Giáo án Các môn Lớp 2 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021

Toán

ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (tiếp theo)

I.Mục tiêu:

- Bíêt cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm.

- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.

- Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có ba chữ số.

- Biết giải bài toán về ít hơn.

- Biết tìm số bị trừ, tìm số hạng của một tổng.

- HS cả lớp làm: Bài 1( cột 1,3), bài 2( cột 1,3) , bài 3, bài 5.

- Dành cho HS năng khiếu :Bài 1( cột 2), bài 2( cột 2) , Bài 4.

1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán

II.Hoạt động dạy học:

A. Khởi động: 4’-Nội dung chơi: TBHT đọc phép tính cộng hoặc trừ trong phạm vi 1000 để học sinh nêu kết quả.

- Giáo viên nhận xét, giới thiệu bài mới

B. Khám phá: ( Thực hành)

 

doc40 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 8 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Lớp 2 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán
II.Hoạt động dạy học:
 A.Khởi động: - TBHT điều hành trò chơi: Ai nhanh, ai đúng: - TBHT đọc trên bảng phụ ghi sẵn nội dung trò chơi, tổ chức cho học sinh thi đua nối phép tính ở cột A với kết quả đúng ở cột B:
A
B
845 + 137
569 – 325
147 + 283
472 + 278
962 - 639
750
234
982
323
430
B. Thực hành
 1.Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài 1: - Dành cho HS năng khiếu :( b).
- Cho HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm.(HĐ cá nhân)
- HS làm miệng kết quả
 4 x 9 = 36 : 4 = 5 x 7 = 35 : 5 = 
- Lớp cùng GV nhận xét, ghi bảng .
- HS nhận xét: phép chia là phép ngược lại của phép nhân
Bài 2:- Dành cho HS năng khiếu :( dòng 2) miệng
- Cho HS đọc yêu cầu: Tính
 4 x 6 + 16 = 20 : 4 x 6 =
- HS cách làm .
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
- Lớp cùng GV nhận xét.
Bài 3: HĐ nhóm 4
- Bài toán cho biết gì ?. (lớp 2A xếp thành 8 hàng, mỗi hàng 3 học sinh)
- Bài toán hỏi gì ?. (Lớp 2A có bao nhiêu học sinh?)
- HS nêu kết quả trong nhóm trước lớp.
-Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- HS giải vào vở, 1 HS lên bảng làm
 Bài giải
 Lớp 2A có số học sinh là:
 8 x 3 = 24 (học sinh)
 Đáp số: 24 học sinh.
- HS cùng GV nhận xét. 
Bài 4: - Dành cho HS năng khiếu.
- HS năng khiếu làm bài
- Hình nào đã khoang vào số hình tròn?
- HS trả lời miệng, GV nhận xét : Hình a
Bài 5: - Cho HS đọc yêu cầu bài . Tìm x (HĐ nhóm đôi)
 a. x : 3 = 5 b. 5 x = 35
- HS nêu tên thành phần trong phép nhân và phép chia và cách tìm thừa số , số bị chia.
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm
- GV chữa bài.
D. Vận dụng: (2’)
-Cho học sinh chơi trò chơi truyền điện với nội dung nêu một số phép tính trong bảng nhân, chia 2, 3, 4, 5.
- GV nhận xét giờ học.
- Về ôn lại bài và xem bài sau. 
 -----------------------------------------------------------------------
 Tập làm văn
ĐÁP LỜI AN ỦI. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN
I.Mục tiêu:
- Biết đáp lời an ủi trong các tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2).
-Viết được một đọan văn ngắn kể về một việc làm tốt của em hoặc của bạn em (BT3).
*KNS : Giao tiếp ứng xử văn hóa.
1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II.Đồ dùng:
-Tranh minh hoạ SGK.
III.Hoạt động dạy học:
A.Khởi động: (5’)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành theo cặp hỏi đáp lời từ chối
-Nội dung hỏi – đáp xung quanh chủ đề về trường, lớp. 
- GV nhận xét. Giới thệu bài
B.Khám phá:
1. Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài tập1: (miệng) (HĐ nhóm đôi)
-1HS đọc yêu cầu của bài tập: Hãy nhắc lại lời an ủi và đáp lời của nhân vật
- HS quan sát tranh ở SGK và đọc thầm lời đối thoại. 
- HS thực hành đối đáp lời của hai nhân vật
VD : HS 1.Đừng buồn. Bạn sắp khỏi rồi.
 HS 2.Cảm ơn bạn.. 
- HS cùng GV nhận xét.
Bài tập 2: (miệng)
- HS đọc yêu cầu: Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau
a.Em buồn vì điểm kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi: “Đừng buồn. Nếu cố gắng hơn, em sẽ đạt điểm tốt.”
VD: Đáp : Dạ em cảm ơn cô.
- HS thảo luận theo nhóm đôi theo trường hợp b, c
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- Lớp cùng GV nhận xét.
Bài tập 3: (viết) Hãy viết một đoạn văn ngắn(3, 4 câu ) kể một việc tốt của em (hoặc của bạn em). Ví dụ:
- Săn sóc mẹ khi mẹ bị ốm.
Cho bạn đi chung áo mưa.
- GV hướng đọc một đoạn văn mẫu: Mấy hôm nay mẹ em bị sốt cao. Bố đi mời bác sĩ đến khám bệnh cho mẹ . Còn em thì rót nước cho mẹ uống. 
- Các em hãy nêu việc làm của em hoặc em đã chứng kiến người khác làm và viết thành một đoạn văn ngắn.
- HS làm vào vở và đọc lên
- GV nhận xét
D.Vận dụng: (3 phút)
- Giáo viên giáo dục học sinh: Trong cuộc sống không phải lúc nào mỗi chúng mình luôn gặp chuyện vui, chuyện hài lòng với bạn thân. Trong trường hợp nếu người khác gặp chuyện buồn, điều không hay, chúng mình phải biết nói lời an ủi và khi chúng mình buồn thì có người an ủi, động viện mỗi chúng mình cần phải biết đáp lại lời chân thành, lịch sự. Đó là một việc rất tốt mà mỗi chúng ta cân làm
- GV nhận xét giờ học.
------------------------------------------------------------------
 Tự nhiên và Xã hội 
 MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO 
I.Mục tiêu: 
 - Kiến thức: HS nhận biết được hinh dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vỡ sao.
 - Kĩ năng: HS nêu được hình dạng, đặc điểm Mặt Trăng và các vì sao.
1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy logic, NL quan sát
2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học
II .Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ số 1 trang 66, hình vẽ 2, 3, 4 trang 67 sách TNXH lớp 2, một số hinh vẽ và tài liệu liên quan đến hinh dạng và đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao GV sưu tầm.
III.Tiến trình đề xuất:
A. Khởi động : TBVN cho lớp hát bài hát tập thể
-GV nhận xét. Giới thiệu bài
B. Khám phá:
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng và đặc điểm của mặt trăng.
Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề
GV yêu cầu cả lớp cùng hát bài Ánh trăng hòa bình ( tác giả Hồ Bắc)
Giáo viên nêu câu hỏi : Em biết gì về Mặt Trăng?
Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh.
GV yêu cầu học sinh mô tả bằng hình vẽ những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép về hình dạng Mặt Trăng và mô tả bằng lời đặc điểm của mặt trăng, sau đó thảo luận nhóm thống nhất ý kiến để trình bày vào bảng nhóm.
GV yêu cầu học sinh trình bày quan điểm của các em về vấn đề trên.
 HS trình bày – Nhận xét.
VD các ý kiến của HS đưa ra khác nhau:
Mặt Trăng không chiếu sáng
Mặt Trăng chiếu sáng.
Đề xuất câu hỏi ( dự đoán/ giả thuyết) và phương án tìm tòi.
GV tập hợp thành các nhóm nhóm biểu tượng ban đầu – Yêu cầu học sinh so sánh giống và khác nhau của các ý kiến ban đầu.
GV giúp học sinh đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về hình dạng và đặc điểm của Mặt Trăng.
VD: - Vì sao Mặt Trăng có hình lưỡi liềm?
- Mặt Trăng hình gì?
- Ánh sáng Mặt Trăng có giống ánh sáng Mặt Trơi không?
- Có phải Mặt Trăng có ánh sáng màu vàng không?
- Mặt Trăng ở xa hay gần Trái đất?
- Mặt Trăng có đi theo chúng ta không?
-Trên Mặt Trăng có chú Cuội và chi Hằng không?
GV tổng hợp các câu hỏi của các nhóm – Chỉnh sửa cho phù hợp.
Mặt Trăng có hình gì?
Mặt Trăng ở xa hay gần Trái Đất?
Mặt Trăng có phát ra ánh sáng không?
Mặt Trăng có sưởi ấm cho chúng ta không?
 * GV tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất phương án tìm tòi để tìm hiểu về hình dạng và đặc điểm của Mặt Trăng.
* HS nêu đề xuất.
* GV hướng học sinh lựa chọn cách quan sát hình vẽ và nghiên cứu tài liệu.
Thực hiện phương án tìm tòi.
- GV yêu cầu học sinh dự đoán – Ghi chép vào các mục sau.
Cõu hỏi
Dự đoán
Cỏch tiến hành
Kết luận
Mặt Trăng có hình gì?
Mặt Trăng ở xa hay gần Trái Đất?
Mặt Trăng có phát ra ánh sáng không?
Mặt Trăng có sưởi ấm cho chúng ta không?
Mặt Trăng có hình lưỡi liềm
Mặt Trăng ở xa Trái đất.
Mặt Trăng có phát ra ánh sáng .
Mặt Trăng có sưởi ấm cho chúng ta .
* GV cho học sinh quan sát các hình SGK và nghiên cứu các tài liệu sau:
( Tranh ảnh về Mặt Trăng).
Học sinh làm việc theo nhóm 6- Trả lời các câu hỏi và điền các thông tin vào các mục còn lại trong phiếu.
VD học sinh có thể điền:
Cõu hỏi
Dự đoán
Cỏch tiến hành
Kết luận
Mặt Trăng có hình gì?
Mặt Trăng ở xa hay gần Trái Đất?
Mặt Trăng có phát ra ánh sáng không?
Mặt Trăng có sưởi ấm cho chỳng ta khụng?
Mặt Trăng có hình lưỡi liêm
Mặt Trăng ở xa Trái đất.
Mặt Trăng có phát ra ánh sáng .
Mặt Trăng có sưởi ấm cho chúng ta .
Quan sát hình vẽ.
Nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu tài liệu.
Mặt Trăng có hỡnh trũn( đôi lúc trăng thay đổi hinh dạng)
Mặt Trăng ở rất xa Trái Đất.
Mặt Trăng không tự phát ra được ánh sáng (Mặt Trăng tỏa ánh sáng do sự phản chiếu của Mặt Trời)
Mặt Trăng không sưởi ấm chúng ta.

Kết luận kiến thức.
GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
GV hướng dẫn học sinh so sánh biểu tượng ban đầu của mình ở bước 2.
- GV kết luận: Mặt trăng tròn, giống như quả bóng lớn, ở xa trái đất
 ánh sáng mặt trăng mát dịu, không nóng như ánh sáng mặt Trời vì mặt trăng không phát ra được ánh sáng. Mặt trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời xuống trái Đất 
GV giúp học sinh biết thêm: Mặt Trăng không tự phát ra được ánh sáng nên Mặt Trăng mát dịu, không nóng như ánh sáng Mặt Trời.
Hoạt động 2: Tìm hiều về hình dạng và đặc điểm của các Vì Sao.
Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề.
GV nêu câu hỏi: Em biết gì về những ngôi sao trên bầu trời?
Bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh.
GV yêu cầu học sinh mô tả bằng hình vẽ những hiểu biết ban đâu của mình vào vở Ghi chép về hình dạng các vì sao và mô tả bằng lời đặc điểm của chúng.
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến để trình bày vào bảng nhóm.
GV yêu cầu HS trình bày – Nhận xét.
Đề xuất câu hỏi ( dự đoán/ giả thiết) và phương án tìm tòi.
GV tập hợp các dự đoán – HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến ban đầu.
GV giúp học sinh đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tỡm hiểu về hình dạng và đặc điểm của các vì sao.;
VD: - Ngôi sao có hình gì?
Các ngôi sao to hay nhỏ?
Vì sao ngôi sao có 5 cánh?
Các ngôi sao ở xa hay gần Trái Đất?
Trên bầu trời có bao nhiêu ngôi sao?
Con người có sống được trên các ngôi sao không?
GV tổng hợp các câu hỏi của các nhóm ( Chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù hợp với ND)
Các ngôi sao hình gì?
Kích thước của các ngôi sao thế nào?
Các ngôi sao có chiếu sáng không?
Các ngôi sao ở xa hay gần Trái Đất?
GV tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất phương án tìm tòi.
GV hướng học sinh nên chọn cách nghiên cứu tài liệu.
d)Thực hiện phương án tìm tòii.
- Yêu cầu HS ghi dự đoán vào vở Ghi chép.
- GV phát tài liệu cho các nhóm nghiên cứu.
- HS tiến hành nghiên cứu theo nhóm 6 – Tập trung quan sát hình ảnh ngôi sao và điền thông tin.
e)Kết luận kiến thức:
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- GV hướng dẫn Hs so sánh lại biểu tượng ban đầu của mình ở bước 2.
GV Kết luận:
 - Các vì sao là những quả bóng lửa khổng lồ. Giống như Mặt Trời . Trong thực tế có nhiều ngôi sao lớn hơn mặt trời, nhưng vì chúng ở rất xa, rất xa Trái Đất nên ta nhìn thấy chúng nhỏ bé trên bầu trời.
- GV cho học sinh tổ màu vào các ngôi sao ( Nếu có thời gian)
D. Vận dụng (2’)
- HS cùng GV hệ thống lại bài.
- GV nhận xét giờ học.
BUỔI CHIỀU: TUẦN 33
Thứ 5 ngày 6 tháng 5 năm 2021
Thủ công
ÔN TẬP
THỰC HÀNH THI KHÉO TAY ( T1 + T2 )
I.Mục tiêu: 
-Ôn tập cũng cố được kiến thức kỉ năng làm thủ công lớp 2
-Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học.
 -Làm được ít nhất 2 sản phẩm thủ công đã họ .
- Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.(HSNK )
1. Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự điều chỉnh hành vi đạo đức; tư duy phản biện
2.Phẩm chất: Thích làm đồ chơi thủ công do mình làm ra.
II.Chuẩn bị:
- HS: Giấy thủ công, kéo, hồ dán.
III.Hoạt động dạy học
A.Khởi động: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: ( 2’)
B.Thực hành:
1. Hướng dẫn HS ôn tập:( 6’ )
- GV cho HS ôn lại các nội dung của môn Thủ công đã học trong học kì II.
GV hướng dẫn cho HS thi gấp, làm đồ chơi theo ý thích.
* Vài em nêu tên đồ chơi mình chọn làm.
* HS thực hành gấp làm đồ chơi theo ý thích:( 20’)
- GV cho HS thực hành cắt giấy để gấp, dán đồ chơi theo ý thích của các em. * HS thực hành làm đồ chơi.
GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng
Làm được ít nhất 2 sản phẩm thủ công đã học .
Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo . ( HSNK ).
c. Trưng bày sản phẩm: ( 5’)
GV cho những HS làm xong trng bày sản phẩm cho cả lớp quan sát, nhận xét. 
GV cùng cả lớp bình chọn bạn có sản phẩm đúng, đẹp.
3. Củng cố - dặn dò:(2’ )
- GV cùng HS củng cố bài, GV nhận xét giờ học.
- GV giao bài tập về nhà cho HS.
------------------------------------------------------------------
Tập viết
CHỮ HOA (kiểu 2)
I.Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụngiệt(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) iệt Nam thân yêu (3 lần).
1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2.Phẩm chất: Rèn tính cẩn thận, chính xác. Yêu thích luyện chữ đẹp.
II.Đồ dùng:
- Mẫu chữ v hoa.
III.Hoạt động dạy học:
A.Khởi động (5’)
- HS viết chữ hoa vào bảng con chữ hoa Q 
- GV nhận xét. Giới thiệu bài
B.Khám phá:
1. Hướng dẫn viết chữ hoa : (5’)
a.Hướng dẫn HS quan sát mẫu và nhận xét chữ hoa v 
- GV gắn bảng chữ hoa, HS nhận xét.
- Chữ v hoa có mấy nét?. (gồm 3 nét)
- Độ cao mấy li ? (5 li)
- HS trả lời.
- GV hướng dẫn HS cách viết và viết mẫu.
+ Nét 1: giống như nét 1 chữ hoa U, Ư, (nét móc hai đầu, đặt bút trên đường kẻ 5, dừng bút ở đường kẻ 2)
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, viết tiếp nét cong phải, dừng bút ở đường kẻ 6
+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút , viết một đường cong dưới nhỏ cắt nét 2, tạo thành vòng xoắn nhỏ. Dừng bút đường kẻ 6. 
- HS nhắc lại quy trình viết,
- HS viết trên không chữ hoa.
- HS viết bảng con: 
- GV nhận xét, sửa sai.
2.Hướng dẫn viết câu ứng dụng: (5’)
- GV viết câu ứng dụng lên bảng: iệt Nam thân yêu.
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS nhận xét về độ cao các chữ cái trong câu ứng dụng.
- Độ cao các con chữ trong câu ứng dụng như thế nào?
- Dấu thanh đặt ở các con chữ nào?
- Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét.
- HS viết bảng con: iệt
B.Thực hành:(Hướng dẫn HS viết vào vở): (15’)
- GV hướng dẫn cách đặt bút viết ở vở tập viết.
- HS viết bài vào vở tập viết, GV theo dỏi uốn nắn.
3.Chữa bài :(7’)
- HS ngồi tại chỗ GV đi từng bàn chữa, nhận xét.
D.Vận dụng: (1’)
-1HS nhắc lại cách viết chữ hoa.
- Nhận xét, tuyên dương những học sinh viết tốt.
- Trưng bày một số bài đẹp cho cả lớp lên tham khảo.
--------------------------------------------------------------------
Toán
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (tiếp theo)
I.Mục tiêu:
- Bíêt cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm.
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có ba chữ số.
- Biết giải bài toán về ít hơn.
- Biết tìm số bị trừ, tìm số hạng của một tổng.
- HS cả lớp làm: Bài 1( cột 1,3), bài 2( cột 1,3) , bài 3, bài 5.
- Dành cho HS năng khiếu :Bài 1( cột 2), bài 2( cột 2) , Bài 4.
1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán
II.Hoạt động dạy học:
A. Khởi động: 4’-Nội dung chơi: TBHT đọc phép tính cộng hoặc trừ trong phạm vi 1000 để học sinh nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét, giới thiệu bài mới
B. Khám phá: ( Thực hành)
 1.Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài 1:- Dành cho HS năng khiếu :( cột 2).( HĐ cá nhân)
- HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm .
- HS làm miệng kết quả.
 500 + 300 = 800 ; 800 - 500 = 300 ; 400 + 200 = 600
- Lớp cùng GV nhận xét.
Bài 2:- Dành cho HS năng khiếu :( cột 2).( HĐ cá nhân)
 - HS đọc yêu cầu: Đặt tính rồi tính.
 65 + 29 55 + 45 100 - 72 345 + 422
- HS cách đặt và tính theo cột dọc .
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
- Lớp cùng GV nhận xét.
Bài 3: ).( HĐ nhóm 4)
 - HS đọc bài toán và phân tích.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- HS tóm tắt và giải vào vở, 1 HS lên bảng làm
 Tóm tắt Bài giải
 Anh : 165 cm Em cao là
 Em thấp hơn : 33 cm 165 - 33 = 132 (cm)
 Em : .... cm? Đáp số: 132 cm
- HS cùng GV nhận xét. 
Bài 4:- Dành cho HS năng khiếu . ).( HĐ cá nhân)
- Cho HS năng khiếu làm vào vở nháp.
- GV cùng HS chữa bài: Đáp số : 670 cây 
Bài 5: ( HĐ cá nhân)
- Cho HS đọc yêu cầu bài . Tìm x
 a.x - 32 = 45 b. x + 45 = 79
- HS nêu tên thành phần trong phép cộng và phép trừ và cách tính.
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm
- GV chữa bài.
C. Vận dụng: 3’- Đặt đề toán và giải bài toán theo tóm tắt sau:
 20học sinh
 Nam 4 học sinh
 Nữ
 ? học sinh
- HS làm vào vở nháp
- GV nhận xét.
-Về ôn lại bài và xem bài sau. 
 -----------------------------------------------------------------------
 ---------------------------------------------------------------------
 Tự học 
 HOÀN THÀNH CÁC NỘI DUNG MÔN TOÁN
I. Mục tiêu:
- Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn Toán.
- Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Mở đầu: 5’.
- GV giới thiệu, nêu mục đích yêu cầu tiết học.
B. Hướng dẫn các nhóm làm bài tập: 25’
- GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào, nội dung nào?
- GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động.
* Nhóm 1: - Cho HS ôn đọc, viết và so sánh các số có ba chữ số. 
Bài 1: - Cho HS ôn đọc yêu cầu bài. Viết thêm số liền sau để được
A. Năm số tự nhiên liên tiếp: 599, ..., ..., ..., ...
b. Năm số tròn chục tiếp: 610, ..., ..., ..., ...
c. Năm số tròn trăm liên tiếp: 500,..., ...., ... ,...
Bài 2: - Cho HS ôn đọc yêu cầu bài .So sánh các số có 3 chữ số:
- HS đọc y/c bài
 602 ... 599 690 .... 700
 602 ... 620 690 + 10 ... 700
 599 + 1 ... 600 752 ... 725
+ HS tự làm bài cá nhân.
 + Trao đổi theo cặp.
 + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV đánh giá.
 *Nhóm 2: Ôn các Đơn vị đo độ dài đã học.
Bài 1. HS nêu y/c BT: Đặt tính rồi tính.
 987 - 964 ; 868 - 815 ; 788 - 37 ; 655 - 43.
Bài 2. HS nêu y/c. Tìm số thích hợp điền vào ô trống
- GV kẻ lên bảng
Số bị trừ
978
817
796

Số trừ
465
203
324
504
Hiệu



85
+ HS tự làm bài cá nhân.
 + Trao đổi theo cặp.
 + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV đánh giá.
 Nhóm 3. Luyện tập về tìm thành phần chưa biết và giải toán (HSNK):
Bài 1. Tìm X
253 + X = 879 X – 323 = 456
Bài 2. Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
 Kết quả tính của phép trừ. 577 - 534
 A. 34 B. 43 C. 53
Bài 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
 Thùng to đựng được 286 l dầu, thùng bé đựng ít hơn thùng to 25 l .Hỏi thùng bé đựng bao nhiêu lít dầu?
 A. 36 l B. 261 l C.311 l
 B. 261 
+ HS trao đổi với bạn.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV đánh giá.
- GV và HS nhận xét. 
C. Củng cố – dặn dò: 3’
 - GV nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------------------------------
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 ÔN: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Học sinh biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ.
-HS phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới và biết tác dụng của các lạo PTGT.
2.Kĩ năng
- Biết tên các loại xe thường thấy.
- Nhận biết được các tiếng động cơ và tiếng còi của ô tô và xe máy để tránh nguy hiểm.
3.Thái độ
- Không đi bộ dưới lòng đường.
- Không chạy theo hoặc bám theo xe ô tô, xe máy đang đi.
II-Chuẩn bị
-Trang SGK
III-Hoạt động dạy và học: 33’
Hoạt động 1:
 Giới thiệu bài
Hoạt động 2:Nhận diện các phương tiện giao thông
Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết một số loại phương tiện giao thông đường bộ.
HS phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới.
b.Cách tiến hành
- GV treo hình 1 , hình 2 lên bảng
- HS quan sát.
- ? H1 xe cơ giới, H2 xe thô sơ có gì giống và khác nhau.
- Đi nhanh hay chậm?
- Khi đi phát ra tiếng động lớn hay nhỏ?
- Chở hàng ít hay nhiều?
- Loại nào dễ gây nguy hiểm?
GVKL: -Xe thô sơ là loại xe đạp, xích lô, xe bò, xe ngựa,
- Xe cơ giới là loại xe: ô tô, xe máy,
- Gv giới thiệu thêm các loại xe khác.
Hoạt động 3: Trò chơi
Mục tiêu: 
- Cũng cố lại kiến thức ở HĐ1
- Cách tiến hành
- GV chia lớp thành nhóm
- y/c HS ghi tên các loại phương tiện giao thông theo hai cột
1-Xe thô sơ
 2. Xe cơ giới
- HS chơi trò chơi.
- GV nhận xét, bổ sung.
GVKL: Lòng đường dành cho ô tô, xe máy, xe đạp,đi lại các em không được đi lại hay đừa nghịch dưới lòng đường dễ xảy ra tai nạn.
Hoạt động 4: Quan sát tranh
- GV treo tranh , SHS cho HS quan sát
- Các em thấy trong tranh có các loại xe nào đang đi trên đường ?
- Khi đi qua đường các em cần chú ‎ y các loại phương tiện nào? Vì sao?
GVKL: Khi 

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_2_tuan_33_nam_hoc_2020_2021.doc