Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

HỌ NỘI, HỌ NGOẠI.

I.Mục tiêu:

- Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội ngoại , biết xưng hô đúng.

* Biết giới thiệu về họ hàng nội ngoại của mình .

- GDKNS:Khả năng diễn đạt thông tin chính xác , lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình .

- Giao tiếp , ứng xử thân thiện với họ hàng của mình , không phân biệt.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các hình trong sgk tr. 40, 41.

- HS mang ảnh cô, chú.

III.Hoạt động dạy học

- Khởi động: Cả lớp hát bài: cả nhà thương nhau.

2. Giới thiệu bài:

Ghi mục bài, HS đọc mục tiêu

3. Bài mới

Hoạt động 1: Làm việc với sgk.

- Bước 1: Làm việc theo nhóm.

 HS quan H1- sgk và trả lời câu hỏi:

 + Hương đã cho các bạn xem ảnh ai?( Ông bà ngoại, mẹ và bác ruột của Hương)

 + Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai?( Mẹ và bác của Hương)

 + Quang dẫn cho các bạn xem ảnh ai?( Ông bà nội, bố và cô ruột.)

 + Ông bà nội của Quang đã sinh ra những ai? (Bố và cô)

- Bước 2: Làm việc cả lớp: Đại diện các nhóm lên trình bày.GV chiếu hình ảnh

 Hỏi: Những người thuộc họ nội gồm những ai? (Ông nội,bà nội, bác, bố, cô, chú.)

 Những người thuộc họ ngoại gồm những ai?( Ông ngoại, bà ngoại, cậu, dì, mẹ)

Hoạt động 2: Kể về họ nội, họ ngoại.

-Từng nhóm kể cho nhau nghe về những người họ hàng của mình.

Hoạt động 3: Đóng vai.

- Bước 1: Tổ chức hướng dẫn GV chia nhóm thảo luận và đóng vai.

+ Em hoặc anh của bố đến nhà chơi khi bố mẹ đi vắng .

+ Họ hàng bên ngoại có người ốm em cùng bố đi thăm.

- Bước 2: Thực hiện. Các nhóm lần lược lên đóng vai của mình.

- GV nêu câu hỏi.

 + Em có nhận xét gì về cách ứng xử tình huống vừa rồi?

 + Nếu em ở vào tình huống đó thì em sẽ ứng xử ra sao?

 + Tại sao chúng ta phải yêu quý những người họ hàng của mình?

* Kết luận: Ông bà nội ngoại và các cô dì, chú bác là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải yêu quý, quan tâm, giúp đỡ.

4. Củng cố- dặn dò

- Giáo viên nhận xét giờ học.

 

doc20 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 21 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoạn :
Mở đầu thư (3 câu đầu)- Nội dung chính (từ dạo nàyđến dưới ánh trăng) - Kết thuc (phần con lại)
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm 4 người.
- Đại diện các nhóm thi đọc từng đoạn trước lớp.
- Một HS đọc toàn bức thư.
HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (
- HS đọc thầm phần đầu bức thư trả lời câu hỏi 1 và 2 - SGK.
+ Đức viết thư cho ai ? (Cho bà của Đức ở quê )
+ Dòng đầu bức thư , bạn ghi thế nào ? ( Hải Phòng , ngày 6 tháng 11 năm 2003 - ghi rõ nơi và ngày gửi thư)
- HS đọc thầm phần chính bức thư trả lời câu hỏi 3 và 4 - SGK.
+ Đức hỏi thăm bà điều gì ? ( đức hỏi thăm sức khoẻ của bà : bà có khoẻ không ạ ?)
+ Đức kể với bà những gì ? ( Tình hình gia đình và bản thân : được lên lớp 3 , được 8 điểm 10 , được đi chơi với bố mẹ vào các ngày nghỉ ; kỉ niệm năm ngoái về quê ; được đi thả diều trên bờ đê cùng anh Tuấn , được nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng .)
- HS đọc thầm phần cuối bức thư trả lời câu hỏi 5 - SGK.
+ Đoạn cuối bức thư cho thấy tình cảm của Đức đối với bà như thế nào ?( Rất kính trọng và yêu quí bà : hứa với bà sẽ chăm ngoan , học giỏi để bà vui ; chúc bà mạnh khoẻ , sống lâu ; mong chóng đến hè để được về quê thăm bà )
- GV giới thiệu bức thư của một bạn trong trường gửi cho người thân và đọc trước lớp.
 HĐ 3: Luyện đọc lại 
- GV đọc lại toàn bộ bức thư .
- HS tiếp nối thi đọc toàn bộ bức thư.
- GV quan sát, theo dõi giúp HS đọc đúng.
- Cả lớp và GV bình chọn bạn đọc tốt nhất
 4. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục đọc lại bức thư và tập viết thư cho người thân.
TOÁN
GIẢI BÀI TOÁN BẰNG HAI PHÉP TÍNH
I. Mục tiêu 
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bằng 2 phép tính.
* Làm bài tập: 1, 3
II. Đồ dùng dạy học .Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học. 
1. Kiểm tra bài cũ 
HS nhắc lại thứ tự 7 đơn vị đo độ dài đã học và mối quan hệ giữa chúng.
2. Giới thiệu bài toán giải bằng 2 phép tính 
Bài toán 1: Gọi HS đọc đề bài:
 Hỏi : Hàng trên có mấy cái kèn?
- Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên mấy cái kèn?
- Hàng dưới có mấy cái kèn?
- Vậy cả 2 hàng có mấy cái kèn?
- Hướng dẫn HS trình bày bài giải như SGK.
Bài toán 2: HS đọc kĩ bài toán.
 Hỏi: Bể thứ nhất có mấy con cá?
- Số cá bể 2 như thế nào so với bể 1 ? 
- Hãy vẽ sơ đồ bài toán.
- Bài toán hỏi gì?
+ Hãy tính số cá ở bể 2 ? 4 + 3 = 7 (con).
+ Hãy tính số cá ở cả 2 bể ? 4 + 7 = 11 (con).
- Hướng dẫn HS trình bày bài giải:
-> GV giới thiệu đây là bài toán giải bằng 2 phép tính. 
3. Thực hành:
- HS đọc yêu cầu BT1,3.
- HS làm bài vào vở, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. Chấm bài.
* Chữa bài:
 Bài 1: HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
Số tấm bưu ảnh của em là :
15- 7 = 8 ( tấm )
Số tấm bưu ảnh của hai anh em là :
15 + 8 = 23 (tấm)
 đáp số : 23 tấm bưu ảnh
Bài 3: 1 HS lập bài toán (nêu miệng) rồi lên bảng giải.
Chẳng hạn : Bao gạo cân nặng 27 kg , bao ngô cân nặng hơn bao gạo 5 kg . hỏi cả hai bao cân nặng bao nhiêu ki - lô - gam ?
Bài giải
Bao ngô cân nặng là :
27 + 5 = 32 ( kg )
Cả hai bao cân nặng là :
27 + 32 = (59 kg )
 Đáp số : 59 kg 
4. Chấm, chữa bài (4').
- GV chấm bài và chữa lỗi .
------------------------------------------------------
CHÍNH TẢ (nghe - viết)
QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết được tiếng có vần oai / oay ( BT2)
- Làm được BT3b 
II. Đồ dùng: VBT tiếng việt
III. Hoạt động dạy học
A Bài cũ:
- HS hoạt động theo nhóm đôi
- Lớp trưởng điều khiển các bạn hoạt động theo nhóm đôi
- Viết vào bảng con từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d, g (3 từ).
- Lớp trưởng báo cáo kết quả
- GV nhận xét
B. Bài mới
HĐ1:: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Hướng dẫn hoc HS viết. 
Mt: Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- GV đọc toàn bài 1 lượt. Hỏi: Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình?
- HS chỉ ra những chữ viết hoa trong bài. Cho biết vì sao phải viết hoa những chữ ấy? ( ví dụ: Chị Sứ).
- HS tập viết chữ khó: Trái sai, da dẻ, ngày xưa.
b. Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc chính tả, HS nghe viết bài vào vở. 
- GV theo dõi, uốn nắn. Lưu ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày, quy tắc viết hoa.
c. Đánh giá, nhận xét, chữa bài
- HS đổi chéo vở để kiểm tra, dùng bút chì gạch chân lỗi sai.
- GV nhận xét 1 vở và nhận xét.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
Bài 1: Tìm 3 từ có tiếng chứa vần oai, 3 từ có tiếng chứa vần oay.
- Các nhóm thi tìm từ nhanh.
- HS làm bài tập vào vở BT.
Bài 2: b 
- Thi đọc trong từng nhóm.
- Thi viết bảng trên lớp.
- GV kết hợp củng cố cách viết.
HĐ4: Củng cố, dặn dò:	
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS tiếp tục luyện viết, khắc phục lỗi thường mắc phải
-------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
HỌ NỘI, HỌ NGOẠI.
I.Mục tiêu: 
- Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội ngoại , biết xưng hô đúng.
* Biết giới thiệu về họ hàng nội ngoại của mình .
- GDKNS:Khả năng diễn đạt thông tin chính xác , lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình .
- Giao tiếp , ứng xử thân thiện với họ hàng của mình , không phân biệt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong sgk tr. 40, 41.
- HS mang ảnh cô, chú....
III.Hoạt động dạy học
- Khởi động: Cả lớp hát bài: cả nhà thương nhau.
2. Giới thiệu bài: 
Ghi mục bài, HS đọc mục tiêu
3. Bài mới
Hoạt động 1: Làm việc với sgk. 
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 HS quan H1- sgk và trả lời câu hỏi:
 + Hương đã cho các bạn xem ảnh ai?( Ông bà ngoại, mẹ và bác ruột của Hương)
 + Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai?( Mẹ và bác của Hương)
 + Quang dẫn cho các bạn xem ảnh ai?( Ông bà nội, bố và cô ruột.)
 + Ông bà nội của Quang đã sinh ra những ai? (Bố và cô)
- Bước 2: Làm việc cả lớp: Đại diện các nhóm lên trình bày.GV chiếu hình ảnh
 Hỏi: Những người thuộc họ nội gồm những ai? (Ông nội,bà nội, bác, bố, cô, chú.)
 Những người thuộc họ ngoại gồm những ai?( Ông ngoại, bà ngoại, cậu, dì, mẹ)
Hoạt động 2: Kể về họ nội, họ ngoại. 
-Từng nhóm kể cho nhau nghe về những người họ hàng của mình.
Hoạt động 3: Đóng vai.
- Bước 1: Tổ chức hướng dẫn GV chia nhóm thảo luận và đóng vai.
+ Em hoặc anh của bố đến nhà chơi khi bố mẹ đi vắng .
+ Họ hàng bên ngoại có người ốm em cùng bố đi thăm.
- Bước 2: Thực hiện. Các nhóm lần lược lên đóng vai của mình.
- GV nêu câu hỏi.
 + Em có nhận xét gì về cách ứng xử tình huống vừa rồi?
 + Nếu em ở vào tình huống đó thì em sẽ ứng xử ra sao?
 + Tại sao chúng ta phải yêu quý những người họ hàng của mình? 
* Kết luận: Ông bà nội ngoại và các cô dì, chú bác là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải yêu quý, quan tâm, giúp đỡ.
4. Củng cố- dặn dò 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
---------------------------------------------------------
Buổi chiều
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG
I. Mục tiêu
- Biết mối quan hệ, biết xung hô đúng đối với những người trong họ hàng.
- Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng.( thông qua vẽ sơ đồ)
II. Đồ dùng : 
 Các hình trong sgk, HS mang ảnh họ hàng đến lớp (nếu có).
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
- HS hoạt động nhóm đôi
+ Tổ 1,2 giới thiệu họ nội của mình có những ai?
+ Tổ 3,4 giới họ ngoại của mình có những ai?
- HS, GV nhận xét
HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Làm việc với phiếu bài tập
Mt: Biết mối quan hệ, biết xung hô đúng đối với những người trong họ hàng.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát H42- sgk và làm việc với phiếu bài tập.
Bước 2: Các nhóm đổi chéo phiếu bài tập cho nhau để chữa bài.
Bước 3: Làm việc cả lớp:
- Các nhóm trình bày trước lớp, GV khẳng định ý đúng.
Phiếu bài tập:
 Hãy quan sát hình 42 sgk và trả lời câu hỏi:
 - Ai là con trai, ai là con gái ông bà?
 - Ai là con dâu ai là con rể của ông bà?
 - Ai là cháu nội ai là cháu ngoại ông bà?
 - Những ai thuộc họ hàng nội của Quang?
 - Những ai thuộc họ ngoại của Hương?
- HS tự giới thiệu. Lớp lắng nghe
- GV nhận xét, tuyên dương những bạn giới thiệu đúng, đầy đủ
HĐ3: Giới thiệu về họ hàng của mình
- HS biết mối quan hệ họ hàng và cách xưng hô với những người họ hàng của mình
- GV nhận xét.
HĐ4: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
MT: Biết vẽ mối quan hệ họ hàng và xưng hô đúng với những người trong họ
Bước 1: Hướng dẫn: GV vẽ mẫu và giới thiệu gia đình.
Bước 2: Làm việc cá nhân.
Từng HS vẽ và điền tên những người trong gia đình mình vào sơ đồ.
 Bước 3: Gọi 1 số HS giới thiệu sơ đồ về mối quan hệ họ hàng vừa vẽ.
- GV khẳng định những ý đúng thay cho kết luận
- Nhóm chưa đúng có thể chữa lại bài
- GV chia nhóm, hướng dẫn HS trình bày trên giấy khổ Ao ảnh từng người trong gia đình ở các thế hệ khác nhau theo cách mỗi nhóm. Sau đó từng nhóm giới thiệu về sơ đồ nhóm mình trước lớp.
- GV nhận xét
HĐ5 : Củng cố, dặn dò
- Một HS nhắc lại những nội dung đã được học.
- GV nhận xét giờ học. 
- Vận dụng kiến thức vừa học vào thực tế;
-----------------------------------------------
TỰ HỌC
LUYỆN TIẾNG VIỆT
ÔN CÁC PHÉP SO SÁNH - CÁC MẪU CÂU ĐÃ HỌC
I . Mục tiêu
- Ôn luyện về phép so sánh:
+ Tìm đúng những từ chỉ sự vật được so sánh trên ngữ liệu cho trước .
+ Chọn đúng các từ thích hợp để tạo thành phép so sánh trong câu.
- Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu .
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1 . Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2. Bài tập: 
Bài 1: Tìm hình ảnh so sánh trong khổ thơ sau:
 Miệng em cười tươi thắm 
 Như vườn xanh nắng ấm
 Giọng em nói chan hoà
 Như không khí quê ta.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp - nêu kết quả - GV nhận xét chữa bài.
Bài 2: Đặt 2 câu có hình ảnh so sánh.
- GV cho HS làm vào vở.
- HS đọc câu đã đặt.
Bài 3: Đọc đoạn văn sau:
 Bé treo nón, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước. Mấy đứa em chống hai tay ngồi nhìn chị. Bé đưa mắt nhìn đám học trò. Nó đánh vần từng tiếng . Đàn em ríu rít đánh vần theo.
 Theo Nguyễn Thi
Những câu nào trong đoạn văn trên được viết theo mẫu câu : Ai – làm gì ?
HSNK:Ghi lại từng câu tìm được vào chỗ trống thích hợp trong bảng sau:
 Ai(con gì?)
 Làm gì?



GV hướng dẫn : Em đọc kĩ từng câu trong đoạn văn , đối chiếu với mẫu câu Ai làm gì ? rồi lần lượt giải quyết từng yêu cầu của bài tập .
- Gv cho HS thảo luận - làm vào vở.
- Gv thu bài chấm - nhận xét - chữa bài theo đáp án sau :
a, cả 5 câu trong đoạn văn đều thuộc kiểu câu Ai làm gì ?
b, Ghi vào mô hình : 
 Ai(con gì?)
 Làm gì?
1. Bé 
2. Mấy đứa em
3. Bé
4. Nó
5. Đàn em
treo nón , bẻ một nhánh trâm bầu làm thước.
chống hai tay ngồi nhìn chị.
đưa mắt nhìn đám học trò.
đánh vần từng tiếng .
ríu rít đánh vần theo.
Hoạt động 3. Củng cố: - Gv nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 4, ngày 25 tháng 11 năm 2020
TẬP LÀM VĂN
TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ
I. Mục tiêu
- Biết viết được một bức thư ngắn( khoảng 4 câu) để hỏi thăm, báo tin cho người thân dựa theo mẫu( SGK), biết cách ghi phong bì thư.
II . Đồ dùng dạy học
Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý, mẫu phong bì thư 
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV trả bài và nhận xét về bài văn tuần 9.
 2. Giới thiệu bài : 
- GV nêu yêu cầu, mục đích của tiết học.
3. Dạy bài mới:
 HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 
a) Bài tập 1
- Yêu cầu HS đọc đề bài 1 và gợi ý trong SGK, GV hướng dẫn HS :
 + Em sẽ gửi thư cho ai?
 + Dòng đầu thư em viết thế nào?
 + Em viết lời xưng hô như thế nào cho tình cảm, lịch sự?
 + Trong phần hỏi thăm tình hình em viết những gì?
 + Em sẽ thông báo những gì về tình hình gia đình và bản thân?
 + Em muốn chúc người thân những gì?
 + Em sẽ hứa với người thân điều gì?
- GV mời 5 hs nêu mình sẽ viết thư cho ai ?
- GV gọi hs nói mẫu bức thư mình sẽ viết.
- HS cả lớp viết thư, sau đó gọi một số em đọc thư. GV và cả lớp nhận xét, bổ sung.
b) Bài tập 2
- Yêu cầu HS đọc phong bì được minh hoạ trong SGK, GV hướng dẫn HS nhận xét về cách viết :
 + Góc bên trái phía trên ghi những gì?
 + Góc bên phải phía dưới ghi những gì?
 + Chúng ta dán tem ở đâu?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tập ghi.
 Người gửi / F rom: ............................
 Người nhận / To..................................

 Học sinh ghi nội dung cụ thể trên phong bì.
- 1 số em đọc.
4. Củng cố- dặn dò 
- GV chấm bài và chữa lỗi về : ý, dùng từ, đặt câu và lỗi về chính tả
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS làm bài tốt 
-----------------------------------------------------------
TOÁN
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (TT)
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải toán bằng hai phép tính
- Bài tập cần làm: 1,2,3
II. Đồ dùng : Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT 1,2 tiết trước
- GV cùng HS nhận xét.
B. Bài mới
. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Giới thiệu bài toán giải bằng 2 phép tính. 
Mt: HS biết các bước giải bài toán bằng hai phép tính và cách trình bày bài giải đó
- Gọi HS đọc đề bài Bài toán:
- GV hỏi : 
+ Ngày thứ bảy bán được mấy xe đạp?
+ Chủ nhật bán được gấp mấy lần ngày thứ bảy?
- Hướng dẫn HS tóm tắt và trình bày bài giải theo hai bước
Bước 1: Tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật (6 x 2 = 12)
Bước 2: Tìm số xe đạp bán cả hai ngày( 6 + 12 =18)
- HS giải vào vở nháp, 1em lên bảng giải
- HS nêu bài giải
- HS, GV nhận xét
- GV chốt lời giải đúng như SGK
HĐ3: Thực hành: 
Mt: HS bước đầu biết giải và trình bày bài giải toán bằng hai phép tính
Bài 1:
- HS đọc bài toán
- GV hỏi: BT cho biết gì? BT hỏi gì?
- GV vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán
- GV hướng dẫn: Muốn biết quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh thì phải biết quãng đướng từ nhà đến chợ huyện và từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh. Mà quãng đường từ nhà đến chợ huyện đã biết, yêu cầu phải tìm được quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh
- HS giải vào nháp – 1 HS giải vào bảng phụ
- Lớp nhận xét – GV nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài 2:
- HS đọc bài toán. GV hướng dẫn
Bước 1: Tìm số lít mật ong lấy ra
Bước 2: Tìm số lít mật ong còn lại
- HS tự tóm tắt và giải vào vở– 1 HS giải vào bảng phụ
- GV theo dõi, hướng dẫn, chấm một số bài
- Lớp nhận xét – GV nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài 3: Số?
- GV vẽ sơ đồ giống SGK
- HS làm bài nhóm đôi, nêu miệng kết quả
- GV yêu cầu HS giải thích. Lớp nhận xét – GV nhận xét
HĐ3: Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS biết vận dụng những học vào thực tế; Chuẩn bị tiết sau kiến thức vừa 
-----------------------------------------------------
CHÍNH TẢ: 
Nghe- viết : QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu	
- Nghe viết đúng ba khổ thơ đầu bài thơ: Quê hương ; viết hoa đúng chữ đầu tên bài, đầu dòng thơ.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần (et, oet)( BT 2)
- Làm đúng BT 3 a/ b
II . Đồ dùng dạy học - Bảng lớp viết nội dung bài tập 2.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết vào bảng lớp, còn lại viết vào bảng con: Quả xoài, nước xoáy, đứng lên.
- Gv nhận xét.
2. Giới thiệu bài 
- Ghi mục bài 
3. Dạy bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh viết chính tả 
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
Giáo viên đọc 3 khổ thơ đầu bài: Quê hương.
- Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương ?(Chùm khế ngọt, đường đi học...)
- Những chữ naò trong bài chính tả viết chữ hoa ?( đầu dòng thơ)
Học sinh luyện viết chữ khó.
b. Giáo viên đọc cho học sinh viết.
c. Chấm, chữa bài.
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả 
Bài 2: Điền vào chỗ trống et hoặc oet.
- Giáo viên nêu yêu cầu bài.
- 2 em làm ở bảng. Cả lớp làm vào giấy nháp.
Em bé toét miệng cười , mùi khét , cưa xoèn xoẹt , xem xét
Bài 3: Lựa chọn.
Học sinh làm vào vở bài tập, nêu miệng bài giải.
Lời giải: 	a) nặng, nắng, lá, là
	b) cổ, cỗ, co, cò, có
4. Củng cố- dặn dò 
- Học sinh ghi nhớ chính tả - Giáo viên nhận xét giờ học.
Thứ 5, ngày 26 tháng 11 năm 2020
TOÁN
LUYỆN TẬP( trang 52)
I. Mục tiêu
- Biết giải toán bằng hai phép tính.
- Làm bài cần làm: 1, 3, (a,b)
II. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ: 
- Lớp trưởng điều hành, HS hoạt động theo nhóm đôi:
- Làm miệng sau đó nêu kết quả trước lớp bµi 3 trang 51(5 gấp 3 lần, thêm 3)
- Lớp trưởng báo cáo kết quả
- GV nhận xét, kết luận
B. Bài mới
HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Thực hành 
Bài 1: 
Mt: Biết giải toán bằng hai phép tính.
- HS đọc yêu cầu bài 
- GV nêu câu hỏi : + Bài toán cho biết gì ?
 + Bài toán hỏi gì ?
- GV hướng dẫn kĩ hơn ở bài số 1. Hướng dẫn để HS nêu được:
- Cách 1: Giải theo 2 bước:
 + Bước 1: Tìm số ô tô còn lại sau khi 18 ô tô rời bến
 + Bước 2: Tìm số ô tô còn lại sau khi 17 ô tô tiếp tục rời bến
- Cách 2 :
 + Bước 1: Tìm số ô tô rời bến ở cả hai lần
 + Bước 2: Tìm số ô tô còn lại cuối cùng
- HS giải vào vở - 1 HS giải bảng phụ
- Lớp nhận xét – GV nhận xét
Bài 2: KKHS làm thêm
- Lớp nhận xét – GV nhận xét
Bài 4: 
Mt: HS biết thực hiện liên tiếp 2 phép tính
- HS đọc yêu cầu bài
- GV hướng dẫn mẫu
Mẫu: Gấp 15 lên 3 lần rồi cộng với 47
 15 x 3 = 45; 45 + 47 = 92
- HS làm bài, 2 em lên bảng thực hiện 
- HS dưới lớp nhận xét, GV kết luận
a) 12 x 6 = 72 72 – 25 = 47
b) 56 : 7 = 8 8 – 5 = 3
HĐ3: Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS biết vận dụng những học vào thực tế; Chuẩn bị tiết sau Bảng nhân 8
----------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
SO SÁNH. DẤU CHẤM
I. Mục tiêu
- Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh âm thanh với âm thanh (BT1,2)
- Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn. (BT3)
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, VBT
III. Hoạt động dạy học : 
HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS hoạt động nhóm đôi: Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi
- GV cho HS xem tranh ảnh về cây cọ.
- Từng cặp HS tập trả lời câu hỏi:
 + Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào? (Tiếng thác, tiếng gió )
+ Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?(Rất to, rất vang động )
Bài 2: Hãy tìm những âm thanh được so sánh trong đoạn thơ, câu văn
- HS đọc thầm bài tập, hoạt động nhóm 4.1 nhóm làm phiếu
- Cả lớp và GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: Ngắt đoạn văn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở.
- GV lưu ý HS ngắt câu trọn ý, viết hoa chữ cái đầu câu 
 - GV chấm, chữa bài .
Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm
HĐ3 : Củng cố, dặn dò :
- Một HS nhắc lại những nội dung đã được học.
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6, ngày 27 tháng 11 năm 2020
TOÁN
BẢNG NHÂN 8
I. Mục tiêu
- Bước đầu thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được bảng nhân 8 trong giải toán
- Làm được bài 1, 2, 3
II. Đồ dùng : Các tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ: 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Truyền điện - ôn lại bảng nhân 7.
- GV kết hợp giới thiệu bài: Bảng nhân 8 – Ghi mục bài lên bảng.
B. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Hướng dẫn lập bảng nhân 8 
Mt: HS lập được bảng nhân 8 và bước đầu thuộc bảng nhân 8
a. Tiến hành lập bảng nhân 8:
- Trường hợp 8 x 1:
 Hỏi: 8 chấm tròn được lấy 1 lần bằng mấy chấm tròn?
 8 lấy 1 lần thì viết : 8 x 1 = 8.
- Trường hợp 8 x 2: ( tiến hành tương tự).
- HS nêu cách tìm 8 x 2 bằng cách đưa về tính tổng 2 số.
 8 x 2 = 8 + 8 -> 8 x 2 = 16.
- Trường hợp 8 x 3:
 8 x 3 = 8 + 8 + 8 -> 8 x 3 = 24.
- Các trường hợp còn lại HS tự lập vào nháp.
b. HS học thuộc bảng nhân 8:
- GV tổ chức HS đọc thuộc bảng nhân 8 (cá nhân, cặp)
- GV tuyên dương một số học sinh đã học thuộc
HĐ2: Thực hành 
Mt: Bước đầu thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được bảng nhân 8 trong giải toán
Bài 1: Tính nhẩm (Trò chơi: Ai nhanh, anh đúng)
- Lớp trưởng tổ chức cho các bạn chơi trò chơi: 

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_10_nam_hoc_2020_2021.doc