Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021

Thứ Tư, ngày 20 tháng 1 năm 2021.

Luyện từ và câu.

NHÂN HÓA

 ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : KHI NÀO?

I/ Mục tiêu:

- Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá(BT1, BT2).

- Ôn tập cách đặt và TLCH: Khi nào?; tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào? (BT3,BT4).

II/ Đồ dùng dạy học: 3 tờ phiếu khổ to.

III/ Hoạt động dạy và học:

A. Bài cũ: GV nhận xét bài kiểm tra tuần trước.

B. Bài mới:

1/ Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học. HS nhắc lại.

 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập :

a- Bài tập1: ( Nhóm đôi)

Một HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm việc theo cặp, 3 nhóm HS làm bài trên phiếu và dán vào bảng lớp.

- Các nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.

- GV kết luận: Con đom đóm trong bài thơ được gọi bằng “anh” là từ dùng để gọi người, tính nết và hoạt động của Đom Đóm được tả bằng tính nết và hoạt động của con người . Như vậy con Đom Đóm đã được nhân hoá.

b- Bài tâp 2: Trong bài thơ “Anh Đom Đóm” những con vật nào được gọi và tả như người.

- HS làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến.

 + Cò Bợ được gọi bằng chị: Ru con.

 + Vạc được gọi bằng Thím: Lặng lẽ mò tôm.

c- Bài Tập 3: ( Nhóm 4)

Hs đọc yêu cầu bài. Thảo luận làm bài vào vở.

- GV nhắc HS xác định đúng bộ phận trả lời câu hỏi: Khi nào?

- Mời 3 HS lên bảng làm bài.

 Ví dụ: Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác.

d- Bài tập 4: (Cá nhân)

HS làm bài vào vở, điền vào bộ phận TLCH: Khi nào?

 Ví dụ: Đầu tháng 6 chúng em được nghỉ hè.

- Một số em nêu bài làm của mình.

- HS và Gv nhận xét.

*Củng cố, dặn dò: - 2 HS nhắc lại những điều mới học về nhân hoá.

 - Gv nhận xét giờ học.

 

doc22 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 58 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, hướng dẫn thêm.
- HS làm bài vào vở. GV theo dõi, chấm bài.
- Bài 1: ( Nhóm đôi)
Cho HS đọc yêu cầu bài . Viết ( theo mẫu).
- GV giải thích mẫu. Gọi từng cặp HS: 1 em đọc số, 1 em viết số.
 Ví dụ: Tám nghìn năm trăm hai mươi bảy: 8527.
- Bài 2: ( Nhóm đôi)
Cho HS đọc yêu cầu bài .Viết theo mẫu.
GV giải thích mẫu. GV viết số lên bảng, gọi một số nhóm đọc số.
Các nhóm khác nhận xét.
Viết số
 Đọc số.
 1942
một nghìn chín trăm bốn mươi hai
 6358

 4444

 8781


 chín nghìn hai trăm bốn mươi sáu
 7155

- Bài 3: (a,b).( Nhóm 4)
 GV ghi sẵn bài tập lên bảng , gọi 3 nhóm HS lên bảng viết tiếp.
 Ví dụ:a) 8650, 8651, 8652, 8653 , 8654, 8655, 8656.
- Bài 4: ( cá nhân) Củng cố cho HS vẽ tia số và viết tiếp số tròn nghìn vào dưới 
mỗi vạch của số. 
- HS thi điền nối tiếp ở bảng. GV nhận xét.
III.Củng cố, dặn dò: 2’
GV cùng HS hệ thống lại nội dung bài học
GV nhận xét giờ học. Tuyên dương nhắc nhở hợp lý
Dặn dò về nhà học bài 
___________________________
Tập đọc
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG THI ĐUA 
“NOI GƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI”
I/ Mục đích, yêu cầu: 
- Bước đầu biết đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo 
- Hiểu nội dung một báo cáo hoạt động của tổ, lớp (TL được các câu hỏi trong SGK).
 KNS: Thu thập và xử lí thông tin 
GDQPAN: Kể các chế độ trong ngày các chú bộ đội, công an thực hiện.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, 4 băng giấy.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: Nhóm 4 HS đọc bài Hai Bà Trưng
- Gv nêu câu hỏi về nội dung - HS trả lời
- HS và GV nhận xét.
B/ Bài mới :
1. Giới thiệu bài: GV cho học sinh quan sát tranh, gtb và nêu mục tiêu bài học. Học sinh nhắc lại mục tiêu.
2. Luyện đọc: 
- GV đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- ( Nhóm 4) HS tiếp nối nhau đọc nối tiếp câu.
- Hướng dẫn đọc từ khó.
- Đọc đoạn nối tiếp trước lớp.
 + Đoạn 1: 3 dòng đầu.
 + Đoạn 2: Nhận xét các mặt.
 + Đoạn 3: Đề nghị khen thưởng.
- GV theo dõi HS đọc, sửa lỗi phát âm.
- Giúp HS hiểu nghĩa từ khó.
- ( Nhóm 4) Đọc từng đoạn trong nhóm.
- 2 HS thi đọc cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (KNS)
( Nhóm 4) GV hướng dẫn các nhóm đọc thầm từng đoạn và trả lời các câu hỏi trong sách GK
- Theo em, báo cáo trên của ai? Bạn đó báo cáo với những ai? (Báo cáo trên của bạn lớp trưởng, bạn báo cáo với tất cả các bạn trong lớp về tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”).
- Bản báo cáo gồm những nội dung nào? (Bản báo cáo gồm hai nội dung chính đó là: Nhận xét các mặt và đề nghi khen thưởng).
- Các mặt được nhận xét là những mặt nào? (Đó là học tập, LĐ, các công tác khác).
- Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?(..giúp mọi người trong lớp thấy 
được việc thực hiện thi đua của lớp trong tháng ..)
*GDQPAN: Kể các chế độ trong ngày các chú bộ đội, công an thực hiện.
1. Treo quốc kỳ hàng ngày (cấp đại đội, tiểu đoàn độc lập, cấp trung đoàn trở lên)
2. Báo thức
3. Thể dục sáng
4. Kiểm tra sáng
5. Học tập
6. Ăn uống
7. Bảo quản vũ khí, trang bị
8. Thể thao, tăng gia sản xuất
9. Đọc báo, nghe tin
10. Điểm danh, điểm quân số
11. Ngủ nghỉ
4, Luyện đọc lại:
GV tổ chức cho HS thi đọc bằng các hình thức:
- Trò chơi: Gắn đúng vào nội dung báo cáo.
- Một vài HS thi đọc toàn bài. Cả lớp và GV bình chọn bạn đọc tốt nhất.
C/Củng cố, dặn dò: HS nêu nội dung bài đọc. 
Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị tiết sau.
Buổi chiều
Tự nhiên xã hội
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (TIẾP).
I.Mục tiêu: 
- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định.
- KNS :Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
* GDTNMT biển và hải đảo: Liên hệ với môi trường vùng biển. 
II.Đồ dùng dạy- học: 
Các hình trang 70, 71(sgk).
III.Hoạt động dạy và học:
A. Bài cũ :
Nêu tác hại của việc đổ rác bừa bói.
Em đó thực hiện đổ rác đúng quy định chưa ?
B. Bài mới :
1. GTB : GV nêu mục tiêu bài học. HS nhắc lại mục tiêu.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
 * Hoạt động 1: Quan sát nhanh. (KNS)
- Bước 1: Quan sát cá nhân.
- Bước 2: Yêu cầu 1 số em nêu nhận xét những gì quan sát thấy trong hình.
- Bước 3: Thảo luận nhóm: 
 + Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bữa bãi?
 + Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương (đường làng, ngõ xóm, bến xe, bến tàu ..
 + Cần làm gì để tránh các hiện tượng trên?
- Các nhóm trình bày, GV nhận xét và kết luận.
Kết luận: Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết.
Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh.Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện đúng quy định; không để vật nuôi (chó, mèo, lợn, gà, trâu, bò) phóng uế bừa bãi 
GV: ở nhà và ở trường mọi người đã đi tiểu tiện đúng nơi quy định chưa?
 - Ai đã từng được đi biển chơi?
 - Em thấy môi trường cảnh quan ở đó như thế nào?
 - Để cho cảnh biển luôn sạch đẹp và thu hút mọi người đến tham quan thì cần phải làm gì?
 GV liên hệ đến hs có dịp ra biển thì phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định, không được phóng uế bừa bãi, giữ vệ sinh môi trường biển.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
Bước 1: GV chia nhóm HS yêu cầu HS quan sát H3, 4 (tr 71) và trả lời câu hỏi 
 Chỉ và nói ra tên từng loại nhà tiêu có trong hình.
Bước 2: Thảo luận
Các nhóm trả lời theo các câu hỏi sau: 
 + Ở nơi địa phương em thường sử dụng loại nhà tiêu nào?
 + Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ ?
 + Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường?
Lưu ý: GV HDHS, ở các vùng miền khác nhau có loại nhà tiêu khác nhau, cách sử dụng cũng khác nhau
Ví dụ: ở thành phố thường dùng nhà tiêu tự hoại thì phải có đủ nước dội thường xuyên không để có mùi hôi và phải sử dụng loại giấy vệ sinh dùng cho nhà tiêu tự hoại.
- ở nông thôn thường dùng nhà tiêu hai ngăn và phải có tro bếp hoặc mùn cưa đổ lên trên sau khi đại tiện, giấy vệ sinh phải cho vào sọt rác 
* Kết luận: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh, xử lý phân người và động vật hợp lý sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường, không khí và nước.
3. Củng cố, dặn dò: HS nêu lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
Hoạt động thư viện
ĐỌC SÁCH TỰ CHỌN
Tin học
BƯỚC ĐẦU SOẠN THẢO VĂN BẢN 
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện được các thao tác lưu văn bản và mở văn bản đã có sẵn để chỉnh sửa.
- Soạn thảo và trình bày được văn bản ngắn trên phần mềm Word.
II. Đồ dung dạy học: Máy tính.
III. Hoạt động dạy học:
A. Khởi động: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS, khởi động máy tính.
B. Hoạt động cơ bản:
1. Giới thiệu phần mềm Word.
Word là phần mềm giúp em soạn thảo văn bản trên máy tính. Để khởi động phần mềm này, em nháy đúp chuột vào biểu tượng Word trên màn hình nền. ( GSK).
2. Soạn thảo văn bản:
HS trao đổi với bạn rồi thực hiện gõ nội dung ( SGK) vào trang soạn thảo.
- GV hướng dẫn HS gõ văn bản.
3. Lưu văn bản: 
GV hướng dẫn HS lưu văn bản vào thư mục trên máy tính.
4. Đóng trang soạn thảo bằng cách chọn nút lệnh X ở góc trên bên phải cửa sổ soạn thảo.
5. Mở văn bản có sẵn:
Thực hiện mở văn bản từ thư mục trên máy tính theo hướng dẫn ( SGK).
C. Ghi nhớ:
- HS nêu nội dung bài học ghi nhớ SGK. 
IV. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
__________________________
Thứ Tư, ngày 20 tháng 1 năm 2021.
Luyện từ và câu.
NHÂN HÓA
 ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : KHI NÀO?
I/ Mục tiêu: 
- Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá(BT1, BT2).
- Ôn tập cách đặt và TLCH: Khi nào?; tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào? (BT3,BT4).
II/ Đồ dùng dạy học: 3 tờ phiếu khổ to.
III/ Hoạt động dạy và học:
A. Bài cũ: GV nhận xét bài kiểm tra tuần trước.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học. HS nhắc lại.
 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : 
a- Bài tập1: ( Nhóm đôi)
Một HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc theo cặp, 3 nhóm HS làm bài trên phiếu và dán vào bảng lớp.
- Các nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận: Con đom đóm trong bài thơ được gọi bằng “anh” là từ dùng để gọi người, tính nết và hoạt động của Đom Đóm được tả bằng tính nết và hoạt động của con người . Như vậy con Đom Đóm đã được nhân hoá.
b- Bài tâp 2: Trong bài thơ “Anh Đom Đóm” những con vật nào được gọi và tả như người.
- HS làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến.
 + Cò Bợ được gọi bằng chị: Ru con.
 + Vạc được gọi bằng Thím: Lặng lẽ mò tôm.
c- Bài Tập 3: ( Nhóm 4)
Hs đọc yêu cầu bài. Thảo luận làm bài vào vở.
- GV nhắc HS xác định đúng bộ phận trả lời câu hỏi: Khi nào?
- Mời 3 HS lên bảng làm bài.
 Ví dụ: Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác.
d- Bài tập 4: (Cá nhân)
HS làm bài vào vở, điền vào bộ phận TLCH: Khi nào?
 Ví dụ: Đầu tháng 6 chúng em được nghỉ hè.
- Một số em nêu bài làm của mình.
- HS và Gv nhận xét.
*Củng cố, dặn dò: - 2 HS nhắc lại những điều mới học về nhân hoá.
 - Gv nhận xét giờ học.
Chính tả ( nghe -viết )
TRẦN BÌNH TRỌNG
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nghe -viết đúng chính tả bài: Trần Bình Trọng,trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng bài (BT2)a/b 
- GDQPAN: Ca ngợi lũng dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của tuổi trẻ Việt Nam trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 3 HS lên bảng lớp viết: liên hoan, náo nức, thời tiết, cả lớp viết vào vở nháp
1/ Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học. HS nhắc lại.
2/ Hướng dẫn HS nghe viết: 
- Hướng dẫn HS nghe viết:
- Gv đọc lần 1 bài viết. Một HS đọc lại.
- Một HS đọc chú giải.
 Hỏi: - Trần Bình Trọng bị bắt trong hoàn cảnh nào? (Khi ông đang chỉ huy một cánh quân chống giặc ngoại xâm).
- Khi giặc dụ dỗ ông trả lời như thế nào? (ông khảng khái mà trả lời “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”)
- Em hiểu câu nói đó như thế nào? (Ông là người yêu nước, có chí khí, thà chết vì đất nước mình chứ không phản bội Tổ quốc, không làm tay sai cho giặc.)
- GDQPAN: Qua bài này Em thấy Trần Trọng Bình là người như thế nào?
(dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, cứng cỏi, khụng chịu khuất phục trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm).
- GV bổ sung.
- Nhận xét chính tả:
 + Những chữ nào trong bài được viết hoa?
 + Câu nào được đặt trong ngoặc kép?
 + HS viết từ khó vào nháp:
- GV đọc bài cho HS viết bài vào vở.
- Chấm, chữa bài.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Bài 2 a: ( Nhóm 4) HS đọc thầm đoạn văn, làm bài tập
- Mời đại diện 3 nhóm lên bảng thi điền nhanh, điền đúng, sau đó đọc kết quả
- 1- 2 HS đọc đoạn văn sau khi đã điền đúng dấu câu.
- GDQPAN: Qua bài tập Em thấy phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm như thế nào?
dũng cảm, khụng chịu khuất phục trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
- GV nói thêm về liệt sĩ Phạm Hồng Thái ở BT 2b.
3/Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học.
____________________________ 
Toán
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ( TIẾP)
I/ Mục tiêu: 
- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (Trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0) và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số.
- Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
- Bài tập cần làm: BT1, BT2, BT3.
II/ Đồ dùng dạy- học:
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: Lớp trưởng điều khiển cho cả lớp Đọc số, viết số ( Nhóm 4)
Các nhóm báo cáo kết quả.
GV nhận xét.
B/ Bài mới : 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học. HS nhắc lại mục tiêu.
2. Giới thiệu số có 4 chữ số, các trường hợp có chữ số o.
- GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét bảng trong bài học rồi tự viết số, đọc số.
- GV lưu ý HS: Khi viết số, đọc số đều viết, đọc từ trái sang phải (là hàng cao đến hàng thấp hơn).
Hàng
Viết số
Đọc số
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị



2
0
0
0
2000

Hai nghìn
2
7
0
0
2700

Hai nghìn bảy trăm
2
7
5
0
2750

Hai nghìn bảy trăm năm mươi
2
0
2
0
2020

Hai nghìn không trăm hai mươi
2
4
0
2
2402

Hai nghìn bốn trăm linh hai
2
0
0
5
2005
Hai nghìn không trăm linh năm
3/ Thực hành: 
Bài 1: ( Nhóm đôi) Hai em cùng đọc số dựa theo mẫu.
Củng cố cho HS viết, đọc số. 
- Gọi 1 số HS đại diện các nhóm đọc- Các nhóm khác nhận xét 
Ví dụ :7800 đọc là bảy nghìn tám trăm
 3690 đọc là ba nghìn sáu trăm chín mươi
 6504 đọc là sáu nghìn năm trăm linh bốn
 4081 đọc là bốn nghìn không trăm tám mốt
 5004 đọc là năm nghìn không trăm linh năm
Bài 2: ( Nhóm 4) thảo luận làm bài vào vở.
- Mời 3 nhóm lên bảng điền số.
- HS đổi vở cho nhau kiểm tra kết quả viết và đọc số.
Ví dụ : a) 5616 	5617 5618 5619 5620	5621
 b) 8009 	8010 8011 8012 8013	8014
 c) 6000 	6001 6002	6003	6004	6005
Bài 3: ( Cá nhân) HS điền số còn thiếu vào ô trống.
3000, 4000, 5000, 6000, 7000.
9000, 9100, 9200, 9300, 9400, 9500.
4/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị tiết sau.
____________________________
Thứ Năm, ngày 21 tháng 1 năm 2021
Toán
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (TIẾP)
I/ Mục tiêu: 
- Nhận biết cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số.
- Biết viết số có bốn chữ số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
- Bài tập cần làm: BT1; BT2(cột 1 câu a,b); BT3.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ:
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Khởi động: 
Lớp trưởng tổ chức cho các nhóm đọc số: 4032, 5090, 7903, 4880.
 Viết số: Năm nghìn không trăm tám mươi.
- GV nhận xét.
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học. HS nhắc lại.
2/ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
Viết số có 4 chữ số thành tổng các nghìn trăm, chục, đơn vị.
- GV viết bảng: 5247.
- Gọi HS đọc số.
 Hỏi: Số 5247 có mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- GV hướng dẫn HS tự viết: 
 5247 = 5000 + 200 + 40 + 7.
- Làm tương tự với các số tiếp theo.
 Lưu ý HS: Nếu tổng có số hạng bằng không thì có thể bỏ số hạng đó đi. 
Ví dụ: 7070 = 7000 + 70.
3/ Thực hành. - HS đọc yêu cầu từng bài tập, GV giải thích thêm.
- HS làm bài tập. GV theo dõi, chấm bài.
* Chữa bài:
Bài 1: ( Nhóm đôi)
Cho số viết thành tổng( gọi 2 nhóm hs lên bảng chữa bài a, b)
 Ví dụ: 6006 = 6000 + 6.
 2002 = 2000 + 2
Bài 2: ( Nhóm 4)
Cột 1 câu a, b: Cho tổng, viết số (Một số nhóm lên bảng chữa bài)
 Ví dụ: 4000 + 500 + 60 = 4560
 3000 + 600 + 10 + 2 = 3612
 Bài 3: ( Cá nhân) HS làm vào vở.
HS đổi vở cho nhau, kiểm tra kết quả. Nhận xét.
Ví dụ : a) 8555 
 c) 8550 
 d) 8500
- HS và GV nhận xét
3/Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị tiết sau.
Tập viết
ÔN CHỮ HOA N (TIẾP )
I/ Mục đích, yêu cầu: 
-Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng )chữ Nh), R, L(1 dòng); viết đúng tên riêng Nhà Rồng (1 dòng)và câu ứng dụng: nhớ sông Lô ...nhớ sang Nhị Hà (1lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
 -Viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
II/ Đồ dùng dạy- học: - Chữ mẫu, chữ tên riêng.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 2 HS lên bảng viết : Ngô Quyền, cả lớp viết vào bảng con.
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học. HS nhắc lại.
2/ Hướng dẫn viết:
a) Luyện viết chữ hoa : HS tìm các chữ hoa có trong bài: Nh, R
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- HS tập viết trên bảng con.
b) Luyện viết từ ứng dụng: (tên riêng )
 - HS đọc từ ứng dụng: GV giới thiệu về Bến cảng Nhà Rồng: Đây là nơi Bác Hồ đã lên tàu đi ra nước ngoài để tìm đường cứu nước.
- GV cho HS xem chữ mẫu đồng thời viết mẫu lên bảng.
- HS viết bảng con.
c) Luyện viết câu ứng dụng:
- HS đoc câu ứng dụng: 
 Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
 Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà
- GV giúp HS hiểu về các tên riêng có trong bài
+ Sông Lô là sông chảy qua các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc
+ Phố Ràng: thuộc tỉnh Yên Bái 
+ Cao Lạng là tên chỉ chung hai tỉnh Cao bằng, Lạng Sơn 
+ Nhị Hà là một tên gọi khác của sông Hồng
- HS tập viết trên bảng con: Phố Ràng, Nhị Hà.
3/ Hướng dẫn viết vào vở tập viết :
- GV nêu yêu cầu:
 + Các chữ Như: 1 dòng; Chữ R, L 1 dòng
 + Viết tên riêng: Nhà Rồng: 1 dòng
 + Víêt câu ứng dụng: 1 lần
- HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
 4/ Chấm, chữa bài.
 5.Củng cố, dặn dò: Nhận xét bài viết của HS.
____________________________
Buổi sáng
Thứ Sáu, ngày 22 tháng 1 năm 2021
Tập làm văn
NGHE KỂ : CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nghe, kể câu chuyện: Chàng trai làng Phù Ủng.
- Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c. 
KNS :Thể hiện sự tự tin
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe kể chuyện: (KNS)
 Bài tập 1: HS nghe kể chuyện:
- Gv nêu yêu cầu BT: Giới thiệu về Phạm Ngũ Lão, vị tướng giỏi thời nhà Trần, có nhiều công lao trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, sinh năm 1255, mất năm 1320, quê ở làng Phù Ủng.
- HS đọc yêu cầu của bài, đọc 3 câu hỏi gợi ý, quan sát tranh minh hoạ.
- GV kể chuyện 2, 3 lần.
+ Truyện có những nhân vật nào?
 + Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì?(Chàng trai ngồi đan sọt).
 + Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai? (Vì chàng trai mải mê đan sọt, không để ý thấy kiệu của Trần Hưng Đạo đã đến, quân mở đường giận dữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh ra, dời khỏi chỗ ngồi nhường đường cho Hưng Đạo Vương).
 + Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô.(Vì Trần Hưng Đạo mến trọng chàng trai là người yêu nước, tài giỏi. Chàng mãi nghĩ việc nước đến nỗi giáo đâm vào đùi chảy máu mà không hay biết. Khi được Trần Hưng Đạo hỏi đến phép dùng binh chàng trả lời rất trôi chảy).
 - HS tập kể chuyện: - Từng tốp 3 HS tập kể lại câu chuyện (theo nhóm).
- Các nhóm thi kể theo các bước.
 - 2 - 3 HS có trình độ tương đương thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS phân vai kể lại câu chuyện.
Bài tập 2:Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c.
-Yêu cầu HS đọc đề bài 2:
- HS chọn một trong hai ý b hoặc c sau đó tự viết câu trả lời của mình vào vở; lưu ý HS viết thành câu văn.
- Gọi một số HS đọc bài của mình. - HS và GV nhận xét 
VI/Củng cố, dặn dò: Về nhà xem lại bài học
____________________________ 
Tự nhiên xã hội
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (TIẾP)
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con ngườivà động vật, thực vật.
KNS: Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí thôngcác thông tin để biết tác hại của nước bẩn, nước ô nhiễm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khoẻ con người.
* GDTNMT biển và hải đảo: Liên hệ với môi trường vùng biển. 
II/ Đồ dùng dạy học: Các hình trang 70, 71 (sgk).
III/ Hoạt động dạy và học:
A. Bài cũ : 
Lớp trưởng điều khiển các nhóm : Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi.
- Các nhóm báo cáo trước lớp. GV nhận xét.
B. Bài mới :
1. GTB : Gv nêu mục tiêu bài học. HS nhắc lại.
2. Tìm hiểu bài :
* Hoạt động 1: Quan sát tranh. (KNS)
- Bước 1: Quan sát hình 1,2 trang 72 theo nhóm và trả lời theo gợi ý:
+Hãy nói và nhận xét những gì bạn thấy trong hình.Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai.
- Bước 2: Gọi 1 số nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
- Bước 3: (Thảo luận nhóm 2 ) theo nội dung các câu hỏi sau:
+Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy, cần cho chảy ra đâu?
Bước 4: Gọi 1 số nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung 
 GV phân tích cho hs trong nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con người đặc biệt là nước thải từ các bệnh viện. Nước thải từ các nhà máy có thể gây nhiễm đọc cho con người, làm chết cây cối và sinh vật sống trong nước.
Kết luận: trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lí thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước.
- GV cho hs xem một bức ảnh chụp cảnh biển bị tràn dầu - hs nêu nhận xét về bức ảnh. Từ đó GV liên hệ đến việc giữ vệ sinh môi trường vùng biển.
- Em thấy nguyên nhân nào dẫn đến môi trường biển bị ô nhiễm?
- Cần làm gì để giữ vệ sinh môi trường biển?
* Hoạt động 2:( Thảo luận nhóm 4)về cách xử lí nước thải
Bước 1: Từng Hs hãy cho biếtt ở gia đình hoặc ở địa phương em thì nước thải được chảy vào đâu? Theo em cách xử lí như vậy hợp lí chưa? Nên xử lí như thế nào thì hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đếm môi trường xung quanh?
Bước 2: Quan sát hình 3, 4 tr 73 theo nhóm 
-Theo bạn, hệ thống cống nào hợp vệ sinh? Tại sao?
-Theo bạn, nước thải có cần được xử lí kh

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_19_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan