Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2014-2015

I/ Mục tiêu :

-HS nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ mình.

-Rèn cho HS kĩ năng HĐ nhóm, kĩ năng nghiên cứu tài liệu.

-GDHS ý thức học tập nghiêm túc, tình cảm tốt đẹp với gia đình mình, cha mẹ mình.

*Kĩ năng sống

-Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con có đặc điểm giống nhau.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ phóng to, hình của HS và cha mẹ của các em, đồ dùng để chơi trò chơi “Bé là con ai ?”, phiếu học tập.

III/ Các hoạt động dạy học:

 A. Kiểm tra bài cũ:

 -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 B. Dạy bài mới:

 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.

 -GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

 Hoạt động 2 : Trò chơi "Bé là con ai "

 

doc38 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 xét kết luận và nêu ý nghĩa chuyện.
-HS yếu nhắc lại.
GV nêu nhiệm vụ tiết học.
-Sáng dạ, mít tinh, luật sư, thành niên, Quốc tế.
-Lý Tự Trọng, đội Tây, mật thám Lơ-grăng, luật sư.
-Năm 1928.
-Về nước anh làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển và nhận thư từ và tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
-HS nối tiếp trả lời.
-Mỗi em kể nội dung 1 tranh, sau đó kể toàn bộ câu chuyện.
 Vì rất khâm phục anh tuổi nhỏ nhưng dũng cảm, chí lớn.
 Câu chuyện giúp em hiểu: Người cách mạng là người yêu nước, dám hi sinh vì đất nước.
 Lần lượt từng HS trả lời theo ý mình khâm phục.
 Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
 Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò
 + Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về con người Việt Nam ?
 -GDHS lòng yêu nước căm thù giăc xâm lược, niềm tự hào về dân tộc Việt Nam.
 -Nhận xét tiết học,giao việc về nhà.
 Kĩ thuật
 Tiết 1: ĐÍNH KHUY HAI LỖ (Tiết 1)
 I/ Mục tiêu:
 HS cần phải:
 -Biết cách đính khuy hai lỗ.
 -Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.
 -Rèn luyện tính cẩn thận. 
II/. Đồ dùng học tập:
GV: 
- Mẫu đính khuy hai lỗ.
- Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
 * Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
-Một số khuy hai lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau (như vỏ con trai, nhựa gỗ,... ) với nhiều màu sắc, kích cỡ, hình dạng khác nhau.
+ 2-3 chiếc khuy hai lỗ có kích thước lớn (có trong bộ dụng cụ khâu thêu lớp 5 của GV) 
+ Một mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm, chỉ khâu len hoặc sợi, kim khâu len, kim khâu thường, phấn vạch, thước, kéo.
III/.Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS
B. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV giới thiệu và nêu mục đích của bài dạy.
 Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét mẫu
- Nhận xét đặc điểm của khuy 2 lỗ ?
- Nêu nhận xét về đường chỉ đính khuy, giữa các khuy đính trên sản phẩm.
- So sánh vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo.
 GV tóm tắt nội dung chính của hoạt động1(SGV tr14) 
 Hoạt động 3: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
-Nêu tên các bước, cách vạch dấu các điểm đính khuy 2 lỗ ?
-Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các thao tảc trong bước 1 (GV theo dõi, hướng dẫn)
-Nêu cách chuẩn bị đính khuy. GV hướng dẫn kĩ HS cách đặt khuy, cố định khuy trên điểm vạch dấu . Nêu cách đính khuy (GV hướng dẫn)
GV hướng dẫn lần khâu đính thứ nhất (sgv tr15)
-Nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy ? GV nhận xét.
-Em hãy so sánh cách kết thúc đính khuy với cách kết thúc đường khâu ?
-GV hướng dẫn nhanh lần hai các bước đính khuy.
-GV cho HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy.
- Hướng dẫn quan sát mẫu khuy 2 lỗ và H1.a Sgk. HS trả lời câu hỏi.
-Hướng dẫn mẫu đính khuy 2 b lỗ và hình 1b để HS trả lời câu hỏi. 
-Hướng dẫn quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc như: áo, vỏ, gối...và trả lời câu hỏi. 
-HS đọc lướt các nội dung mục I, II và quan sát H.2 Sgk và trả lời câu hỏi.
-HS thực hiện. 
-HS trả lời câu hỏi. 
-HS trả lời câu hỏi.
-HS lên bảng thực hiện thao tác kết thúc 
đường khâu đã học ở lớp 4.
-HS nhắc lại và thực hiện các thao tác đính khuy hai lỗ.
-HS thực hành.
 Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò.
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS chuẩn bị tiết sau thực hành.
Thứ tư ngày 03 tháng 9 năm 2014
Tập đọc
	 Tiết 2:	 QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
I/ Mục tiêu:
-HS đọc trôi chảy lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, điễn cảm một đoạn trong bài nhấn giọng các từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm toàn bài nêu được tác dụng gợi tả của từ chỉ màu vàng.
-HS hiểu nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
-GDHS ý thức học tập nghiêm túc, rèn luyện đạo đức tốt để lên góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp.
 -HS khá giỏi đọc diễn cảm bài văn.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc, tranh minh họa.
III/ Các hoạt động dạy học: 
 A.Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bài :Thư gửi các học sinh
+ Sau Cách mạng tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là gì ? 
+ HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước ?
	- GV nhận xét cho điểm.
 B. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 Hoạt động 2: Luyện đọc
-HS quan sát và mô tả tranh.
-GV giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài.
-1HS khá giỏi đọc cả bài.
-Chia đoạn.
-HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
-Hướng dẫn HS đọc từ khó, HS đọc lại.
-HS đọc nối tiếp lần 2.
-HS đọc chú giải, giải nghĩa từ.
-HS đọc theo cặp.
-HS khá đọc cả bài.
-GV đọc mẫu lần 1
 Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
-HS đọc thầm thảo luận theo nhóm các câu hỏi cuối bài, đại diện nhóm trả lời trước lớp.
+ Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó ?
+Mỗi từ chỉ màu vàng trong bài gợi cho em cảm giác gì ? Hãy chọn 1 sự vật, hình dung về sự vật đó và nêu cảm giác của em về màu vàng của nó. (Dành cho HS khá giỏi )
+Thời tiết vào ngày mùa được miêu tả như thế nào ?
+Hình ảnh con người hiện lên trong bức tranh như thế nào ?
+Những chi tiết về thời tiết và con người gợi cho ta cảm nhận điều gì về làng quê vào ngày mùa ?
+ Bài văn thể hiện tình cảm gì của nhà văn đối với quê hương ?
+ Nội dung bài này là gì ?
+Với nội dung bài này, chúng ta nên đọc giọng như thế nào ?
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm
-HS đọc nối tiếp.
-HS nhận xét giọng đọc.
-GV nhận xét, nêu giọng đọc từng đoạn, treo bảng phụ, 
-Hướng dẫn HS đọc câu, đọc đoạn, đọc mẫu.
-HS thi đọc diễn cảm.
-GV nhận xét cho điểm.
Đ1 : Từ đầukhác nhau. (Màu sắc bao trùm lên làng quê ngày mùa là màu vàng)
Đ2 : tiếp lơ lửng (Những màu vàng cụ thể của cảnh vật trong bức tranh làng quê)
Đ3 : tiếp quả ớt đỏ chói (Những màu vàng cụ thể của cảnh vật trong bức tranh làng quê)
Đ4 : còn lại (Thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp)
-sương sa, quả xoan, vàng xuộm lại, vàng ối, đượm.
-khe giậu, trù phú, hanh hao, hợp tác xã
Giải nghĩa từ:
Trù phú: Đông người ở và giàu có. VD: Vùng đất phù sa trù phú.
Hanh hao: Có nghĩa khái quát. VD: Thời tiết hanh hao rất khó chịu.
Hợp tác xã: Cơ sở sản xuất, kinh doanh tập thể.
-lúa vàng xuộm; nắng vàng hoe; xoan vàng lịm; lá mít vàng ối; quả chuối chín vàng; bụi mía vàng xọng; rơm, thóc vàng giòn; con gà, con chó vàng mượt; mái nhà rơm vàng mới; Tất cả một màu vàng trù phú; tàu đu đủ, lá sắn héo vàng tươi
 -vàng xuộm: màu vàng đậm trên diện rộng, lúa vàng xuộm là lúa đã chín.
 -vàng hoe: vàng nhạt, màu tươi ánh lên. Nắng vàng hoe là nắng đẹp, không gay gắt, không gợi cảm giác oi bức.
-Thời tiết vào ngày mùa rất đẹp, không có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở..không mưa.
-Không ai tưởng đến ..ra đồng ngay.
-Thời tiết và con người ở đây gợi cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động. Thời tiết đẹp, gợi ngày mùa no ấm. Con người cần cù lao động.
-Tác giả rất yêu quê hương.
-Bằng nghệ thuật quan sát tinh tế, cách dùng từ gợi cảm giàu hình ảnh nhà văn Tô Hoài đã vẽ lên trước mắt người đọc một bức tranh làng quê vào ngày mùa với những màu vàng rất khác nhau, với những vẻ đẹp đặc sắc và sống động. Bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương.
-Nắng vườn chuối đương có gió/ lẫn với lá vàng/ như những vạt áo nắng/, đuôi áo nắng,/ vẫy vẫy.
 Hoạt động 5: Củng cố dặn dò
 -HS đọc diễn cảm toàn bài
 +Theo em nét đặc sắc của bài văn là gì ? (Cách dùng các từ chỉ màu vàng khác nhau của tác giả)
 -GDHS lòng yêu quê hương đất nước.
 -Giao việc về nhà, nhận xét tiết học.
 Lịch sử:
 Tiết 1: “ BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI ” TRƯƠNG ĐỊNH
I/Mục tiêu:
 	-Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.
 -Biết được các đường phố, trường học.ở địa phương mang tên Trương Định.
 -GDHS ý thức học tập nghiêm túc, niềm tự hào về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.
II/ Đồ dung dạy học:
-Tranh minh hoạ, phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học: 
 	A.Kiểm tra bài cũ: 
 -GV kiểm tra SGK và đồ dùng học tập của HS.
 	 B. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
 -GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 Hoạt động 2:Tình hình đất nước ta sau khi thực dân Pháp xâm lược
-HS đọc SGK HĐ nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:
+Nhân dân Nam kì đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta ?
+Triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?
-Đại diện nhóm trả lời.
-HS nhận xét, bổ sung.
 Hoạt động 3: Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược
-HS hoạt động nhóm 4 thảo luận các câu hỏi:
+ Năm 1862, vua ra lệnh cho Trương Định làm gì ? Theo em, lệnh của nhà vua đúng hay sai ? Vì sao ?
+Nhận được lệnh vua, Trương Định có thái độ và suy nghĩ như thế nào ?
+ Nghĩa quân và dân chúng đã làm gì trước băn khoăn đó của Trương Định? Việc làm đó có tác dụng như thế nào?
+Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân ?
-Đại diện nhóm trình bày.
-HS nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét kết luận.
Hoạt động 4: Lòng biết ơn của nhân dân ta với "Bình Tây đại nguyên soái "Trương Định
-HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV:
+ Nêu cảm nghĩ của em về Trương Định?
+ Hãy kể câu chuyện về Trương Định.
+ Nhân dân ta đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn và tự hào 
về ông?
-GV nhận xét kết luận.
Tình hình đất nước ta sau khi thực dân Pháp xâm lược:
-Nhân dân Nam kì đã đã dũng cảm đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, Nguyễn Trung Trực,.
-Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ, không kiên quyết chiến đấu bảo vệ đất nước.
-GV dùng bản đồ giảng thêm cho HS về phong trào chống pháp thời kì đầu Pháp xâm lược nước ta.
Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược:
-Năm 1862, giữa lúc nghĩa quân Trương Định đang thu được thắng lợi làm cho thực dân Pháp hoang mang lo sợ thì triều đình nhà Nguyễn lại ban lệnh xuống buộc Trương Định phải giải tán nghĩa quân và đi nhận chức lãnh binh ở An Giang => Lệnh nhà vua không hợp lí vì nó thể hiện sự nhượng bộ của triều đình với kẻ địch đang xâm lược nước ta và trái với nguyện vọng của nhân dân ta.
-Trương Định băn khoăn suy nghĩ: Làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ .một lòng một dạ tiếp tục kháng chiến.
-Nghĩa quân và dân chúng đã suy tôn Trương Định là “Bình Tây Đại nguyên soái”. Điều đó đã cổ vũ động viên ông quyết tâm đánh giặc.
-Trương Định đã dứt khoát phản đối mệnh lệnh của triều đình và quyết tâm ở lại cùng nhân dân đánh giặc.
=> Năm 1862 triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp. Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng nhưng ông kiên quyết cùng nhân dân chóng giặc xâm lược.
 Lòng biết ơn của nhân dân ta với "Bình Tây đại nguyên soái" Trương Định.
-Trương Định là người yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh bản thân cho dân tộc, cho đất nước.
-HS tự kể
-Nhân dân ta đã lập đền thờ ông lấy tên ông để đặt cho đường phố trường học.
-Trương Định là một tấm gương tiêu biểu cho phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
-HS hoàn thành sơ đồ sau:
Nhân dân: suy tôn ông là “Bình Tây Đại nguyên soái”
Triều đình: kí hoà ước với giặc Pháp và ra lệnh cho Trương Định giải tán lực lượng
TRƯƠNG ĐỊNH
Quyết tâm chống lệnh vua ở lại cùng nhân dân đánh giặc
-GV tổng kết, tuyên dương các HS tích cực, nhận xét tiết học.
-GDHS ý thức học tập nghiêm túc, niềm tự hào về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.
	Toán
Tiết 3: ÔN TẬP
SO SÁNH HAI PHÂN SỐ
 I/ Mục tiêu:
- HS biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số. Biết cách sắp xếp ba phân số theo thứ tự.
- HS khá giỏi rèn kĩ năng so sánh phân số, kĩ năng trình bày.
- GDHS ý thức học tập nghiêm túc, ôn bài chu đáo.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép sẵn bài tập, phiếu học tập.
III/ Các hoạt động :dạy học
 A.Kiểm tra bài cũ:
 - HS nhắc lại tính chất cơ bản của phân số. 
 - HS lên bảng làm bài tập:
 	 a/ Rút gọn phân số:
 	 b/ Quy đồng mẫu số các phân số sau:
 và và ; và 
 - GV nhận xét cho điểm.
 	 B. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 Hoạt động 2: Ôn tập
-GV giao nhiệm vụ cho HS bằng phiếu học tập.
-HS hoạt động nhóm 4 làm vào phiếu.
-Đại diện nhóm trình bày.
-HS nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, kết luận.
+ Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta làm sao?
+ Muốn so sành hai phân số khác mẫu số ta làm sao?
-HS đọc lại cách so sánh hai phân số trong SGK.
Hoạt động 3 : Luyện tập
Bài 1: 
-HS đọc nêu yêu cầu bài.
-HS làm vở, bảng phụ.
-HS làm bảng phụ dán bảng, trình bày kết quả.
-HS nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, kết luận.
-HS yếu nhắc lại cách làm.
Bài 2:
-HS đọc nêu yêu cầu.
-HS làm vở.
-GV chấm bài.
-HS lên bảng sửa bài.
-HS yếu nhắc lại cách làm.
 PHIẾU HỌC TẬP.
So sánh hai phân số sau và nêu cách làm:
  ;  
Trong hai phân số cùng mẫu thì:
-Phân số nào có tử số bé hơn thì..
-Phân số nào có tử số lớn hơn thì..
-Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số.
 và 
..
Muốn so sánh hai phân số khác mẫu ta có thểrồi.
Bài 1: So sánh các phân số
; ; 
Bài 2: Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
a. MSC: 18
Xếp : nên 
b. MSC: 8
Xếp : nên 
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
 -HS nhắc lại cách so sánh phân số và làm bài tập :
 So sánh phân số : 
 -GDHS ý thức học tập nghiêm túc, ôn bài chu đáo.
 -Giao việc về nhà, nhận xét tiết học.
Tập làm văn
	 Tiết 1: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH
I/ Mục tiêu:
- HS nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài (ND ghi nhớ).
- Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài Nắng trưa (Mục III).
- GDHS tình yêu quê hương đất nước, ý thức học tập nghiêm túc.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ chép sẵn cấu tạo bài văn tả cảnh, bảng phụ cho HS làm bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học: 
 A.Kiểm tra bài cũ: 
GV kiểm tra SGK và đồ dùng học tập của HS
 B. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 Hoạt động 2 : Nhận xét
Bài 1:
-HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
-HS đọc lại bài văn và phần chú giải.
+ Hoàng hôn là thời điểm nào trong ngày?
-GV giới thiệu vài nét về sông Hương và nhấn mạnh yêu cầu bài tập.
-HSHĐ nhóm 4 làm bảng phụ.
-Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả.
-Nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
-GV nhận xét, kết luận.
+ Em có nhận xét gì về phần thân bài của bài văn “Hoàng hôn trên sông Hương” ?
Bài 2:
-HS đọcvà nêu yêu cầu bài tập.
-GV nhấn mạnh yêu cầu bài tâp.
+Xác định thứ tự miêu tả trong mỗi bài văn.
+So sánh thứ tự miêu tả trong mỗi bài.
-HSHD nhóm 4 làm bài tập vào phiếu.
-Đại diện 1 nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-GV nhận xét, kết luận
 Hoạt động 3 : Ghi nhớ
+ Qua bài văn trên em thấy :
-Bài văn tả cảnh gồm mấy phần?
-Nhiệm vụ chính của từng phần trong bài văn tả cảnh là gì ?
-HS trả lời, GV nhận xét kết luận.
-HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4 : Luyện tập
-HS đọc và nêu yêu cầu bài.
-GV nhắc lại yêu cầu.
-HSHĐ theo cặp làm vào vở, bảng phụ.
-Nhóm làm vào phiếu lên bảng trình bày.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
-GV nhận xét, kết luận.
Bài 1:
-Hoàng hôn là thời điểm cuối buổi chiều, khi mặt trời mới lặn.
*Mở bài: Cuối buổi chiềuyên tĩnh này: Lúc hoàng hôn Huế đặc biệt yên tĩnh.
*Thân bài: Mùa thuchấm dứt: Sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc trời tối hẳn.
*Kết bài: Huế thức dậyban đầu của nó: Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
-Thân bài có hai đoạn:
+Mùa thuhai hàng cây: Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
+Phía bên sôngchấm dứt: tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đén lúc thành phố lên đèn. 
Bài 2:
*Giống nhau: cùng nêu nhận xét giới thiệu chung về cảnh vật rồi miêu tả cho nhận xét.
*Khác nhau:
Bài:Quang cảnh...
Bài: Hoàng hôn
Tả từng bộ phận của cảnh theo thứ tụ:
-Giới thiệu màu sắc bao trùm của làng quê ngày mùa là màu vàng.
-Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh vật.
-Tả thời tiết hoạt động của con người.
Tả sự thay đổi của cảnh vật theo thời gian với thứ tự:
-Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
-Tả sự thay đổi sắc màu và sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
-Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn đến khi thành phố lên đèn.
-Tả sự thúc dạy của Huế sau hoàng hôn. 
 -Ghi nhớ: (SGK)
 Bài: “ Nắng trưa” gồm 3 phần:
*Mở bài: Nắng cứ nhưxuống mặt đất: Nêu nhận xét chung về nắng trưa.
*Thân bài: Buổi trưachưa xong. Gồm 4 đoạn:
-Đoạn 1: Buổi trưabốc lên mãi: Hơi đất trong nắng trưa dữ dội.
-Đoạn 2: Tiếng gìmi mắt khép lại: Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa.
-Đoạn 3: Con gà cũng lặng im: Cây cối và con vật trong nắng trưa.
-Đoạn 4: Ấy thếchưa xong: Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.
*Kết bài: Thương mẹ biết bao nhiêu mẹ ơi! : Cảm nghĩ về người mẹ.
 	Hoạt động 5 : Củng cố dặn dò:
 + Nêu cấu tạo bài văn tả cảnh ?
 - GDHS ý thức học tập nghiêm túc, chuẩn bị bài chu đáo.
 - Giao việc về nhà, nhận xét tiết học.
	 Thứ năm ngày 04 tháng 9 năm 2014
 Chính tả (Nghe – viết)
	 Tiết 1: 	VIỆT NAM THÂN YÊU
I/ Mục tiêu:
- HS nghe - viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT2; thực hiện đúng yêu cầu của BT3.
- GDHS ý thức luyện chữ để viết đúng chính tả và viết đẹp góp phần giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ chép bài tập 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra SGK và đồ dùng học tập và cách trình bày một bài chính tả của HS.
 B. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
 Hoạt động 2: Viết chính tả.
-GV đọc mẫu.
-HS đọc lại, cả lớp đọc thầm.
+ Những hình ảnh nào cho thấy nước ta có nhiều cảnh đẹp?
+ Qua bài thơ cho thấy con người Việt Nam như thế nào?
-HS nêu những từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
-HS viết bảng.
-HS nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, kết luận.
+Bài thơ được tác giả sáng tác theo thể loại nào? Cách trình bày bài thơ ra sao?
-GV đọc mẫu lần 2.
-GV đọc cho HS viết.
-GV đọc cho HS soát lỗi.
-GV thu bài chấm, HS soát lỗi.
 Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 2:
-HS đọc và nêu yêu cầu.
-GV nhấn mạnh yêu cầu.
-HS làm bài theo cặp.
-HS trình bày kết quả.
-HS nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận.
-HS đọc lại bài đã hoàn chỉnh.
Bài 3:
-HS đọc, nêu yêu cầu.
-GV nhận mạnh yêu cầu.
-HS làm việc cá nhân.
-HS lên bảng chữa bài.
-HS nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, kết luận.
-HS đọc lại bài đã hoàn chỉnh.
-HS nhắc lại quy tắc viết chính tả với c/k; g/gh; ng/ngh.
-Hình ảnh: biển lúa mênh mông dập dờn cánh cò bay, dãy núi Trường Sơn cao ngất, mây mờ bao phủ.
-Bài thơ cho thấy con người Việt Nam rất vất vả, phải chịu nhiều thương đau nhưng luôn có lòng nồng nàn yêu nước, quyết đánh giặc giữ nước.
-mênh mông, dập dờn, Trường Sơn, nhuộm bùn, súng gươm, vứt .
-HS viết bài.
-HS soát lỗi.
Bài 2:
 Thứ tự từ cần điền là: ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kết, của, kiên, kỉ.
Bài 3:
Âm đầu
Đứng trước i, ê,e
Đứng trước các âm còn lại
Âm “cờ”
Viết là: k
Viết là: c
Âm “gờ”
Viết là: gh
Viết là: g
Âm “ngờ”
Viết là: ngh
Viết là : ng
 Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò
 - HS nhắc lại cách viết chính tả với c/k; g/gh; ng/ ngh.
 - GDHS ý thức luyện chữ, tùnh yêu quê hương đất nước.
 - Nhận xét tiết học, giao việc về nhà.
 Khoa học
	 Tiết 2: 	NAM HAY NỮ
I/ Mục tiêu:
- HS nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ.
- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.
- GDHS ý thức học tập nghiêm túc, thái độ tôn trọng, hoà nhã với bạn bè.
*Kĩ năng sống:
- Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam nữ trong xã hội.
- Kĩ năng tự nhận thức và xác định

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_1_nam_hoc_2014_2015.doc
Giáo án liên quan