Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021

Đạo đức

ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI KỲ I

I/ Mục tiêu:

- Củng cố cho HS những kiến thức, kỷ năng và hành vi đạo đức đã được học kỳ I.

II/ Hoạt động dạy và học:

A. Khởi động: Lớp hát một bài.

B. Bài mới:

1/ Giới thiệu bài:

HS nhắc lại 8 bài Đạo đức đã học ở kỳ I.

2/ Ôn tâp: Bằng hình thức bốc thăm trả lời câu hỏi:

 1- Em hãy cho biết Bác Hồ quê ở đâu? Bác sinh ngày, tháng, năm nào? Hãy học 5 điều Bác Hồ dạy?

 2- Hãy kể lại 1 câu chuyện về tấm gương biết gữi lời hứa?

 3- Em đã tự làm được những việc gì? Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc?

 4- Hãy đọc 1 bài thơ (hoặc hát 1 bài hát) nói về tình cảm gia đình?

 5- Em cần làm gì khi bạn có chuyện vui? Khi bạn gặp chuyện buồn?

 6- Tham gia làm việc lớp, việc trường cụ thể đó là là những việc gì?

 7- Em hãy đọc 1 vài câu ca dao nói về chủ đề quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng?

 8- Chúng ta cần có thái độ như thế nào đói với các thương binh, liệt sỹ?

 - Khi HS bốc thăm trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe bạn trả lời để bổ sung ý kiến(nếu có) hoặc trả lời thay bạn nếu bạn không trả lời được.

 - GV cùng HS cả lớp nhận xét.

3/ Nhận xét giờ học.

- GV củng cố lại kỷ năng, kiến thức cơ bản của các bài học đạo đức trong học kỳ I

- Nhắc nhở HS thực hiện tốt những điều đã được học.

 

doc21 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 53 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c)Hướng dẫn viết từ khó 
-Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả
 - HS viết 1 số từ khó vào nháp: lo, biết chuyện làng quê, sẵn lòng, chiến tranh...
 b- GV đọc bài cho HS viết. 
 Khảo bài, chữa lỗi.
 c- Chấm bài.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập: BT2 (b) VBT.
 - GV dán 3 băng giấy lên bảng lớp, mời 3 HS lên bảng thi làm nhanh, sau đó từng em đọc kết quả, GV chốt lại lời giải đúng.
IV- Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
___________________________
Tập đọc
ANH ĐOM ĐÓM
I) Mục đích, yêu cầu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. 
- Hiểu nội dung bài: Đom đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các sinh vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Học thuộc lòng 2 - 3 khổ thơ trong bài.
II)Đồ dùng dạy- học:
 Tranh minh hoạ bài thơ.
III) Hoạt động dạy và học:
A)Bài cũ: GV treo tranh minh hoạ truyện: Mồ côi xử kiện, mời 2 HS tiếp nối nhau lên kể chuyện theo tranh.
B)Bài mới : 
1)Giới thiệu bài: 
GV đưa ra mục tiêu bài học. HS đọc mục tiêu.
2 Luyện đọc:
- GV đọc bài thơ
- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng dòng thơ. ( nối tiếp trong nhóm 4)
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ. Tìm hiểu nghĩa các từ được chú giải.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
3 )Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: 
- ( Nhóm 4) GV hướng dẫn học sinh đọc thầm để trả lời cỏc cõu hỏi trong SGK
- Anh đóm làm việc vào lúc nào? (Anh Đom Đóm làm việc vào ban đêm )
- Công việc của anh Đóm là gì? (...là lên đèn đi gác, lo cho người ngủ )
- Anh Đóm đã làm việc với thái độ như thế nào? Những câu thơ nào cho em biết điều đó? (Anh Đóm đã làm công việc của mình một cách nghiêm túc, cần mẫn, chăm chỉ. Câu thơ: Anh Đóm chuyên cần ...)
- Anh Đóm thấy những cảnh gì trong đêm? (Trong đêm đi gác, anh Đom Đóm thấy chị Cò Bợ đang ru con ngủ, thấy thím Vạc đang lặng lẽ mò tôm, ánh sao Hôm chiếu xuống nước long lanh )
- Tìm một hình ảnh đẹp của anh Đóm trong bài thơ?
- Các nhóm báo cáo trước lớp GV nhận xét, bổ sung.
4) Học thuộc lòng bài thơ:
- Hai HS thi đọc lại bài thơ.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ
5) Củng cố- dặn dò: - 1- 2 HS nói về nội dung bài thơ.
 - GV nhận xét giờ học.
______________________________
Chiều
Tự nhiên xã hội
LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ
I)Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị. 
- ( Kể được về làng, bản hay khu phố nơi em đang sống )
KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: So sánh tìm ra những đặc điểm khác biệt giữa làng quê và đô thị. 
* GDTNMT biển và hải đảo: Liên hệ với quê hương vùng biển đảo của hs vùng biển, qua đó giáo dục tình yêu quê hương và ý thức bảo vệ môi trường quê hương. 
II/ Đồ dùng dạy- học:
 Các hình trong sgk trang 62, 63.
III/ Hoạt động dạy và học:
A. Bài cũ:
- Kể tên 1 số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV GTB: nêu mục tiêu bài học.
2. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm. (KNS)
- Bước 1: HS quan sát trong sgk và ghi lại kết quả theo bảng dưới đây.
- Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Phong cảnh
Nhà cửa
Đường sỏ
Hoạt động giao thụng
Hoạt động chủ yếu của người dõn
Làng quê
Nhiều cây cối, ruộng vườn
Nhà mái ngói có vườn cây, nuôi động vật
Đường làng đường bờ ruộng
Chủ yếu là đi bộ, ít xe cộ .
có xe bò, máy cày, xe đạp
Làm ruộng , trồng rau, nuôi lợn, gà

Đô thị.
Chật hẹp, ít cây cối
Nhà cao tầng không có vườn cây
Đường bê tông, lát gạch, đường nhựa
Nhiều xe cộ, nhất là xe máy,ô tô, nhiều khi tắc đường
Làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp

* Kết luận: Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi,chài lưới và các nghề thủ công..; xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại; đường làng nhỏ, ít người và xe cộ qua lại. Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy.; nhà ở tập trung san sát; đường phố có nhiều xe cộ và người qua lại 
+ Hướng dẫn HS sưu tầm tranh ảnh về làng quê và đô thị. 
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
- Nhóm trưởng điều hành các bạn trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu. nêu kết quả trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả bài làm trước lớp..
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
- Từng nhóm liên hệ.
GV kết luận: Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới,và các nghề thủ công . Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy
4. Hoạt động 3: Vẽ tranh:
GV nêu chủ đề: Hãy vẽ về thành phố( thị xã ) quê em.
C)Củng cố, dặn dò: 
 ? Ai có thể kể những điều em biết về vùng quê biển đảo?
- Gv cho hs xem ảnh quê vùng biển và giới thiệu cho hs một số đặc điểm của vùng biển đảo . GV đọc cho hs nghe bài thơ “Quê em ở vùng biển”.
- Nhận xét giờ học.
Tin
HỌC VÀ CHƠI CÙNG MT: TẬP VẼ VỚI PHẦN MỀM TUX PAINT
 (Tiết 1, 2)
I. Mục tiêu: 
- Ôn tập kiến thức đã học. Biết cách sử dụng các công cụ vẽ trong phần mềm Tux Paint.
- Phát triển tư duy sáng tạo, thực hiện được tuần tự các bước trong phần mềm vẽ tranh.
- Vẽ được một bức tranh hoàn chỉnh bằng chương trình Tux Paint.
II. Đồ dung dạy học: Máy tính.
III. Hoạt động dạy học:
A. Khởi động: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS, khởi động máy tính.
B. Hoạt động cơ bản:
a. Giới thiệu trò chơi:
- GV giới thiệu giao diện trò chơi cho học sinh.
- Công cụ giúp các em vẽ hình:
+ Vùng hình mẫu: Các hình có sẵn hiện ra tương ứng với công cụ mà em chọn.
+ Vùng công cụ: Chọn Sơn để vẽ tự do, Đường để vã các đường thẳng hoặc gấp khúc, Hình để vẽ hình, Văn bản để gõ chữ.
+ Vùng màu sắc: Vùng chọn màu cho nét vẽ.
c. Vẽ tự do:
- GV hướng dẫn học sinh thực hành vẽ bông hoa trong Tux Paint.
+ Chọn
+ Chọn tiếp để chỉnh nét vẽ
+ Chọn màu đỏ cho bông hoa, màu xanh cho cành và lá.
- Học sinh tiến hành thực hành vẽ.
c. Vẽ hình khối:
- GV hưỡng dẫn cho học sinh vẽ ngôi nhà theo các bước sau:
+ Chọn
+ Chọn hình vuông hoặc hình tam giác ở vùng hình mẫu.
+ Chọn màu cho ngôi nhà.
+ Di chuyển con trỏ chuột ra trang vẽ, nhấn giữ chuột và kéo để vẽ.
+ Lưu bài vẽ.
* Thao tác vẽ hình trên phần mềm Tux paint được thực hiện tương tự thao tác vẽ hình trên phần mềm Paint.
d. Hoạt tiếp theo - trang 58 (SGK):
- GV hướng dẫn học sinh thực hành hoạt động 4 trong SGK.
- Nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài học: Khái quát nội dung đã học.
- Ghi nhớ công cụ và thao tác thực hiện.
- Chuẩn bị bài mới.
Đạo đức
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI KỲ I
I/ Mục tiêu:
- Củng cố cho HS những kiến thức, kỷ năng và hành vi đạo đức đã được học kỳ I.
II/ Hoạt động dạy và học: 
A. Khởi động: Lớp hát một bài.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
HS nhắc lại 8 bài Đạo đức đã học ở kỳ I.
2/ Ôn tâp: Bằng hình thức bốc thăm trả lời câu hỏi:
 1- Em hãy cho biết Bác Hồ quê ở đâu? Bác sinh ngày, tháng, năm nào? Hãy học 5 điều Bác Hồ dạy?
 2- Hãy kể lại 1 câu chuyện về tấm gương biết gữi lời hứa?
 3- Em đã tự làm được những việc gì? Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc?
 4- Hãy đọc 1 bài thơ (hoặc hát 1 bài hát) nói về tình cảm gia đình?
 5- Em cần làm gì khi bạn có chuyện vui? Khi bạn gặp chuyện buồn?
 6- Tham gia làm việc lớp, việc trường cụ thể đó là là những việc gì?
 7- Em hãy đọc 1 vài câu ca dao nói về chủ đề quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng?
 8- Chúng ta cần có thái độ như thế nào đói với các thương binh, liệt sỹ?
 - Khi HS bốc thăm trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe bạn trả lời để bổ sung ý kiến(nếu có) hoặc trả lời thay bạn nếu bạn không trả lời được.
 - GV cùng HS cả lớp nhận xét.
3/ Nhận xét giờ học. 
- GV củng cố lại kỷ năng, kiến thức cơ bản của các bài học đạo đức trong học kỳ I
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt những điều đã được học.
_____________________________
Thứ Tư, ngày 6 tháng 1 năm 2021
Toán
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC
I)Mục tiêu: 
 - Biết tính giá trị biểu thức dạng chỉ có phép tính cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép nhân chia.
 - Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu “=”, “”.
- Bài tập cần làm: BT1, BT2, BT3.
II)Đồ dùng dạy- học:
III ) Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ: Lớp trưởng điều hành
2 HS lên bảng tính giá trị biểu thức:
 114 + 95 205 5
B/Bài mới :
1/Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học.
2/GV nêu 2 quy tắc tính giá trị biểu thức :
a- Đối với các biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ ta qui ước: thực hiện từ trái 
sang phải.
- GV viết : 60 + 20 -5
- HS nêu thứ tự làm các phép tính đó.
 60 + 20 -5 = 80 - 5
 = 75
- GV cho 1 vài HS nêu lại cách làm.
- HS nhắc lại quy tắc : Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính chỉ có phép tính cộng, trừ thì thực hiện từ trái sang phải.
b- Đối với các biểu thức chỉ có phép tính nhân, chia ta quy ước: thực hiện từ trái sang phải.
- GV viết : 49 : 7 5
- HS thực hiện và rút ra quy tắc.
3 /Thực hành : .
 Bài 1 : ( Nhóm đôi)
Củng cố cách tính giá trị biểu thức (chỉ có cộng, trừ hoặc nhân, chia)
- HS làm vào vở, sau đó đổi vở để kiểm tra cho nhau.
- Gọi 4 HS lên làm mỗi em một phép tính 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách làm của mình 
 Ví dụ a) 205 + 60 + 30 = 265 +3 b) 462 – 40 + 7 = 422 +7
 = 268	 = 429
Bài 2 : Thực hiện tương tự bài 1 
 Ví dụ a ) 15 3 2 = 45 2 b) 8 5 : 2 = 40 : 2
 = 90	 = 20
Bài 3 : (Nhóm 4)
 Củng cố cách so sánh giá trị biểu thức
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Bài yêu cầu điền dấu ( > ; <; =)
- GV viết các phép tính lên bảng 
- Hỏi làm thế nào để so sánh được? (Ta phải tính giá trị của biểu thức sau đó so sánh )
- HS làm vào vở 
- Gọi 1 số HS lên bảng làm - HS và GV nhận xét 
Ví dụ 55 : 5 3 ... >.. 32
 11
47..=....84 – 34 – 3
Bài 4 : (HSNK) - Hướng dẫn HS làm 
Củng cố giải toán 2 phép tính.
Hai gói mì cân nặng là: 80 2 = 160 g
Hai gói mì và hộp sữa cân nặng là: 160 + 455 = 615g 
C)Củng cố, dặn dò: - Một số HS nhắc lại quy tắc vừa học.
- Nhận xét giờ học
Anh
___________________________
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN - DẤU PHẨY
I/Mục đích, yêu cầu: 
- Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm Thành thị và Nông thôn (BT1,BT2)
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn).
II/Đồ dùng dạy- học: Bản đồ Việt Nam
III/Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ: 2 HS làm miệng bài tập 1, 3 - Tiết 15
B/ Bài mới :
1/Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học.
2/Hướng dẫn HS làm bài tập :
 Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu bài tập :
- HS trao đổi theo cặp. GV mời đại diện các cặp lần lượt kể. GV treo bản đồ Việt Nam, lần lượt giới thiệu trên bản đồ.
- Một số HS lần lượt nhắc lại tên các thành phố trên đất nước ta theo vị trí từ Bắc vào Nam.
+ Các thành phố ở miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Lạng Sơn ,..
+ Các thành phố ở miền Trung : Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt ..
+ Các thành phố ở miền Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Nha Trang,...
- GV yêu cầu HS kể tên 1 số vùng quê mà em biết ?
Bài tập 2 : (Nhóm 4)
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc yêu cầu trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu. 
+ HS tự làm vào vở BT, nêu kết quả trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả bài làm trước lớp..- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
Sự vật
Công việc
Thành phố
đường phố, nhà cao tầng, nhà máy, bệnh viện, công viên, cửa hàng,xe cộ, bến tàu,bến xe..
Buôn bán, chế tạo máy móc, may mặc, dệt may, nghiên cứu khoa học..
Nông thôn
đường đất, vườn cây, ao cá, cây đa, lũy tre, giếng nước..
Trồng trọt, chăn nuôi, cấy lúa, cày bừa..
 Bài tập 3 : (cá nhân)- GV treo bảng phụ đã chép sẵn nội dung đoạn văn 
- 1 HS nêu yêu cầu và nội dung bài tập: Hãy chép lại đoạn văn sau và đặt dấu phẩy vào nhũng chỗ thích hợp 
- HS đọc thầm đoạn văn
- GV Muốn tìm đúng chỗ đặt dấu phẩy, các em có thể đọc đoạn văn một cách tự nhiên và để ý những chỗ ngắt giọng tự nhiên, những chỗ đó có thể dặt dấu phẩy. Khi muốn đặt dấu câu, cần đọc lại câu văn xem đặt dấu ở đó đã hợp lí chưa.
 HS làm vào vở - Gọi 1 HS lên làm
 - GV cùng HS nhận xét, sữa chữa.
- 3- 4 HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đúng.
C)Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu nội dung tiếp thu được qua tiết học. Đánh giá tiết học..
_____________________________
Chính tả
NHỚ -VIẾT: VỀ QUÊ NGOẠI
I) Mục đích, yêu cầu: 
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát.
- Làm đúng BT2 a/b
II)Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ
III)Hoạt động dạy- học
A)Bài cũ : - Gọi HS lên bảng, đọc cho 2 bạn viết các từ cần chú ý phân biệt trong tiết chính tả: châu chấu, chật chội, trật tự, chầu hẫu
- Nhận xét, chữa bài.
B)Dạy bài mới:
1)Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
2)Hướng dẫn viết chính tả 
a)Trao đổi nội dung đoạn thơ: 
- GV đọc đoạn văn 1 lượt
+ Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ? (Có đầm sen nở ngát hương, gặp trăng, gặp gió bất ngờ, con đường đất rực màu rơm phơi, bóng tre rợp mát, vầng trăng như lá thuyền trôi ).
b)Hướng dẫn cách trình bày: 
- Yêu cầu HS mở SGK 
+ Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào ?(..thể thơ lục bát 
- Trình bày thể thơ này như thế nào?
- Trong đoạn thơ những chữ nào phải viết hoa?
c)Hướng dẫn viết từ khó 
- HS viết các từ : hương trời, ríu rít, rực màu, lá thuyền trôi 
d)Nhớ - viết chính tả 
- HS viết bài GV quan sát 
e)Soát lỗi 
g/Chấm bài 
3)Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 2: b) (Cá nhân) - GV nêu yêu cầu của bài, HS tự làm bài vào VBT.
 - HS đổi vở để kiểm tra bài cho nhau.
 - Vài hs đọc bài trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
C)Củng cố - dặn dò 
- GV yêu cầu những HS viết bài còn mắc lỗi chính tả về nhà luyện tập 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
____________________________
Thứ Năm, ngày 7 tháng 1 năm 2021
Sáng
Thể dục
_____________________________
Toán
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (T)
I)Mục tiêu: 
- Biết cách tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Áp dụng được cách tính giá trị của biểu thứcđể xác định giá trị đúng, sai của biểu thức. 
- BT cần làm: BT 1, 2, 3.
II)Hoạt động dạy và học:
 A)Bài cũ: 2 HS lên bảng tính giá trị biểu thức :
 215 + 48 - 134 52 4 : 2
B)Bài mới :
1)Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2)Nêu quy tắc tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng trừ nhân chia.
- GV viết lên bảng biểu thức : 60 + 35 : 5
 + Trong biểu thức này có những phép tính nào?
 - GV nêu : Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép nhân, chia trước, phép cộng, phép trừ sau.
- HS vận dụng quy tắc và nêu cách tính:
 60 + 35 : 5 = 60 + 7
 = 67
- GV cho HS nêu lại cách tính: Thực hiện phép chia trước, phép cộng.
- GV tiếp tục nêu biểu thức: 86 - 10 4
- Cho HS tự thực hiện vào nháp. Sau đó gọi 1 HS nêu miệng cách tính, GV ghi bảng : 86 - 10 4 = 86 - 40
 = 46
- GV cho HS đọc lại nhiều lần quy tắc bài học, củng cố cho hs bằng cách thi đọc nhanh, đọc đúng.
3)Thực hành: 
Bài 1: ( cá nhân) - HS nêu yêu cầu: 
Củng cố cách tính giá trị biểu thức.
- HS làm vào vở, sau đó cho hs đổi vở để kiểm tra cho nhau. 
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài (mỗi HS thực hiện 2 biểu thức )
- HS và GV nhận xét chũa bài 
Ví dụ a) 253 + 10 4 = 253 + 40 93 – 48 : 8 = 93 – 6 
 = 293 = 87 
 Bài 2 : ( cá nhân) HS nêu đúng, sai rồi giải thích vì sao điền kết quả đó.
- Để điền được đúng, sai ta phải làm thế nào? (Ta phải tính giá trị của biểu thức )
- Goi HS lần lượt điền dấu và giải thích 
Ví dụ 180 : 6 + 30 = 12 là sai vì kết quả đúng là 60
 180 : 6 + 30 = 60 (đúng )
Tương tự với các bài còn lại 
Bài 3 : ((Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi nhóm, phân tích đề, nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp, nhóm khác và GV nhận xét, chốt lại: 
Bài giải
Mẹ và chị hái được số táo là:
60 + 35 = 95 (quả táo)
Số táo trong mỗi hộp là:
95 : 5 = 19 (quả táo)
 Đáp số: 19 quả táo.
C)Củng cố, dặn dò: 
- Gọi 1 - 2 HS nêu lại quy tắc vừa học .
- GV nhận xét giờ học.
____________________________
Tập viết.
ÔN CHỮ HOA N 
I/ Mục đích, yêu cầu: 
 + Viết chữ hoa N(1 dòng), Q, Đ( 1dòng); viết đúng tên riêng “ Ngô Quyền” (1 dòng) và câu ứng dụng : Đường vô ...như tranh họa đồ (1 lần ) bằng cỡ chữ nhỏ. 
II/ Đồ dùng dạy- học:
 Mẫu chữ viết hoa N. Mẫu tên riêng.
III/Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ: 2 HS lên bảng viết: M- Mạc Thị Bưởi.
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS viết chữ hoa
a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa N, Q
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có chữ hoa nào?
- Treo chữ N, Q lên bảng
- Gọi hs nhắc lại quy trình viết 
- GV viết lại mẫu chữ vừa viết vừa nêu quy trình viết cho hs quan sát 
- HS tập viết chữ N và các chữ Q, Đ trên bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai 
b- Luyện viết từ ứng dụng:
- HS đọc từ ứng dụng: Ngô Quyền. 
GV giới thiệu về Ngô Quyền là một vị anh hùng dân tộc nước ta..
-Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? 
-Viết bảng con: Ngô Quyền 
c- HS viết câu ứng dụng:
- 1 HS đọc câu ứng dụng 
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
 GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao.
- HS tập viết trên bảng con: Nghệ, Non
3/ Hướng dẫn HS viết vở bài tập:
- GV nêu yêu cầu: Viết chữ N: 1 dòng: Q, Đ : 1 dòng
- Viết tên riêng: Ngô Quyền : 1 dòng 
- Viết câu ca dao: Đường vô ..như tranh họa đồ (1lần)
- HS viết bài vào vở - Chấm, chữa bài.
4/Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học
_____________________________
Chính tả (nghe viết)
VẦNG TRĂNG QUÊ EM
I/ Mục tiêu: 
- Nghe- viết đúng bài chính tả: Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập( 2) a/b. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
- 2 tờ phiếu khổ to.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 
- 2 HS lên bảng viết tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.
 Thủa bé , lưỡi, thẳng băng.
- GV nhận xét.
B/ Bài mới : 
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe viết:
a- Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn văn.
- Hỏi: Vầng trăng đang nhô lên được tả như thế nào?
- Bài chính tả gồm mấy đoạn? 
- Chữ đầu mỗi đoạn được viết như thế nào?
- HS viết 1 số từ khó vào bảng con.
- GV nhận xét sửa sai(nếu có).
b- GV đọc cho HS viết bài.
c- Chấm, chữa bài.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập 2a/b:
- HS làm bài (nhóm 4).
- Mời 2 nhóm HS tiếp nối nhau điền tiếng cho sẵn trong ngoặc đơn vào chỗ trống, sau đó giải các câu đố.
 a) cây mây : cây gạo.
 b) Cho HS điền vần ăt hoặc ăc.
- GV nhận xét cho.
4/ Củng cố, dặn dò:
- HS học thuộc các câu ca dao, câu đố.
____________________________
Thủ công
CẮT, DÁN CHỮ VUI VẺ
I. Mục tiờu:
- HS biết vận dụng kỹ năng kẻ , cắt, dán chữ đã học ở các bài trước để cắt dán chữ vui vẻ .
- Kẻ ,cắt, dán được chữ vui vẻ đúng quy trình, kỹ thuật .
II. Chuẩn bị:
- Mẫu chữ vui vẻ .
- Giấy thủ công, kéo...
III. Các hoạt động chủ yếu:
A. Khởi động: Lớp hát bài.
B. Bài mới:
1.Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs quan sát , nhận xét 
- GV giới thiệu mẫu chữ vui vẻ ,yêu cầu hs quan sát và nêu tên các chữ cái trong mẫu chữ .
- GV gọi hs nhắc lại cách kẻ,cắt chữ v,u,i,e.
- GV nhận xét và củng cố cách kẻ, cắt chữ.
2.Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu .
-Bước 1: Kẻ,cắt chữ cái của chữ vui vẻ và dấu hỏi .
+Kích thước cách kẻ , cắt chữ v,u,i,e giống như đã học ở các bài 7,8,9,10.
+Cách cắt dấu ? : Kẻ dấu ? trong 1ô vuông như hình 2a.
+Cắt theo đường kẻ , bỏ phần gạch chéo, lật mặt sau là được dấu .
-Bước 2: Dán thành chữ vui vẻ.
+Dán chữ cái trong chữ vui và chữ vẻ cách nhau một ô, giữa chữ vui và chữ vẻ cách nhau 2ô. Dấu hỏi dán phía trên chữ E.
- Bôi hồ vào mặt sau của từng chữ và dán vào vị trí đã ướm .
- GV tổ chức cho hs tập kẻ , cắt chữ vui vẻ bằng giấy nháp .
3.Hoạt động 3: HS thực hành cắt, dán chữ VUI VẺ.
- GV cho hs xem mẫu chữ vui vẻ và yêu cầu hs nhắc lại quy trình các bước .
- HS thực hành cắt,dán chữ vui vẻ.
- GV tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm.
- GV chọn những mẫu chữ đẹp cùng hs nhận xét và xếp loại .
-GV yêu cầu hs chọn ra những mẫu chữ đẹp .
4.Nhận xét ,dặn dò:
-GV nhận xét chung tiết học .
_________________________
Tin
BƯỚC ĐẦU SOẠN THẢO VĂN BẢN (Tiết 1, 2)
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện được các thao tác lưu văn bản và mở văn bản đã có sẵn để chỉnh sửa.
- Soạn thảo và trình bày được văn bản ngắn trên phần 

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_16_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan