Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021

Tập làm văn

VIẾT THƯ

I. MỤC TIÊU

Viết được một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ ở nước ngoài dựa theo gợi ý.

* GD kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Khởi động : Hoạt động nhóm đôi

- Lớp trưởng điều hành, HS hoạt động nhóm đôi: đọc lại bài văn kể lại 1 trận thi đấu thể thao.

- Một số nhóm kể trước lớp

- HS, GV nhận xét

2. Giới thiệu bài

- GV liên hệ chủ điểm, giới thiệu bài- ghi mục

- GV nêu mục tiêu bài học- HS nhắc lại

3. Bài mới:

*HĐ1: Hướng dẫn HS viết thư:

Mt: Viết được một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ ở nước ngoài dựa theo gợi ý

- Một HS đọc yêu cầu bài tập.

- Một HS giải thích yêu cầu bài tập theo gợi ý. GV chốt lại: Có thể viết thư cho một bạn nhỏ ở nước ngoài mà em biết qua báo chí, ti vi hoặc một người bạn trong tưởng tượng của em.

+ Nội dung thư phải thể hiện:

+ Mong muốn làm quen với bạn

- Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới sống hạnh phúc trong ngụi nhà chung: Trái đất.

+ Lưu ý HS cách trình bày 1 lá thư:

 - Dòng đầu thư

 - Lời xưng hô.

 - Nội dung thư.

 - Cuối thư: Lời chào, chữ ký, họ tờn.

*HĐ2: Học sinh viết thư:

Mt: HS biết cách viết và trình bày một bức thư

- HS viết vào VBT

- GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS yếu

- HS tiếp nối đọc thư, GV chấm 1 số bài viết hay.

4. Vận dụng:

Ghi nhớ cách viết và trình bày một bức thư

 

doc22 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 5 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u bài 
Mt: Hiểu ND: Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái chung là trái đất. (trả lời được các câu hỏi 1, 2,3)
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai?
- HS: Ba khổ thơ đầu nói về mái nhà riêng của chim, của cá, của dím, của chim, của ốc, của bạn nhỏ
+ Mỗi mái nhà riêng có những điều gì đáng yêu?
- HS: Mỏi nhà của chim là nghìn chiếc lá / ........
+ Mái nhà chung của mỗi vật là gì?
- HS: Là bầu trời xanh
+ Em muốn núi gì với những người bạn chung một mái nhà?
- HS: Chúng ta cùng giữ gìn và bảo vệ mái nhà chung .....
*HĐ3: Học thuộc lòng bài thơ 
Mt: Thuộc 3 khổ thơ đầu.
- 3 HS tiếp nối nhau thi đọc bài thơ.
- Gv hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lũng từng khổ thơ, cả bài thơ
- Bài thơ muốn nói với các em điều gì?
4.Vận dụng : 
- Chúng ta cùng giữ gìn và bảo vệ mái nhà chung .....
- GV nhận xét giờ học. 
Tiếp tục học thuộc bài thơ; chuẩn bị bài sau
------------------------------------------------------------------
Toán
PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Biết trừ các số trong phạm vi 100 000 (đặt tính và tính đúng). 
	2. Kĩ năng: Giải bài toán có phép trừ gắn với mối quan hệ giữa km và m. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.
-GV nhận xét đánh giá.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ (8 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS làm với phép trừ, cách đặt tính.
* Cách tiến hành:
- Giới thiệu phép trừ.
- Viết lên bảng phép trừ: 85 672 – 58 329 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào nháp
- Gọi 1 HS lên bảng làm
- Đặt câu hỏi: Muốn trừ số có 5 chữ số cho số có 5 chữ số ta làm như thế nào?
- Chốt lại cách thực hiện phép trừ
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng để tính toán
* Cách tiến hành:
Bài 1: Tính 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Yêu cầu HS làm vào bảng con
 92896 73581 59372 32484
 - 65748 - 6929 - 53814 - 9177
 27148 66652 5558 23307
- Uốn nắn sửa sai cho HS
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho HS làm vào vở rồi đổi vở kiểm tra chéo
- Gọi 1 HS làm trên bảng
- Nhận xét chốt lại
 63780 91462 49283 
- 18546 - 53406 - 5765 
 45234 38056 43518 
Bài 3: Toán giải
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS học nhóm 4 - làm bài vào bảng nhóm
- Yêu cầu các nhóm dán bài lên bảng 
Tóm tắt:
Có 	: 25 850m
 Đã trải nhựa	: 9850m
 Chưa trải nhựa	: km?
Bài giải
Số ki-lô-mét quãng đường chưa trải nhựa là:
25 850 – 9850 = 16 000 (m)
16 000m = 16km
Đáp số: 16km.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, chốt lại.
IV. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------
Chính tả(Nghe- viết)
LIÊN HỢP QUỐC
I. MỤC TIÊU
1.Năng lực đặc thù:
- Nghe-viết đúng bài chính tả; viết đúng các chữ số; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Làm đúng BT2 a/b
2.Năng lực chung:Phát triển năng lực Tự học và giải quyết vấn đề.
 3.Phẩm chất : Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất ,chăm chỉ ,chịu khó, cẩn thận
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Khởi động:- Lớp trưởng điều hành
- HS thi đua viết vào bảng con : sức khỏe, dân chủ, giữ gìn
- Lớp trưởng mời HS đọc từ ngữ vừa viết
- HS, GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài: 
GTB- Ghi mục
GV nờu mục tiêu bài học- HS nhắc lại
3. Bài mới : 
*HĐ1: Hướng dẫn HS nghe viết 
MT: Nghe-viết đúng bài chính tả; viết đúng các chữ số; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- GV đọc 1 lần bài văn, 2 HS đọc lại.
- Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích gì?
- Việt Nam trở thành thành viên LHQ vào lúc nào?
- HS viết chữ khuya:
+ GV đọc cho các em viết các chữ khuya, chữ số trong đoạn văn vào bảng con; HS đổi vở cho nhau nhận xét,báo cáo.
( Ví dụ : 24 - 10 - 1975 )
- GV đọc bài cho HS viết.
- Chấm, chữa bài.
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Phân biệt ch/tr
Bài 1a: 3 HS lớn bảng thi làm bài còn lại làm vào vở.
 Đáp án: Buổi chiều - Thuỷ triều - Triều đình.
Bài 2: HS làm bài vào vở, gọi 1 HS làm bài vào phiếu khổ to rồi dán lên bảng lớp. Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, nội dung câu văn.
Vớ dụ : Buổi chiều hôm nay, mẹ em ở nhà.
4. Vận dụng : 
- GV nhận xét giờ học
Luyện viết bài, khắc phục lỗi.Hướng dẫn phân biệt s/x.
-----------------------------------------------------------
Tự nhiên- Xã hội
TRÁI ĐẤT - QUẢ ĐỊA CẦU
I. MỤC TIÊU
- Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu.
- Biết cấu tạo của quả địa cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Quả địa cầu, các hình trong sgk. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
*HĐ1: Thảo luận cả lớp.
MT: Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu.
- Bước 1: HS quan sát hình 1 trong sgk.
GV núi: Quan sát hình 1, em thấy trái đất có hình gì?
 ( Có hình cầu, hơi dẹt ở 2 đầu).
- Bước 2:
+ GV tổ chức cho HS quan sát quả địa cầu giới thiệu : Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của trái đất. Nêu các bộ phận.
+ GV chỉ cho HS vị trí nước Việt Nam trên quả địa cầu .
* Kết luận: Trái đất rất lớn và có dạng hình cầu.
*HĐ2: Thực hành theo nhúm:
MT: Biết cấu tạo của quả địa cầu.
- Bước 1: Chia nhóm.
- Bước 2: 
+ HS trong nhóm lần lượt chỉ cho nhau xem: Cực bắc, cực nam, xích đạo, bắc bán cầu, nam bán cầu trên quả địa cầu.
+ HS đặt quả địa cầu trên bàn, chỉ trục của quả địa cầu.
- Bước 3: Đại diện các nhóm lên chỉ trên quả địa cầu.
* Kết luận:Quả địa cầu giúp chúng ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng, và bề mặt trái đất.
*HĐ3: Chơi trò chơi: Gắn chữ vào sơ đồ câm.
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- Bước 2: Hai nhóm HS chơi theo hướng dẫn của GV.
- Bước 3: GV tổ chức cho HS đánh giá 2 nhóm chơi.
*Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học.
---------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tự nhiên và Xã hội
SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
- Biết Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó, vừa chuyển động quanh Mặt Trời.
- Biết sử dụng mũi tên để mô tả chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt trời.
* GD kĩ năng sống: Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo. ( HĐ 3 )
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Cỏc hỡnh trong sgk trang 14, 15.
- Quả địa cầu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Bước 1:Tình huống xuất phát nêu vấn đề.
- Cho HS quan sát hình 1 sgk.
 Hỏi: Trái đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?
Gv giới thiệu bài: Để biết được Trái Đất chuyển động như thế nào? hôm nay chúng ta hãy cùng nhau khám phá qua bài học này
- GV ghi mục bài
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của HS.
- Em hãy tưởng tượng về Trái đất, hãy vẽ những suy nghĩ của em về sự chuyển động của Trái Đất vào giấy trong thời gian 3 phút.
- Mời HS trình bày suy nghĩ của mình. 
Bước 3:Đề xuất cõu hỏi và phương án quan sát.
- GV yêu cầu HS di chuyển về nhóm có cùng ý tưởng.
- Nêu suy nghĩ thắc mắc về các ý tưởng của cá
- Nhóm nhanh nhất đính trên bảng lớp, các nhóm còn lại đính xung quanh lớp.
- GV yêu cầu HS trình bày thảo luận
- Gv tổng hợp các câu hỏi:
*Nhìn từ cực Bắc xuống,Trái đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?
* Trái đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào?
- GV thống nhất phương án là quan sát, thực hành qua quả địa cầu.
Bước 4:Thực hiện phương án quan sát quả địa cầu. 
- Từng cặp chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của trái đất.
+ Nhận xét về hướng chuyển động của trái đất quanh mình nó và chuyển động quanh mặt trời.
Bước 5: Kết luận kiến thức:
* Kết luận: Trái Đất tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
Trái đất đồng thời tham gia 2 chuyển động: Tự quay quanh mình nó và chuyển động quanh mặt trời.
*Củng cố:
Chơi trò chơi: Trái đất quay. 
- Gv cho HS chơi theo nhóm, chỉ vị trí cho từng nhóm và hướng dẫn cách chơi.
( Một Hs đóng vai mặt trời, một HS đóng vai trái đất )
 *Dặn dò:
Biết bảo vệ môi trường – bảo vệ trái đất
---------------------------------------------------
Tự học
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
- Củng cố về cộng, trừ nhẩm các số tròn chục nghìn.
- Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 100000 .
- Giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1/ GVgiới thiệu bài- Ghi mục bài lên bảng.
2/ GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Phần 1: Dành cho HS TB
Bài 1: Tính nhẩm
a) 40 000 + 30 000 + 20 000 = 
b) 40 000 +( 30 000 + 20 000) = 
c) 90 000 - 30 000 - 20 000 = 
d) 90 000 - (30 000 + 20 000) = 
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
 a) 23045 + 10632 ; 	33677 + 34502 	b) 73643 - 45173 	; 90700 - 31278
Bài 3: Xe to chuyển được 15400kg hàng. Xe nhỏ chuyển được ít hơn xe to 3700kg hàng. Hỏi cả hai xe chuyển được bao nhiêu kg hàng?
Phần 2: Dành cho HS NK
Bài 2: Một nhóm thợ nhận lắp 10km dây điện thoại. Nhóm đó đã lắp được 3050m dây. Hỏi nhóm đó còn phải lắp bao nhiêu mét dây điện thoại nữa?
3. Củng cố- dặn dò:
------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ Tư, ngày 14 tháng 4 năm 2021
Toán
TIỀN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Nhận biết được các tờ giấy bạc: 20 000 đồng; 50 0 00 đồng, 100 000 đồng. 
	2. Kĩ năng: Bước đầu biết đổi tiền. Biết làm tính trên các số với đơn vị là đồng. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4 (dòng 1, 2).
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG
	1. Giáo viên: Một số tờ tiền thật có mệnh giá khác nhau.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập của tiết trước.
- GV nhận xét đánh giá.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu các tờ giấy bạc (8 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS làm các loại tiền 20 000, 50 000 và 100 000 đồng.
* Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát kĩ cả hai mặt của từng tờ giấy bạc nói trên và nêu nhận xét các đặc điểm của từng loại giấy bạc trên về:
+ Màu sắc của từng tờ giấy bạc.
+ mệnh giá từng tờ tiền
- Nhận xét, chốt lại
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết vận dụng vào làm bài tập có đơn vị là đồng.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Mỗi ví có bao nhiêu tiền?
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Cho HS làm miệng: Yêu cầu HS quan sát các ví tiền rồi cộng số tiền của từng ví
- Gọi HS trả lời
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét, chốt lại.
Bài 2: Toán giải
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Cho HS học nhóm đôi làm vào bảng học nhóm
- Yêu cầu các nhóm làm xong dán bài lên bảng
- Cho HS nhận xét bài
- Nhận xét, chốt lại.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho HS nêu cách làm
- Yêu cầu 3 HS lên bảng thi làm nhanh
- Nhận xét, chốt lại
Bài 4 (dòng 1, 2): Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS chơi trò chơi bán hàng
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét, chốt lại.
IV. củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------
Tập làm văn
VIẾT THƯ
I. MỤC TIÊU
Viết được một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ ở nước ngoài dựa theo gợi ý.
* GD kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Khởi động : Hoạt động nhóm đôi
- Lớp trưởng điều hành, HS hoạt động nhóm đôi: đọc lại bài văn kể lại 1 trận thi đấu thể thao.
- Một số nhóm kể trước lớp
- HS, GV nhận xét
2. Giới thiệu bài
- GV liên hệ chủ điểm, giới thiệu bài- ghi mục
- GV nêu mục tiêu bài học- HS nhắc lại
3. Bài mới: 
*HĐ1: Hướng dẫn HS viết thư: 
Mt: Viết được một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ ở nước ngoài dựa theo gợi ý
- Một HS đọc yêu cầu bài tập.
- Một HS giải thích yêu cầu bài tập theo gợi ý. GV chốt lại: Có thể viết thư cho một bạn nhỏ ở nước ngoài mà em biết qua báo chí, ti vi hoặc một người bạn trong tưởng tượng của em.
+ Nội dung thư phải thể hiện: 
+ Mong muốn làm quen với bạn
- Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới sống hạnh phúc trong ngụi nhà chung: Trái đất.
+ Lưu ý HS cách trình bày 1 lá thư: 
 - Dòng đầu thư
 - Lời xưng hô.
 - Nội dung thư.
 - Cuối thư: Lời chào, chữ ký, họ tờn.
*HĐ2: Học sinh viết thư:
Mt: HS biết cách viết và trình bày một bức thư
- HS viết vào VBT
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS yếu
- HS tiếp nối đọc thư, GV chấm 1 số bài viết hay.
4. Vận dụng:
Ghi nhớ cách viết và trình bày một bức thư
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ Năm, ngày 15 tháng 4 năm 2021
Đạo đức
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người.
	2. Kĩ năng: Nêu được những việc cần làm phù hợp. Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học.
* Không yêu cầu học sinh thực hiện lập đề án trang trại sản xuất và tìm cách bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt; có thể cho học sinh kể lại một số việc đã làm hoặc biết về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi (theo chương trình giảm tải của Bộ).
* KNS:- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn. Kĩ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trướng. Kĩ năng thu thập và xử kí thông tin liên quan đến chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trướng. Kĩ năng ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt nhất để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trướng. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
* NL: Chăm sóc cây trồng vật nuôi là góp phần gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, góp phần làm trong sạch môi trường, giảm độ ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứngn nhà kính do các chất khí thải gây ra, tiết kiệm nặng lượng (liên hệ).
* BĐ: Cho học sinh biết cây trồng, vật nuôi là nguồn sống quý giá của con người vùng biển, hải đảo. Giữ gìn, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo (liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG: Vở BT Đạo đức
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên trả lời các câu hỏi tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
a. Hoạt động 1: Đóng vai (12 phút)
* Mục tiêu: HS biết việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
* Cách tiến hành:
GV chia HS thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm chọn 1 con vật nuôi hoặc cây trồng mình yêu thích để lập trang trại sản xuất.
- Các nhóm thảo luận để tìm cách chăm sóc, bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt.
* NL: Chăm sóc cây trồng vật nuôi là góp phần gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, góp phần làm trong sạch môi trường, giảm độ ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứngn nhà kính do các chất khí thải gây ra, tiết kiệm nặng lượng.
b. Hoạt động 2 : Xử lí tình huống (12 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh ghi nhớ các việc làm chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận xử lí các tình huống sau:
+ Tình huống 1: Lan và Đào cùng đi thăm vườn rau Thấy rau có sâu,Đào ngắt những chiếc lá có sâu vứt ở xung quanh.
Nếu là Lan, em sẽ nói gì?
+ Tình huống 2: Đàn gà nhà Minh đột nhiên lăn ra chết hàng loạt. Mẹ đem chôn hết gà và không cho ai biết gà bị dịch cúm. Là Minh, em sẽ nói gì với mẹ?
- Theo dõi, nhận xét cách xử lí của các nhóm.
* BĐ: Cho học sinh biết cây trồng, vật nuôi là nguồn sống quý giá của con người vùng biển, hải đảo. Giữ gìn, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo.
IV. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ Sáu, ngày 16 tháng 4 năm 2021
Chính tả (Nhớ- viết )
MỘT MÁI NHÀ CHUNG
I. MỤC TIÊU
1.Năng lực đặc thù :
- Nhớ- viết chính xác đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ bốn chữ.
- Làm đúng BT2 a/
2.Năng lực chung:Phát triển năng lực Tự học và giải quyết vấn đề.
 3.Phẩm chất : Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất ,chăm chỉ ,chịu khó, cẩn thận
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Khởi động : - Hoạt động nhóm đôi
Lớp trưởng điều hành 
- HS viết vào bảng con: khỏe mạnh, yếu ớt, khuỷu tay
- Từng cặp đổi bảng cho nhau nhận xét, báo cáo trước lớp.
- Lớp nhận xột, GV nhận xét
2. Giới thiệu bài; 
GTB-ghi mục
GV nờu mục tiêu bài học- HS nhắc lại
3. Bài mới: 
*HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả 
- Nhớ- viết chính xác đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ bốn chữ.
- GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.
- Hỏi: Đoạn thơ nói lên những mái nhà riêng của ai ? Nó có gì đặc biệt ?
- Hướng dẫn HS cách trình bày :
 + Đoạn thơ có mấy khổ thơ ?
 + Cỏc dũng thơ được trình bày như thế nào ?
- Hướng dẫn viết từ khó : súng xanh, rập rình, lợp.
- HS viết từ khó vào nháp.
- HS dựa vào trớ nhớ tự viết chính tả.
- GV đọc, HS khảo bài, chữa lỗi.
- GV chấm bài, nhận xột
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: 
- Phõn biệt ch/tr
- HS làm bài tập 1a - VBT 
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- HS tự làm bài.
* Chữa bài: Gọi 2 HS lên chữa 
- Gv chốt lại lời giải đúng.
 Các từ cần điền: trưa, trời, che, chịu
4. Vận dung: 
Luyện viết lại bài thơ để khắc phục lỗi chính tả, lỗi chữ viết
-----------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG(Trang 160)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Biết cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000. 
	2. Kĩ năng: Giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1 (không yêu cầu viết phép tính, chỉ yêu cầu trả lời); Bài 2; Bài 3; Bài 4.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
* Ghi chú‎: Bài tập 1 không yêu cầu viết phép tính, chỉ yêu cầu trả lời (chương trình giảm tải).
II. ĐỒ DÙNG
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.
-GV nhận xét đánh giá.
- Giới thiệu bài mới: Ghi mục bài.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Ôn phép trừ (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong 100 000.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Tính nhẩm
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu 2 HS nhắc lại cách cộng trừ nhẩm.
- Cho cả lớp nhẩm rồi nêu kết quả
- Nhận xét chốt lại
Bài 2: Tính
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài làm và nêu cách tính.
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét, chốt lại.
- Nhắc lại cách đặt tính và viết 
b. Hoạt động 2: Giải toán (15 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về giải bài toán bằng hai phép.
* Cách tiến hành:
Bài 3: Toán giải
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS thảo luận nhóm 4 làm bài vào bảng học nhóm 
- Gọi các nhóm lên dán bài trên bảng lớp
Xã Xuân Phương:
Xã Xuân Hoà:
Xã Xuân Mai:
- Cho HS nhận xét. Giáo viên nhận xét, chốt lại
Bài giải
Số cây ăn quả ở Xuân Hòa là:
68 700 + 5200 = 73 900 (cây)
Số cây ăn quả ở Xuân Mai là:
73 900 – 4500 = 69 400 (cây)
Đáp số: 69 400 cây.
- Cả lớp nhận xét
Bài 4: Toán giải
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm 
Tóm tắt
	5 com pa: 10000 đồng
	3 com pa:  đồng?
Bài giải
Số tiền mua 1 cái com pa là:
10 000: 5 = 2000 (đồng)
Số tiền mua 3 cái com pa là:
2000 x 3 = 6000 (đồng)
Đáp số: 6000 đồng.
- Nhận xét.
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét chốt lại
- Nhắc nhở HS khi giải toán phải đọc kĩ đề, phân tích rồi tìm cách giải.
IV. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
----

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_30_nam_hoc_2020_2021.doc