Giáo án các môn Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2019-2020

I .MỤC TIÊU

Sau bài học, HS biết:

 - Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.

 - Giải thích được nguyên nhân gây ra gió?

- HSKT trả lời được cõu hỏi 1,

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Hình trang 74,75 SGK, hộp đối lưu, nến, diêm, vài nén hương.

2. HS : Chong chóng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ : Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở?

2. Bài mới : GV giới thiệu bài (bằng lời )

 * HĐ1: Chơi chong chóng

 a. Mục tiêu: - Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.

 b. Cách tiến hành

 - YC tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị chong chóng của các bạn, chong chóng có quay được không?

 - Giao nhiệm vụ cho HS: Trong qúa trình chơi tìm hiểu xem khi nào chong chóng quay, khi nào chong chóng không quay?

 - GV tổ chức cho HS chơi ngoài sân (theo nhóm 6 HS)

 - Nhóm trưởng điều khiển các bạn chơi (GV đến từng nhóm nhắc các em thực hiện nhiệm vụ cô đã giao trước khi chơi)

 -Tổ trưởng đọc từng câu hỏi để mỗi thành viên trong tổ suy nghĩ trả lời. Đại diện nhóm báo cáo KQ

 

doc29 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p nhận xét, GV chốt lời giải đúng .
 b)Bài 3a : Bài tập yêu câu chúng ta làm gì ?
 - HS làm cá nhân vào vở. GV dán 3 băng giấy đã viết sẵn nội dung BT3a, mời 3HS lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em đọc kết quả.
3 / Củng cố, dặn dò.
 - Nhận xét chung tiết học. Nhắc HS ghi nhớ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính 
Luyện từ và câu 
Chủ ngữ trong câu kể ai làm gì?
 I - Mục đích yêu cầu
 - HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN)trong câu kể ai làm gì?
 - Nhận biết được câu kể Ai làm gì? Biết xác định bộ phận CN trong câu, biêt đặt câu với bộ phận CN cho sẵn. HSKT làm được 1BT. HSKT trả lời được 1cõu hỏi.
- GV mở rộng viết được đoạn văn ngắn có ít nhất 5 câu trong đó có 2,3 câu kể đã học.
II - Đồ dùng dạy học 
 - Một số tờ phiếu viết đoạn văn ở phần nhận xét, đoạn văn ở bài tập (phần luyện tập)
III .Các hoạt động dạy học 
 * Bài mới :
 * Giới thiệu bài : ( Giới thiệu trực tiếp )
 *HĐ1: Hình thành kiến thức mới về : chủ ngữ trong câu kể ai làm gì ?
 - 1HS đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm đoạn văn, từng cặp trao đổi, trả lời lần lượt 3 câu hỏi (viết vào vở)
 - GVdán lên bảng 3 tờ phiếu đã viết nội dung đoạn văn, mời HS lên bảng làm bài. HS khác trả lời miệng câu hỏi 3, 4. Cả lớp và GV nhận xét, GVchốt lời giải.
 - 2 HS đọc ghi nhớ SGK
 - 1 HS phân tích 1 VD minh họa ND ghi nhớ .
 * HĐ2: Luyện tập
 a) Bài tập 1: (Cách tổ chức tương tự như bài trên )
 KL: Củng cố kĩ năng xác định câu kể ai làm gì, kĩ năng xác định CN.
 b) Bài 2: 1HS đọc TT yêu cầu bài tập 2. Mỗi HS tự đặt 3 câu với các từ ngữ đã cho làm chủ ngữ 
 - Từng cặp HS đổi bài sửa lỗi cho nhau.
 - HS tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt. Cả lớp và GVnhận xét. 
 KL:Củng cố kiến thức đặt câu. 
 c) Bài tập 3: 1 HS đọc YC bài tập 3 cả lớp theo dõi.
 - YC HS quan sát tranh minh họa bài tập .
 - Gọi 1 HS làm mẫu: Nói 2-3 câu về hoạt động của mỗi người và vật được miêu tả trong tranh. Cả lớp suy nghĩ làm việc cá nhân.
 - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn có đoạn văn hay nhất.
3/ Củng cố, dặn dò :
 - YC 1HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ.
 - GV nhận xét chung tiết học. 
 - YC HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn bài tập 3, viết vào vở ô li.
Kể chuyện
Bác đánh cá và gã hung thần
I - Mục tiêu
 - Rèn kỹ năng nói: Dựa vào lời kể của GV, nói được lời thuyết minh nội dung mỗi tranh bằng 1-2 câu. Kể lại được câu chuyện. Nắm được ND chuyện. Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện (Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác). HSKT kể được 1 ý. HSKT trả lời được 1cõu hỏi.
 - Rèn kĩ năng nghe: - Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ cốt truyện.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: tranh minh họa truyện trong SGK (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy học 
 * Giới thiệu bài: Giới thiệu bài trực tiếp bằng lời
 * HĐ1: GV kể chuyện 
 - GV kể lần 1, HS nghe, GV kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện (ngày tận số, hung thần, vĩnh viễn.)
 - GVkể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa, HS nghe kết hợp nhìn tranh minh họa .
 *HĐ2: Hướng dẫn HS thực hiện các YC của bài tập .
 a -Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh bằng 1- 2 câu .
 -1HS đọc TT yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm. GV dán lên bảng 5 tranh minh họa, SGK, HS suy nghĩ nói lời thuyết minh cho 5 tranh (mỗi HS nói lời thuyết minh 1 tranh)
 b-Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
 -1HS đọc yêu cầu 2, 3, cả lớp đọc thầm.
 - Kể trong nhóm : HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm, sau đó kể cả chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
 - Thi kể trước lớp: 2 nhóm HS tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện .
 - 2 HS kể toàn bộ câu chuyện (mỗi HS trong nhóm kể xong đối thoại cùng các bạn về ý nghĩa, ND câu chuyện .
3/ Củng cố, dặn dò
Nhận xét chung tiết học.
Lịch sử
Nước ta cuối thời Trần
 I - Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
 - Một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần: Vua quan ăn chơi sa đoạ; trong triều đình một số quan lại bất bình Chu Văn An dâng sớ chém tên quan coi thường phép nước; nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
 - Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ: Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly- một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.. HSKT trả lời được 1cõu hỏi trở lờn.
 - GV mở rộng cho HS biết được nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly; Biết lý do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại.
II - Đồ dùng dạy học 
1. GV: Phiếu học tập cho HS
III - Các hoạt động dạy học 
1. Bài cũ : 
 - Kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa LS như thế nào đối với LS dân tộc ta?
2. Bài mới : Giới thiệu bài (bằng lời) 
 * HĐ1: Tình hình đất nước cuối thời Trần
 - HS hoạt động theo nhóm 4 HS, GV phát phiếu học tập cho HS và yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu
 - Đại diện nhóm trình bày KQ
KL: 1HS khái quát tình hình nước ta cuối thời Trần. (HS nhắc lại)
*HĐ2 : Nhà Hồ thay thế nhà Trần.
 - Yêu cầu 1HS đọc sgk từ “trước tình hình ... Nhà Minh đô hộ”(cả lớp đọc thầm ) và trả lời câu hỏi:
 + Em biết gì về Hồ Qúy Ly? 
 + Triều Trần chấm dứt năm nào? Nối tiếp nhà Trần là triều đại nào?
 + Hồ Qúy Ly đã tiến hành những cải cách gì để đưa đất nước ta thoát khỏi tình hình khó khăn?
 + Theo em,việc Hồ Qúy Ly truất ngôi vuaTrần và tự xưng làm vua đúng hay sai? (HS: trả lời). GV kết luận câu trả lời đúng. 2 HS đọc bài học trong sgk
3 / Củng cố, dặn dò.
 -Vì sao các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần đều có công lớn với đất nước nhưng đều sụp đổ? (HS trả lời)
Thứ Tư ngày 08 tháng 01 năm 2020
Tập đọc
Chuyện cổ tích về loài người
I. Mục đích yêu cầu 
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn của bài thơ.
- Đọc rõ ràng, rành mạch toàn bài: Đọc đúng các từ khó: nghĩ, chăm sóc, biết ngoan.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.
 - HTL ít nhất 3 khổ thơ. HSKT đọc được HTL1 khổ thơ. HSKT trả lời được 1cõu hỏi.
 -Yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, đất nước.
II. Đồ dùng dạy học 
1. GV: Tranh minh họa cho bài tập đọc, bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc (HĐ1)
2. HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học 
1. Bài cũ : nội dung bài: Bốn anh tài nói lên điều gì?
2. Bài mới : Giới thiệu bài (Bằng tranh)
 *HĐ1: Luỵên đọc 
 - Giáo viên HD đọc : Giọng kể chậm, dàn trải, dụi dàng.
 - Đọc đoạn : ( HS : đọc nối tiếp theo đoạn 2- 3 lượt )
 + Hết lượt1: GV hướng dẫn HS phát âm tiếng khó (Đã nêu ở Phần mục đích yêu cầu)
 + Hết lượt 2: GVhướng dẫn HS ngắt nhịp đoạn: “Nhưng ...Trước nhất” 
 - Đọc theo cặp : 
 (HS đọc theo cặp - đồng loạt ) HS nhận xét, giáo viên nhận xét .
 - Đọc toàn bài : 2 HS đọc toàn bài . 
 - GV đọc mẫu toàn bài : GVđọc diễn cảm toàn bài.
 * HĐ2: Tìm hiểu bài
 - YC 1HS đọc khổ 1 (cả lớp theo dõi đọc thầm) và trả lời câu hỏi 1 SGK (HS: trả lời: Trẻ em được sinh ra ...)
 - Khổ thơ này nói lên điều gì? ( HS : trả lời )
 ý1: Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất (HS nhắc lại)
 -YC HS đọc thầm các khổ thơ còn lại và trả lời câu hỏi 2,3 SGK. (HS: Để nhìn cho rõ ... )
 - Các khổ thơ còn lại nói lên điều gì? ( HS trả lời)
 ý 2: Cuộc sống trên trái đất được thay đổi vì trẻ em. (HS nhắc lại)
 - Yêu cầu HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi 4 SGK (HS: trả lời) (Rút ra ND bài)
 - ND: Đã ghi ở phần 1 MĐYC (1HS nhắc lại )
 * HĐ3: Đọc diễn cảm
 - HS tìm giọng đọc hay, HS đọc khổ thơ mình thích và nói rõ vì sao
 - GV hướng dẩn HS luyện đọc nâng cao khổ 1, 2 
 - HS nhẩm HTL bài thơ và thi đọc thuộc lòng bài thơ.
3/ Củng cố - dặn dò .
 -1HS nhắc lại nội dung bài, GVnhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
Toán
Hình bình hành
 I. Mục tiêu :Giúp HS: 
- Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
- Bài tập 1,2. HSKT làm được 1BT. HSKT trả lời được 1cõu hỏi.
 II .Đồ dùng dạy học : 
1. GV: Bảng phụ vẽ sẵn một số hình : H vuông, H chữ nhật, H bình hành, H tứ giác.
2. HS : Chuẩn bị giấy kẻ ô-li. 
III .Các hoạt động dạy học 
1. Bài cũ : 1 HS lên bảng làm bài tập: 23km2 = ... m2
2. Bài mới: Giới thiệu bài (Bằng lời)
 * HĐ1 : Giới thiệu hình bình hành 
 - HS quan sát hình vẽ trong phần bài học của SGK rồi nhận xét hình dạng của hình, từ đó hình thành biểu tượng về hình bình hành. GV giới thiệu đây là “hình bình hành.”
 * HĐ2 : Đặc điểm của hình bình hành.
 - Yêu cầu HS quan sát hình bình hành ABCD trong sgk trang 102.
 - Tìm các cạnh song song với nhau trong hình bình hành ABCD? ( HS trả lời)
 +Yêu cầu HS dùng thước thẳng để đo độ dài của các cạnh hình bình hành.
 + GV giới thiệu cạnh đối diện .
 - Trong hình bình hành các cặp cạnh đối diện như thế nào với nhau?
 - HS tìm trong thực tế các đồ vật có mặt là hình bình hành
 - HS nhận dạng một số hình vẽ trên bảng phụ. ( HS trả lời)
 *HĐ3 : Luyện tập, thực hành .
 	a) Bài 1 (Tr102, SGK T 4): 
 - Yêu cầu học sinh quan sát các hình trong bài tập và chỉ rõ đâu là hình bình hành?
 - Hãy nêu tên các hình bình hành ? vì sao em biết ? (HS trả lời, HS khác)
 KL: Củng cố kĩ năng nhận biết hình bình hành.
 	b)Bài 2 (Tr102, SGK T 4): 
 - GVvẽ lên bảng hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ 
 - GV chỉ hình và giới thiệu các cặp cạnh đối diện của hình tứ giác và hình bình hành .
 - Hình nào có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau?
 KL : Củng cố kĩ năng nhận biết các đặc điểm của hình bình hành .
 3/ Củng cố, dặn dò:
 - 1 HS nhắc lại đặc điểm của hình bình hành .
 - Nhận xét chung tiết học, dặn HS về nhà làm bài tập .
Tiếng Anh
GV bôn môn soạn và dạy
(2 tiết)
-------------------------------------------------------------
mĩ thuật
Chủ đề: VŨ ĐIỆU CỦA SẮC MÀU
 (Buổi chiều) 
I. MỤC TIấU
- Biết cỏch lắng nghe và vận động theo giai điệụ của õm nhạc, chuyển õm thành và giai điệu thành những đường nột và màu sắc biểu cảm trờn giấy
- Nhận ra được cỏc hũa sắc màu núng lạnh, tương phản, đậm nhạt trong bức vẽ theo nhạc. HSKT vẽ được hỡnh ảnh biểu cảm đơn giản.
- Từ đường nột, màu sắc trong bức tranh vẽ theo nhạc, cảm nhận và tưởng tượng được những hỡnh ảnh cú ý nghĩa
- Phỏt triển được trớ tưởng tượng và sỏng tạo trong quỏ trỡnh tạo ra bức tranh biểu cảm mới
- Giới thiệu, nhận xột và nờu được cảm nhận về sản phẩm của mỡnh, của bạn
TIẾT 1
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HèNH THỨC TỔ CHƯC
- Phương phỏp: Cú thể vận dụng quy trỡnh
	 + Xõy dựng cốt truyện
	 + Tạo hỡnh ba chiều – Tiệp cần theo chủ đề
	 + Tạo hỡnh con rối – Nghệ thuật biểu diễn
	- Hỡnh thức tổ chức: Hoạt động cỏ nhõn, hoạt động nhúm
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
- GV: SGK	
	- HS: SGK, màu chỡ, tẩy, giấy vẽ
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG – HỌC CHỦ YẾU
 A. ễn bài cũ
- 2 HS nối tiếp nhau TLCH và bổ sung.
+ Trong tranh vẽ về những gỡ ?
- GV, cựng cả lớp nhận xột, tuyờn dương
GV túm tắt
	- Để làm rừ cảm xỳc của nhõn vật được vẽ, nhấn mạnh cỏc nột vẽ của bài
	- Màu sắc trong tranh biểu cảm được cỏch vẽ thoải mỏi, tự do,...; cú thể sử dụng màu đậm, nhạt, sỏng, tối rừ ràng và sắc màu tương phản để biểu cảm về hỡnh khối, màu sắc trờn bài vẽ theo ý thớch
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Theo mục đớch yờu cầu của tiết học.
- Quan sỏt hỡnh trong sỏch học MT và n/x
2. Hướng dẫn tỡm hiểu. 
HS mở SGK đọc mục tiờu của toàn bài. GV nờu yờu cầu thờm.
Quan sỏt hỡnh trong sỏch học MT và TLCH SGK và cõu hỏi cụ chọn:
?- Cỏc con nhận ra đường nột nào trong tranh SGK? thẳng, xiờn, cong, gấp khỳc.....
- HS quan sỏt hỡnh SGK thảo luận và chỉ ra cỏc nột trong tranh
?- Cỏc bài đó thể hiện được đặc điểm của đường nột vẽ chưa? 
	 vẽ rừ đường nột sự vật đang hoạt động khỏc nhau.
2/ Hướng dẫn thực hiện
? - Cỏc em thể hiện bằng chất liệu gỡ? + Vẽ bằng sỏp màu
? - Màu sắc trong cỏc sản phẩm như thế nào?
	+ Màu sắc tươi sỏng rừ nd tranh, ý tưởng độc đỏo, bố cục sinh động
* GV túm tắt:+ Nột xiờn, nột ngang, nột khuyết, đường gấp khỳc, nột soắn.... tạo kho 
hỡnh ảnh chuẩn bị cho thực hành
+ Nột dọc, nột cong, nột lượn súng, vẽ nhiều hỡnh thức vẽ, xộ dỏn, nặn,.chất liệu - Đỏnh giỏ giờ học, tuyờn dương học sinh tớch cực, động viờn, khuyến khớch học sinh chưa hoàn thành 
Gần hết giờ...Gợi ý cỏc học sinh cựng tham gia n/x giờ học .
DẶN Dề: Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài sau
-------------------------------------------------------------------
Thứ Năm ngày 09 tháng 01 năm 2020
Toán
Diện tích hình bình hành
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách tính diện tích hình bình hành.
- Bài tập 1,3. HSKT làm được 1BT. 
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Chuẩn bị các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong sgk.
2. HS: Giấy kẻ ô - vuông, thước kẻ, ê-ke và kéo.
III : Các hoạt động dạy học 
1. Bài cũ : 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi:Hình bình hành có đặc điểm gì?
2. Bài mới: Giới thiệu bài
 * HĐ1 : Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành
 - GV vẽ trên bảng hình bình hành ABCD; vẽ AH vuông góc với DC và giới thiệu DC là đáy của hình bình hành; độ dài AH là chiều cao của hình bình hành.
 + Hãy tính diện tích hình bình hành ABCDđã cho.
 - GV yêu cầu HS kẻ đường cao AH của hình bình hành sau đó cắt phần tam giác ADH và ghép lại như hình vẽ trong sgk để được hình chữ nhật ABIH
 - Yêu cầu HS nhận xét diện tích hình chữ nhật và hình bình hành vừa tạo thành 
 - HS nhận xét mối quan hệ giữa các yếu tố của 2 hình 
 - HS rút ra công thức tính diện tích hình bình hành. HS nhắc lại.
S= a x h
 * HĐ2: Luyện tập,Thực hành .
 	a) Bài 1 (Tr104, T4)
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? HS tự làm bài. (GVgiúp HS những HS chưa hiểu bài,)
 - HS báo cáo kết quả của mình trước lớp, HS cả lớp theo dõi nhận xét. 
*KL: Củng cố kiến thức tính diện tích hình bình hành 
*KL: Củng cố kiến thức tính diện tích hình bình hành 
 	c) Bài3 a: HS đọc YC của bài trước lớp ( cả lớp đọc thầm ) 
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập (GV giúp đỡ HS còn lúng túng)
 * KL: Củng cố kĩ năng giải toán về tìm diện tích hình bình hành.
3/ Củng cố, dặn dò .
 - 1HS nhắc lại công thức tính diện tích hình bình hành.
 - Nhận xét chung tiết học, dặn về nhà làm bài tập trong vở bài tập.
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng mở bài 
 trong bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu
 - Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật.
 - Viết được đoạn mở bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học.
 - Yêu quí đồ vật. HSKT trả lời được 1cõu hỏi.
II.Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: Trong bài văn miêu tả đồ vật có mấy cách mở bài ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài:(bằng lời)
* HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập
 	Bài 1
 - 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập (cả lớp đọc thầm )
 - HS thảo luận nhóm đôi tìm điểm giống nhau và điểm khác nhau của các đoạn mở bài.
 * KL: Điểm giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp.
Điểm khác nhau: Đoạn a ,b (mở bài trực tiếp): Giới thiệu ngay đồ vật cần tả.
Đoạn c (mở bài gián tiếp): Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
1 HS nhắc lại.
 *KL: Củng cố kiến thức về 2 cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
 	Bài 2: 1 HS đọc thông tin yêu cầu của bài tập (cả lớp đọc thầm)
- GV nhắc HS: bài này yêu cầu các em chỉ viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em. Em phải viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau cho bài văn.
- HS làm cá nhân vào vở nháp. HS tiếp nối nhau đọc bài viết (mỗi HS đọc cả 2 kiểu mở bài)
3 - Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét chung tiết học, và yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh 2 đoạn văn, viết lại vào vở 
---------------------------------
Thể dục
GV bộ môn soạn và dạy (1 tiết)
Luyện từ và câu
Mở Rộng Vốn Từ: Tài năng
I - Mục đích yêu cầu
 - Biết thêm một số từ ngữ (Kể cả tục ngữ, từ Hán việt) nói về tài năng của con người; biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (bài tập 1, BT2); hiểu ý nghĩa cõu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, BT4). HSKT làm 1BT.
II - Đồ dùng dạy học 
1. GV: - 8 tờ giấy phiếu khổ to kẻ bảng phân loại từ ở bài tập 1(HĐ1)
2. HS: VBT TV4, SGK TV4
III - Các hoạt động dạy học 
1. Bài cũ: Nêu ý nghĩa của chủ ngữ? chủ ngữ do từ loại nào tạo thành ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
 * HĐ1: Hướng dẫn hs làm bài tập 
 a) Bài tập 1:
 1 HS đọc thông tin nội dung BT1( đọc cả mẫu )
 - HS thảo luận nhóm 4 HS chia nhanh các từ có tiếng tài vào 2 nhóm , GV phát phiếu cho các nhóm làm bài .
 - Đại diện nhóm thi trình bày kết quả
 - Trọng tài và GV nhận xét, chốt lời giải đúng 
 KL: Củng cố kĩ năng tìm từ 
 	b) Bài 2: 
- GV nêu yêu cầu của bài tập 
 - Mỗi hs tự đặt một câu với một trong các từ ở bài tập 1.
 - 3 HS lên bảng viết câu văn của mình, HS tiếp nối nhau đọc nhanh câu của mình 
 - GV nhận xét, KL: Củng cố kĩ năng đặt câu.
 	c) Bài 3 : 
- 1 HS đọc thông tin YC của bài, cả lớp đọc thầm .
- GV gợi ý HS cách làm: Tìm nghĩa bóng của các câu tục ngữ .
- HS làm bài cá nhân, ( GV giúp đỡ HS)
 	d) Bài 4:
- GVgiúp HS hiểu nghĩa bóng của từng câu tục ngữ 
 - HS tiếp nối nhau nói câu tục ngữ mình thích, giải thích lí do,YC một số HS nêu một số trường hợp sử dụng các câu tục ngữ đó 
3/ Củng cố, dặn dò 
 - Nhận xét chung tiết học . 
 -Yêu cầu HS về nhà HTL 3 câu tục ngữ .
---------------------------------------------------
Địa lí
Thành phố Hải phòng
I. Mục tiêu
 - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng: 
 + Vị trí: ven biển, bên bờ sông Cấm.
 + Thành phố cảng, trung tâm công ngiệp đóng tàu, trung tâm du lịch, ...
 - Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ (lược đồ). HSKT trả lời được 1cõu hỏi.
 - GV mở rộng: Kể một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch lớn của nước ta.
II. Chuẩn bị
1. GV: Bản đồ VN
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 * Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 * HĐ 1: Hải Phòng - Thành phố cảng
 - GV treo bản đồ VN.
 - Yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc sách giáo khoa, quan sát lược đồ để hoàn thành bảng sau:
Thành phố Hải Phòng
Vị trí ở phía ........................ ĐBBB
Phía bắc giáp với .......................................................................................................................
Phía Nam giáp với .................... ................................................................................................
Phía Tây giáp với ........................ ..............................................................................................
Phía Đông giáp với .................... ...............................................................................................
Các loại hình giao thông .................. .........................................................................................
- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung. 
 * GV KL: Nằm ở phía Đông Bắc vùng ĐBBB, Hải Phòng nối với nhiều tỉnh thành bằng nhiều loại hình giao thông. Đặc biệt nhờ có phía Đông sát biển, Hải Phòng có điều kiện để phát triển giao thông đường biển là cửa ngõ ra biển của đồng bằng Bắc Bộ.
 - GV yêu cầu HS tiếp tuch đọc SGK và thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:
? Nêu một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển?
? Mô ta hoạt động của cảng Hải Phòng?
 - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. 
 * HĐ 2: Đóng tàu - Nghành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng
 - GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi sau:
 ? Công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng chiếm một vị trí như thế nào?
 ? Hãy kể tên một số nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng?
 ? Công việc chính của các nhà máy đóng tàu đó là gi?
? Các sản phẩm của nghành đóng tàu là gi?
 - HS trả lời các câu hỏi. Gv nhận xét chung.
 * HĐ 3: Hải Phòng - Trung tâm du lịch
 - Yêu cầu HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi:
 ? Hải Phòng có những điều kiện gì để trở thành một trung tâm du lịch?
 ? Cửa biển Bạch Đằng ở Hải Phòng gắn với sự kiện lịch sử gì?
 ? Nơi nào ở Hải Phòng được công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới? 
 - HS trả lời các câu hỏi, GV nhân xét chung và KL như SGK LS&ĐL.
3/ Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học
-----------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_4_tuan_19_nam_hoc_2019_2020.doc