Giáo án các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020

I. Mục đích, yêu cầu:

A. Tập đọc:

- Đọc đúng, rành mạch: quăng rìu, bã trầu, tiều phu,

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu giữa các cụm từ.

- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội; Giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B. Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý (SGK).

II. Đồ dùng dạy- học:

- Tranh minh hoạ trong chuyện trong SGK

- Bảng phụ viết các gợi ý kể trong đoạn câu chuyện.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc20 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng dạy học:
A. Bài cũ: 
- GV kiểm tra 3 HS đọc lại đoạn văn ngắn, thuật lại rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
- GV nhận xét 
B. Bài mới: Giới thiệu bài và nội dung tiết học Ghi chép sổ tay
1. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: HS đọc Y/C của bài tập 1 
- Cho HS đọc theo cách phân vai 
- GV giới thiệu tranh ảnh về các loại động, thực vật quí hiếm được nêu trong bài.
Bài 2: Cho HS đọc Y/C của bài tập 
GV nhắc lại Y/C
- Cho HS làm bài (GV phát 4 tờ giấy cho 4 HS)
- Cho HS trình bày. 
- GV nhận xét chốt lại và bình chọn bài ghi tốt nhất.
Câu a: Sách đỏ sách nêu tên các loại động thực vật quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng 
cần bảo vệ.
Câu b: các loại có trong danh sách đỏ.
- Việt Nam:
* Động vật: sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác ...
* Thực vật: trầm hương, trắc, kơ -nia, sâm ngọc linh, tam thất ...
- Thế giới: Chim kền kền ở Mỹ (70 con) heo xanh ở Nam cực (500 con), gấu trúc ở Trung Quốc (700 con) 
C. Củng cố dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
- Các em về nhà ghi chép sổ tay sưu tầm tranh ảnh. Của các nhà du hành vũ trụ chuẩn bị cho tiết TLV tới. 
Đạo đức:
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG - UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
I. Mục tiêu: 
- Hiểu ý nghĩa của ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân (22 - 12), vẻ đẹp truyền thống anh bộ đội cụ Hồ qua các giai đoạn lịch sử 
- Hiểu biết những truyền thống cách mạng ,sự kiện vẻ vang của quê hương.
- Biết ơn các thế hệ cha anh đã chiến đấu hy sinh vì đất nước.
- Biết giữ gìn, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của quê hương.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tư liệu về ngày thành lập QĐNDVN và ngày QPTD (22 - 12)
- Tài liệu về truyền thống cách mạng quê hương Ngọc lặc.
- Tranh ảnh và tư liệu về căn cứ cách mạng Bắc Sơn.
III. Các hoạt động dạy học: 
* Khởi động: HS nghe bài hát Ngoc Lặc yêu thương
HĐ1: Giới thiệu bài - GV giới thiệu chủ điểm 
HĐ2: Tìm hiểu về ngày thành lập QĐNDVN và ngày QPTD.
Bước 1: GV giới thiệu có minh hoạ tranh ảnh
Bước 2: HS thảo luận 
- ND ý nghĩa ngày QĐNDVN và ngày QPTD
- Sưu tầm tìm tên các anh hùng QĐ qua các cuộc kháng chiến chống Pháp Mĩ 
Bước 3: HS trình bày ý kiến thảo luận 
Bước 4: Các nhóm trình bày tranh ảnh sưu tầm 
HĐ2: Tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hương Ngọc Lặc
 Bước 1: 
- GV giới thiệu kết hợp cho HS quan sát tranh ảnh về căn cứ cách mạng Bắc Sơn
- Tìm hiểu truyền thống cách mạng, nêu tên các anh hùng tiêu biểu, các bà mẹ VN anh hùng trên quê hương Ngọc Lặc
- Bước 2: HS trình bày kết quả 
HĐ3: Tổ chức thi văn nghệ 
- Các nhóm thi hát, Kể truyện, đọc thơ về truyền thống cách mạng quê hương Ngọc Lặc
HĐ4: Tổ chức viếng tượng đài liệt sĩ
- GV tổ chức cho cả lớp thăm viếng tượng đài liệt sĩ
- Tìm hiểu thêm các anh hùng liệt sĩ trên bia đá 
C. Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại ND bài học 
ngày 24 tháng 6 năm 2020
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:
SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
I. Mục đích, yêu cầu:
A. Tập đọc:
- Đọc đúng, rành mạch: quăng rìu, bã trầu, tiều phu, 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu giữa các cụm từ.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội; Giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý (SGK).
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ trong chuyện trong SGK
- Bảng phụ viết các gợi ý kể trong đoạn câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Tập đọc
A. Bài cũ:
- 1 HS đọcthuộc lòng bài: Mặt trời xanh của tôi, trả lời câu hỏi 1 SGK - GV nhận xét 
B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp
1. Luyện đọc
a. GV đọc mẫu toàn bài
- GV hướng dẫn HS luyện đọc: Giọng kể linh hoạt, hồi hộp ở đoạn Cuội gặp hổ. Trở lại nhịp chậm hơn ở đoạn 2, 3. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hành động, trạng thái.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc câu:
+ Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. GV sửa lỗi phát âm cho HS đọc các từ: quăng rìu, bã trầu, tiều phu
+ Học sinh luyện đọc các từ khó, phân tích từ khó và nêu rõ cách đọc
- Luyện đọc đoạn: HS nối tiếp nhau đọc trong đoạn trong bài (2 lượt)
+ Lượt 1: 3 HS đọc nối tiếp đoạn. GV hướng dẫn cách đọc câu, đoạn như đã chuẩn bị trong bảng phụ. Hướng dẫn học sinh cách nhấn giọng ở các từ gợi tả hành động, trạng thái 
+ Lượt 2: 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn trong bài. GV giúp HS hiểu nghĩa các từ mới: Tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt, chứng.
+ 1 HS đọc chú giải cuối bài.
- Luyện đọc trong nhóm: HS luyện đọc nhóm đôi và sửa lỗi cho nhau
- Đọc trước lớp: Một nhóm bất kì nối tiếp nhau đọc trước lớp.
- Đọc đồng thanh: HS đọc đồng thanh đoạn 3
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn và trả lời các câu hỏi SGK nêu được:
+ Chú Cuội đã phát hiện ra cây thuốc quí nhờ hổ mẹ đã cứu sống 
+ Cuội dùng cây thuốc để cứu sống mọi người. Trong đó có cả con gái phú ông là vợ 
Cuội 
+ Những việc xảy ra với vợ chú Cuội: Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc vợ không tỉnh lại nên nặn bộ óc bằng đất sét, rồi mới rịt lá thuốc. Vợ Cuội sống lại nhưng từ đó mắc chứng bệnh hay quên.
+ Lí do Cuội sống trên cung trăng
Vợ Cuội quên lời chồng dặn đem nước giải tưới cho cây thuốc, khiến cây lừng lững bay lên trời. Cuội sợ mất cây, nhảy bổ tới, túm rễ cây. Cây thuốc cứ bay lên, đưa cuội lên tận cung trăng.
- HS đọc thầm câu hỏi 5:
+ Em tưởng tượng chú cuội sống trên cung trăng như thế nào?
HS tự do trả lời là chọn ý a, hay b, c
* Mở rộng: HS đọc thầm cả bài, học sinh nêu nội dung bài 
- GV nhận xét, chốt ý đúng như phần mục tiêu. Nhiều học sinh nhắc lại.
3. Luyện đọc lại
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn văn. GV hướng dẫn đọc đúng nội dung từng đoạn.
- HS thi đọc bài.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ: 
- HS đọc yêu cầu: Dựa vào gợi ý HS kể tự nhiên, trôi chảy từng đoạn câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng.
2. HS tập kể từng đoạn câu chuyện:
- GV nêu YC của phần kể chuyện
- 1HS đọc gợi ý trong SGK.
- 1 HS nhìn gợi ý kể mẫu đoạn 1
- HS tập kể theo nhóm 3 (Mỗi học sinh kể một đoạn của câu chuyện)
- Các nhóm thi kể chuyện, GV khuyến khích học sịnh yếu kể chuyện
- Lớp bình chọn nhóm kể hay nhất. C. Củng cố dặn dò:
- GV củng cố nội dung câu chuyện. Về tiếp tục tập kể toàn bộ câu chuyện. 
TOÁN:
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết).
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số trong phép nhân.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Hai học sinh nêu miệng k/q các phép tính nhẩm sau:
 30 000 x 3 = 100 000 : 2 = 
B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp
* Hướng dẫn HS làm BT: 
Bài 1: Tính nhẩm
- HS nêu yêu cầu BT
- Cho tự làm vào vở nháp; GV giúp đỡ HS còn lúng túng
- Vài HS lên bảng chữa bài và nêu rõ cách thực hiện của mình.
- Cả lớp - GV nhận xét chữa bài - HS tự chữa bài vào vở 
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- HS nêu yêu cầu BT
- Cho HS tự làm vào vở nháp; GV bao quát giúp đỡ HS
- Một số HS lên bảng làm bài và nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình. (yêu cầu tất cả các đối tượng học sinh lên bảng chữa bài) 
- Cả lớp - GV nhận xét chữa bài - HS tự chữa bài.
- HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện tính
Bài 3: Tìm X
- 2 HS nêu yêu cầu BT
- Cho HS tự làm vào vở nháp; GV giúp đỡ HS còn lúng túng
- 2 HS chữa bài trên bảng lớp sau đó nêu rõ cách tính của mình.
- Cả lớp - GV nhận xét chữa bài - Lớp đổi chéo vở KT bài bạn
- 2 HS nêu lại quy tắc tìm số hạng, thừa số chưa biết.
Bài 4: Giải toán 
- 3 HS đọc bài toán. HS tự phân tích đề toán, tự ghi tóm tắt ra giấy nháp, một học sinh nêu tóm tắt bài toán
- GV tóm tắt lên bảng: 5 quyển sách : 28 500 đồng
 8 quyển sách :  đồng? - HS xác định dạng toán và nêu cách giải . * Tìm mỗi quyển sách hết bao nhiêu tiền?; * Tìm 8 quyển sách hết bao nhiêu tiền? 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở nháp.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- Cả lớp nhận xét bổ sung, GV chốt kết quả.
C. Củng cố dặn dò: HS nêu lại KT toàn bài.
- Nhận xét tiết học - giao bài về nhà 
Âm nhạc:
Thầy Hanh dạy
Tự nhiên và xã hội:
 BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu:
- Biết trên bề mặt trái đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Nói tên và chỉ được vị trí trên lược đồ.
* Mở rộng: HS biết được nước chiếm phần lớn bề mặt trái đất. 
* GDBVMT: Biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển,  là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật. Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trang 126, 127SGK. Quả địa cầu
- Lược đồ câm phóng to; 10 tấm bìa ghi tên các châu lục.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 1 HS Kể tên các đới khí hậu trên trái đất ?
B. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐ1: Thảo luận cả lớp
+ MT: Biết được thế nào là lục địa, đại dương.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: GV cho HS chỉ đâu là nước, đâu là đất trong hình 1 SGK trang 126
Bước 2: 
- GV: Chỉ cho HS biết phần đất, phần nước trên quả địa cầu.
* Mở rộng: Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất ? 
+ Bước 3:
- GV giải thích: Lục địa là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất.
- Đại dương: là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa 
* GV kết luận: (Như phần bóng đèn toả sáng trang 126 SGK)
HĐ2: Làm việc theo nhóm
+ Mục tiêu: 
- Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương.
- Nói tên và chỉ được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ.
+ Cách tiến hành:
 Bước 1: HS làm việc nhóm đôi theo gợi ý: 
- Có mấy châu lục? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3.
- Có mấy đại dương? Chỉ và nói tên dương đại dương trên lược đồ hình 3.
* Mở rộng: Y/c HS tìm vị trí của nước Việt Nam trên lược đồ. VN ở châu lục nào?
Bước 2: GV gọi một số HS trả lời trước lớp - Các HS khác nhận xét bổ xung.
* GV kết luận: Trên TG có 6 châu lục: châu á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực và 4 đại dương: Thái Bình Dương, ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương. 
* GV liên hệ bộ phận: Để HS biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển,  là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật. Qua đó ý thức giữ gìn môi trường sống của con người. 
HĐ3: Chơi trò chơi Tìm vị trí các châu lục và các đại dương.
+ Mục tiêu: 
- Giúp HS nhớ tên và nắm vững vị trí của các châu lục và các đại dương. Tạo hứng thú học 
+ Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia nhóm5 và phát sơ đồ câm và 10 tấm bìa ghi tên sẵn.
Bước 2: GV HD học sinh cách chơi và HS tự chơi.
Bước 3: HS trưng bày sản phẩm của nhóm. HS khác bổ sung. GV tuyên bố nhóm thắng cuộc.
C. Củng cố dặn dò:
- GV - HS chốt kiến thức toàn bài. Nhận xét tiết học và giao bài về nhà.
Ngày 25 tháng 6 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nêu được một số từ ngữ nói về ích lợi của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên (BT1, BT2).
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
II. Đồ dùng dạy, học:
- Một vài tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1, 2
- Tranh, ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên và những thành quả sáng tạo, tô điểm cho thiên nhiên của con người.
- Bút dạ + 3 tờ phiếu khổ to viết truyện vui trong bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 2 HS đọc đoạn văn có sử dụng phép nhân hoá để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây. - GV, HS nhận xét
B. Bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục đích yêu cầu bài học
* Hướng dẫn HS làm bài
Bài 1: Theo em, thiên nhiên đem lại cho con người những gì?
- HS đọc yêu cầu của bài tập - HS làm bài theo nhóm 8 HS (ngẫu nhiên). GV phát phiếu cho các nhóm.
- Đại diện mỗi nhóm dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả. 
- HS và GV tính điểm thi đua, bình chọn nhóm thắng cuộc(Kể đúng, nhanh, nhiều những gì thiên nhiên trên mặt đất và trong lòng đất đã đem lại cho con người)
- GV lấy bài của nhóm thắng cuộc làm chuẩn, bổ sung từ để hoàn chỉnh bản kết quả.
- nhiều học sinh đọc lại bài làm hoàn chỉnh
- HS làm bài vào vở.
Bài 2: Con người đã làm gì để thiên nhiên đẹp thêm, giầu thêm?
- HS đọc yêu cầu của bài tập - HS làm bài theo nhóm 4 học sinh (hai bàn). 
- Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả. 
- Cả lớp và GV kết luận lời giải đúng
- Con người làm cho trái đất thêm giàu, đẹp bằng cách: 
+ Xây dựng nhà cửa, đền thờ, lâu đài, cung điện, những công trình kiến trúc lộng lẫy, làm thơ, sáng tác âm nhạc, ...
+ Xây dựng nhà máy, xí nghiệp, công trường, sáng tạo ra máy bay, tàu thuỷ, tàu du hành vũ trụ,
+ Xây dựng trường học để dạy dỗ con em thành người có ích.
+ Xây Bệnh viện, trạm xá để chữa bệnh cho người ốm 
+ Gieo trồng, gặt hái, nuôi gia cầm, gia súc, 
+ Bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, bảo vệ động vật quí hiếm, giữ sạch bầu không khí.
Bài 3: Em chọn dấu chấm. hay dấu phẩy để điền vào những ô trống?
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài cá nhân vào vở. Một học sinh làm bài vào tờ phiếu khổ to sau đó dán lên 
bảng lớp chữa bài
- HS, GV nhận xét, phân tích chốt lời giải đúng. Vài học sinh đọc lại kết quả
C. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại những nội dung vừa học - GV nhận xét tiết học.
 Toán:
 ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG I. Mục tiêu:
- Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học (độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam)
- Biết giải các bài toán liên quan đến những đại lượng đã học.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Kiểm tra việc làm bài tập trong vở của HS
B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp
* Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS trao đổi nhóm đôi. Mời 1 HS lên bảng làm bài- HS, GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu bài, lớp đọc thầm.
- HS quan sát hình vẽ - Tìm câu trả lời.
Ví dụ: Quả cam cân nặng 300 gam (200 + 100 = 300(g))
- Vài HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi
- GV, HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
Bài 3: HS quan sát đồng hồ; HS trao đổi cách làm bài.
- 1 HS lên chữa bài vào bảng phụ. HS, GV nhận xét cách gắn đúng.
- HS nhân xét, chốt KQ đúng. 
- Vài học sinh trả lời miệng câu hỏi b (Lan đi từ nhà đến trường hết 15 phút)
Bài 4: Giải toán có lời văn
- 1 HS đọc đề toán. Tự phân tích đề toán, tự lập kế hoạch giải, GV hướng dẫn, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
- 1 HS nêu phương án giải; HS làm bài cá nhân vào vở nháp.
- 1 HS lên chữa bài; HS, GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của mình
C. Củng cố, dặn dò: GV củng cố lại kiến thức tiết ôn tập
Chính tả:
NGHE - VIẾT: THÌ THẦM
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ, Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Đọc và viết đúng tên một số nước Đông Nam Á (BT2).
- Làm đúng BT 3a
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng lớp viết (3 lần) từ ngữ cần điền ở bài tập 2a, dòng thơ 2 của bài tập 2b.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 2 HS viết bảng lớp: suối, sông - HS, GV nhận xét.
B. Bài mới: Giới thiệu bài; GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học
1. Hướng dẫn HS nghe - viết
a. Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc bài thơ. 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong sách GK
- Giúp HS hiểu bài thơ: Bài thơ có lời thơ cho thấy các sự vật con vật đều biết trò chuyện, thì thầm với nhau. Đó là những sự vật, con vật nào ?
(Gió thì thầm với lá, lá thì thầm với cây, hoa thì thầm với ong bướm, trời thì thầm với sao, sao trời tưởng im lặng hoá ra cũng thì thầm cùng nhau)
- Hướng dẫn HS nhận xét.
+ Số chữ của từng dòng thơ; Những chữ cần viết hoa; Cách trình bày bài thơ
- HS đọc thầm lại bài thơ, ghi nhớ những chữ mình dễ viết sai.
b. GV đọc, HS viết bài vào vở.
c. GV thu bài, chấm và chữa bài
- GV đọc để học sinh soát bài, tự ghi số lỗi ra lề - GV chấm 7 bài nhận xét từng bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2: Đọc và viết đúng tên một số nước Đông Nam Á
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc tên riêng của 5 nước Đông Nam Á. Cả lớp đọc đồng thanh.
- Hướng dẫn HS cách viết tên riêng trong bài: Viết hoa các chữ đầu tên của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Trừ tên riêng Thái Lan (viết giống tên riêng VN), các tên còn lại có gạch nối giữa các tiếng trong mỗi tên: Ma-lai-xi-a, My-an- ma, Phi-lip-pin, 
Sin-ga-po.
Bài 3a: Điền vào chỗ trống tr hay ch? Giải câu đố.
- HS đọc yêu cầu của bài tập - Quan sát tranh minh hoạ gợi ý câu đố
- HS tự làm bài cá nhân vào vở
- 1 HS chữa bài trên bảng lớp, sau đó đọc kết quả, đọc lời giải câu đố.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Lời giải đúng: Đằng trước, ở trên, (lời giải câu đố: Cái chân) 
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học; GV nhắc HS học thuộc lòng câu đố, về đố 
lại các em nhỏ ở nhà.
Tự nhiên và xã hội:
BỀ MẶT LỤC ĐỊA
I. Mục tiêu: 
- Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa.
* GDBVMT: Biết các loại địa hình trên trái đất bao gồm: núi, sông, biển  là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật. Có ý thức giữ gìn môi truờng sống của con người.
* GD kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết xử lí thông tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ, núi, đồi, đồng bằng.
II. Đồ dùng dạy, học: Các hình trong sách GK trang 128, 129
- Tranh ảnh suối, sông, hồ do GV và HS sưu tầm
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Kể tên 6 châu lục và 4 đại dương ? 
B. Bài mới:
HĐ1: làm việc theo cặp
* Mục tiêu: Biết mô tả bề mặt lục địa
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK trang 128, trả lời theo các gợi ý sau:
+ Chỉ trên hình 1 chỗ nào mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước
+ Mô tả bề mặt lục địa
Bước 2: GV gọi một số HS trả lời trước lớp.
- GV, HS bổ xung và hoàn thiện câu trả lời
* KL: Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao (Đồi, núi), có chỗ bằng phẳng (Đồng bằng, cao nguyên), có những dòng nước chảy (Sông, suối) và những nơi chứa nước (Ao, hồ) 
HĐ2: Làm việc theo nhóm:
* Mục tiêu: Nhận biết được suối, sông hồ
* Cách tiến hành:
Bước 1: HS làm việc trong nhóm, quan sát hình 1 trang 128 trong sách GK và trả lời theo cách gợi ý sau:
- Chỉ con suối, con sông trên sơ đồ.
- Con suối thường bắt nguồn từ đâu ?
- Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối, con sông (Dựa vào mũi tên trên sơ đồ)
- Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu?
Bước 2: Dựa vào vốn hiểu biết hãy trả lời câu hỏi: Trong 3 hình (Hình 2, 3, 4) hình nào thể hiện suối, hình nào thể hiện sông, hình nào thể hiện hồ?
* Kết kuận: Sách GV
HĐ3: Làm việc cả lớp
* Mục tiêu: Củng cố các biểu tượng suối, sông, hồ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV khai thác vốn hiểu biết của HS, yêu cầu HS liên hệ với thực tế ở địa phương để nêu tên một số con suối, con sông, hồ.
Bước 2: Một vài HS trả lời kết hợp với trưng bày tranh ảnh.
Bước 3: GV giới thiệu thêm cho HS biết một vài con sông, hồ,  nổi tiếng ở nước ta.
* GDBVMT: GV liên hệ bộ phận để HS biết các loại địa hình trên trái đất bao gồm: núi, sông, biển  là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật. Có ý thức giữ gìn môi truờng sống của con người.
Tự nhiên và xã hội:
 BỀ MẶT LỤC ĐỊA (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Biết so sánh một số dạng địa hình: giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối.
* GDBVMT: Biết các loại địa hình trên trái đất bao gồm: núi, sông, biển  là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật. Có ý thức giữ gìn môi truờng sống của con người.
* GDKNS: GD kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin (Biết xử lí thông tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ, núi, đồi, đồng bằng, ...; Kĩ năng quan sát so sánh để nhận ra điểm giống nhau và khác nhau giữa đồi và núi; giữa đồng bằng và cao nguyên.
II. Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK trang 130, 131 
- Tranh ảnh, núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên do GV và học sinh sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Nêu đặc điểm bề mặt lục địa ? 
B. Bài mới:
HĐ1: Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu: Nhận biết được núi, đồi. Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi
* Cách tiến hành
Bước 1: Dựa vào vốn hiểu biết và quan sát hình 1-2 trong SGK trang 130 
- HS thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập 
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.
- GV, HS bổ xung hoàn thiện

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_8_nam_hoc_2019_2020.doc