Giáo án Các môn Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
- Biết sắp xếp thứ tự các số có ba chữ số.
- Biết cộng, trừ (không nhớ) các số có ba chữ số.
- Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm có kèm tên đơn vị.
- Biết sắp xếp hình đơn giản.
- HS cả lớp làm: Bài 2, bài 3, bài 4, bài 5.
- Dành cho HS NK làm thêm bài 1.
1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
II.Đồ dùng
- Các hình tam giác.
III.Hoạt động dạy học:
A. Khởi động:
- TBHT điều hành trò chơi: Đố bạn biết:
+ Nội dung chơi: TBHT (đọc) đưa ra phép tính để học sinh nêu kết quả:
356 – 132 574 – 253 837 – 316 982 – 410
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
-GV giới thiệu bài.
B.Thực hành: Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
nhà tập kể lại câu chuyện Chính tả CHUYỆN QUẢ BẦU I.Mục tiêu: - Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài tóm tắt Chuyện quả bầu; viết hoa tên riêng Việt Nam trong bài chính tả. - Làm được bài tập 2b. 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. 2. Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt. II.Đồ dùng: - Bảng phụ viết bài tập 2b. III.Hoạt động dạy-học: A.Khởi động: (5’) - TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể bài “ Bầu bí thương nhau” - GV nhận xét. Giới thiệu bài B.Khám phá: 1.Hướng dẫn nghe, viết: (20’) a.GV đọc bài chính tả một lần, 2HS đọc lại. - Hãy tìm tên riêng trong bài chính tả? - Tên riêng ta phải viết như thế nào ? - HS viết bảng con: Khơ - mú, Mường, Ê- đê, Hmông. - GV nhận xét. b.GV đọc cho HS nghe và viết. - HS nghe và viết bài vào vở. - HS viết xong trao đổi vở cho nhau. c.Chữa bài: - GV nhận xét. C. Thực hành: Hướng dẫn làm bài tập: (8’) Bài tập 2b: HS đọc yêu cầu: Điền v / d ( HĐ cá nhân, cặp) Đi đâu mà .....ội mà .... àng - HS làm vào vở, đổi chéo vở kiểm tra kết quả. - GV nhận xét. D. Vận dụng: (1’) -Nhắc HS xem lại những từ khó và từ viết sai chính tả để ghi nhớ, tránh viết sai lần sau. - Viết tên các bạn trong lớp có phụ âm đầu là l/n. -Về nhà luyện viết thêm. Thứ 4 ngày 28 tháng 4 năm 2021 Thủ công: LÀM CON BƯỚM (tiết 2) I.Mục tiêu: - Biết cách làm con bướm bằng giấy. - Làm được con bướm bằng giấy. Con bướm tương đối cân đối. Các nếp gấp tương đối đều, phẳng. Với học sinh khéo tay: Làm được con bướm bằng giấy. Các nếp đều, phẳng. Có thể làm được con bướm có kích thước khác. 1. Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá đồ vật; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Thẩm mĩ. 2. Phẩm chất: - Thích làm đồ chơi, rèn luyện đôi tay khéo léo cho học sinh. II.Chuẩn bị: GV: Mẫu con bướm bằng giấy. Quy trình làm con bướm bằng giấy có hình minh họa. Giấy thủ công, giấy màu, giấy trắng. Kéo, hồ dán. - Học sinh: Giấy thủ công. III. Hoạt động day học : A.Khởi động: 5’- TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể bài: “ Kìa con bướm vàng” - Kiểm tra đồ dùng học tập phục vụ tiết học. -GV nhận xét. Giới thiệu bài B.Khám phá : 25’(Thực hành) -GV giao nhiệm vụ cho HS, quy định thời gian thực hành - Giáo viên tổ chức cho học sinh nhắc lại quy trình làm con bướm bằng giấy thủ công - HS thực hiện theo nhóm (nhóm trưởng điều hành chung) - Học sinh nhắc lại quy trình các bước. + Bước 1: Cắt giấy. + Bước 2: Gấp cánh bướm. + Bước 3: Buộc thân bướm. + Bước 4: Làm râu bướm. - Học sinh thực hành làm con bướm bằng giấy thủ công. Giáo viên nhắc học sinh các nếp gấp phải thẳng, cách đều, miết kĩ. - Trong khi học sinh thực hành.( HĐ nhóm 4) - Giáo viên quan sát và giúp những em còn lúng túng - Động viên các em làm con bướm nếp gấp phải sát, miết kĩ. C.Vận dụng: (3 phút) - Trưng bày và đánh giá sản phẩm. + Học sinh trưng bày sản phẩm trên lớp. + Cho học sinh đánh giá sản phẩm. - Bình chọn sản phẩm đẹp. - HS nêu lại quy trình làm con bướm bằng giấy thủ công. - Giáo viên kết luận chung. Tuyên dương nhóm và cá nhân làm tốt. - GDHS bảo vệ môi trường học tập: Không vứt rác, giấy ra sàn lớp,... *Nhận xét giờ học: 1’ Toán LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu: - Biết sắp xếp thứ tự các số có ba chữ số. - Biết cộng, trừ (không nhớ) các số có ba chữ số. - Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm có kèm tên đơn vị. - Biết sắp xếp hình đơn giản. - HS cả lớp làm: Bài 2, bài 3, bài 4, bài 5. - Dành cho HS NK làm thêm bài 1. 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học. 2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. II.Đồ dùng - Các hình tam giác. III.Hoạt động dạy học: A. Khởi động: - TBHT điều hành trò chơi: Đố bạn biết: + Nội dung chơi: TBHT (đọc) đưa ra phép tính để học sinh nêu kết quả: 356 – 132 574 – 253 837 – 316 982 – 410 - Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh. -GV giới thiệu bài. B.Thực hành: Hướng dẫn làm bài tập: (28’) Bài 1: - Dành cho HS NK . (> , <, =?) ( HĐ cá nhân) - HS trả lời miệng 937 > 973 500 + 60 +7 < 597 - GV cùng HS nhận xét Bài 2: Viết các số 857, 678, 599, 1000, 903 theo thứ tự từ . ( HĐ cá nhân) a.Từ bé đến lớn: ............................................................... b.Từ lớn đến bé: ............................................................... - HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm - HS cùng GV nhận xét. Bài 3: HS đọc yêu cầu: Đặt tính rồi tính ( HĐ cá nhân, cặp đôi) 635 + 241; 970 + 29; 896 - 133; 295 - 105 , - HS nêu cách đặt tính và làm vào vở, 1HS lên bảng làm. - Đổi chéo vở kiểm tra kết quả. - Lớp cùng GV nhận xét. Bài 4: Tính nhẩm ( HĐ cặp đôi) - HS làm miệng hỏi đáp theo cặp. - Đại diện nêu kết quả. 600m + 300m = 900m; 1000 km - 200 km = 800km - GV ghi kết quả lên bảng. Bài 5: Thi ghép hình - Từ 4 hình tam giác nhỏ các em hãy ghép nó thành 1 hình tam giác lớn. - HS làm theo nhóm 3, GV kiểm tra và nhận xét. C. Vận dụng: (2’) - 600m + 300m – 200m = ...m 150dm + 500dm + 50 dm = ...dm 70cm - 20cm + 220 cm = ...cm 1000km – 500km + 500 km = km -HS nêu miệng. -HS cùng GV nhận xét. - GV nhận xét giờ học. Luyện từ và câu TỪ TRÁI NGHĨA. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY I.Mục tiêu: - Biết xếp các từ trái ngược nhau (từ trái nghĩa) theo từng cặp (BT1). - Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT2) . 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. 2.Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II.Đồ dùng: - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2. III.Hoạt động dạy-học: A.Khởi động : - TBHT điều hành trò chơi Truyền điện: - Nội dung chơi: nói những câu nói ca ngợi Bác Hồ. - Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương học sinh. - GV giới thiệu bài. B.Thực hành 1.Hướng dẫn làm bài tập: (30’) Bài tập 1: (HĐ nhóm đôi) - 1HS đọc yêu cầu: Xếp các từ cho dưới đây thành cặp có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa) a.đẹp, ngắn, nóng, thấp, lạnh, xấu, cao, dài. b.lên, yêu, xuống, chê, ghét, khen ..... M: nóng - lạnh. - HS cùng GV nhận xét: đẹp- xấu; cao- thấp; yêu - ghét; dài - ngắn Bài tập 2: (viết) ( HĐ cá nhân) - 1HS đọc yêu cầu: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống? Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đồng bào Kinh hay Tày .... Mường hay Dao .... Gia- rai hay Ê- đê .... Xơ đăng hay Ba- na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam .... đều là anh em ruột thịt .... Chúng ta sống chết có nhau ... sướng khổ cùng nhau .... no đói giúp nhau.” -GV gọi HS nêu miệng. - Lớp nhận xét, GV nhận xét. - GV chữa bài và nhận xét. C. Vận dụng: (3’) - Trò chơi Ô chữ: - Giáo viên chuẩn bị các chữ viết vào giấy : đen, no, khen, béo, thông minh, nặng, dày. - Gọi học sinh xung phong lên bốc chữ. Học sinh bốc chữ nào phải đọc to cho cả lớp nghe và phải tìm được từ trái nghĩa với từ đó. Nếu không tìm được phải hát một bài. - GV nhận xét. Tập đọc TIẾNG CHỔI TRE I.Mục tiêu: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng khi đọc các câu theo thể thưo tự do. - Hiểu nội dung bài: Chị lao công lao động vất vả để giữ cho đường phố luôn sạch đẹp (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ cuối bài thơ). 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ 2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn môi trường sạch đẹp và hơn hết là tôn kính công việc của mọi người. II.Đồ dùng: - Tranh ở SGK. III.Hoạt động dạy- học: A.Khởi động (5’) - HS đọc bài Chuyện quả bầu và trả lời câu hỏi ở SGK. - GV nhận xét. Giới thiệu bài mới B.Khám phá 1.Luyện đọc: (20’) a.GV đọc mẫu toàn bài: Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm. b.Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ mới. - Đọc từng dòng thơ: ( HĐ cá nhân) + HS tiếp nối từng dòng thơ. + GV ghi bảng: lặng ngắt, quét rác. + HS đọc cá nhân. GV nhận xét. + HS đọc chú giải nhóm đôi. +GV nhận xét. + GV chia bài thành 3 đoạn: Đoạn 1: từ dầu đến Quét rác; Đoạn 2: những đêm đông .... Quét rác; Đoạn 3 : phần còn lại + HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.(HĐ nhóm đôi) + HS đọc trong nhóm . +HS đọc nhóm trước lớp. - GV giải thích thêm: sạch lề: sạch lề đường vỉa hè; đẹp lối: đẹp lối đi, đường đi. - Thi đọc giữa các nhóm C. Thực hành: Hướng dẫn tìm hiểu bài: (7’) ( HĐ cặp đôi) -HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. -HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi. - HS,GV nhận xét. - Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào những lúc nào? (đêm hè rất muộn, khi ve cũng đã mệt... ) - Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công ? (chị lao cộng / như sắt / như đồng....) - Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua bài thơ ? (Chị lao công làm việc vất vả.. Nhớ ơn chị lao công , em hãy giữ cho đường phố luôn sạch đẹp) - GV nêu câu hỏi gợi ý để rút ra nội dung bài. 4.Học thuộc lòng 2 khổ cuối bài thơ:(10’) - GV hướng dẫn HS cách đọc. - HS đọc cá nhân. - HS đọc thuộc lòng bài thơ - GV nhận xét. D. Vận dụng: - Em hiểu qua bài thơ tác giả muốn nói lên điều gì? - Qua bài học em biết thêm điều gì? - GV giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn môi trường sạch đẹp và hơn hết là tôn kính công việc của mọi người. Thứ 5 ngày 29 tháng 4 năm 2021 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu: - Biết cộng, trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số . - Biết tìm số hạng, số bị trừ. - Biết quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng. - HS cả lớp làm bài 1 (a,b),bài 2( dòng 1 câu a và b) , bài 3. - Dành cho HS NK: Bài 1(c ),bài 2( dòng 2 câu a và b), bài 4. 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học. 2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. II.Hoạt động dạy học: A.Khởi động: -TBHT điều hành trò chơi: Đố bạn -ND chơi: TBHT nêu ra phép tính để học sinh nêu kết quả: 635 + 241, 970 + 29, 896 – 133, 295 - 105 - Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực. B.Thực hành: 1.Hướng dẫn làm bài tập: (28’) Bài 1- Dành cho HS NK: (c ). ( HĐ cá nhân) - HS đọc yêu cầu: Đặt tính rồi tính - HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính - HS làm vào vở. 456 + 323; 897 - 253 ; 357 + 621 - 1HS lên bảng làm - HS cùng GV nhận xét. Bài 2: - Dành cho HS NK: ( dòng 2 câu a và b) . ( HĐ cá nhân) - HS đọc yêu cầu bài : Tìm x 300 + = 800 - 600 = 100 - HS nêu tên thành phần . - Nêu cách tìm số bị trừ, số hạng - HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm. - Lớp cùng GV nhận xét. Bài 3: >, < , = - HS đọc yêu cầu và làm bảng con. 60 cm + 40cm ..=.. 1m 1km ..>.. 800 m - HS nêu kết quả, GV ghi bảng - GV chữa bài nhận xét. Bài 4: - Dành cho HS NK: - HS đọc yêu cầu Vẽ hình theo mẫu - HS quan sát hình ở SGK và vẽ vào vở nháp - GV nhận xét C. Vận dụng:(2’) - Em hãy sắp xếp theo tự các số có ba chữ số từ bé đến lớn: 120; 102; 201. -HS nêu miệng. -GV nhận xét. Tập viết CHỮ HOA Q (kiểu 2) I.Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa Q kiểu 2 ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ) ; chữ và câu ứng dụng.Quân ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ) Quân dân một lòng (3 lần) 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo 2. Phẩm chất : Rèn tính cẩn thận, chính xác. Yêu thích luyện chữ đẹp. II.Đồ dùng: - Mẫu chữ Q hoa. III.Hoạt động dạy học: A.Khởi đông: (5’) - - TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể bài “ Chữ đẹp mà nết càng ngoan” - Cho học sinh xem một số vở của những bạn viết đẹp giờ trước. Nhắc nhở lớp học tập các bạn. - GV giới thiệu. B.Khám phá: 1. Hướng dẫn viết chữ hoa Q: (5’) a.Hướng dẫn HS quan sát mẫu và nhận xét chữ hoa Q - GV gắn bảng chữ hoa, HS nhận xét. - Chữ Q hoa có mấy nét ?. (gồm 1 nét) - Độ cao mấy li ? (5 li) - HS trả lời. - GV hướng dẫn HS cách viết và viết mẫu. +Nét 1: Đặt bút giữa đường kẻ 4 với đường kẻ 5, viết nét cong trên, dừng bút ở đường kẻ 6, lia bút viết một nét cong xuống đường kẻ thứ nhất dưới thân chữ có nét xoắn, dừng bú đường kẻ 2. - HS nhắc lại quy trình viết, - HS viết trên không chữ Q hoa. - HS viết bảng con: Q - GV nhận xét, sửa sai. 3.Hướng dẫn viết câu ứng dụng: (5’) - GV viết câu ứng dụng lên bảng: Quân dân một lòng - HS đọc câu ứng dụng. - GV quân dân đoàn kết, gắn bó với nhau. - HS nhận xét về độ cao các chữ cái trong câu ứng dụng. - Độ cao các con chữ trong câu ứng dụng ? - Dấu thanh đặt ở các con chữ nào? - Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng như thế nào ? - HS trả lời, GV nhận xét. - HS viết bảng con: Quân C.Thực hành: (Hướng dẫn HS viết vào vở) (15’) - GV hướng dẫn cách đặt bút viết ở vở tập viết. - HS viết bài vào vở tập viết, GV theo dỏi uốn nắn. - Nhận xét vở : (7’) - HS ngồi tại chỗ GV đi từng bàn nhận xét. D.Vận dụng: (1’) -Viết tên một số bạn em biết có phụ âm đầu là Q - Viết chữ hoa “Q”, và câu “Quân dân một lòng .” kiểu chữ sáng tạo. Toán CÔ YẾN DẠY Chính tả TIẾNG CHỔI TRE I.Mục tiêu: -Nghe viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ cuối của bài Tiếng chổi tre. Qua bài chính tả hiểu cách trình bày một bài thơ tự do chữ đầu các dòng thơ viết hoa, bắt đầu viết từ ô thứ 3 . -Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có vần it / ich . 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ 2. Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt. II.Đồ dùng: -Bảng phụ viết bài tập 3b. III.Hoạt động dạy-học: A. Khởi động: (5’) - TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể bài : “Một sợi rơm vàng” - GV nhận xét. Giới thiệu bài B.Khám phá: 1.Hướng dẫn nghe, viết: (20’) a.GV đọc bài chính tả một lần, 2HS đọc lại. ? Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa - HS viết bảng con: quét, lặng ngắt, lối. - GV nhận xét. b.GV đọc cho HS nghe và viết. - GV hướng dẫn HS cách trình bày. - HS nghe và viết bài vào vở. - HS viết xong trao đổi vở cho nhau. c.Chữa bài: - GV nhận xét. 3.Hướng dẫn làm bài tập: (8’) Bài tập 3b: HS đọc yêu cầu: Tìm các tiếng khác nhau ở vần it hoặc ich M: thịt gà - thình thịch - HS làm vào vở, GV nhận xét. C. Vận dụng: (3’) -Yêu cầu nhắc lại cách trình bày bài viết - Viết một số tên các bạn hoặc người quen ở nơi em ở có phụ âm l/n - Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp tham khảo -Về nhà luyện viết thêm. Tự nhiên và Xã hội MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG I. Mục tiêu : - Nói được tên 4 phương chính và kể được phương mặt trời mọc và lặn. - Dựa vào mặt trời, biết xác định phương hướng ở bất cứ địa điểm nào. Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá đồ vật; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Thẩm mĩ Phẩm chất : Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất chăm học, chăm làm; tự tin trách nhiệm (HĐ: Khám phá, Luyện tập và Vận dụng) II.Đồ dùng : - Hình vẽ trong sách giáo khoa - Mỗi nhóm chuẩn bị 5 tấm bìa, tấm 1 vẽ hình mặt trời, 4 tấm còn lại mỗi tấm viết tên một phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. III. Các hoạt động dạy học : A.Bài cũ: Nêu hình dạng, đặc điểm, vai trò của mặt trời - HS trả lời - GV nhận xét B. Dạy bài mới : 1.Giới thiệu bài: Nêu mục đích – yêu cầu 2.Các hoạt động : Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương trong không gian và phương Mặt trời mọc và lặn Mục tiêu : HS biết kể tên 4 phương chính và biết quy ước phương MT mọc và lặn. *Bước 1 : Đưa ra tình huống xuất phát - nêu vấn đề. - GV nêu vấn đề : +Trong không gian có mấy phương chính đó là phương nào? +MT mọc ở phương nào và lặn ở phương nào? *Bước 2 : Bộc lộ những hiểu biết ban đầu của học sinh : - HS thảo luận nhóm (6em) (3 phút). -Yêu cầu HS nêu những hiểu biết ban đầu vào số ghi chép sau đó thống nhất ý kiến vào bảng nhóm. VD: Hàng ngày MT mọc vào lúc sáng sớm và lặn lúc trời tối; MT mọc ở phương Đông và lặn ở phương Tây; Trong không gian có 4 phương chính đó là Đ, T, N, B - Đại diện nhóm trình bày dự đoán trước lớp. *Bước 3 : Đề xuất câu hỏi (dự đoán/ giả thuyết) phương án tìm tòi. a. Đề xuất câu hỏi : - HS các nhóm tự đặt câu hỏi với nhau. (HS các nhóm nêu câu hỏi thắc mắc) - GV ghi lại các câu hỏi của HS lên bảng. - GV tổng hợp câu hỏi của các nhóm và ghi câu hỏi phù hợp với nội dung cần tìm hiểu về các phương chính, phương MT mọc và lặn. VD: +Bạn có chắc chắn rằng có 4 phương chính không? +Phương MT mọc là phương Đ, phương MT lặn là phương T . Vậy phương B và phương N ở vị trí nào trong không gian? +Phương MT mọc và phương MT lặn có thay đổi không?/ b. Đề xuất phương án giải quyết. - Các nhóm nêu phương án giải quyết. - GV chốt lại : Dùng PP nghiên cứu tài liệu, qua thực tế, quan sát hình 1, 2, 3 SGK. *Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi. - Cho HS quan sát hình 1, 2, 3 trong sách giáo khoa và cho biết: + MT mọc vào lúc nào, lặn vào lúc nào? + MT mọc ở phương nào, lặn ở phương nào? - HS thảo luận nhóm 6em (3 phút) theo câu hỏi GV nêu và đưa ra kết luận. *Bước 5 : Kết luận và hợp thức hoá kiến thức. - GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. - Đại diện nhóm trình bày kết luận và so sánh kết luận của nhóm với dự đoán ban đầu. Vài em đọc . - HS xem hình ảnh qua quan sát tranh ảnh. *GVKL : Người ta quy ước trong không gian có 4 phương chính là Đông, Tây, Nam, Bắc. Phương MT mọc là phương Đông, Phương MT lặn là phương Tây. - Nhiều HS nêu lại KL trên. Hoạt động 2 : Tìm phương hướng bằng Mặt Trời Mục tiêu : HS biết được nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt Trời. HS được thực hành xác định phương hướng bằng MT *CTH : B1 : Hoạt động theo nhóm - Yêu cầu HS quan sát hình 3 trong sách giáo khoa trang 67 và dựa vào hình vẽ để nói về cách xác định phương hướng bằng mặt trời B2: Hoạt động cả lớp - Đai diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình - GV nhắc lại nguyên tắc xác định phương hướng bằng mặt trời : Nếu biết phương mặt trời mọc, ta sẽ đứng thẳng, tay phải hướng về mặt trời mọc ( phương đông) thì tay trái là phương Tây, trước mặt là phương Bắc, sau lng là phương Nam * GV cho HS chơi tìm phương hướng theo nhóm (7 bạn) 1 bạn đóng vai đứng làm trục, 1 bạn đóng vai mặt trời, 4 bạn khác mỗi bạn đóng vai là 1 phương, người còn lại trong nhóm sẽ làm quản trò. - Khi người quản trò nói: ò ó oMặt trời mọc, bạn mặt trời sẽ chạy ra đứng ở một chỗ nào đó, lập tức bạn làm trục và dang tay như hình vẽ ttrang 67, các bạn còn lại ai cầm tấm bìa ghi tên phương nào sẽ đứng đúng vị trí của phương đó. - Bạn nào làm sai sẽ ra ngoài để bạn khác vào chơi - Cuộc chơi được lặp lại, lần chơi sau quản trò sẽ hô: “Mặt trời lặn” III. Củng cố - dặn dò: - Củng cố lại kiến thức đã học; tập xác định phương hướng ở nhà - Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau Thứ 6 nghỉ lễ 30/4 BUỔI CHIỀU: TUẦN 32 Thứ 3 ngày 27 tháng 4 năm 2021 Hoạt động ngoài giờ lên lớp CHƠI TRÒ CHƠI: XỈA CÁ MÈ I . Mục tiêu : .Giúp cho các em thiếu niên - nhi đồng làm quen với đồng dao, đồng thời còn tạo điều kiện để các em năng vận động và giữ vệ sinh cá nhân -Đặc điểm của trò chơi: Tập thể dục cho các em, luyện cho các em trở nên nhanh nhẹn , tập tính phản xạ nhanh II. Chuẩn bị: bài đồng dao “Xỉa cá mè Đè cá chép Chân nào đẹp Đi buôn men Chân nào đen Ở nhà làm chó làm mèo” III . Hoạt động dạy học * Khởi động -Tổ chức cho học sinh 1 trò chơi. - Giới thiệu bài :Gv ghi bảng - GV nêu mục tiêu giờ học. B. Hoạt động thực hành - GV nếu cách chơi: Chọn một khoảng sân lớn nhỏ tùy theo số người chơi , sao cho số người chơi quây được một vòng tròn. Mỗi người cách nhau một khoảng đi lọt qua được và lối đi cho một người đi bên ngoài vòng tròn. Mọi người đứng xếp thành 1 vòng tròn quay mặt vào trong
File đính kèm:
giao_an_cac_mon_lop_2_tuan_32_nam_hoc_2020_2021.doc