Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021

Tập viết

ÔN CHỮ HOA K

I. Yêu cầu cần đạt:

 - Viết đúng chữ hoa K (1 dòng), Kh, Y (1 dòng); viết đúng tên riêng Yết Kiêu (1 dòng) và câu ứng dụng Khi đói cùng chung một dạ/ Khi rét cùng chung một lòng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

 - HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3.

II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa K, Y.

Tên riêng và câu ca dao trong bài viết trên dòng kẻ ô li.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Bài cũ: 5’ - GV đọc cho HS viết (bảng lớp, bảng con) chữ hoa và tên riêng đã học ở bài trước (Ông Ích Khiêm, Ít); nhận xét, củng cố KN viết chữ hoa và tên riêng.

B. Dạy bài mới: 25’

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con

a. Luyện viết chữ hoa:

- HS tìm các chữ hoa có trong bài: Y, K. GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.

- HS tập viết vào bảng con.

b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng)

- HS đọc tên riêng (Yết Kiêu).

- GV giới thiệu và viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. HS tập viết vào bảng con.

c. Luyện viết câu ứng dụng:

- HS đọc câu ứng dụng- GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ.

- HS nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao, GV hướng dẫn HS viết chữ Khi.

3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.

- GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ

 + Các chữ K : 1 dòng ; Chữ KH, Y :1 dòng

 + Viết tên riêng : Yết Kiêu: 1 dòng

 + Víêt câu ứng dụng : 1 lần

- HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm.

4. Chấm, chữa bài: GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò. 5’

 Nhắc HS luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp; học thuộc lòng câu ứng dụng.

 

doc21 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 24 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức
Giải: Một túi có số ki- lô- gam gạo là: 45 : 9 = 5(kg)
 Đáp số: 5kg.
Bài 4:(Nhóm 4) tượng tự bài 3 
Giải: Có tất cả số túi là: 45 : 9 = 5 (túi)
 Đáp số: 5túi.
C. Củng cố, dặn dò: 5’
- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
- Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học. Chuẩn bị tiết sau.
Tập đọc
NHỚ VIỆT BẮC
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu biết ngắt nghỉ hợp lí khi đọc thơ lục bát.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu)
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	- Bản đồ để chỉ cho HS biết 6 tỉnh thuộc chiến khu Việt Bắc.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ 
- 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện Người liên lạc nhỏ theo 4 tranh minh hoạ. Sau đó trả lời câu hỏi: Anh Kim Đồng nhanh trí và dũng cảm như thế nào?
- GV nhận xét đánh giá.
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài. 
- GV cho HS quan sát nêu nội dung bức tranh. GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
2. Luyện đọc.
a. GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng tình cảm).
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ. 
- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, câu khó.
- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. Giải nghĩa thêm 1 số từ.
- HS luyện đọc từng khổ thơ theo nhóm 4. 
+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân.
+ HS đọc trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng khổ - nhận xét bạn đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm cả bài trao đổi theo nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc?
+ Tìm những câu thơ cho thấy: + Việt Bắc rất đẹp. + Việt Bắc đánh giặc giỏi.
+ Tìm những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc? 
- Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận.
4. Học thuộc lòng bài thơ.
	- Một HS đọc lại toàn bài thơ.
- HS luyện học thuộc 10 dòng thơ đầu theo cặp.
- Nhiều HS thi đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.
C. Củng cố, dặn dò. 5’
- HS nêu nội dung bài, GV chốt ý. 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL 10 dòng thơ đầu. Khuyến khích HT cả bài thơ
BUỔI CHIỀU
Tự nhiên và xã hội
TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG (T1,2)
I- Mục tiêu:
 - Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ở địa phương.
- HS NK: nói được một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương.
*KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin ; Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống.
II- Đồ dùng dạy- học:
Các hình trong SGK trang 52, 53, 54, 55
III- Hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ: 
- Nêu một số trò chơi nguy hiểm không nên chơi.
- Gv nhận xét.
B. Bài mới:
1. GTB: - GV nêu mục tiêu bài học. HS nhắc lại.
2. Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1(15 p): Làm việc với sách giáo khoa.
 + Buớc 1: Làm việc theo nhóm 4
 Chia nhóm 4 em và yêu cầu quan sát các hình (SGK) và nói lên những điều em quan sát đuợc.
 + Bước 2: - Học sinh các nhóm lên trình bày (mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan)
 - Học sinh khác bổ sung.
Kết luận: Ở mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế..... để điều hành công việc nhỏ, phục vụ đời sống vật chất tinh thần và sức khỏe nhân dân của nhân dân.
Hoạt động 2(15p): Tìm hiểu về vai trò - nhiệm vụ của các cơ quan 
- Gv phát phiếu – Hướng dẫn HS hoàn thành vào phiếu 
- Yêu cầu thảo luận theo nhóm đôi 
- GV theo dõi hướng dẫn thêm
Hãy nối các cơ quan ở cột A - công sở với chức năng nhiệm vụ tương ứng ở cột B
- GV chuẩn bị bảng từ ghi tên các cơ quan và chức năng nhiệm vụ 
- GV chia thành hai bộ (mỗi bộ gồm 5 cơ quan)
- Ghi HS thành 2 đội xanh, đỏ : mỗi đội 5 em lên chơi
- Đội nào gắn đúng và nhanh hơn đội đó sẽ thắng
- HS và GV nhận xét bổ sung
* Hoạt động 3: Nói về tỉnh ( thành phố ) nơi mình đang sống (KNS)
 Bước 1 : Gv yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh, họa báo nói về các cơ sở văn hóa giáo dục , hành chính, y tế .
Bước 2 : HS tập trung các tranh ảnh và bài báo, sau đó trang trí xếp đặt theo nhóm và cử người lên giới thiệu trước lớp .
 Bước 3; HS có thể đóng vai hướng dẫn viên du lịch để nói về các cơ quan ở tỉnh mình 
 Hoạt động 4: Vẽ tranh.
 - Gv gợi ý cách thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính, văn hóa, y tế , ... khuyến khích trí tưởng tượng của HS.
 - HS tiến hành vẽ .
 - Dán tranh vẽ lên bảng , gọi một số HS mô tả tranh vẽ .
3.Củng cố, dặn dò: - Cho HS liên hệ về nơi mình đang sống...
GVnhận xét giờ học.
IV- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học- Chuẩn bị tiết sau
Tiết đọc thư viện
ĐỌC SÁCH TỰ CHỌN
Tin học
SAO CHÉP DI CHUYỂN CHI TIẾT TRANH VẼ ( Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Biết sử dụng công cụ tẩy, xóa chi tiết tranh vẽ.
- Biết sử dụng công cụ chọn hình vuông, chọn hình tự do để chọn chi tiết tranh muốn xóa.
II. Đồ dung dạy học: Máy tính.
III. Hoạt động dạy học:
A. Khởi động: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS, khởi động máy tính.
B. Hoạt động cơ bản:
1. Sao chép, di chuyển chi tiết tranh vẽ:
a. Vẽ một ciếc thuyền như hình ( GSK), lưu bài vẽ có tên thuyen.
b. thực hiện các thao tác sau để được một chiếc thuyền mới bên cạnh chiếc thuyền đã vẽ , nhưng có kích thước nhỏ hơn.
Bước 1: Chọn toàn bộ hình con thuyền vừa vẽ bằng công cụ select.
Bước 2: Chọn Copy để sao chép.
Bước 3: Chọn Paste để dán hình vào trang vẽ.
Bước 4: Đưa con trỏ chuột vào vị trí bất kì trong nét đứt xung quanh con thuyền mới. ( Xem hướng dẫn SGK).
Bước 5: HS đọc hướng dẫn ( SGK) để thực hiện.
2. Sau Khi thực hiện xong báo cáo kết quả với giáo viên.
3. Ghi nhớ: HS nêu nội dung ghi nhớ SGK.
C. Hoạt động thực hành:
Vẽ các hình theo mẫu ( SGK) sử dụng công cụ chọn và sao chép để tạo ra khu vườn có nhiều cây và hoa, đặt tên cho bài vẽ là khu vuon cua em rồi lưu vào thư mục trên máy tính.
- Báo cáo với GV.
D. Hoạt động ứng dụng mở rộng:
1. Vẽ hình đầu tàu lửa theo mẫu ( SGK), vẽ thêm một toa tàu gắn vào đầu tàu rồi sao chép ra nhiều toa tàu để có một đoàn tàu. Lưu bài vẽ có tên là tau lua vào thư mục trên máy tính.
2. Trao đổi với bạn rồi thực hiện các thao tác.
- Chọn hình muốn sao chép.
- Nhấn giữ phím Ctrl và kéo thả phần đã chọn tới vị trí mới.
- Nhận xét thao tác vừa thực hiện.
- Báo caoskeets quả với GV.
3. Củng cố, dặn dò: GV cho HS nêu lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
Thứ tư ngày 23 tháng 12 năm 2020
Luyện từ và câu
ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO?
I. Yêu cầu cần đạt:
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (BT1).
- Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT2).
- Tìm đúng bộ phận trong câu TLCH Ai (cái gì, con gì)? Thế nào? (BT3).
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ - Kiểm tra 2 HS làm lại bài tập (T13: BT2 và BT3).
 - GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới: 25’
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: (Cá nhân)- HS đọc yêu cầu. (Tìm các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ).
- 1 HS đọc lại 6 dòng thơ trong bài Vẽ quê hương.
- Giúp HS hiểu thế nào là các từ chỉ đặc điểm – GV hỏi:
+ Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì? – HS trả lời, GV gạch chân dưới các từ xanh.
+ Sông máng ở dòng thơ 3 và 4 có đặc điểm gì? – HS trả lời, GV gạch chân.
- Tương tự, GV yêu cầu HS tự tìm các từ chỉ đặc điểm của các sự vật tiếp theo: trời mây, mùa thu.
- HS nêu kết quả. GV nhận xét, chốt ý.
Bài tập 2: (Cặp đôi)- HS đọc yêu cầu của bài tập. GV giúp HS hiểu yêu cầu.
	- HS hỏi đáp theo cặp:
	+ Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau?
	+ Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về những đặc điểm gì?
	- Tương tự, HS suy nghĩ và làm bài b, c, d.
	- HS phát biểu ý kiến, GV treo bảng phụ đã kẻ bảng, điền nội dung vào bảng để chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 3. (Nhóm 4) Tìm bộ phận của câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? Thế nào?.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc yêu cầu, trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu.
+ HS tự làm vào vở BT, nêu kết quả trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài làm trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Cả lớp chữa bài vào VBT.
C. Củng cố, dặn dò. 5’
	GV yêu cầu HS về nhà xem lại các bài tập, HTL các câu thơ có hình ảnh so sánh đẹp ở BT2.
Chính tả
Nghe – viết :NHỚ VIỆT BẮC
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần au/ âu (BT2); Làm đúng BT(3) a/b.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:(5p) GV đọc cho HS viết các từ ngữ: thứ bảy, giày dép, dạy học, kiếm tìm, niên học...
2. Dạy bài mới:(25p)
 1: Giới thiệu bài
 2: Hướng dẫn HS viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn thơ, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Bài chính tả có mấy câu thơ? (5 câu – 10 dòng thơ).
	+ Bài thơ thuộc thể loại nào? Cách trình bày các câu thơ thế nào?
	+ Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa?
- HS đọc thầm lại 5 câu thơ, tự viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV 
chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2: (Cá nhân)- - 1 HS đọc yêu cầu của bài (Điền vào chỗ trống au hay âu).
- HS làm bài cá nhân. Sau đó mời 1 số HS nêu kết quả. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
	- Gọi một số HS đọc lại bài theo lời giải đúng, GV sửa lỗi phát âm cho HS. Cả lớp chữa bài vào VBT.
Bài tập 3 (lựa chọn): (Nhóm 4) Điền vào chỗ trống.
- GV cho HS làm bài 3a; HS năng khiếu làm thêm bài 3b.
- Mời 3 nhóm (mỗi nhóm 4 em) tiếp nối nhau điền vào 4 chỗ trống trên băng giấy, sau đó đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
	- GV giải nghĩa các từ: tay quai, miệng trễ.
 4: Củng cố, dặn dò
GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. Nhắc nhở HS ghi nhớ chính tả.
Toán
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán (có phép chia 9).
- Các bài tập cần làm:Bài 1,2,3,4.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ - Kiểm tra theo cặp đọc thuộc bảng chia 9. 
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới: 28’ 
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Luyện tập.
Bài 1.(Cá nhân) (Tính nhẩm): - Ôn tập bảng nhân 9 và bảng chia 9. Dựa vào bảng nhân 9 và bảng chia 9 để làm từng cặp 2 phép tính.
	- HS tự làm bái cá nhân rồi nêu kết quả, chữa bài.
Ví dụ : 9 x 6 = 54
 54 : 9 = 6
Bài 2. (Cặp đôi) (Số?): Ôn tập cách tìm thương, số bị chia, số chia. Khuyến khích HS tính nhẩm: 3 nhân mấy bằng 27? :
- HS làm bài theo cặp. Gọi HS lên bảng điền kết quả và giải thích cách làm.
Số bị chia 
 27
 27

 63

 63
Số chia
 9

 9

 9
 9
 Thương
 
 3
 3
 7
 7

- GV cùng cả lớp nhận xét.
Bài 3: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm 
phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
	- Tìm số ngôi nhà đã xây được. HS nêu phép tính: 36 : 9 = 4 (ngôi nhà)
	- Tìm số ngôi nhà phải xây tiếp. HS nêu phép tính: 36 – 4 = 32 (ngôi nhà)
Bài 4. (Cá nhân) (Tìm 1/9 số ô vuông của mỗi hình): HS thực hiện theo 2 bước:
	+ Đếm số ô vuông của hình.
	+ Tìm 1/9 số đó.
C. Cũng cố, dặn dò: 5’
	- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
	- Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học. Chuẩn bị tiết sau.
Tập đọc 
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I/ Mục tiêu: 
 - Đọc đúng các từ ngữ: siêng năng, lười biếng, thản nhiên, nghiêm giọng, làm lụng....
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.(trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).
- Hiểu được các từ được chú giải cuối bài.
 II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 
-1 Hs đọc bài Nhớ Việt Bắc và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét.
B/ Bài mới : 
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc:
a- GV đọc diễn cảm toàn bài
b- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp:
 + HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn văn.
 + HS tìm hiểu nghĩa từ được giải trong bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- 1 HS đọc lại cả bài.
C/Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
Thứ năm ngày 24 tháng 12 năm 2020
Toán
CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết đặt tính và tính chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết và chia có dư).
- Biết tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số và giải bài toán có liên quan đến phép chia.
- Các bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1,2,3). Bài 2,3.
- Bài 1: (cột 4) dành cho HSNK.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động: 5’ 
 - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện: 36 : 3 84 : 2 Lớp làm bảng con.
- GV nhận xét.
B. Bài mới : 25’
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia số có 2chữ số cho số có 1 chữ số.
- GV nêu phép chia 72 : 3 65 : 2 HS tự thực hiện theo nhóm 4.
- Gọi 1 HS thực hiện miệng, GV ghi bảng.
- GV lưu ý: ở lượt chia thứ nhất : 7 : 3 = 2 (dư 1) 
tiếp tục hạ 2 để có 12 : 3 = 4. Vậy72 : 3 = 24 
 65 :2 = ? ( HS tự thực hiện).
- Gọi 1 vài HS nêu lại cách thực hiện
- Cho HS nhận xét 2 phép chia trên.
2: Thực hành.
Bài 1. (Cá nhân) (cột 1, 2, 3): - Gọi 2 HS lên bảng: 1 HS thực hiện 1 phép chia của phần a; 1 HS thực hiện 1 phép chia ở phần b. 
- Các HS khác tự làm bài, sau đó chữa bài làm của các bạn ở trên bảng. Khi chữa bài, cho HS nêu lại cách thực hiện từng phép chia.
 84 3 96 6 90 5
Bài 2: ((Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức
 Bài giải:
1/5 giờ có số phút là: 
 60 : 5 = 12 ( phút)
Đáp số: 12 phút.
 Bài 3: Tương tự bài 2. Lưu ý cách trình bày bài giải: Thực hiện phép tính -> Trả lời.
 Bài giải:
May được số bộ quần áo và còn thừa số mết là:
31 : 3 = 10 (bộ) thừa 1 mét.
Đáp số: 10 bộ và thừa 1 mét.
- Khi chữa bài cho HS thảo luận cách trình bày bài giải để trả lời đúng yêu cầu của câu hỏi.
C. Củng cố, dặn dò: 5’
	- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
	- Dặn HS về luyện tập thêm. Chuẩn bị tiết sau.
_______________________________________
Tập viết
ÔN CHỮ HOA K 
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Viết đúng chữ hoa K (1 dòng), Kh, Y (1 dòng); viết đúng tên riêng Yết Kiêu (1 dòng) và câu ứng dụng Khi đói cùng chung một dạ/ Khi rét cùng chung một lòng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
	- HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa K, Y.
Tên riêng và câu ca dao trong bài viết trên dòng kẻ ô li. 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ - GV đọc cho HS viết (bảng lớp, bảng con) chữ hoa và tên riêng đã học ở bài trước (Ông Ích Khiêm, Ít); nhận xét, củng cố KN viết chữ hoa và tên riêng.
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: Y, K. GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. 
- HS tập viết vào bảng con.
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng)
- HS đọc tên riêng (Yết Kiêu). 
- GV giới thiệu và viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. HS tập viết vào bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng- GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ.
- HS nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao, GV hướng dẫn HS viết chữ Khi.
3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ 
 + Các chữ K : 1 dòng ; Chữ KH, Y :1 dòng
 + Viết tên riêng : Yết Kiêu: 1 dòng
 + Víêt câu ứng dụng : 1 lần
- HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
4. Chấm, chữa bài: GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò. 5’
	Nhắc HS luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp; học thuộc lòng câu ứng dụng.
Tập đọc - Kể chuyện
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I/ Mục tiêu: 
A/ Tập đọc:
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.(trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).
- Hiểu được các từ được chú giải cuối bài.
B/ Kể chuyện:
- Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.
- Học sinh NK kể lại được cả câu chuyện.
* KNS :- Tự nhận thức bản thân.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Khởi động: Lớp hát bài.
B/ Bài mới : 
1- 1 HS đọc diễn cảm toàn bài
2/ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm TLCH
- Ông lão người chăm buồn vì chuyện gì?
- Ông lão muốn người con trai trở thành người như thế nào?
- Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?
- Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa người con làm gì?
- Vì sao người con phản ứng như vậy?
- Thái độ ông lão như thế nào?
- Tìm những câu trong bài nói lên ý nghĩa câu chuyện?
4/ Luyện đọc lại
- HS thi đọc đoạn 4, 5.
- Một HS đọc cả truyện.
Kể chuyện: 
1/ GV nêu nhiệm vụ:
2/ Hướng dẫn HS kể chuyện:
a- Bài tập 1: 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS quan sát 5 tranh đã đánh số, suy nghĩ và tự sắp xếp tranh theo thứ tự
b- Bài tập 2: GV nêu yêu cầu: HS dựa vào tranh đã sắp xếp kể lại từng đoạn, cả truyện. 5 HS nối tiếp nhau thi kể lại 5 đoạn của truyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể tổt nhất.
- Hai bàn tay lao động của con người chính là gì?( chính là nguồn tạo nên của cải).
C/Củng cố, dặn dò: 
 Hỏi: Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao?
- GV nhận xét giờ học.
BUỔI SÁNG
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2020
Tập làm văn
 GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu biết giới thiệu 1 cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học: 
	- Bảng lớp viết gợi ý làm bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
Khởi động: 
Kiểm tra 3 – 4 HS đọc lại bức thư viết gửi bạn miền khác; GV nhận xét, chấm điểm.
B.Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2: - Một HS đọc yêu cầu bài tập.
	- GV chỉ các gợi ý đã viết trên bảng lớp, nhắc HS:
	+ Các em phải tưởng tượng đang giới thiệu với 1 đoàn khách đến thăm về các bạn trong tổ mình.
	+ Nói năng đúng nghi thức với người trên.
	+ Em cần giới thiệu về các bạn trong tổ theo đầy đủ các gợi ý a, b, c...
	- GV mời 1 HS khá, giỏi làm mẫu.
	- HS làm việc theo tổ, từng em tiép nối nhau đóng vai người giới thiệu. Sau đó đại diện các tổ thi giới thiệu về tổ mình trước lớp.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
	GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
Tự nhiên và xã hội
CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
I- Mục tiêu:
 - Kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình.
 ( Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống).
* GDQPAN: Nêu tác dụng của thông tin liên lạc trong cuộc sống.
II- Đồ dùng dạy- học:
 - Một số bì thư.
 - Điện thoại cho trò chơi.
III- Hoạt động dạy- học :
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
+Bớc 1: Thảo luận nhóm 4 theo gợi ý.
 - Bạn đã đến nhà bưu điện tỉnh chưa? Hãy kể những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh.
 - Nêu lợi ích của hoạt động bưu điện ? Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận những thư tín, những bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không ?
+Bớc 2: Đại diện các nhóm trình bảy kết quả thảo luận.
Hoạt động thông tin liên lạc diễn ra ở bưu điện là: (Gửi thư, gọi điện thoại, gửi bưu phẩm..)
-Ích lợi của hoạt động bưu điện (Giúp liên lạc với nhau từ xa, nhanh chóng biết tin tin tức từ những nơi xa xôi)
Gv:Hiện nay, dọc đư

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_14_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan