Giáo án Các môn Lớp 2 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH. CÂU KIỂU AI LÀM GÌ?
DẤU CHẤM DẤU CHẤM HỎI
I.Mục tiêu:
- Nêu được một số từ ngữ về tình cảm gia đình (BT1).
- Biết sắp xếp các từ đã cho thành câu theo mẫu Ai làm gì ? (BT2) điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có ô trống(BT3).
II.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (5’)
- 2HS làm bài tập 1: Hãy kể tên những việc em làm ở nhà giúp cha mẹ?
- GV cùng HS nhận xét.
B.Bài mới: 28’
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1: miệng ( HĐ cặp đôi)
B1. HS nêu yêu cầu: Mỗi HS tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em.
B2.HS suy nghĩ và thảo luận sau đó đọc lên: nhường nhịn, giúp đỡ, chăm sóc,.
- GV viết bảng.
Bài tập 2: miệng. ( HĐ nhóm)
B1. 1HS đọc yêu cầu bài tập: sắp xếp các từ ở 3 nhóm để tạo thành câu.
- GV phát phiếu cho các nhóm.
B2. Các nhóm cử 1 bạn ghi câu đó vào phiếu, gắn bảng.
B3. Đại diện nhóm lên đọc các câu của nhóm mình.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 3: Viết ( HĐ cá nhân)
B1. GV gắn bảng phụ lên bảng, HS đọc yêu cầu: Chọn dấu chấm hay dấu phẩy điền vào ô trống ?
B2. HS làm vào vở, GV theo dỏi.
- 1HS lên bảng làm cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét chữa bài.
C.Củng cố , dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học.
: ...... - Cùng nghĩa với không quen:.... - HS trả lời miệng . - GV chữa bài. 3.Củng cố, dặn dò:(2’) - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà viết lại cho đẹp hơn. ------------------------------------------------------ Tự nhiên xã hội TRƯỜNG HỌC I.Mục tiêu: - Nói được tên, địa chỉ và kể được một số phòng học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường của trường em. - Dành cho HS có năng khiếu: Nói được ý nghĩa của tên trường em: Tên trường là tên danh nhân hoặc tên của xã, phường.. II.Đồ dùng: - Hình ở SGK. III.Hoạt động dạy-học: 1.Giới thiệu bài. - Các em học ở trường nào? - Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về trường học của mình. Hoat động 1:(15’) Quan sát trường học. *Mục tiêu: Biết quan sát và mô tả một cách đơn giản cảnh quan của trường mình. *Cách tiến hành: Bước 1: GV cho HS đi tham quan các phòng học, cổng trường.. - HS tham quan và nêu tên trường. - Sân trường rộng hay hẹp, ở vườn cây trồng những cây gì? - HS quan sát. Bước 2: Mô tả quang cảnh trường học. - HS nói lại cảnh quan của trường. Bước 3: HS nói lại cảnh quan. GV kết luận: Trường học có sân, vườn và nhiều phòng như : Phòng làm việc của BGH, phòng đội, phòng truyền thống, phòng thư viện... và các phòng học. Hoạt động 2:(10’) Nhận biết một số hoạt động ở trường học. *Mục tiêu: Biết một số hoạt động thường diễn ra ở lớp học, thư viện.. *Cách tiến hành: Bước 1: HS quan sát tranh 3, 4, 5, 6 và trả lời câu hỏi. - Ngoài các phòng học, trường của bạn có những phòng nào? - Nói về hoạt động diễn ra ở lớp học,thư viện, phòng truyền thống và phòng Y tế trong các hình ? - Bạn thích phòng nào? vì sao? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Một số HS trả lời. GV kết luận: Ở trường, HS tập trong lớp học, hay ngoài sân trường, vườn trường; Ngoài ra các em có thể đến thư viện để đọc, mượn sách, đến phòng Y tế để khám bệnh khi cần thiết. Hoạt động 3:(7’) Trò chơi “Hướng dẫn viên du lịch” *Mục tiêu; Biết sử dụng vốn từ riêng để giới thiệu trường học của mình. *Cách tiến hành: Bước 1: GV gọi một số HS tự nguyện tham gia trò chơi. - GV phân vai và cho HS nhập vai. - HS nhập vai: Bác sĩ, thư viện, phòng đội. - 1số HS đóng vai khách du lịnh. Bước 2: Làm việc cả lớp. - HS diễn trước lớp. - HS khác nhận xét. C.Củng cố, dặn dò:(2’) - Lớp hát bài Em yêu trường em. - Nhận xét giờ học. - Các em nhớ luôn giữ trường học luôn đẹp. ---------------------------------------------------------- Thứ 4 ngày 23 tháng 12 năm 2020 Toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Biết vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm, trừ có nhớ trong phạm vi 100, giải toán về ít hơn . - Biết tìm số bị trừ ,số hạng chưa biết . - Các bài tập cần làm: Bài 1 , Bài 2(cột 1,3), bài 3(b), bài 4. - Dành cho HS có năng khiếu: Bài 2 (cột 2) Bài 3 (cột a, b), bài 5. II.Hoạt động dạy-học: A.Bài cũ: (5’). - GV gọi từng cặp 1 em nêu phép tính, 1 em nêu kết quả phép trừ: Bảng trừ. - 4HS thực hiện. - GV cùng lớp nhận xét. B.Bài mới: 28’ 1.Giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn HS làm bài tập: (25’) Bài 1:(HĐCN) - Cho HS nêu yêu cầu bài : Tính nhẩm. 18 – 9 = 16 – 7 = 15 – 6 = 17 – 8 = 15 – 6 = 12 – 3 = - HS nối tiếp nhau đọc kết quả , giáo viên ghi ở bảng. - Lớp cùng GV nhận xét. Bài 2: - Dành cho HS có năng khiếu. (cột 2) .- Cho HS nêu yêu cầu bài .Đặt tính rồi tính. - GV gọi 3 HS lên bảng đặt rồi tính kết quả. - 3HS thi đua nhau. 35 - 8 = 57 – 9 = 63 – 5 = - HS làm cột 1,3. (cột 2 HS có năng khiếu nêu ) Bài 3:- Dành cho HS có năng khiếu : (cột a, b).- Cho HS nêu yêu cầu bài . Tìm x: a. x + 7 = 21 ; b. 8 + x = 42 ; c. x – 15 = 15. - HS nêu cách làm và làm vào vở,(Câu a. c HS có năng khiếu làm ). - Lớp nhận xét. a, x = 14 ; b, x = 34 ; c, x = 30. Bài 4:(HĐN4) - Cho HS nêu yêu cầu bài. Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc tóm tắt bài toán 45 kg đường Thùng to. Thùng bé. 6 kg ? kg - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán yêu cầu tìm gì ? . Bài toán thuộc dạng toán gì đã học ? - HS làm vào vở - Đại diện nhóm trình bày kết quả- Nhóm khác nhận xét. GV nhận xét và KL C.Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhắc lại nội dung giờ học. - Nhận xét giờ học. Về nhớ ôn lại bài. --------------------------------------------------------- Tập đọc BÉ HOA I.Mục tiêu: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; đọc rõ thư của bé Hoa trong bài. - Hiểu nội dung: Hoa rất yêu thương em, biết chăm sóc em và giúp đỡ bố mẹ.(trả lời được các câu hỏi trong SGK). II.Đồ dùng: -Tranh ở SGK - Bảng phụ ghi sẵn câu dài. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ:(5’) - HS đọc bài Hai anh em và trả lời câu hỏi ở SGK . - GV nhận xét B.Bài mới: 28’ 1.Giới thiệu bài. - GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ gì? - GV ghi bảng mục bài. 2.Luyện đọc. a.GV đọc toàn bài b.Hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp với giải nghĩa từ. - Đọc từng câu +HS tiếp nối nhau đọc từng câu. +GV nhận xét. HS đọc chú giải theo cặp. Đọc từng đoạn trong nhóm. +GV chia bài thành 3 đoạn . +GV treo bảng phụ ghi sẵn câu dài và hướng dẫn HS cách đọc. - Đọc từng đoạn trong nhóm. +HS đọc theo nhóm 3em. +GV theo dỏi nhận xét. -Thi đọc trước lớp . +Một số nhóm đọc. +HS cùng GV nhận xét. 3.Tìm hiểu bài.( N4) HS thảo luận nhóm 4 trả lời : - Em biết những gì về gia đình Hoa( gia đình Hoa gồm có 4 người ......) - Em Nụ đáng yêu như thế nào ? - Hoa đã làm gì để giúp mẹ ? - Trong thư gửi bố, Hoa kể chuyện gì, nêu mong muốn gì? - Đại diện các nhóm lần lượt trả lời. Nhóm khác nhận xét GV nhận xét và tuyên dương nhóm trả lời tốt. 4.Luyện đọc lại. - GV hướng dẫn lại cách đọc. - 3HS đọc bài. - GV nhận xét. 5.Củng cố, dặn dò:(2’) - Nội dung bài tập đọc nói lên điều gì?(Nói lên Hoa rất yêu em và biết chăm sóc em giúp đỡ bố mẹ). - GV nhận xét giờ học. - Về luyện đọc nhiều lại bài. --------------------------------------------------------------- Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH. CÂU KIỂU AI LÀM GÌ? DẤU CHẤM DẤU CHẤM HỎI I.Mục tiêu: - Nêu được một số từ ngữ về tình cảm gia đình (BT1). - Biết sắp xếp các từ đã cho thành câu theo mẫu Ai làm gì ? (BT2) điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có ô trống(BT3). II.Hoạt động dạy-học: A.Bài cũ: (5’) - 2HS làm bài tập 1: Hãy kể tên những việc em làm ở nhà giúp cha mẹ? - GV cùng HS nhận xét. B.Bài mới: 28’ 1.Giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1: miệng ( HĐ cặp đôi) B1. HS nêu yêu cầu: Mỗi HS tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em. B2.HS suy nghĩ và thảo luận sau đó đọc lên: nhường nhịn, giúp đỡ, chăm sóc,.... - GV viết bảng. Bài tập 2: miệng. ( HĐ nhóm) B1. 1HS đọc yêu cầu bài tập: sắp xếp các từ ở 3 nhóm để tạo thành câu. - GV phát phiếu cho các nhóm. B2. Các nhóm cử 1 bạn ghi câu đó vào phiếu, gắn bảng. B3. Đại diện nhóm lên đọc các câu của nhóm mình. - GV cùng HS nhận xét. Bài tập 3: Viết ( HĐ cá nhân) B1. GV gắn bảng phụ lên bảng, HS đọc yêu cầu: Chọn dấu chấm hay dấu phẩy điền vào ô trống ? B2. HS làm vào vở, GV theo dỏi. - 1HS lên bảng làm cả lớp nhận xét. - GV nhận xét chữa bài. C.Củng cố , dặn dò: (2’) - Nhận xét giờ học. ----------------------------------------------------- Thứ 5 ngày 24 tháng 12 năm 2020 Chính tả TIẾNG VÕNG KÊU I.Mục tiêu: - Chép chính xác bài chính tả , trình bày đúng khổ 2 khổ thơ đầu của bài Tiếng võng kêu. - Làm được bài tập 2 a /b /c. - GV nhắc học sinh đọc bài thơ Tiếng võng kêu (SGK) trước khi viết bài chính tả. II.Đồ dùng: - Bảng phụ viết sẵn i / iê bài 2b. III.Hoạt động dạy-học: A:Bài cũ: (5 ’) - HS làm bảng con bài 2c : Điền ăt hay ăc? chuột nh...., nh.... nhở, đ.....tên. - GV nhận xét. B.Bài mới: 28’ 1.Giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn tập chép. a.Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV mở bảng viết sẵn khổ thơ 2 ra, 2HS đọc bài. - Chữ đầu các dòng thơ viết thế nào? (Viết hoa lùi vào 2 ô cách lề vở). b.HS chép bài vào vở. - GV đọc cho HS chép bài vào vở, GV theo dõi và nhắc nhở. - HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả. c.Nhận xét – chữa bài. 3.Hướng dẫn HS làm bài tập. ( HĐ cá nhân) - GV treo bảng phụ lên, HS đọc yêu cầu, : Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chổ trống?. b) (tin, tiêm): ......cậy; (tìm, tiềm) : ......tòi; (khim, khiêm): ......tốn. - HS làm vào vở, HS lên bảng làm, lớp nhận xét. - GV nhận xét. - Câu a, c HS làm miệng. C.Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét giờ học. ----------------------------------------------------------------- Toán 100 TRỪ ĐI MỘT SỐ I.Mục tiêu: - Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng: 100 trừ đi một số có một chữ số hoặc số có hai chữ số. - Biết tính nhẩm 100 trừ đi số tròn chục. - Các bài tập cần làm: Bài 1,2. - Dành cho HS có năng khiếu : Bài 3. II.Hoạt động dạy-học: 33’ 1.Giới thiệu bài: 2.GV hướng dẫn HS tìm cách thực hiện phép trừ dạng 100 - 36 và 100 - 5 (15’) a. 100 – 36 = ? - HS nêu cách làm và cách đặt tính: Viết 100 rồi viết 36 dưới 100 sao cho 6 thẳng 0, 3 thẳng 0 100 - 0 không trừ được 6, lấy 10 trừ 6 bằng 4, nhớ 1 36 - 3 thêm 1 bằng 4, 0 không trừ được 4, lấy 10 trừ 4 bằng 6, viết 6 064 nhớ 1. - 1 trừ 1 bằng 0, viết 0. 100 – 36 = 64 - HS nhắc lại cách thực hiện. - HS làm phép trừ: 100 – 5 tượng tự như phép tính trên. *Lưu ý: Số 0 trong kết quả các phép trừ 064, 095 chỉ 0 trăm, ta có thể không ghi vào kết quả và nếu bớt đi, kết quả không thay đổi. 3.Thực hành: Bài 1: HS làm bảng con 100 100 100 4 9 22 GV nhận xét - Các cột còn lại HS làm báo cáo miệng - Lớp nhận xét, GV nhận xét. Bài 2: HS đọc bài toán: Tính (theo mẫu). - GV nêu câu hỏi: Bài toán cho biết gì? 100 – 20 = 80 - GVhướng dẫn mẫu: Nhẩm 10 chục trừ 2 chục bằng 8 chục vậy 100 – 20 = 80 100 – 70 = 100 – 40 = 100 – 10 = - HS làm vào vở, 1HS lên chữa bài. - GV chữa bài nhận xét cho HS. Bài 3: - Dành cho HS có năng khiếu. HS đọc bài toán - Bài toán cho biết gì ?(Buổi sáng bán được 100 hộp sữa, buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 24 hộp sữa). - Bài toán hỏi gì ? (Hỏi buổi chiều bán được bao nhiêu hộp sữa?) - HSNK giải vào vở, 1HS lên bảng làm. - GV chữa bài. 4.Củng cố, dặn dò: 2’ - Nhận xét giờ học ----------------------------------------------------------------- Thủ công GẤP, CẮT, DÁN HÌNH TRÒN (T2) I, Mục tiêu : -HS biết cách gấp cắt dán hình tròn. - Gấp cắt dán được hình tròn.Hình có thể chưa tròn đều và có kích thước To,nhỏ tùy thích. Đường gấp có thể mấp mô - Ứng dụng được kỷ thuật gấp cắt, dán,hình tròn để làm đồ chơi đơn giản. Gấp cắt dán được hình tròn. Hình tương đối tròn. Đường cắt ít mâp mô. H́nh dán phẳng.(HS khéo tay ) II. Tài liệu và phương tiện chuẩn bị - Giấy thủ công, keo, hồ dán - Tranh gấp, cắt, dán hình tròn - Giấy thủ công, keo, hồ dán III Hoạt động dạy học A Bài cũ Kiểm tra đồ dùng của học sinh B Bài mới Hoạt động 1 GV nêu nhiệm vụ và yêu cầu cần đạt của bài thực hành Gv hướng dẫn học sinh thực hành cắt, dán hình tròn. - HS nhắc lại qui trình cắt, dán hình tròn. 2. HS thực hành gấp dán hình tròn Hoạt động nhóm 4 .GV khuyến khích trao đổi vói nhau những kinh nghiêm vương mắc trước khi thực hành 3.HS trình bày, trang trí hình tròn - HS dán hình tròn vào giấy sau đó trang trí hình tròn theo ý thích. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Hoạt động 2 Trưng bày sản phẩm. Gv chia nhóm và tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm Gv hướng dẫn HS quan sát, nhận xét và bình chọn bạn có hình tròn đẹp nhất. 5. Tự nhận xét - Một số HS lên nhận xét sản phẩm của bạn. - GV nhận xét chung IV Cũng cố dặn dò 1 .Luyện thao tác tập gấp ,cắt dán hình tròn nhiều lần cho thành thạo. __________________________________ Thứ 6 ngày 25 tháng 12 năm 2020 Toán TÌM SỐ TRỪ I.Mục tiêu: - Biết x trong các bài tập dạng: a- x = b (với a, b là các số không quá hai chữ số) bằng cách sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (Biết cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu). - Nhận biết số trừ, số bị trừ , hiệu. - Biết giải toán dạng tìm số trừ chưa biết. - Các bài tập cần làm: Bài 1(cột 1,3) . Bài 2 (cột 1,2,3).Bài 3. - Dành cho HS có năng khiếu: Bài 1(cột 2) . Bài 2 (cột 4,5). II.Đồ dùng: - Hình vẽ giống như SGK. (phóng to) Bảng phụ bài 2. III.Hoạt động dạy-học: A.Bài cũ: 5’ - GVv yêu cầu HS đặt tính rồi tính vào bảng con, 2HS lên bảng làm 100 – 4, 100 – 38, 100 – 40, 100 – 50 - HS làm bài, GV nhận xét. B. Bài mới: 28’ 1.Giới thiệu bài: 2.Tìm số trừ: - GV nêu bài toán: kết hợp gắn hình vuông lên bảng: Có 10 ô vuông, sau đó bớt đi một số ô vuông thì còn lại 6 ô vuông. Hỏi bớt đi bao nhiêu ô vuông ? - HS quan sát và trả lời câu hỏi. - Lúc đầu có mấy ô vuông? (Có 10 ô vuông). - Phải bớt đi mấy ô vuông? (Chưa biết phải bớt mấy ô vuông ). GV: Số ô vuông chưa biết ta gọi là x. - Còn lại bao nhiêu ô vuông? (Còn 6 ô vuông). GV: 10 ô vuông, bớt đi x ô vuông, còn lại ô vuông. Em nào có thể đọc phép tính. GV ghi bảng: 10 – x = 6. - HS nêu tên thành phần: 10 là số bị trừ, x là số trừ, 6 là hiệu. GV: Muốn tìm số trừ ta làm thế nào? (Lấy số bị trừ trừ đi hiệu). - HS nêu: 10 – x = 6 x = 10 – 6 x = 4 - HS nêu lại cách làm bằng lời. 3.Luyện tập-thực hành: Bài 1:- Dành cho HS có năng khiếu: (cột 2) . - Cho HS nêu yêu cầu bài : Tìm x. a. 15 – x = 10 ; 42 – x = 5 b. 32 – x = 14 ; x – 14 = 18. - HS nêu tên gọi của phép trừ. (Thành phần) - Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?. Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?. - HS làm bảng con câu a, b, 15 – x = 10 42 – x = 5 x = 15 – 10 x = 42 – 5 x = 5 x = 37 - GV nhận xét, HS làm câu b vào vở. Bài 2:- Dành cho HS có năng khiếu: (cột 4,5). - Cho HS đọc yêu cầu bài: Viết số thích hợp vào ô trống. - GV gắn bảng phụ, HS làm miệng. Số bị trừ 75 84 58 72 Số trừ 36 37 Hiệu 60 34 19 18 - GV ghi kết quả, lớp nhận xét. Bài 3: ( Nhóm 4) Các nhóm dựa vào tóm tắt bài toán để nêu bài toán, phân tích và thống nhất cách giải . -Tóm tắt: Có : 35 ô tô Còn lại : 10 ô tô Rời bến : .... ô tô? HS làm bài vào vở. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. GV nhận xét và KL Bài giải Số ô tô đã rời bến là: 35 - 10 = 25 (ô tô) Đáp số : 25 ô tô C.Củng cố, dặn dò: 2’ - HS đọc lại ghi nhớ. - GV nhận xét giờ học. - Về nhớ học lại bài. -------------------------------------------------------------- Tập làm văn QUAN SÁT TRANH VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VIẾT TIN NHẮN I.Mục tiêu: - Biết quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi về nội dung tranh (BT1). - Viết được một mẫu tin nhắn ngắn gọn, đủ ý (BT2). II.Đồ dùng: -Tranh minh hoạ (SGK) BT1. III.Hoạt động dạy-học: A.Bài cũ: (5’) - Gọi HS đọc đoạn văn ngắn viết về gia đình. - 3HS đọc, GV nhận xét. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài. - Quan sát tranh trả lời câu hỏi, viết nhắn tin. 2.Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: (HĐ nhóm đôi) GV: Quan sát tranh trả lời câu hỏi. -HS mở SGK (trang 118) và quan sát tranh theo cặp với nội dung câu hỏi ở SGK. GV: 1 em hỏi, 1em trả lời và ngược lại. - HS thảo luận theo cặp (hỏi- đáp) dựa vào tranh. - GV theo dỏi, gợi ý với HS còn lúng túng. - HS lần lượt trả lời. - HS cùng GV nhận xét. Bài 2: (HĐ cá nhân)HS đọc yêu cầu: Hãy viết một vài câu nhắn lại để bố mẹ biết. - Nội dung tin nhắn là gì? (Bà đến nhà đón em đi chơi) - HS viết nhắn tin vào vở và đọc bài của mình. Lớp nhận xét bài của bạn - GV nhận xét. C.Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét giờ học. --------------------------------------------------- Hoạt động tập thể SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu: -Đánh giá trong tuần về nề nếp, học tập, vệ sinh. -Kế hoạch tuần tới. -HS làm vệ sinh lớp học. II.Nội dung: 1.Đánh giá: -GV cho lớp trưởng điều khiển. -Các tổ trưởng điều khiển tổ mình thảo luận ý kiến cuỉa các thành viên. -Tổ trưởng từng tổ lên báo cáo trước lớp. -GV nhận xét chung: Lớp có tiến bộ về kĩ năng tính toán và giải toán có lời văn Chữ viết đẹp (Bảo An, An Thy, Lê Na, Phương, My) Cần luyện chữ ( Đăng, Hiếu, Hải) Cần luyện đọc : (Đăng, Hiếu) Cần cố gắng LTVC viết đoạn văn( Hải, Huy Nhật Trang, Đăng, Hiếu) 2.Kế hoạch tuần tới: Đi học đều và đúng giờ, thực hiện tốt quy định của trường, đội đề ra. Tiếp tục duy trì nề nếp và sĩ số. Thực hiện tốt về ATGT Tiếp tục luyện chữ cho đều nét( Đăng, Hiếu, Hải) Khảo sát Toán và Tiếng việt cuối tháng 12 -Vệ sinh: Luôn làm sạch sẽ. 3.Làm vệ sinh lớp học: - GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ. - Các tổ thực hiện , tổ trưởng điều khiển, GV theo dỏi. ?Các em thấy lớp học bây giờ như thế nào(sạch sẽ) ?Lớp học sạch sẽ có lợi gì - GV :Các em luôn giữ vệ sinh lớp học bằng cách quét dọn hằng ngày và bỏ rác đúng nơi quy định không những lớp học sạch đẹp mà môi trường cũng trong lành và có lợi cho sức khoẻ mọi người. --------------------------------------------- BUỔI CHIỀU: TUẦN 14 Thứ 2 ngày 21 tháng 12 năm 2020 Tự nhiên và xã hội PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ I.Mục tiêu: - Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà . - Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc . - Dành cho HS có năng khiếu: HS có năng khiếu nêu được một số lí do khiến bị ngộ độc qua đường ăn, uống như thức ăn ôi, thiu, ăn nhiều quả xanh, uống nhầm thuốc, *KNS : Kĩ năng ra quyết định: Nên hay không nên làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. II.Đồ dùng: -Tranh vẽ ở SGK. III.Hoạt động dạy-học: 1.Giới thiệu bài. Hoạt động 1: (10’) Quan sát hình vẽ và thảo luận: Những thứ có thể gây ngộ độc. *Mục tiêu: Biết được một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc. - Phát hiện được một số lí do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn, uống. - Cách tiến hành: Bước 1: Động nảo - Kể tên những thứ gây ngộ độc qua đường ăn uống. - HS kể, GV ghi bảng. Bước 2: (HĐ nhóm đôi) - GV hỏi cả lớp: Trong những thứ trên thứ nào được cất giữ trong nhà ?. - GV giao việc cho các nhóm quan sát hình 1,2,3 SGK, tìm ra lí do khiến cho chúng ta có thể bị ngộ độc. - HS quan sát tranh và thảo luận và các câu hỏi dành cho nhóm mình. - GV: Nơi góc nhà đang để thứ gì? Nếu để lẫn lộn dầu hoả, dầu ăn thì điều gì sẽ xẩy ra. Bước 3: Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - GV kết luận: Một số thứ trong nhà có thể gây ngộ độc: Thuốc trừ sâu, dầu hoả. - Ngộ độc ăn, uống do các lí do sau: +Uống nhầm phải dầu hoả, thuốc trừ sâu... +Ăn nhiều thức ăn ôi thiu hoặc thức ăn có ruồi đậu... +Ăn hoặc uống thuốc tây quá nhiều vì tưởng kẹo... Hoạt động 2: (10’) Quan sát hình vẽ cần làm gì để tránh ngộ độc. *Mục tiêu: ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và mọi người. Bước 1: HS thảo luận theo cặp. - Các em quan sát tranh 4,5 SGK trang 31: Chỉ và nói mọi người đang làm gì? Tác dụng của việc làm đó? - HS làm việc. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - GV kết luận: Để phòng tránh ngộ độc ta cần: Sắp xếp gọn gàng những thứ thường dùng hàng ngày.Thuốc men cần để đúng nơi quy định. +Thức ăn không nên để lẫn với các chất tẩy rửa... Hoạt động 3: (10’) Đóng vai. *Mục tiêu: Biết cách ứng xử khi bản thân hoạc người khác bị ngộ độc. *Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu: - Bạn phải làm gì khi bạn hoặc người khác bị ngộ độc?. Bước 1: - GV nêu tình huống: - Em của bạn tình cờ bị ngộ độc vì uống nước đã bị hôi. - Bạn đang chơi ngoài sân thấy em khóc và kêu đau bụng. Bước 2: HS đóng vai xử lí tình huống, các nhóm khác nhận xét. - GVkết luận: Khi bị ngộ độc cần báo cho người lớn biết và gọi cấp cứu và nhớ đem theo hoặc nói cho cán bộ y tế biết là đã ngộ độc thứ gì! 2.Củng cố, dặn dò: (5’) - Em đã bị ngộ độc chưa? - Các em nhớ thực hiện tốt để không xảy ra ngộ độc. --------------------------------------------------------------- Luyện Tiếng việt CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ VỐN TỪ GIA ĐÌNH. CÂU KIỂU AI- LÀM GÌ? KỂ VỀ NGƯỜI THÂN I. Mục tiêu: - Học sinh tự hoàn thành các nội dung, chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt. - Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt. II.Các hoạt động dạy - học: 33’ A. Mở đầu: - GV giới thiệu, nêu mục đích yêu cầu tiết học. B. Hướng dẫn các nhóm làm bài tập: 25’ - GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào? - GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động. * Nhóm 1: Bài1. Ghép các tiếng sau để tạo thành các từ chỉ tình cảm giữa anh chị em trong nhà: thương, yêu, mến, quý, kính, trọng.
File đính kèm:
giao_an_cac_mon_lop_2_tuan_14_nam_hoc_2020_2021.doc