Giáo án Các môn Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021

Thể dục

Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung -Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức’’

I. MỤC TIÊU:

 - Thực hiện được các động tác vươn thở, tay, chân, lưng- Bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung.

 - Biết cách chơi và tham gia chơi được.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

 Trên sân trường, còi, kẻ sân cho trò chơi.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Phần mở đầu:

 - GV ổn định tổ chức lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học.

 - Khởi động xoay các khớp.

 - Trò chơi do GV chọn.

 2. Phần cơ bản:

 a. Bài thể dục phát triển chung.

 - Ôn 5 động tác của bài thể dục. Tập theo đội hình hàng ngang.

 + Lần 1: GV hô nhịp cho cả lớp tập, mỗi động tác 2 lần 8 nhịp.

 + Lần 2: Cán sự làm mẫu và hô nhịp cho cả lớp tập, GV nhận xét 2 lần tập.

 + GV chia nhóm, nhắc nhở từng động tác, phân công vị trí, theo dõi từng nhóm tập.

 - Kiểm tra thử 5 động tác theo đội hình hàng ngang, GV gọi lần lượt 3-5 em lên để kiểm tra thử và công bố kết quả kiểm tra ngay.

 b. Trò chơi vận động: Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức".

 GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, HS chơi một cách chủ động.

 3. Phần kết thúc:

 - GV cùng HS hệ thống lại bài học.

 - Nhảy thả lỏng , cúi người thả lỏng.

 - GV nhận xét giờ học.

 

doc78 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 8 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và 10 quyển vở thì phải trả số tiền là :
13900 x 2 = 27800 ( đồng )
Khi đó ta có : 4 bút bi + 7 quyển vở giá 2090 đồng 
4 bút bi và 10 quyển vở giá 27800 đồng 
Ta có 10 - 7 = 3 ( quyển vở )
3 quyển vở giá : 27800 - 2090 = 6900 ( đồng )
1 quyển vở giá : 6900 : 3 = 2300 ( đồng ) 
Gia 5 quyển vở là : 2300 x 5 = 11500 ( đồng )
Giá tiền 2 bút bi là : 13900 - 11500 = 2400 (đồng ) 
Giá tiền 1 cái bút là : 2400 : 2 = 1200 ( đồng )
Đáp số : 1 bút bi : 1200 đồng 
	1 quyển vở : 2400 đồng 
* Củng cố , dặn dò :
GV nhận xét tiết học 
Dặn dò tiết sau 
________________________________________________________________
Luyện Tiếng Việt :
Ôn :Luyện tập về động từ 
I. MỤC TIÊU
Củng cố cho HS:
- Học sinh xác định được động từ trong câu văn, đoạn văn
- Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
II: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm BT
 Bài 1: Tìm động từ trong câu:
a,Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa
b, Hoa nở rồi lại tàn
Trăng tròn rồi lại khuyết 
Mây hợp rồi lại tan
Đông qua xuân lại tới
- HS làm vào vở-2 HS lên bảng gạch dưới động từ
- Cả lớp nhận xét chữa bài 
Các động từ theo thứ tự là : a, cày , cấy , bừa , b , nở , tàn , hợp , tan , qua ,tới 
Bài 2 Gạch dưới động từ trong mỗi cụm từ sau:
a. trông em
b. quét nhà
c. nấu cơm
d. tưới rau
e. học bài
g. làm bài tập
h. xem truyện
i. gấp quần áo

Cả lớp làm vào vở
GV tổ chức cho HS lên chữa bài theo trò chơi truyền điện .
Bài 3: Em chọn từ nào thích hợp trong ngoặc đơn (đã, đang, sẽ ) để điền vào mỗi chỗ trống dưới đây?
-cho hs làm miệng
 a) Mưa làm nũng
 Đang chang chang nắng 	Mưa chưa ướt đất
 Bỗng ào mưa rơi	 Chợt lại xanh trời
 Sân lúa đang phơi	 Bé hiểu ra rồi
 Đã phải vội quét	 Mưa làm nũng mẹ
b) Thế là mùa xuân đã hết. Rồi mùa hạ cũng qua đi, hoa sen trong đầm nước cũng tàn dần. Trời sẽ ngả sang thu.
 - HS làm vào vở
GV hướng dẫn HS .
Gọi 2HS lên chữa bài.
Bµi 4 ( HS NK ) : ViÕt mét ®o¹n v¨n ng¾n cã sö dông ®éng tõ ®Ó kÓ vÒ viÖc häc tËp cña em ,råi g¹ch ch©n c¸c ®éng tõ cã sö dông trong ®o¹n v¨n võa viÕt
3.Củng cố dặn dò 
 - Nhận xét tiết học
________________________________________________________________________
Thứ năm , ngày 20 tháng 11 năm 2014
(Nghỉ mít tin 20-11.Bài dạy vào sáng thứ 6)
Thể dục
Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung.Trò chơi “Kết bạn”.
I. MỤC TIÊU: 
- Thực hiện được các động tác vươn thở, tay, chân, lưng- bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: 
 Trên sân trường, còi, bàn, ghế cho giáo viên ngồi kiểm tra.
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
 1.Phần mở đầu: 
 - GV ổn định tổ chức lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu và cách thức tiến hành kiểm tra.
 - Giậm chân tại chỗ theo nhịp, vỗ tay, xoay các khớp.
 2. Phần cơ bản:
 a. Kiểm tra bài thể dục phát triển chung dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
 - Ôn 5 động tác của bài thể dục: 1-2 lần, mỗi động tác 2 lần 8 nhịp.
 - Kiểm tra 5 động tác của bài thể dục phát triển chung.
 + Nội dung kiểm tra: mỗi học sinh thực hiện 5 động tác theo đúng thứ tự.
 + Tổ chức và phương pháp kiểm tra: Kiểm tra theo nhiều đợt, mỗi đợt từ 2- 5 em dưới sự điều khiển của cán sự.
Gv nhận xét
 b. Trò chơi vận động: 
 Trò chơi “Kết bạn”. GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, sau đó cho học sinh chơi.
 3. Phần kết thúc: 
 - GV nhận xét, đánh giá, công bố kết quả kiểm tra.
_____________________________________________________ 
Kĩ thuật
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa ( tiết 2)
I MỤC TIÊU
- Học sinh biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gáp mép vải bàng mũi khâu đột thưa hoặc khâu đột thưa . 
 - Gấp được mép vải và khâu viền đường gáp mép vải bàng mũi khâu đột thưa Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm
 Đối với HS khéo tay , Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Dụng cụ cắt, may. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 Giới thiệu bài (2 phút) 
Hoạt động 3: ( 23') HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải.
GV gọi 1 HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
GV nhận xét , củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải theo 2 bước:
B1: Gấp mép vải.
B2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
GV nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm lưu ý ở tiết 1.
Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu , thời gian hoàn thành sản phẩm.
HS thực hành -GV quan sát- uốn nắn các thao tác chưa đúng.
Hoạt động 4: ( 10')Đánh giá kết quả học tập của HS
Gv tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
-Dựa vào các tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phẩm thực hành.
GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của hs.
IV. Củng cố - dặn dò: (3 phút)
Ai chưa hoàn thành sản phẩm tiết học sau hoàn thành.
 - HS hệ thống lại bài học.
_____________________________________________________________________
Chiều	Thứ sáu, ngày 21 tháng 11 năm 2014
Tập làm văn
Mở bài trong bài văn kể chuyện
I.MỤC TIÊU
- Nắm được hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1, BT2, mục III); bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp (BT3, mục III).
* Giảm tải : bỏ câu hỏi 3 trong phần luyện tập .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
VBT
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A.Kiểm tra (5')
HS thực hành trao đổi với người thân về câu chuyện người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống . 
B.Dạỵ bài mới 
1.Giới thiệu bài(2') 
2.Phần nhận xét (10') 
 Bài 1-2:
-HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1-2 . 
-HS theo dõi bạn đọc và tìm đoạn mở bài trong truyện , phát biểu :đoạn mở bài trong truyện là :"Trời mùa thu mát mẻ .Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy "
Bài 3:
-HS đọc yêu cầu của bài , suy nghĩ so sánh cách mở bài thứ hai với cách mở bài trước, phát biểu: Cách mở bài sau không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể .
-GV chốt lại dó là 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện : mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp . 
3.Phần ghi nhớ (3')
-HS đọc nội dung cần ghi nhớ và lấy ví dụ minh hoạ.
4. Hướng dẫn HS làm bài tập (13) 
Bài 1:
-4 HS nối tiếp nhau đọc 4 cách mở bài của truyện Rùa và Thỏ .
-Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, phát biểu ý kiến .
+Cách a - mở bài trực tiếp 
+Cách b, c, d- mở bài gián tiếp .
 Bài 2:
-HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc câu chuyện Hai bàn tay . 
-HS suy nghĩ làm bài vào vở : mở bài trực tiếp.
5 Củng cố dặn dò (2')
-GV nhận xét tiết học .
-Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
_____________________________________________
Toán
Mét vuông
 I. MỤC TIÊU: :
 Giúp học sinh: 
 - Biết 1m2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m .
 - Biết đọc, viết số đo diện tích theo mét vuông.
 - Biết được 1m2 = 100dm2 Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang cm2, dm2 
 - Vận dụng các đơn vị đo cm2 , dm2 và m2 giải các bài toán có liên quan.
 *BT cần đạt BT1,BT2(cột1),BT3
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
- Bảng phụ, Bảng có diện tích 1m2 và mỗi ô là 1dm2.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm BT 3 tiết trước.
- GV nhận xét, chữa bài .
2.Bài mới: 
 Giới thiêu, ghi mục bài.
HĐ 1: ( 15') Giới thiệu mét vuông 
a) Giới thiệu mét vuông:
GV treo hình có diện tích 1m2 để giới thiệu .
Hỏi: 1m2 chính là diện tích hình vuông có cạnh dài bao nhiêu ? 
- GV nêu cách viết tắt : mét vuông viết tắt là m2
b) Mối quan hệ giữa cm2 và dm2 và m2
Gv giới thiệu để HS biết được :
 1m2 = 100 dm2, 1m2 = 10000cm2
HĐ2: ( 20') Luyện tập :
Bài1: GV y/c HS viết các số đo diện tích 
- Yêu cầu HS đọc các đơn vị đo đó. HS nối tiếp đọc .
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Bài2:(cột1)(HS NKlàm các bài còn lại) .Gọi HS đọc đề bài.nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- Cho HS làm và nối tiếp đọc bài trước lớp.
- GV nhận xét, chữa bài.
-Bài 3: HS đọc bài toán- tóm tắt rồi giải bài toán
 1 HS lên bảng chữa bài
Diện tích của một viên gạch lát nền là:
30 x 30 = 900 ( cm2)
Diện tích căn phòng bằng diện tích số viên gạch lát nền , vậy diện tích của phòng là:
900 x 200 = 180 000 ( cm2 )
180 000 cm 2 = 18 m 2.
Đ/S: 18 m2.
Bài 4:(HS NK) HS nêu yêu cầu bài tập.HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm các cách giải khác nhau.
GV cho HS trình bày trước lớp. GV nhận xét và nêu ra các cách giải khác nhau.
3. Củng cố, dặn dò.( 2')
- Nhận xét giờ học. 
Dặn HS chuẩn bị bài sau.
_______________________________________________
________________________________________________
________________________________________________________________________
Hoạt động tập thể :
Sinh hoạt lớp 
I. MỤC TIÊU : 
Cả lớp tự đánh giá những gì đã đạt được trong tuần , những gì chưa đạt cần khắc phục .
Xây dựng kế hoặc tuần tới .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
I. Nhận xét, đánh giá tuần qua:
1. Nề nếp: HS thực hiện nề nếp tốt: đến lớp đúng giờ, đi học chuyên cần, sinh hoạt 15 phút nghiêm túc.
2. Học tập: HS có ý thức học bài, làm bài tốt, có ý thức xây dựng bài 
Bên cạnh đó còn có một số bạn ý thức tự giác chưa cao, hay quên vở, bài làm còn bỏ vở 
3. Các hoạt động khác: HS tham gia các hoạt động của trường, của lớp đề ra.
II. Kế hoạch tuần tới
- Tiếp tục thi đua giành nhiều điểm tốt, đẩy mạnh chất lượng mũi nhọn, nâng cao chất 
lượng đại trà.
- Thực hiện tốt theo kế hoạch của trường đề ra.
Thể dục
Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung -Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức’’
I. MỤC TIÊU: 
 - Thực hiện được các động tác vươn thở, tay, chân, lưng- Bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung. 
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: 
 Trên sân trường, còi, kẻ sân cho trò chơi.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1. Phần mở đầu:
 - GV ổn định tổ chức lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học.
 - Khởi động xoay các khớp. 
 - Trò chơi do GV chọn.
 2. Phần cơ bản:
 a. Bài thể dục phát triển chung.
 - Ôn 5 động tác của bài thể dục. Tập theo đội hình hàng ngang.
 + Lần 1: GV hô nhịp cho cả lớp tập, mỗi động tác 2 lần 8 nhịp.
 + Lần 2: Cán sự làm mẫu và hô nhịp cho cả lớp tập, GV nhận xét 2 lần tập.
 + GV chia nhóm, nhắc nhở từng động tác, phân công vị trí, theo dõi từng nhóm tập.
 - Kiểm tra thử 5 động tác theo đội hình hàng ngang, GV gọi lần lượt 3-5 em lên để kiểm tra thử và công bố kết quả kiểm tra ngay.
 b. Trò chơi vận động: Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức".
 GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, HS chơi một cách chủ động.
 3. Phần kết thúc:
 - GV cùng HS hệ thống lại bài học.
 - Nhảy thả lỏng , cúi người thả lỏng.
 - GV nhận xét giờ học.
_____________________________________________________________________
Thứ tư , ngày 19 tháng 11 năm 2014
Toán
Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 .
I. MỤC TIÊU: 
- Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0 .
- Vận dụng để tính nhanh , tính nhẩm .
*Bài tập cần đạt : BT1, BT2
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
A.Bài cũ ( 5')
GV gọi 2HS lên bảng bài tập 3 .
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: 
HĐ1:(1') Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng 
HĐ2(7') Phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0
 - GV ghi lên bảng phép tính 1234 x 20 = ? 
Hỏi: Có thể nhân 1234 với 20 như thế nào ? 
Hỏi: Có thể nhân 1234 với 10 được không ? 
1234 x 2 x10 = (1234 x 2) x 10=
2468 x 10 = 24680
 Từ đó có cách đặt tính như sau:
 1234 	
 x 20
 24680 
GV kết luận.
HĐ3:(8') Nhân các số tận cùng là chữ số 0 
- GV ghi lên bảng phép tính 230 x 70 =? 
- GV nêu các câu hỏi để hướng dẫn HS làm.
Viết thêm 2 chữ số 0 vào bên phải để được
 230 x 70 = (23 x 10) x (7 x 10) =
 (23 x 7) x 10 = 16100
HĐ4:(17') : Thực hành : 
Bài 1 :
- GV nêu bài tâp 1: HS làm bài sau chữa bài trước lớp.GV nhận xét, kết luận.
Bài 2, HS nêu yêu cầu BT- Tự làm bài rồi đổi vở nhận xét bài của bạn.
-Yêu cầu HS nêu kết quả.
Bài 3, (HS NK )HS đọc BT -Tóm tắt bài toán rồi giải bài toán đó.
HS làm bài rồi chữa bài trước lớp.
 Đ/S: 3 900 kg.
Bài 4( hs có NK),
HS đọc BT rồi tự làm bài và chữa bài trước lớp. 
Bài giải
Chiều dài tấm kính là: 30 x 2 = 60 ( cm)
Diện tích tấm kính là:
60 x 30 = 1 800 ( cm 2)
Đ/S: 1 800( cm2)
- GV nhận xét kết quả. 
C. Củng cố, dặn dò: ( 2')
- Giáo viên tổng kết giờ học.
- Dặn dò học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
_____________________________________
__________________
Chiều 
Luyện chữ
ÔNG TRANG THẢ DIỀU
 I. MỤC TIÊU:
 Nghe viết một đoạn trong bài ''Ông Trạng thả diều"
 Rèn luyện kỹ năng viết đúng mẫu cở chữ
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Hướng dẫn học sinh luyện viết:
 Giáo viên đọc mẫu đoạn viết 
 Một học sinh đọc lại và nêu nội dung bài
 Giáo viên nhắc lại cách viết hoa đầu đoạn, cách viết tên riêng ,dấu câu
 Đọc chậm cho học sinh luyện viết
 Lớp viết bài vào vở chú ý độ cao của từng con chữ và khoảng cách giữa các tiếng
 Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm cho học sinh, nhắc nhở tư thế ngồi viết
 2.Luyện tập ( dành cho học sinh khá, giỏi )
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng động từ để kể về việc học tập của em , rồi gạch chân các động từ có sử dụng trong đoạn văn vừa viết.
 3. Củng cố dặn dò
 Nhận xét chung giờ luyện viết
 Nhắc nhở các em luyện viết thêm ở nhà
Luyện Toán
LUYỆN: ĐỀ-XI-MÉT VUÔNG
I.MỤC TIÊU
 Củng cố cho HS:
 - Đề-xi-mét vuông, đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đề-xi-mét vuông.
 - Chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại. Vận dụng các đơn vị đo cm2 và dm2 giải các bài toán có liên quan.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài
 Nêu yêu cầu tiết học
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Yêu cầu HS mở vở BT trang 64
Bài 1: 1 HS khá làm bài mẫu
49dm2 
Bài 2: 2HS đọc yêu cầu
Viết theo mẫu
1 HS lên bảng làm mẫu
Cả lớp làm vào vở- GV hướng dẫn HS yếu, tàn tật.
Bài 3: 2HS đọc yêu cầu
HS làm vào vở- GV hướng dẫn, giúp đỡ HS yếu,tàn tật
1 HS lên bảng chữa bài.
Bài 5: 2 HS đọc đề toán 
Nêu giữ kiện bài toán
HS giải vào vở-1 HS lên bảng giải
 Giải
 Chu vi tờ giấy màu đỏ hình chữ nhật là:
 (9 + 5) x 2 = 28(cm)
	Vì tờ giấy hình vuông màu xanh có chu vi bằng chu vi tờ giấy màu đỏ và bằng 28 cm nên cạnh của tờ giấy hình vuông là:
 28: 4 = 7 (cm)
 Diện tích tờ giấy màu xanh là:
 7 x 7 = 49(cm2)
 Đáp số: 49(cm2	)
3. Củng cố dặn dò
- GV chấm một số bài nhận 
- Nhận xét tiết học
_______________________________
Luyện Tiếng Việt :
LUYỆN ĐỌC- KỂ CHUYỆN 
I MỤC TIÊU :
- Đọc bài lưu loát , diễn cảm và đọc hiểu bài tập đọc:Ông Trạng thả diều.
- Kể được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện : Bàn chân kì diệu 
- Nắm chắc nội dung bài.
II HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Luyện đọc bài: Ông Trạng thả diều 
 - HS tiếp nối đọc 4 đoạn 3 lượt, GV nhận xét .
- HS luyện đọc theo cặp. 
 GV bao quát lớp và hướng dẫn HS yếu
 Gọi HS đọc cả bài ( ưu tiên cho HS yếu đọc nhiều - GV uốn nắn)
.Ôn nội dung bài :
 GV hỏi các câu hỏi trong SGK- yêu cầu HS trả lời- nên dành nhiều câu hỏi cho HS TB- yếu. khuyến khích HS trả lời bằng ngôn ngữ của mình.
. Đọc diễn cảm :
- HS luyện đọc đoạn 1 GV nhận xét.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm từng đoạn
- Thi đọc diễn cảm.
Nêu nội dung của bài học : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
- Bình chọn HS đọc diễn cảm tốt nhất
 - GV nhận xét tiết học.
2. Luyện kể chuyện : Bàn chân kì diệu 
a. Giới thiệu bài
 Gv nêu nội dung , mục tiêu của bài học .
Yêu cầu hs giở SGK trang .
b. Hướng dẫn HS luyện kể chuyện .
* Luyện kể theo nhóm 4 : 
Gv nêu yêu cầu của từng nhóm : Kể - nêu nội dung ý nghĩa của câu chuyện .
Các nhóm làm việc . Gv quan sát , giúp đỡ .
* Thi kể trước lớp : 
Gọi đại diện HS các nhóm lên trình bày trước lớp .
Ưu tiên HS trung bình, yếu
Hướng dẫn HS nghe, nhận xét góp ý bổ sung .
- Nhận xét về nội dung câu chuyện 
- Nhận xét về ý nghĩa của câu chuyện .
Ghi điểm - hướng dẫn HS khắc phục sửa chữa .
3. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS luyện đọc , kể chuyện ở nhà.
 1 HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
__________________________________________________
________________________________________________________________________
--------------------------------------------------------
------------------------------------------------------
Tập đọc
Có chí thì nên
I MỤC TIÊU
- Đọc trôi chảy rõ ràng, rành rẽ từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. 
 -Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn .(trả lời được các CH trong SGK)
- HTL 7 câu tục ngữ .( HS khá, giỏi học thuộc cả bài)
* HS có kĩ năng : Tự nhận thức bản thân , xác định giá trị và lắng nghe tích cực .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Tranh minh hoạ SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A.Kiểm tra (5')
HS đọc bài Ông Trạng thả diều và nêu nội dung bài. 
B.Dạỵ bài mới 
1.Giới thiệu bài (2') 
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài (28')
a.Luyện đọc 
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu tục ngữ lần 1, kết hợp khen những em đọc đúng , sửa lỗi cho HS nếu các em đọc sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng 
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu tục ngữ lần 2, kết hợp giải nghĩa từ .
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu tục ngữ lần 3 cho tốt hơn. 
-HS luyện đọc theo cặp .
-2 HS đọc cả bài .
-GV đọc diễn cảm cả bài .
b. Tìm hiểu bài 
-Dựa vào nội dung các tục ngữ trên hãy xếp chúng thành 3 nhóm ?
+Khẳng định có ý chí thì nhất định thành công : câu1- 4
+Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn :câu 2 - 5 
+ Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn : câu 3- 6 - 7
-Cách diễn đạt của tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ dễ hiểu? (ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh.) 
-Theo em, học sinh phải rèn luyện ý chí gì ? Lấy ví dụ về những biểu hiện của một HS không có ý chí .
c.Đọc diễn cảm 
- HS nối tiếp nhau đọc bài .
-GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm toàn bài . 
+GV đọc mẫu. 
+HS luyện đọc theo nhóm. 
+HS thi đọc .
-HS đọc nhẩm HTL cả bài .HS thi đọc HTL từng câu , cả bài. 
3.Củng cố , dặn dò (5')
-Về nhà đọc thuộc lòng các câu tục ngữ .
-Nhận xét tiết học .
Buổi chiều :
Hoạt động tập thể :
( GDKNS )
Chủ đề 2 : Kĩ năng giao tiếp với bạn bè và mọi người 
I . MỤC TIÊU : 
Giúp học sinh biết lắng nghe người khác nói và biết trình bày những cảm thông chia sẻ với mọi người khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống .
- Biết ứng xử phù hợp với những tình huống thường gặp trong cuộc sống .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Vở BT thực hành kí năng sống lớp 4 , tranh VBT phóng to ( nếu có ), bảng phụ ghi bài tập 3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Bài tập 1 : Xử lí tình huống ba người cùng nói một lúc .
GV cho 3 HS lên đóng vai các bạn trong tình huống . Cả lớp theo dõi trả lời các câu hỏi :
Em hãy đoán xem kết quả cuộc trò chuyện của ba bạn sẽ như thế nào ? Họ có hiểu được về kì nghỉ hè của nhau không ? Vì sao ? 
HS trình bày , GV tổng kết ý đúng : như câu tục ngữ :Người nói phải có người nghe .
Bài tập 2 : Trò chơi : truyền tin bí mật .
GV chia lớp thành hai đội chơi , nêu tên trò chơi và cách chơi .
Cho HS chơi thử sau đó chơi thật .
Kết thúc trò chơi GV công bố và tuyên dương nhóm thắng cuộc .
+ Em nghĩ gì khi thực hiện trò chơi này ?
+ Làm thế nào để truyền tin được chính xác ? Người truyền tin phải làm gì ? người nhận tin phải làm gì ? 
HS trả lời GV chốt lại bài học .
Bài tập 3 : GV cho HS làm bài vào vở , 1 em làm bảng phụ .Treo bảng phụ và chữa bài chung :
Đáp án : Đánh dấu + vào 1,2,3 5, 6, 12 còn lại đánh dấu - 
Bài tập 4 : GV gọi HS lên đóng vai các tâm trạng của những người trong tranh .
Cả lớp quan sát và nêu đúng các trạng thái : tức giận , đau khổ , vui mừng , đau khổ .
+ Theo em , việc cảm nhận được tâm trạng của người khác qua ngôn ngữ , cử chỉ , điệu bộ , nét mặt có quan trọng không ? Vì sao ? 
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu em không cảm nhận được hoặc cảm nhận sai tâm trạng của người khác ?
HS trả lời . GV tổng kết bài học .
Bài tập 5 : GV cho HS quan sát tranh trong vở BT và thảo luận nhóm nêu nhận xét .
KL :Phải biết quan tâm chia sẻ với ngừoi khác 
Bài tập 6 : GV nêu yêu cầu , HS nhớ lại và nêu cảm nhận của mình khi được người khác quan tâm , giúp đỡ .
Bài tập 7 : GV nêu tình huống .Các nhóm thảo luận đóng vai cách ứng xử ,
GV cùng cả lớp chốt bài học : Niềm

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_4_tuan_11_nam_hoc_2020_2021.doc