa cuối thế kỉ XIX: Phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương

+ Đầu thế kỉ XX phong trào Đông Du của Phan Bội Châu

+ Ngày 3-2- 1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời

+ Ngày 19-08-1945 Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội

+ Ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc Lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời .

* Học sinh giỏi : Biết nêu được một sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong giai đoạn 1858 – 1945. Biết kể lại được một sự kiện nhân vật lịch sử mà em nhớ nhất.

II. CHUẨN BỊ:

- Phiếu học tập của học sinh có kẻ bảng như SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc40 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h có ý thức bảo vệ môi trường không săn bắt các loài động vật trong rừng, góp phần giữ gìn vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên 
* Phương thức tích hợp : Khai thác trực tiếp nội dung bài 
II. CHUẨN BỊ: 
- Tranh minh họa SGK 
- Bảng phụ viết gợi ý tiêu chuẩn đánh giá câu chuyện 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét về mức độ kể chuyện của HS trong 9 tuần vừa qua và nêu nhiệm vụ tiếp theo 
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học 
b. Giáo viên kể chuyện: 
- GV kể chuyện lần 1 
- GV kể lần 2 kết hợp với tranh minh họa, chỉ kể 4 đoạn và đoạn 5 cho HS tự phỏng đoán xem 
- GV kể lần 3 ( nếu cần ) 
c. HS thực hành kể chuyện : 
- HS kể chuyện theo cặp và đoán xem câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào ? 
+ Thấy con nai đẹp quá, người đi săn có bắn nó không ? chuyện gì sẽ xảy ra sau đó ? 
- HS kể tiếp đoạn 5 
- Thi kể chuyện trước lớp ( Học sinh giỏi ) 
- HS kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
- Bình chọn HS kể chuyện hay nhất 
+ Vì sao người đi săn không bắn con nai?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ? ( Học sinh giỏi ) 
3. Củng cố dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS có nhiều tích cực trong học tập và kể chuyện hay nhất , giáo dục học sinh 
- Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện đã nghe đã đọc 
HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ học tập 
+ HS chú ý lắng nghe và quan sát tranh SGK 
+ HS thực hành kể chuyện theo cặp 
+ Gọi vài HS phát biểu ý kiến của mình trước lớp 
+ 1HS kể tiếp đoạn 5 
+ HS kể cá nhân trước lớp 
+ Thấy con nai đẹp, rất đáng yêu dưới ánh trăng, nên không bắn nó 
+ Hãy yêu quí và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quí, đừng phá hủy vẻ đẹp của thiên nhiên 
 Thứ tư, ngày 06 tháng 11 năm 2013
TẬP ĐỌC
Tiết 22: TIẾNG VỌNG (BỎ )
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 
- Biết đọc trôi chảy, rành mạch và diễn cảm toàn bài, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa :Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới chúng ta. Cảm nhận được tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả: vô tình đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ ( trả lời các câu hỏi 1,3,4 SGK ) 
* Giáo dục bảo vệ môi trường : Học sinh cảm nhận được nỗi băn khoăn, day dứt của tác giả về hành động thiếu ý thức BVMT, gây ra cái chết đau lòng của con chim sẻ mẹ, làm cho những con chim non từ những quả trứng trong tổ mãi mãi chẳng ra đời 
* Phương thức tích hợp : Khai thác trực tiếp nội dung bài 
II. CHUẨN BỊ: 
-Tranh minh họa bài đọc SGK 
-Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:2 HS trả lời câu hỏi : + Bé Thu thích ra ban công để làm gì ?
+ Khi chim về đậu ở ban công, vì sao Thu muốn báo ngay cho Hằng biết ? 
- GV nhận xét và cho điểm HS 
2. Dạy bài mới
a: Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học 
b: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu
* Luyện đọc: 
- HS đọc nối tiếp toàn bài 
- HS đọc từ khó 
- HS luyện đọc theo cặp 
- 2HS đọc cả bài 
- GV đọc mẫu toàn bài và cho HS quan sát tranh SGK 
* Tìm hiểu bài:
+ Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào ? 
+ Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của tác giả ? 
+ Hãy đặt tên khác cho bài thơ ? 
+ Nêu nội dung chính của bài 
* Đọc diễn cảm:
- GV đọc mẫu diễn cảm 
- HS đọc nối tiếp đoạn diễn cảm 
- HS luyện đọc theo cặp 
- Thi đọc diễn cảm trước lớp 
- Bình chọn HS đọc hay nhất, diễn cảm nhất 
3. Củng cố dặn dò: 
-HS nêu lại nội dung bài
+ Tác giả muốn nói gì qua bài thơ? 
- GV nhận xét tiết học và giáo dục học sinh 
- Chuẩn bị bài sau: Mùa thảo quả
+ 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi 
+ Ngắm nhìn cây cối, nghe ông kể chuyện về từng loài cây 
+ Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn 
- HS đọc nối tiếp 
- HS đọc lại từ khó 
-HS đọc theo cặp
-2 HS đọc cá nhân 
- HS quan sát tranh 
+Chim sẻ chết trong cơn bão. Xác nó lạnh ngắt, lại bị mèo tha đi, sẻ chết để lại trong tổ những quả trứng, không còn mẹ ấp ủ, những chú chim non mãi mãi chẳng ra đời 
+ Những quả trứng không còn mẹ ấp ủ khiến tác giả thấy chúng cả trong giấc ngủ, tiếng lăn như đá lở trên ngàn. Vì vậy mà tác giả đặt tên cho bài thơ là Tiếng vọng 
+ Cái chết của con sẻ nhỏ ; sự ân hận muộn màng ; xin chớ vô tình ; cánh chim đập cửa 
+ Vài HS nêu nội dung 
+ HS đọc nối tiếp 
+ HS đọc theo cặp 
+ HS đọc cá nhân 
- 2HS nêu nội dung bài 
+ Đừng vô tình trước những sinh linh nhỏ bé trong thế giới xung quanh ta. Sự vô tình có thể khiến chúng ta trở nên kẻ ác 
 Thứ tư, ngày 06 tháng 11 năm 2013 
TOÁN
Tiết 53: LUYỆN TẬP
I . MỤC TIÊU:Giúp học sinh biết : 
- Trừ hai số thập phân 
- Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ các số thập phân 
- Cách trừ một số cho một tổng 
* Học sinh giỏi : Làm hết các bài tập SGK 
II . CHUẨN BỊ: Phiếu học tập của HS 
- Bảng phụ viết sẵn BT4a 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 2HS lên bảng chữa bài 2c và bài 1c
-GV nhận xét chung 
2 . Dạy bài mới: 
a . Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học 
b .Luyện tập – thực hành: 
Bài 1 : GV viết lên bảng các số trong SGK và yêu cầu HS làm vào bảng con , nhắc lại cách trừ hai số thập phân 
Bài 2 (a,c): HS làm bài theo nhóm đôi
-2HS lên bảng chữa bài và nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết trong một biểu thức 
Bài 4a: GV phát phiếu cho HS làm bài theo nhóm ( Học sinh giỏi ) 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
- HS so sánh hai kêt quả với nhau và rút ra qui tắc : Khi trừ một số cho một tổng ta có thể lấy số đó trừ đi từng số hạng của tổng 
3 . Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài học
- GV nhận xét tiết học và giáo dục học sinh 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung 
+ 1HS lên bảng chữa bài 1c:
c) 50,81 – 19,256 = 31,554 
+ 1HS lên bảng chữa bài 2c: 
c) 69 – 7,85 = 61,15 
+ HS làm vào bảng con 
a) 6 8 , 7 2 b) 2 5 , 3 7 
 - 2 9 , 9 1 - 8 , 6 4 
 3 8 , 8 1 1 6 , 7 3 
c) 7 5 , 5 d) 6 0
 - 3 0 , 2 6 1 2 , 4 5 
 4 5 , 2 4 4 7 , 5 5 
+ HS trao đổi theo cặp 
+ 2HS lên bảng chữa bài 
a) x + 4,32 = 8,67 
 x = 8,67 - 4,32 
 x = 4,35 
c) x – 3,64 = 5,85 
 x = 5,85 + 3,46 
 x = 9,5 
+ GV phát phiếu HS làm việc nhóm , trình bày 
a) 8,9 – 2,3 – 3,5 = 3,1 
 8,9 – ( 2,3 + 3,5 ) = 3,1 
b) 12,38 – 4,3 – 2,08 = 6 
 12,38 – ( 4,3 + 2,08 ) = 6 
c) 16,72 – ( 8,4 + 3,6 ) = 4,72 
 16,72 – 8,4 – 3,6 = 4,72 
+ Vài HS nhắc lại nội dung bài 
+ HS làm bài 2b,d, bài 4b, bài 3 ở nhà
 Thứ tư, ngày 06 tháng 11 năm 2013
ĐỊA LÍ
Tiết 11: LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: ( Sử dụng sơ đồ, bản số liệu để nhận biết về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thủy sản không yêu cầu nhận xét ) 
-Nêu được một số đặc diểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta . 
+ Lâm nghiệp gồm các hoạt động trong rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản, phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du. 
+ Ngành thủy sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông hồ ở các đồng bằng. 
- Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ, để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thủy sản. 
* Học sinh giỏi : Nêu được các biện pháp bảo vệ rừng, biết nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản: vùng biển rộng có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu về thủy sản ngày càng tăng 
* Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 
+ Nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng ở nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi đó 
+ Sơ lược một số nét về tình hình khai thác rừng, gỗ ở nước ta 
+ Các biện pháp nhà nước đã thực hiện để bảo vệ rừng 
* Mức độ : Bộ phận 
* Giáo dục bảo vệ môi trường : Ô nhiễm nguồn nước, không khí đất do dân số đông, hoạt động sản xuất ở Việt Nam, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí, xử dụng chất thải công nghiệp
* Mức độ tích hợp : Liên hệ 
II. CHUẨN BỊ: 
- Hình minh họa SGK , sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ SGK 
- Phiếu học tập cho HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ: 2 HS trả lời câu hỏi :
+ Những loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên ? 
+ Vì sao nước ta trồng nhiều lúa gạo nhất và trở thành nước xuất khẩu lúa gạo nhiều nhất thế giới ?
- GV nhận xét và cho điểm HS
2. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học 
Hoạt động 1: Các hoạt động của lâm nghiệp 
+ Theo em ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì ? 
- GV treo sơ đồ lên bảng hình 1 để HS nêu hoạt động chính của ngành lâm nghiệp ? 
+ Em hãy kể các việc trồng và bảo vệ rừng 
( Học sinh giỏi ) 
+ Việc khai thác gỗ và các lâm sản khác phải chú ý điều gì ? ( Học sinh giỏi ) 
Hoạt động 2: Sự thay đổi của diện tích rừng nước ta . 
- GV treo bảng số liệu về diện tích rừng của nước ta 
+ Bảng thống kê diện tích rừng của nước ta vào những năm nào ? 
+ Nêu diện tích rừng của từng năm? 
+ Từ năm 1980 đến năm 1995 diện tích rừng nước ta tăng hay giảm bao nhiêu triệu ha ? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó ? 
+ Từ năm 1995 đến 2004 diện tích rừng nước ta thay đổi như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó ? 
+ Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu là ở vùng nào ? ( Học sinh giỏi ) 
+ Điều này gây khó khăn gì cho công tác bảo vệ và trồng rừng ? ( Học sinh giỏi ) 
- GV kết luận : Từ năm 1980 đến năm1995 diện tích rừng bị giảm do khai thác bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy. Từ năm 1995 đến 2004 diện tích rừng tăng do nhà nước, nhân dân tích cực trồng và bảo vệ rừng . 
Hoạt động 3: Ngành khai thác thủy sản 
- GV treo biểu đồ sản lượng thủy sản lên bảng cho HS quan sát 
+ Trục ngang biểu đồ thể hiện điều gì ? 
+ Trục dọc biểu đồ thể hiện điều gì ? 
- Vài HS đọc số liệu trên biểu đồ
+ Hãy kể tên các loại thủy sản được nuôi nhiều nhất ở nước ta ? ( Học sinh giỏi ) 
+ Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thủy sản ? ( Học sinh giỏi ) 
- GV kết luận : Ngành thủy sản nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển nhất là ở các tỉnh ven biển, các tỉnh nhiều ao hồ, hầu hết các tỉnh ở đồng bằng Nam Bộ đều có ngành thủy sản phát triển mạnh như : Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Vũng Tàu,.Ngoài ra ở miền Trung có các tỉnh Quãng Ngãi, Bình Định,.Phía Bắc có Quãng Ninh, Hải Phòng, Nam Định 
3. củng cố dặn dò: 
- HS nêu lại nội dung bài học 
- Cần làm gì để bảo vệ loài thủy hải sản ? 
- GV nhận xét tiết học và giáo dục học sinh 
- Chuẩn bị bài sau: Công nghiệp 
+ 2HS trả lời câu hỏi:
+ các cây công nghiệp lâu năm như: chè, cà phê, cau su 
+ Có hai đồng bằng lớn: Bắc và Nam Bộ, đất đai phù sa, có nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm 
+ Trồng rừng , ươm cây, khai thác gỗ 
+ Có hai hoạt động chính là trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác. 
+ ươm cây giống, chăm sóc cây rừng, ngăn chặn các hoạt động phá hoại rừng 
+ Phải hợp lí, tiết kiệm không khai thác bừa bãi, phá hoại rừng 
+ HS đọc lại bảng số liệu 
+ Các năm 1980, 1995, 2004 
+ Năm 1980 là 10,6 triệu ha, năm 1995 là 9,3 triệu ha, năm 2004 là 12,2 triệu ha 
+ Mất 1,3 triệu ha, nguyên nhân là do hoạt động khai phá rừng bừa bãi, việc trồng rừng và bảo vệ rừng chưa được chú ý đúng mức 
+ Tăng thêm 2,9 triệu ha do công tác trồng rừng và bảo vệ rừng được nhà nước và nhân dân ta thực hiện rất tốt. 
+ Vùng núi, trung du và một phần ven biển 
+ Hoạt động khai thác rừng bừa bãi, trộm gỗ và lâm sản cũng khó phát hiện được. Hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng thiếu nhân công lao động 
+ HS quan sát biểu đồ 
+ Thời gian tính theo năm 
+ Biểu hiện sản lượng thủy sản theo đơn vị là nghìn tấn 
+ Vài HS đọc lại bảng số liệu
+ Nước ngọt ( cá ba sa, cá tra, cá trôi, cá trắm, cá mè ) nước lợ và nước mặn ( cá song, cá tai tượng, cá trình ) các loại tôm: tôm sú, tôm hùm, trai, ốc,.
+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nhu cầu về hải sản tăng, vùng biển rộng, mạng lưới sông ngòi dày đặc 
+ Vài HS nêu lại nội dung 
+ HS liên hệ thực tế trả lời 
 Thứ năm,ngày 07 tháng 11 năm 2013 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 21: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 
- Biết rút kinh nghiệm bài văn ( bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ ) nhận biết và sửa được lỗi trong bài. 
- Viết lại được một đoạn văn cho đúng và hay hơn. 
* Học sinh giỏi : Biết nhận xét được bài làm của bạn, chép lại được một đoạn văn hay 
II. CHUẨN BỊ : 
- Bảng phụ ghi đề bài của tiết tả cảnh, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý,. Cần chữa chung cho lớp 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét chung về kết quả làm bài của HS 
2. Dạy bài mới : 
a.Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học
b. Nhận xét về kết quả làm bài của HS 
- GV treo bảng phụ viết sẳn đề bài kiểm tra và một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu và ý 
a) Nhận xét về kết quả làm bài của HS 
- Nêu ưu điểm chính về các mặt: xác định đề bài, bố cục bài, diễn đạt, chữ viết, cách trình bày..bằng đoạn văn hoặc bài văn hay
- Nêu những thiếu sót hoặc hạn chế bằng đoạn văn cụ thể 
b) Thông báo điểm số cụ thể cho HS 
c. Hướng dẫn HS chữa bài : 
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung 
-GVchỉcác lỗi cần chữa chung cho cả lớp 
- Một số em lên bảng chữa lỗi 
- Cả lớp chữa lại cho đúng 
b) H dẫn từng HS chữa lỗi trong bài 
- HS đọc lời nhận xét của GV, phát hiện thêm những lỗi cần chữavàchữa vào bài 
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn bài văn hay 
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay 
- HS tự tìm đoạn,bài văn hay viết lại ( Học sinh giỏi ) 
- Vài HS đọc lại đoạn , bài văn đã viết 
3. Củng cố dặn dò:
- HS nêu lại nội dung bài học 
- GV nhận xét tiết học và giáo dục học sinh 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập làm đơn 
+ HS quan sát các lỗi trên bảng 
+ HS chú ý lắng nghe để nắm được các lỗi sai của bài làm , khắc phục những thiếu sót và hạn chế 
+ HS lên bảng chữa lại cho đúng 
+ Cả lớp nhận xét 
+ Vài HS đọc lại lời nhận xét và phát hiện thêm các lỗi trong bài 
+ HS tự viết lại đoạn văn hay 
+ Gọi vài em đọc lại đoạn văn viết 
 Thứ năm, ngày 07tháng 11 năm 2013
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 22: QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh: 
- Bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ ( ND ghi nhớ ) nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn ( BT1 Mục III ) xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu ( BT2) biết đặt câu với quan hệ từ ( BT3 ) 
* Học sinh giỏi : Biết đặt câu với các quan hệ từ 
* Giáo dục bảo vệ môi trường : Giúp học sinh có ý thức BVMT qua BT2 
* Phương thức tích hợp : Khai thác gián tiếp nội dung bài 
II.CHUẨN BỊ : 
- Vở bài tập TV5/1
-Phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 2HS trả lời câu hỏi : 
+ Nhắc lại nội dung ghi nhớ của đại từ xưng hô
+ Tìm những từ em thường dùng để xưng hô với thầy cô, bố mẹ, anh chị và bạn bè. 
- GV nhận xét và bổ sung 
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học
b. Phần nhận xét: 
Bài 1: HS đọc lại yêu cầu 
- HS trao đổi theo cặp đôi và phát biểu 
- GV chốt lại:
- GV kết luận : Những từ in đậm trong các ví dụ trên được dùng để nối các từ trong một câu hoặc nối các câu với nhau nhằm giúp người đọc, người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý nghĩa của câu. Các từ ấy được gọi là quan hệ từ
Bài 2: HS đọc lại yêu cầu đề bài 
- HS trao đổi theo cặp rồi phát biểu 
- GV chốt lại: 
- HS đọc lại phần ghi nhớ SGK 
c. Luyện tập thực hành : 
Bài tập 1: HS đọc lại yêu cầu đề bài 
- GV giao việc cho HS trao đổi theo cặp đôi 
-Gọi vài HS nêu ý kiến ( Học sinh khá giỏi ) 
- GV nhận xét và bổ sung 
Bài tập2: HS đọc lại yêu cầu 
- GV phát phiếu cho HS thảo luận theo nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
- GV nhận xét chung 
Bài tập 3: HS đọc lại yêu cầu 
-HS làm bài cá nhân vào vở 
- Vài em đọc lại câu vừa đặt ( Học sinh giỏi ) 
- GV nhận xét và cho điểm những câu văn đạt và tuyên dương các em 
3. Củng cố dặn dò: 
+ Thế nào là quan hệ từ ? Cho ví dụ và đặt câu với quan hệ từ vừa tìm được 
- GV nhận xét tiết học và giáo dục học sinh 
- Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ : Bảo vệ môi trường 
+ 2HS trả lời câu hỏi 
+ 1HS nhắc lại nội dung của bài 
+ HS nêu và đặt câu với những từ vừa tìm được 
+ 2HS đọc lại đề bài 
+ HS trao đổi theo cặp đôi 
a) Và nối say ngây với ấm nóng; 
b) của nối tiếng hát dìu dặt với họa mi 
c) Như nối không đơm đặc với hoa đào ; nhưng nối hai câu trong đoạn văn 
+ 2HS đọc lại yêu cầu 
+ HS trao đổi cặp đôi 
a) Nếu – thì ( biểu thị quan hệ điều kiện giả thiết – kết quả ) 
b) Tuy – nhưng ( biểu thị quan hệ tương phản ) 
+ Vài HS đọc lại ghi nhớ 
+ 2HS đọc lại yêu cầu đề bài 
+ HS thảo luận theo cặp đôi 
a) và nối chim mây nước với hoa ; của nối tiếng hót diệu kì với họa mi ; rằng nối cho với bộ phận đứng sau 
b) và nối to với nặng ; như nối rơi xuống với ai ném đá
c) với nối ngồi với ông nội ; về nối giảng với từng loại cây
+ HS đọc lại đề bài 
+ HS làm bài theo nhóm 
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả 
a) Vì – nên ( biểu thị quan hệ nguyên nhân kết quả ) 
b) Tuy – nhưng ( biểu thị quan hệ tương phản ) 
+ HS đọc lại yêu cầu đề bài 
+ HS làm bài vào vở
+ Vài em đọc lại câu vừa đặt 
&Vườn cây đầy

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_11_nam_hoc_2013_2014.doc