Giáo án các môn Lớp 2 - Tuần 15 - Phạm Thị Hương

I-Mục tiêu

-Biết 1số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

Lí do vì sao cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp

-Biết làm một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- Có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

II. Đồ dùng dạy học

Vở bài tập

III- Các hoạt động dạy học

A- Kiểm tra bài cũ

? Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp em cần phải làm gì?

Nhận xét

B- Bài mới

 1- Hoạt động 1: Đóng vai xử lí tình huống

GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lí 1 tình huống qua việc đóng vai.

GV nêu từng tình huống.

Các nhóm thảo luận đóng vai.

Từng nhóm lên đóng vai.

Nhóm khác nhận xét- bổ sung.

- GV nhận xét và kết luận từng tình huống.

2- Hoạt động 2: Ích lợi của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

 

doc22 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 2 - Tuần 15 - Phạm Thị Hương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Đối với HS yếu nối tiếp đọc từng mẩu nhắn tin.Với HS (K-G) đọc cả bài
- Nhận xét
 - Đối với HS yếu nối tiếp đọc từng khổ thơ.Với HS (K-G) đọc cả bài
- Bình chọn bạn đọc đúng và hay nhất.
-Từng cặp HS hỏi - đáp các câu trong SGK.
- Một số em trả lời trước lớp.
-Nhận xét- bổ sung.
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
Thứ ba ngày 12 tháng12 năm 2006
Buổi sáng
Toán(T72)
Tìm số trừ
I -Mục tiêu :
- Giúp HS nắm được cách tìm số trừ chưa biết.
- Biết cách tìm số trừ chưa biết.
- Vận dụng để giải toán có liên quan.
II- Đồ dùng dạy học
- Hình vẽ trong phần bài học.Bảng phụ kẻ bài tập 2.
III-Các hoạt động dạy học 
A- kiểm tra bài cũ:
- 2 em lên bảng làm, cả lớp làm bảng con: 100 – 4; 100 – 38; 100 – 40; 100 – 50 – 30
- Nhận xét- cho điểm.
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài
2- Tìm số trừ
- Nêu bài toán
-H/dẫn HS phân tích bài toán.
- H/dẫn HS tìm ra phép tính.
 10 – x = 6
- Yêu cầu HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ.
?Muốn tìm ST x ta làm thế nào?
- H/dẫn cách trình bày.
 10 – x = 6
 x = 10 – 6
 x = 4
? Muốn tìm ST ta làm thế nào?
3- Thực hành
*Bài 1:(cột 1-3)
- Nêu yêu cầu bài 
-Nhận xét và chốt bài làm đúng.
*Bài 2:
-Treo bảng phụ và h/dẫn HS làm bài.
-Nhận xét và chốt bài làm đúng.
Bài 3:
-H/dẫn HS phân tích bài toán.
- H/dẫn trình bày.
- Chấm 1 số bài- nhận xét.
-Tìm hiểu bài toán.
- Tự tìm ra phép tính: 10 – x = 6
10 là SBT, x là ST, 6 là hiệu.
-Lấy SBT trừ đi hiệu.
- Muốn tìm ST ta lấy SBT trừ đi hiệu.
- Đọc và HTL qui tắc.
- Đọc yêu cầu bài.
-Cả lớp làm vào vở.
4 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét – sửa bài.
-Đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp ghi kết quả vào bảng con.
1 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét – sửa bài.
-Đọc bài toán.
- Cả lớp làm trong vở.
- 1 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét – sửa sai (ĐS: 15 ôtô).
3- Củng cố dặn dò
-? Muốn tìm ST ta làm thế nào?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
Kể chuyện (T14)
Hai anh em
I-Mục tiêu :
-Nắm được nội dung diễn biến câu chuyện.
-Rèn KN nói và nghe: kể lại từng phần và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý.
+Có khả năng theo dõi bạn kể ,biết nhận xét ,đánh giá lời kể của bạn .
-Giáo dục HS tình thương yêu nhường nhịn nhau giữa anh và em.
II-Đồ dùng dạy học
 Các gợi ý trong SGK viết sẵn trên bảng phụ.
III-Các hoạt động dạy học 
1-Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2-3 em nối tiếp kể lại câu chuyện : Câu chuyện bó đũa .
- Nhận xét –cho điểm.
2- Bài mới 	
a- Giới thiệu bài :Nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
b-Hướng dẫn kể chuyện 
a-H/dẫn kể từng phần của câu chuyện.
-Treo bảng phụ.
- Mỗi ND tương ứng với 1 đoạn chuyện.
-Nhận xét và uốn nắn HS kể
b- Nói ý nghĩ của 2 anh em khi gặp nhau trên đồng.
?Câu chuyện kết thúc khi 2 anh em ôm nhau trên đồng,mỗi người có 1 ý nghĩ.Em hãy đoán xem mỗi người có 1 ý nghĩ gì?
- Yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét và chỉ dẫn cách kể .
- Cùng HS bình chọn em kể tốt nhất .
3- Củng cố –Dặn dò :
?Câu chuyện này khuyên ta điều gì ?
-Nhận xét giờ học .
-Về nhà hãy kể lại câu chuyện này cho người thân nghe .
- Đọc yêu cầu bài.
- Kể từng đoạn theo gợi ý.
-Nhận xét bổ sung.
- ý nghĩ của 2 anh em:
+Em tốt quá
+Mình phải thương yêu anh hơn.
- 1 vài em kể lại toàn bộ câu chuyện.
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
Chính tả (t-c)(T25)
Hai anh em
I-Mục tiêu
 - Tập chép đoạn: “Đêm hôm ấy...phần của anh”.
+Củng cố cách viết:s/x; ât/ăc; ai/ay.
- Rèn KN viết đúng,đẹp. Làm đúng các bài tập chính tả.
- Có ý thức viết đúng và trình bày đẹp.
II- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
-3 HS lên bảng làm bài 2.
- Nhận xét- cho điểm
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài
2- H/dẫn tập chép
a- H/dẫn chuẩn bị
- Đọc bài chính tả - 2 em đọc bài
- H/dẫn HS nắm ND đoạn viết. –Tìm hiểu đoạn viết.
?Bài chính tả có mấy câu?
?ý nghĩ của em được viết NTN?
- HD viết chữ khó.
- Nhận xét và uốn nắn.
b- Viết chính tả
- Theo dõi và nhắc nhở.
c- Chấm chữa bài
-Chấm 1 số bài và nhận xét
3- H/dẫn làm bài tập
*Bài 2:
- Tổ chức cho HS làm trong vở.
- Nhận xét và chốt bài làm đúng.
*Bài 3:(a)Nêu yêu cầu bài
- Tổ chức cho HS làm bảng con.
-Nhận xét- sửa sai
- Có 4 câu
-Trong dấu ngoặc kép.
- Lớp viết bảng con và1 HS lên bảng viết.
- Lớp chép bài vào vở.
-Soát lỗi
- Tự chữa lỗi.
- Đọc yêu cầu bài.
- Lớp làm bài vào vởBT.
- 2 em lên chữa bài.
-Nhận xét –sửa sai.
- Lớp viết các từ vào bảng con:Bác sĩ, sáo( sẻ, sếu, sơn ca), xấu.
4- Củng cố dặn dò
 Nhận xét giờ học: Khen những em viết chữ đẹp và làm bài tập tốt.
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
Đạo đức(T15)
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp(T2)
I-Mục tiêu
-Biết 1số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Lí do vì sao cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp
-Biết làm một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 
II. Đồ dùng dạy học
Vở bài tập
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
? Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp em cần phải làm gì?
Nhận xét
B- Bài mới
 1- Hoạt động 1: Đóng vai xử lí tình huống
GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lí 1 tình huống qua việc đóng vai.
GV nêu từng tình huống.
Các nhóm thảo luận đóng vai.
Từng nhóm lên đóng vai.
Nhóm khác nhận xét- bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận từng tình huống.
2- Hoạt động 2: ích lợi của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
- Chia lớp làm 3 đội chơi.
-GV h/dẫn cách chơi.
- Lớp tham gia chơi.
- GV theo dõi và nhắc nhở.
- Nhận xét và kết luận
3- Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
Buổi chiều
(Đ/c Điều dạy)
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
Thứ tư ngày 13 tháng12 năm 2006
Buổi sáng
Thể dục(T29)
Trò chơi vòng tròn
I-Mục tiêu
- Tiếp tục học trò chơi “Vòng tròn”
- Biết cách chơi kết hợp vần điệu và tham gia chơi ở mức ban đầu theo đội hình di động.
-Rèn luyện sự khéo léo trong thực hiện động tác.
II- Địa điểm, Phương tiện
- Sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
- 1 còi và kẻ 3 đường tròn đồng tâm.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp
1- Phần mở đầu
- Phổ biến ND yêu cầu giờ học.
- Đi dắt tay nhau, chuyển thành vòng tròn, sau đó quay mặt vào tâm, giãn cách.
-Ôn bài thể dục phát triển chung.
2- Phần cơ bản
- Trò chơi “Vòng tròn”
+Nêu tên trò chơi.
+H/dẫn cách chơi
+Cho HS tham gia chơi trò chơi.
+Theo dõi nhắc nhở- sửa sai động tác.
3- Phần kết thúc
- Thả lỏng
- Cùng HS hệ thống bài và nhận xét giờ học.
1-2 phút
1-2 phút
1 lần
18-20 phút
4-5 lần
4-5 lần
8-10 lần
6-8 lần
2-3 phút
xxxxxxxxx
xxxxxxxxx GV
xxxxxxxxx
- Thực hiện theo khẩu lệnh của GV.
- Lớp thực hiện theo sự ĐK của cán sự.
- Điểm số theo chu kì 1-2
-Đọc vần điệu kết hợp vỗ tay, nghiêng người theo nhịp, nhảy chuyển đội hình.
- Đi theo vòng tròn và thực hiện đọc vần điệu, vỗ tay, nhảy chuyển đội hình.
- Cúi người thả lỏng
- Cúi lắc người thả lỏng
Toán(T73)
Đường thẳng
I-Mục tiêu
-Giúp HS có biểu tượng về đoạn thẳng, đường thẳng.
+ Nhận biết 3 điểm thẳng hàng.
- Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua 2 điểm, biết ghi tên các đoạn thẳng.
- Rèn tính chăm chỉ, tự tin và hứng thú học toán.
II-Đồ dùng dạy học
- Thước thẳng, phấn màu
III- Các hoạt động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ
 2 em lên bảng, cả lớp làm bảng con: 32 – x = 14 x – 14 = 18
 Nhận xét – cho điểm
B-Bài mới
1-Giới thiệu bài 
2- Đoạn thẳng, đường thẳng
- Chấm lên bảng 2 điểm.
- Yêu cầu HS lên bảng làm.
?Em vừa vẽ hình gì?
- Nếu kéo dài đoạn thẳng AB ta được đường thẳng AB.
-Yêu cầu HS lên bảng vẽ.
? Làm TN để có đường thẳng AB khi ta có đoạn thẳng AB?
-Yêu cầu HS thực hành vẽ.
3-Giới thiệu 3 điểm thẳng hàng
- Chấm thêm điểm C trên ĐT vừa vẽ và giới thiệu: 3 điểm A,B,C thẳng hàng.
?TN là 3 điểm thẳng hàng?
- Chấm thêm điểm D ngoài ĐT 
?3 điểm A,B,d có thẳng hàng không?VS?
4- Thực hành
*Bài1:Nêu yêu cầu bài
- Nhận xét và chốt bài vẽ đúng.
*Bài 2: Nêu yêu cầu bài
- Nhận xét và chốt bài làm đúng.
-1 em lên bảng đặt tên 2 điểm và vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm. 
-Đoạn thẳng AB
- 1em lên bảng vẽ kéo dài đoạn thẳng AB về 2 phía.
- Kéo dài đoạn thẳng AB về 2 phía ta được đường thẳng AB.
- Lớp thực hành vẽ vào bảng con.
- Là 3 điểm cùng nằm trên đường thẳng.
-Không thẳng hàng vì 3 điểm A,B,D không cùng nằm trên 1đường thẳng.
-Đọc yêu cầu bài
- Vẽ vào vở
- 3em lên bảng vẽ
- Nhận xét- sửa sai
- 1số em nêu tên 3 điểm thẳng hàng.
- Lên bảng kiểm tra( dùng thước).
5- Củng cố dặn dò
- Yêu cầu HS vẽ 1 đoạn thẳng,1 đường thẳng, 3 điểm thẳng hàng.
- Nhận xét giờ học.
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
Luyện từ và câu(T14)
Từ chỉ đặc điẻm- Câu kiểu: Ai thế nào?
I- Mục tiêu
- Mở rộng và hệ thống vốn từ chỉ đặc điểm, TC của người, sự vật.
 Nắm được kiểu câu: Ai thế nào?
 Tìm được những từ chỉ đặc điểm của người, sự vật.
- Rèn KN đặt câu:Ai thế nào?
- Có thói quen nói, viết thành câu.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài tập 1-SGK
II- Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ
- 3 em lên bảng đặt câu theo mẫu: Ai làm gì?
- Nhận xét – cho điểm
2-Bài mới
a- Giới thiệu bài
b- H/dẫn làm bài tập
*Bài 1:
-Yêu cầu HS quan sát tranh
- H/dẫn HS mỗi câu hỏi có nhiều câu trả lời.
-Nhận xét và ghi bảng 1số câu.
*Bài 2:
-H/dẫn HS làm.
-Nhận xét
*Bài3:
-H/dẫn HS làm.
- Chấm điểm 1số bài và nhận xét.
3- Củng cố dặn dò
-Nhận xét giờ học.
- VN luyện đặt câu theo mẫu: Ai thế nào?
và tìm thêm những từ chỉ đặc điểm.
-Đọc yêu cầu bài
- Quan sát tranh
- Nối tiếp trả lời
-Nhận xét – sửa sai
-Đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp làm VBT.
- 1số em đọc bài của mình.
- Em khác nhận xét- bổ sung.
- Đọc yêu cầu bài.
-Làm tương tự bài2.
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
Tập viết(T14)
Chữ hoa: N
I-Mục tiêu
- Nắm được cấu tạo và cách viết chữ hoa: N và câu ứng dụng.
-Biết viết chữ cái viết hoa N cỡ vừa và nhỏ. Viết được câu ứng dụng đều và đẹp.
- Có ý thức viết dúng và đẹp.
II- Đồ dùng dạy học
Mẫu chữ: N. Bảng phụ chép từ ứng dụng.
III- Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ
Viết bảng con và bảng lớp: M, Miệng.
Nhận xét- sửa sai
2- Bài mới
a- Giới thiệu bài
b- H/dẫn viêt chữ cái hoa
* H/dẫn HS nhận xét chữ N
?Chữ N cao mấy li?
?Chữ N có mấy nét?
-H/dẫn cách viết
- Viết giống chữ gì đã học?
- Viết mẫu
* H/dẫn viết bảng con
- Nhận xét uốn nắn
-H/dẫn viết chữ N cỡ nhỏ.
* Giới thiệu câu ứng dụng.
- Nêu ý nghĩa câu ứng dụng.
- H/dẫn quan sát nhận xét.
?Nêu độ cao các chữ cái?
?Vị trí dấu thanh?
 ? Khoảng cách các chữ cái?
-H/dẫn viết chữ Nghĩ.
+Viết mẫu
?So sánh chữ Nghĩ cỡ vừa và cỡ nhỏ?
+H/dẫn viết bảng con.
+Nhận xét và uốn nắn.
3- Viết trong vở
4- Chấm chữa bài
5- Củng cố dặn dò
- Nhắc lại cách viết chữ N.
- Nhận xét giờ học.
- 5 li
- 3 nét: Nét móc ngược trái, nét xiên thẳng và móc xuôi phải.
- Chữ M
- Viết bảng con(2-3 lần).
- Viết bảng con(2lần)
- Đọc câu ứng dụng.
- Trước khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ chín chắn.
- Lớp viết bảng con 
- Cả lớp viết vào vở.
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
Buổi chiều
Toán (BD)
Ôn tập: Tìm số trừ
I- Mục tiêu
Giúp HS yếu hoàn thành VBT. Đối với HS khá -giỏi tiếp tục củng cố về tìm ST.
- Rèn KN thực hiện tính và giải toán đúng.
- Có ý thức tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học
1 vài bài toán dành cho HS khá (G), VBT
II- Các hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài
2- H/dẫn làm bài tập
* Hoàn thành VBT.
- Giúp HS yếu hoàn thành VBT.
*Đối với HS khá - giỏi làm thêm 1 số bài tập sau:
Bài 1:Tìm x
81 – x = 37 45 – x = 14 + 17
45 – x = 18 75 – x = 82 – 66
Bài 2: Tấm vải ngắn dài 36m. Tấm vải ngắn kém tấm vải dài9m. Hỏi tấm vải dài dài bao nhiêu mét?(Tóm tắt bằng sơ đồ ĐT)
- Chấm điểm 1số bài và nhận xét.
3- Củng cố dặn dò
-Nhận xét giờ học.
- Cả lớp làm VBT.
- 1 số em lên bảng chữa bài.
- Em khác nhận xét- bổ sung.
- Em khá(G) làm thêm bài trên bảng.
- 4-5 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét sửa sai(Bài 2- ĐS: 27m).
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
Tự học
Hoàn thành các môn học 
I-Mục tiêu
- Giúp HS hoàn thành VBT toán ,VBT luyện từ và câu và hoàn thành nốt môn tập viết của buổi sáng .
- Có ý thức tự giác học tập .
II-Các hoạt động dạy học 
1-Hoàn thành VBT toán 
- Giúp đỡ HS yếu hoàn thành VBT.
- Chấm 1 số bài –Nhận xét 
2-Hoàn thành VBT tiếng việt phần LTvà câu . 
- Giúp đỡ HS còn lúng túng 
- Chấm 5-7 bài –Nhận xét .
3-Hoàn thành vở tập viết 
-Y/ cầu HS viết nốt phần còn lại của vở tập viết .
-Nhắc nhở HS viết đúng ,đều và đẹp .
- Giúp đỡ 1 số em yếu 
4-Tổng kết giờ học và dặn dò HS.
-Làm lần lượt từng bài 
-Làm lần lượt các bài trong VBT
-1 số em đọc bài làm của mình .
-Em khác nhận xét –bổ sung 
-Viết phần chữ nghiêng và phần bài về nhà .
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
Âm nhạc (T)
Ôn tập bài hát : Bà còng đi chợ
I-Mục tiêu 
 -Giúp HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát .
 -Biết gõ đệm theo phách ,theo nhịp ,theo tiết tấu lời ca .
 -Yêu thích môn học .
II-Chuẩn bị : -Hát chuẩn xác bài hát 
III-Các hoạt động dạy học 
 1-Giới thiệu bài 
 2-Ôn tập bài hát 
 *-Tổ chức hát ôn theo nhóm .
 - Cho các nhóm thi hát 
 - Cùng HS nhận xét bình chọn nhóm hát đúng, đều .
 *-Hát kết hợp gõ đệm 
 -Hát kết hợp gõ theo phách(1-2lần )
 -Hát kết hợp theo nhịp 
 -Hát kết hợp gõ tiết tấu lời ca .
 *-Tổ chức cho HS lên thi biểu diễn .
 - Cùng HS bình chọn em biểu diễn hay nhất .
3-Củng cố –Dặn dò 
 -Nhận xét giờ học .
 -Luyện hát thêm ở nhà .
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
Thứ năm ngày14 tháng12 năm 2006
Buổi sáng
Toán(T74)
Luyện tập
I-Mục tiêu
- Giúp HS củng cố cách trừ có nhớ, cách tìm thành phần chưa biết, cách vẽ đoạn thẳng
-Rèn KN thực hiện phép trừ có nhớ dạng tính nhẩm tính viết.
+Biết vẽ đúng đường thẳng đi qua 2 điểm, 1 điểm cho trước.
- Có hứng thú học và thực hành toán.
 II- Các hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài
2- Luyện tập
*Bài 1: Tính nhẩm
-Tổ chức cho HS làm theo cặp.
*Bài 2:(cột 1,2 5)
-Nêu yêu cầu bài
- Nhận xét và yêu cầu HS nêu cách tính.
*Bài3: Nêu yêu cầu bài.
- Nêu tên gọi x?
-Nêu cách tìm x?
- Chấm điểm 1số vở- Nhận xét.
*Bài 4:(phần a,b)
- Ghi bảng và chấm các điểm.
-Yêu cầu HS nêu cách vẽ
-Nhận xét và chốt bài vẽ đúng.
- Nối tiếp nêu từng phép tính và kết quả.
- HS khác nhận xét- sửa bổ sung.
-1số em đọc lại bài tập 1.
- Đọc yêu cầu bài
-Cả lớp làm vở.
- 3-6 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét- nêu cách tính.
- 3em lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm vào vở.
-Nhận xét- sửa sai
- Đọc yêu cầu bài
Đọc ý a
-Tự chấm 2 điểm vào vở và vẽ.
-1 em lên bảng vẽ.
- Nhận xét –sửa sai
Đọc yêu cầu ý b
(Làm tương tự phần a)
3- Củng cố dặn dò
-Nhận xét giờ học.
-VN xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
Tập đọc (T44)
Bé Hoa
I-Mục tiêu
- Giúp HS hiểu từ mới trong bài: đen láy.
Hiểu ND bài: Hoa rất yêu thương em, chăm sóc em giúp bố mẹ.
- Rèn KN đọc: Đọc trơn cả bài, Đọc đúng 1số từ ngữ khó, biết ngắt nghỉ đúng chỗ.
- Giáo dục HS tình yêu thương giúp đỡ lẫn nhau giữa anh chị em trong gia đình.
II- Đồ dùng dạy học
-Tranh minh hoạ bài đọc-SGK.
- Bảng phụ viết sẵn những câu văn dài
III- Các hoạt động dạy học
1-Kiểm tra bài cũ
- 3 em đọc nối tiếp bài: Hai anh em. Nêu ND của bài.
-Nhận xét và cho điểm.
2- Bài mới
a- Giới thiệu bài
b-Luyện đọc
*Đọc mẫu:
*Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc câu
+ H/dẫn đọc từ khó
- Đọc từng đoạn
H/dẫn đọc những câu dài.
-Đọc trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Đọc đồng thanh
c- Tìm hiểu bài
? Em biết những gì về gia đình Hoa?
?Em Nụ đáng yêu như thế nào?
 Giúp HS hiểu từ: đen láy
?Hoa đã làm gì để giúp mẹ?
?Trong thư gửi bố Hoa kể chuyện gì?
?Nêu mong muốn gì?
Theo em Hoa đáng yêu ở điểm nào?
4- Luyện đọc lại
- H/dẫn HS thể hiện giọng đọc
- Cùng HS nhận xét và bình chọn em có bài nhắn tin hay nhất.
- Nối tiếp đọc từng câu.
- Luyện đọc đúng: Nụ, lắm, lớn lên, nắn nót.
- Nối tiếp đọc từng đoạn 
- Luyện đọc ngắt nghỉ đúng.
- Đọc theo cặp
- 1số em thi đọc.
- Đọc thầm từng đoạnvà TLCH.
- Gia đình Hoa có 4 người: bố, mẹ, Hoa, Nụ.
- Em Nụ môi đỏ hồng, mắt mở to tròn và đen láy.
- Hoa ru em ngủ, trông em giúp mẹ.
- Hoa kể về em Nụ, về Hoa hết bài hát ru em. Hoa mong muốn bố về dậy nhiều bài hát khác.
- 1vài em trả lời.
-Thi đọc đoạn, cả bài(cá nhân)
3- Củng cố dặn dò
?Bài học trên giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà các em hãy học tập theo bạn Hoa.
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
Âm nhạc (T15)
Ôn tập 3 bài hát: Chúc mừng sinh nhật
 Cộc cách tùng cheng - Chiến sĩ tí hon
I-Mục tiêu:
-Ôn 3 bài hát đã học 
-Hát đúng giai điệu . Biết vận động phụ hoạ. Biết phân biệt âm thanh cao, thấp, dài, ngắn.
- Yêu thích môn học.
II- Đồ dùng dạy học
- Nhạc cụ quen dùng, 1 vài nhạc cụ gõ.
III-Các hoạt động dạy học
1-Giới thiệu bài
2- Ôn tập 3 bài hát.
a-Bài: Chúc mừng sinh nhật
-Hát tập thể
-Hát kết hợp múa vận động phụ hoạ.
-Hát kết hợp gõ đệm.
-Hát thầm, tay gõ theo tiết tấu lời ca.
b-Bài: Cộc cách tùng cheng 
- Tập hát thuộc lời ca.
- Hát kết hợp trò chơi gõ nhạc cụ.
c-Bài: Chiến sĩ tí hon
- Tập hát thuộc lời ca.
- Tập đệm theo phách, đệm theo nhịp 2.
-Tập hát đối đáp từng cau ngắn.
-Hát thầm, tay gõ theo tiết tấu lời ca.
3- Củng cố dặn dò 
- Cho cả lớp hát lại 3 bài hát 1 lần.
-Nhận xét giờ học .
-Nhắc nhở HS về nhà tập hát nhiều lần.
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
Chính tả (N-V)(T26)
Bé Hoa
I- Mục tiêu:
-Nghe - viết đúng đoạn đầu bài: "Bé Hoa"
- Củng cố qui tắc chính tả: ai/ay, s/x, ât/âc.
- Rèn KN viết đúng, đều, đẹp.
II - Hoạt động dạy và học
A- KTBC:
-Nhận xét
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- H/dẫn nghe - viết
a-H/dẫn chuẩn bị
- Đọc một lần bài chính tả 
- H/dẫn tìm hiểu đoạn viết.
- H/dẫn viết từ ngữ khó.
- Nhận xét và sửa sai.
b- Viết chính tả
- Đọc chậm từng câu.
- Đọc lại bài
c- Chấm 1số bài – nhận xét.
3- H/dẫn làm bài tập.
Bài tập 2: Nêu yêu cầu bài.
- Nhận xét và chốt bài làm đúng.
Bài tập 3(a)
- H/dẫn HS làm bài.
- Nhận xét và chốt bài làm đúng.
4 - Củng cố dặn dò:
 -Nhận xét tiết học
- Nhắc nhở HS về nhà xem lại bài, sửa hết lỗi
- 2 HS lên bảng viết từ: sản xuất, xuất sắc, cái tai, cây đa.
- Cả lớp làm bảng con
- 2 HS đọc lại
- Viết bảng những chữ ghi tiếng khó, dễ lẫn:Nụ, lớn lên
- Viết bài vào vở.
-Soát bài –sửa lỗi
-Đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm vở bài tập.
- 1 vài em đọc bài của mình.
- Nhận xét- bổ sung
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Lớp làm VBT
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét –sửa sai.
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
Buổi chiều
(GV chuyên- GV bộ môn dạy)
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
Thứ sáu ngày15 tháng 12 năm2006
Buổi sáng
Thể dục(T30)
Bài thể dục phát triển chung- Trò chơi: “Vòng tròn”
I- Mục tiêu
- Ôn bài thể dục phát triển chung. Ôn trò chơi “Vòng tròn”.
-Thực hiện động tác tương đối chính xác, đẹp.Biết cách chơi và tham gia chơi trò chơi tương đối chủ động.
- Yêu thích môn học.
II-Địa điểm –Phương tiện
- Sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
- 1 còi và kẻ 3 vòng tròn.
III-Nội dung và phương pháp lên lớp
1- Phần mở đầu
- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Giậm chân tại chỗ và đếm to theo nhịp.
- Khởi động
2- Phần cơ bản
- Bài thể dục phát triển chung.
+ Tổ chức cho HS tập theo 3 tổ.
+ Cùng lớp nhận xét và chọn ra nhóm trình diễn đúng, đẹp.
- Trò chơi: “ Vòng tròn”
+ Nêu tên trò chơi
+ Nhắc lại cách chơi.
+ Chơi trò chơi
3- Phần kết thúc
- H/dẫn HS thả lỏng.
- Cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
1-2 phút
1-2 phút
1-2 phút
4-5 lần
3-4 lần
1 lần
10-12phút
5-6 lần
4-5 lần
4-5 lần
4-5 lần
1-2phút
1-2 phút
xxxxxxxxx
xxxxxxxxx
xxxxxxxxx
 GV
 - Giậm chân tại chỗ theo sự ĐK của GV.
- Xoay khớp cổ chân.
- Các tổ thực hiện tập dưới sự ĐK của tổ trưởng.
- Các tổ lên trình diễn.
- Chơi trò chơi theo đội hình vòng tròn dưới sự ĐK của GV.
- Cúi người thả lỏng.
- Cúi lắc người thả lỏng.
- Nhảy thả lỏng.
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_2_tuan_15_pham_thi_huong.doc