Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 1 năm 2014

On định: hát

1/ Kiểm tra: Sách toán 2, vở bài tập toán.

2/ Bài mới:

* Giới thiệu: Ôn lại các số đến 100.

* Bài 1: Cũng cố về số có một chữ số.

- Hướng dẫn học sinh nêu các số có 1 chữ số (0,1,2 ).

- Hướng dãn làm câu b, c.

b) Viết số bé nhất có 1 chữ số.

c) Viết số lớn nhất có một chữ số.

_Có mấy số có một chữ số ? Kể ra ?

* Bài 2: Củng cố về số có 2 chữ số.

- Hướng dẫn học sinh làm câu a như bài 1: Gọi Từng học sinh lên điền số thích hợp vào từng dòng.

- Hướng dẫn học sinh tự làm câu b,

doc27 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 1 năm 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn chép bài: 
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
 - GV đọc đoạn văn chép bảng.
- Hướng dẫn nhận xét.
+ Đoạn chép có mấy câu?
+ Cuối mỗi câu có dấu gì?
+ Chữ nào trong bài được viết hoa?
+ Chữ đầu đoạn được viết như thế nào?
- Cho HS nêu các từ khó .Gọi HS PT và viết bảng con .
* HS chép bài vầo vở; GV theo dõi uốn nắn.
* Chắm chữa bài:
- HS tự chữa bài.
- GV chấm bài: Nhận xét về nội dung (Đúng,sai), chữ viết, (Sạch, đẹp, xấu, bẩn), cách trình bày (Đúng, Sai).
- Để dụng cụ lên bàn cho GV kiểmtra 
- Nghe giới thiệu.
- HS trả lời câu hỏi.
+ Có 2 câu.(HS Y)
+ Dấu chấm.
+ Chữ đầu câu, đầu đoạn văn: Mỗi, Giống.
+ Viết hoa chữ cái đầu tiên, lùi vào một ô.(HS G) 
-HS nêu : Mỗi ,sắt ,cháu
- HS chép bài vào vở.
HS tự chữa lỗi, gạch chân từ sai, chữa chỗ sữa cùng hàng.
- Để vở cho GV góp chấm.
- Chú ý nhận xét của giáo viên.
Nghỉ giữa tiết
c) Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 2: GV nêu yêu cầu.
- Gọi 2, 3 em lên làm bài, lớp làm vào vở.
- Lớp nhận xét sữa chữa.
* Bài 3: GV nhắc: Đọc chữ cái ở cột 3, điền vào ở cột 2.
- 3 HS đọc lại 9 chữ cái theo thư tự.
* BT 4 : Học thuộc lòng bảng chữ cái:
- GV xoá những chữ cái viết ở cột 2.
- HS nhìn cột 3 đọc lại 9 chữ cái, GV xoá.
- GV xoá bảng.
4/ Củng cố ; Cho HS đọc thuộc lòng 9 chữ cái.
HS đọc yêu cầu, 1 em làm mẫu.
(Kim khâu).
, Từng HS lên bảng điền: Kim khâu, kiên nhẫn, cậu bé, bà cụ.
- Một HS đọc yêu cầu, 1 HS làm mẫu: á => ă.
- Lớp viết vào vở 9 chữ: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê.
- 3 HS đọc lại, viết lại.(HS G)
- HS nói và viết lại.
- Từng HS đọc thuộc lòng 9 chữ cái.
-HS đọc lại .
5/ Nhận xét – Dặn dò:
 - CB: ĐoÏc trước bài tập đọc: “Tự thuật”, hỏi cha mẹ về nơi sinh, nơi ở, quê quán của mình.
 - GV nhận xét tiết học tuyên dương HS khá tốt, nhắc HS thiếu chuẩn bị ĐDHT, tư thế, chữ viết, vở.
Đạo đức ( Tiết 1)
Học tập sinh hoạt đúng giờ
I/ Mục tiêu:	Sgk: 2 / sgv: 3
 - Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Nêu được lợi ích của việc học tập,sinh hoạt đúng giờ.
 -Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân 
 -Thực hiện theo thời gian biểu.
 * GDKNS: KN quản lí thời gian.
II/ Tài liệu và phương tiện:
- Phiếu giao việc ở HĐ 1,2
- Vở BT đạo đức. 
III / Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
 1 ổn định: hát
 2/ Kiểm tra:
 3/ Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Để học tập được tốt các em phải có giờ giấc học tập và sinh hoạt đúng giờ, GV ghi tựa bài.
b) Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến .
* Mục tiêu:HS có ý kiến và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm bày to ý kiếnû việc làm nào đúng? Nào sai? Tại sao?
* Tình huống 1: Trong giờ học toán cô giáo đang hướng dẫn làm bài tập. Bạn Lan làm bài tập tiếng việt; Bạn Tùng vẽ máy bay lên vở nháp.
* Tình huống 2: Cả nhà đang ăn cơm riêng bạn Dương vừa ăn cơm vừa xem truyện.
a GV Kết luận: 
- Giờ học toán mà Lan Tùng làm việc khác, không chú ý cô hướng dẫn sẽ không hiểu bài, ảnh hưởng kết quả học tập.Như vậy trong giờ học ,các em sẽ khônglàm tròn bổn phận trách nhiệm của các em và chính điều đó làm ảnh hưởng đến quyền được học tập của các em .Lan và Tùng nên làm BT toán với các bạn. 
- Vừa ăn, vừa xem truyện có hại đến sức khoẻ. Làm hai việc cùng một lúc, không phải là học tập sinh hoạt đúng giờ .Dương nên ngừng xem truyện và cùng ăn cơm với cả nhà.
C ) Hoạt động 2: Xử lý tình huống (HS G)
 * Mục tiêu :HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
* Cách tiến hành:.
- Chia nhóm giao việc mỗi nhóm lựa chọn cách ứng xử phù hợp và chuẩn bị đóng vai.
* Tình huống 1: Ngọc đang xem ti vi rất hay, Mẹ nhắc Ngọc đã đến giờ đi ngủ.
 Theo em bạn ngọc có cách ứng xư ntn ?Em hãy lựa chọn giúp ngọc cách ứng xử phù hợp û.
Tình huống 2: Đầu giờ học sinh xếp hàng vào lớp. Tịnh và Lai đi học muộn, khoác cập đương ở cổng trường. Tịnh rủ bạn “Đằng nào cũng bị muộn rồi”. Chúng mình đi mua bi nhé.
Em hãy lựa chọn giúp lai cách ứng xử phù hợp và giải thích lý do.
 Cho HS nhận xét và bổ sung..
a GV kết luận:
- TH 1: Ngọc nên tắc ti vi và đi học đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ và không làm Mẹ lo lắng.
- TH2 : Bạn rủ đi Lai nên từ chối, và khuyên bạn không nên bỏ học và đi làm việc khác
 * Kết luận:Mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử.Chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử phù hợp..
- Kiểm tra sỉ số học sinh.
- Vở bài tập đạo đức.
- Nghe giới thiệu.
- 2 HS đọc lại tựa bài.
- 1 nhóm 2 bàn.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện trình bày:
– Bạn Lan làm việc sai đang học toán mà bạn làm bài tập tiếng việt.(HS Y)
– Bạn Tùng làm việc sai đang làm toán mà làm thủ công.
– Bạn Dương sai giờ ăn cơm mà đọc truyện.
a Lắng nghe GV kết luận
- Mỗi nhóm 4 em.
- Thảo luận, phân công lên đóng vai theo tình huống y/c.
- Từng nhóm lên đóng vai.
- Lắng nghe giáo viên kết luận từng tình huống.
Nghỉ giữa tiết
d) Hoạt động 3:Giờ nào việc nấy
 Mục tiêu: giúp HS biết công việc cụ thể cần làm và lập thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ.
 GDKNS : KN quản lí thời gian
- Cách tiến hành:.Chia lớp làm 4 nhóm
- GV giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm?
– Buổi sáng em làm những việc gì?(Nhóm 1)
– Buổi trưa em làm việc gì?(Nhóm 2)
– Buổi chiều em làm việc gì?(Nhóm 3)
– Buổi tối em làm việc gì(Nhóm 4)?
a GV kết luận:
Cần sắp xếp thời gian hợp lý để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc và nghỉ ngơi.
- Ghi câu ghi nhớ trong SGK
 4 Dặn dò: Hướng dẫn thực hiện ở nhà.
- Cùng cha mẹ xây dựng thời gian biểu, và thực hiện thời gian biểu.
-Từng nhóm thảo luận theo nôi dung giáo viên y/c .
- Đại diện từng nhóm lên trình bày.
- Trao đỗi tranh luận giữa các nhóm.
- Lắng nghe giáo viên kết luận.
- Học sinh đọc lại ghi nhớ trên bảng.
- Chú ý hướng dẫn thực hiện thời gian biểu ở nhà.
5/ Nhận xét tiết học: Nhận xét tiết học - Tuyên dương những em tích cực phát biểu.
Ngày dạy: Thứ tư ngày 27 tháng 8 năm 2014
Tập đọc ( tiết 3) 
 Tự thuật 
I/ Mục tiêu: 	 Sgk: 7 / sgv: 37
 -Đọc đúng rõ ràng toàn bài .Biết nghỉ hơi sau các dấu câu ,giữa các dòng ,giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng .
- Nắm được những thông tin chính về bạn HS trong bài .Bước đầu có khái niệm về một bảng tự thuật .
(lý lịch) trả lời được các câu hỏi SGK .
II/ Chuẩn bị: 
 Bảng phụ viết sẳn một số nội dung tự thuật (Câu hỏi 3,4 S/7) để 2,3 em HS làm bài mẫu trên bảng, cả lớp tự nói về mình.
III/ Hoạt động dạy chủ yếu: 
 1/ Oån định : Hát
 2) Kiểm tra: Gọi 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
 3) Bài mới: 
a/ Giới thiệu: Cho HS xem ảnh bạn HS trong SGK hỏi: Đây là ảnh ai?
- Đây là bạn HS. Hôm nay ta sẽ đọc lời bạn ấy tự kể về mình. Gọi là tự thuật, 2 lí lịch. => GV ghi tựa bài.
b/ Luyện đọc: * Đọc mẫu:Đọc toàn bài không diễn cảm.
* Hưỡng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 Đọc từng câu: HS tiếp nói nhau đọc từng dòng theo dãy bàn.
- Cho HS tìm từ khó . GV hd HS luyện đọcø: Huyện, nơi sinh, xã, tỉnh; Tự thuật, quê quán, nơi ở hiện nay.
 Đọc từng đoạn trước lớp: Không chia đoạn chỉ chọn chỗ thay đổi (Từ đầu quê quán/ tiếp hết) HS tiếp nói nhau đọc từng đoạn.
- Hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi dấu chấm, phẩy. (Họ và tên// Bùi Thanh Hà; Nam nữ// nữ).
- Giúp HS hiểu từ ngữ trong bài.
 Đọc từng đoạn trong nhóm: Lần lượt từng HS trong nhóm đọc: 1 em đọc các em khác, dò theo, sữa chữa. 
 Thi đọc giữa các nhóm: Cá nhân đọc từng đoạn, cả bài
 Đại diện các nhóm thi đọc toàn bài.
- 2 em đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- HS quan sát ảnh sách GK trả lời.
+ Ảnh một bạn nữ.
- Lắng nghe đọc mẫu.
- Tiếp nói nhau mỗi em đọc một dòng theo dãy bàn.
- 2 em, đồng thanh đọc từ khó theo yêu cầu.
Huyện, nơi sinh, xã, tỉnh; Tự thuật, quê quán, nơi ở hiện nay.(HS Y)
- HS tiếp nói nhau mỗi em đọc một đoạn.
- Đọc theo hướng dẫn GV.
- HS nêu nghĩa từ ngữ chú gải.
- Luyện đọc ở nhóm. Mỗi em đọc một đoạn, các em khác góp ý sửa chữa. 
- 3 nhóm thi đọc. Mỗi các nhân trong nhóm đọc một đoạn.
- Vài nhóm đọc thi.
Nghỉ giữa tiết
c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* HS đọc thầm trả lời câu hỏi về nội dung.
- 1 HS đọc câu hỏi 1, 1 em trả lời, em khác bổ xung
+ Em biết những gì về Thanh Hà?
 GV gợi ý (Họ tên, nam nữ, ngày sinh, nơi sinh, quê quán nơi ở hiện nay, HS lớp, trường).
+ Nhờ đâu em biết rõ bạn Thanh Hà như vậy?
- 1 HS đọc câu hỏi 3: Hãy cho biết họ và tên em?
- 1 HS đọc câu hỏi 4: Hãy cho biết tên địa phương em ở ?
d/ Luyện đọc lại: Một số HS thi đọc lại bài.
- Đọc thầm trả lời câu hỏi.
- Bùi Thanh Hà, nữ, sinh ngày 23 – 4 – 1996, Hà Nội, xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây, 25 phố Hàn Thuyên, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; 2B Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, 
- Nhờ bản tự thuật của Thanh Hà.(HS G)
- Vài em nêu tên họ của mình.(HS Y)
- Vài em trả lời tên ấp, xa,õ huyện, tỉnh nơi m ở.
- Vài em đọc lại cả bài; Lớp nhận xét.
4/ Cũng cố – Dặn dò: - Yêu cầu HS ghi nhớ:
+ Ai cũng cần viết bản tự thuật. HS viết cho nhà trường. Người đi làm viết cho cơ quan.
+ Viết tự thuật phải cho chính xác. 
Nhận xét tiết học: Tuyên dương những em nhớ ngày tháng năm sinh, nơi ở của mình.	 
 Toán ( Tiết 3) 
 Số hạng – Tổng 
I/ Mục tiêu: Sgk: 5 / sgv: 29
 -Biết số hạng ; tổng .
 -Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100 .
 - Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép công .
 - Thực hiện được BT 1 ; 2 ;3 .
III/ Hoạt động dạy chủ yếu: 
1 Oån định : Hát 
 2/ Kiểm tra: GV ghi bảng các số 34 ; 45 ; 27 ;56 cho HS lên xếp theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại .
 3/ Bài mới:
a) Giới thiệu số hạng và tổng: 
- GV viết bảng 35 + 24 = 59.
- GV nêu và chỉ: 35 gọi là số hạng( Viết số hạng); 24 gọi là số hạng; 59 gọi là tổng. 35 + 24 = 59.
 Số hạng ; Số hạng ; Tổng 
- GV viết phép cổng theo cột dọc và làm 
- Viết phép tính: 35 + 24 = 59 hoặc ; Chỉ từng số gọi HS nêu lại tên của số đó. => Chú ý: 59 là tổng; 35 + 24 cũng là tổng (35 + 24 có giá trị là 59).
- HS lên xếp .Bạn N / X
- 1 HS đọc phép tính.
- HS chú ý quan sát.
- HS đọc lại theo thước chỉ bảng của GV. 
- HS theo dõi và quan sát cách làm.
- HS nêu số hạng, số hạng, tổng. 
59 là tổng; 35 + 24 cũng là tổng (35 + 24 có giá trị là 59).
Nghỉ giữa tiết
b) Thực hành: 
- Bài 1: Hướng dẫn HS nêu cách làm rồi làm và chữa: (Cho HS cộng nhẩm rồi viết vào ô trống trong mỗi cột).
+ H . Muốn tìm được tổng ta phải làm thế nào ?
- Bài 2: Hướng dẫn HS nêu cách làm rồi làm và chữa (Hướng dẩn cách đặt tính dọc, cách tính)
- Cho HS làm bài vào tập 
- Bài 3: HS đọc đầu bài toán.
+ GV hướng dẫn tóm tắt, cho HS giải ở vở bài tập, 1 em lên bảng.
* Buổi sáng bán: 12 xe đạp
 Buổi trưa bán :20 xe đạp
 Cả 2 buổi bán bao nhiêu xe đạp? 
4 /Củng cố : Chơi trò chơi 
Cho HS thi đua viết phép tính cộng nhanh và tính tổng: Gọi 2 HS lên bảng thi đua: Phép cộng có số hạng đều bằng 24, rồi tính tổng.
- 1 HS đọc Y /C
- Muốn tìm tổng lấy số hạng cộng với số hạng.(HS G)
- Gọi vài em thực hiện ở bảng, lớp làm SGK .
- Nêu cách làm, vài em làm bảng, lớp làm và chữa.
( HS G) tự đọc yêu cầu và làm BT.
- 2 HS đọc đề bài toán
Bài giải:
Cửa hàng bán tất cả là:
12 + 20 = 32 (Xe đạp).
Đáp số: 32 xe đạp.
- 2 HS viết nhanh và tính:
24 + 24 = 48.
5/ Nhận xét – Dặn dò: 
-Nhận xét tiết học 
-Tuyên dương HS tích cực làm bài tập. 
Luyện từ và câu ( Tiết 1)
Từ và câu
I/ Mục tiêu:	 Sgk: 8 / sgv: 40
 - Bước đầu làm quen khái niệm từ và câu.Thông qua các BT thực hành .
 - Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập ( BT 1 , BT 2 ) viết được 1 câu nói về nd mỗi tranh.
II/Chuẩn bi: 
 - Tranh minh hoạ các hoạt động sự vật trong SGK.
 - Bảng phụ ghi bài tập 2; giáy khổ to, bút dạ để nhóm HS làm bài tập 2 
III/ Hoạt động dạy chủ yếu: 
1 ổn định :Hát 
 2) Kiểm tra: GV gt tiết LTVC
 3) Bài mới: 
a/ Giới thiệu: các em đã biết thê nào là một tiếng, bài học hôm nay giúp các biết thế nào là từ và câu.
b/ Hướng dẫn làm bài tập: 
* Bài 1: HS đọc yêu cầu, đọc cả mẫu.
- Hướng dẫn nắm yêu cầu: 
+ 8 bức tranh vẻ người, vật, việc, mỗi tranh có số thứ tự. Em chỉ vào số thứ tự ấy đọc tên.(HS Y)
+ Em xem tên gọi nào của người, vật, việc.
- Giáo viên đọc tên người, vật, việc, các em chỉ vào tranh vẽ và đọc số thứ tự của tranh.
- Nghe giới thiệu, 2 em đọc tựa bài.
1 HS đọc yêu cầu.
- 8 tranh có 8 tên gọi, mỗi tên gắn với 1 vật, 1 việc. -> đọc tên
- HS chỉ vào tranh theo yêu cầu làm miệng theo nhóm 
- 3,4 HS làm lại: ( 1 trường, 2 HS, 3 chạy, 4 cô giáo, 5 bông hồng, 6 nhà, 7 xe đạp, 8 múa.)
Nghỉ giữa tiết
* Bài 2: (miệng). Một HS đọc yêu cầu.
- Cho HS trao đổi theo nhóm, viết nhanh từ tìm được. Đại diện nhóm lên nêu kết quả tự tìm được.
- GV nhận xét ( nhóm nào nhanh, nhiều từ)
+ Từ chỉ hoạt động của HS: học, đọc, viết, nghe, nói, đếm, tính toán, đứng, chạy, nhảy, chơi, ăn, 
+ Từ chỉ ĐDHT: Bút chì, bút mực, bút bi, bút dạ, bút màu, bút xoá, thước kẻ, tẩy.
+ Từ chỉ tính nết của HS: chăm chỉ, cần cù, ngoan, nghịch ngôm, đoàn kết, hồn nhiên, ngây thơ, hiền hậu, lễ phép, lễ độ, thật thà.
* Bài 3: ( Viết)
- HS đọc yêu cầu, đọc cả mẩu.
- Giúp HS nắm yêu cầu của bài: Quan xát kỉ 2 tranh, thể hiện nội dung tranh bằng một câu. 
+ Tranh 1: 
+ Tranh 2: thấy 1 khớm hồng rất đẹp, Huệ ngừng lại ngắm. / Huệ sai mê 
- HS viết vào vở 2 câu văn thể hiện nội dung.
* Giáo viên giúp HS ghi nhớ khắc sâu kiến thức mới. (không ghi ở vở). 
+ Tên gọi của các vật, việc được gọi là từ. 
+ Ta dùng từ đặt thành câu để trình bày một sự việc
1 em đọc yêu cầu.
- HS tìm từ theo nhóm, ghi vào vở nháp, đại diện nhóm nêu kết quả.
- Nhận xét nhóm thắng cuộc, vổ tay khen ngợi.
+ Từ chỉ hoạt động của HS: học, đọc, viết, nghe, nói, đếm, tính toán, đứng, chạy, nhảy, chơi, ăn, 
+ Từ chỉ ĐDHT: Bút chì, bút mực, bút bi, bút dạ, bút màu, bút xoá, thước kẻ, tẩy.(HS Y)
+ Từ chỉ tính nết của HS: chăm chỉ, cần cù, ngoan, nghịch ngôm, đoàn kết, hồn nhiên, ngây thơ, hiền hậu, lễ phép, lễ độ, thật thà.(HS G)
- Một HS đọc yêu cầu.
- HS tiếp nối nhau thể hiện nội dung từng tranh.
+ Huệ cùng các bạn dạo chơi trong công viên. 
+ Sáng hôm 
- HS viết vào vở bài tập.
- Nhiều HS nhắc lại câu cần ghi nhớ.
+ Tên gọi của các vật, việc được gọi là từ. 
+ Ta dùng từ đặt thành câu để trình bày một sự việc
4/ Nhận xét – Dặn dò:
 - Giáo viên nhận xét tiết học – Tuyên dương các em tích cực tham gia xây dựng bài.
 - Nhắc HS ôn lại bảng chử cái gồm 9 chữ cái mới học.
Ngày dạy: Thứ năm ngày 28 tháng 8 năm 2014
 Tập viết ( Tiết 1) 
 A – Anh em hoà thuận 
I/ Mục tiêu: 	Sgk: 9 / sgv: 42
-Viết đúng chữ hoa A (1dòng cỡ vừa ,1dòng cỡ nhỏ ) chữ và câu ứng dụng : Anh ( 1 dòng cỡ vừa , 1dòng cỡ nhỏ ) Anh em thuận hoà .( 3 lần ) (HS G viết hết các dịng)
-Chữ viết rõ ràng ,tương đối đều nét , thẳng hàng ,bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa và chữ viết thường trong chữ ghi tiếng .
II/ Chuẩn bị: 
 - Mẫu chữ A hoa đặt trong khung chữ (SGK).
 - Bảng phụ viết sẳn cỡ chữ nhỏ trên dòng kẻ li . – Vở tập viết
III/ Hoạt động dạy chủ yếu: 
1/ Oån định : Hát 
2/ KTBC : GV nhắc HS: 
- HS cần có bảng con, phấn, bút chì
- Viết cẩn thận, kiên nhẫn.
 3/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu: 
- GV nêu mục đích Y /C của tiết học .
b/ Hướng dẫn viết chữ hoa.
a) Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ in hoa:
Hỏi: - Chữ này cao mấy li/ Gồm mấy đường kẻ ngang? Được viết mấy nét?
GV: Nét(1) gần giống nét móc ngược (trái) nghiên về bên trái là lượn ở phía trên; nét (2) là nét móc phải; nét (3) và nét lượn ngang.
* Chỉ cách viết: -Nét (1): Để bút ở đường kẻ ngang, 3(ĐK3) viết nét móc ngược (trai) từ dưới lên, nghiên bên phải và lượn ở phía trên, dừng bút ở đường kẻ 6.
- Nét (2): Từ điểm dùng nét 1, chuyển hướng viết nét móc ngược phải dừng bút ở ĐK2.
- Nét 3: Lia bút lên không giữa thân chữ viết nét lượn ngang thân chữ từ trái qua phải.
* GV viết mẫu chữ A cỡ vừa (5 li) ở bảng.
b) Hướng dẫn HS viết trên bảng con: GV nhận xét uốn nắn.
- Lắng nghe lời nêu của GV
-Nghe giới thiệu.
- Quan sát và nhận xét. 
+ Cao5 li, 6 đường kẻ ngang, gồm 3 nét.
- HS quan sát và theo dõi GV nêu cấu tao chữ A hoa.
- Quan sát cách viết chữ A hoa ở bảng. 
-Nét (1): Để bút ở đường kẻ ngang, 3(ĐK3) viết nét móc ngược (trai) từ dưới lên, nghiên bên phải và lượn ở phía trên, dừng bút ở đường kẻ 6.
- Nét (2): Từ điểm dùng nét 1, chuyển hướng viết nét móc ngược phải dừng bút ở ĐK2.
- Nét 3: Lia bút lên không giữa thân chữ viết nét lượn ngang thân chữ từ trái qua phải.
* Viết 3 lần chữ A vào bảng con.
Nghỉ giữa tiết
c/ Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
a) Giới thiệu câu ứng dụng: HS đọc câu ứng dụng.
- Giúp HS hiểu nghĩa: Đưa lời khuyên, anh em trong nhà phải thương yêu, hoà thuận ,giúp đỡ lẫn nhau .
b) Hướng dẫn quan sát và nhận xét: - Độ cao của chữ cái.
– Chữ cái A hoa và h cao mấy li?
– Chữ t cao mấy li.
– Những chữ còn lại cao mấy li? (n, m, o, a).
– cách đặt dấu thanh ở các chữ.
- GV hỏi: Các chữ tiếng cách nhau 1 khoảng bằng chữ nào?
- GV viết mẫu chữ Anh trên dòng kẻ li ( sau chữ mẫu) nhắc HS điểm cuối của chữ A với chữ n.
c/ Hướng dẩn HS viết chữ Anh vào bảng con:
GV theo dõi uốn nắn giúp HS viết đúng.
d/ Hướng dẩn HS viết vào vở tập viết:
GV nêu yêu cầu viết; theo dõi giúp HS viết.
-1 dòng chữ A cỡ vừa cao 5 li. 1 dòng cỡ nhỏ cao 2,5 li.
-1 dòng chữ Anh cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
-3 dòng câu ứng dụng Anh em thuận hoà .
đ/ Chấm chữa bài:Chấm 5 bài.
- GV nhận xét lớp để rút kinh nghiệm.
-HS đọc câu: “Anh em thuận hoà”.(HS Y)
- Nêu nghĩa câu ứng dụng: “Lời khuyên, anh em trong nhà phải thương yêu , hoà thuận giúp đỡ lẫn nhau.”
- Quan sát câu ứng dụng nêu nhận xét :
- Cao 2,5 l

File đính kèm:

  • doctuan_1_lop_2_20142015.doc