Giáo án các môn Khối Tiểu học - Tuần 5 - Năm học 2020-2021

Chiều thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2020

Hoạt động thư viện (lớp 5)

Đọc cá nhân: Chào mừng này phụ nữ Việt Nam 20 - 10 ( Tiết 2)

I. MỤC ĐÍCH.

- Thu hút và khuyến khích học sinh tham gia vào việc đọc;

- Tạo cơ hội để học sinh chọn sách đọc theo ý thích;

- HS được khuyến khích chia sẻ về cuốn sách các em đọc, từ đó phát triển sự tự tin của các em.

- Giúp HS phát triển thói quen đọc.

II. CHUẨN BỊ: Sách phù hợp với trình độ đọc của HS.

III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. Giới thiệu: 2- 3 phút

- Sau khi đã ổn định chỗ ngồi cho học sinh, giáo viên có thể nhắc lại cho các em về nội quy thư viện cho đến khi học sinh đã quen với các nội quy này.

- Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia. Hôm nay chúng ta sẽ tham gia hoạt động Đọc cá nhân chủ điểm chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20-10.

2. Hoạt động: Đọc cá nhân.

* Trước khi đọc: 5- 6 phút.

Ở hoạt động Đọc cá nhân này, các em sẽ tự chọn sách và đọc một mình. Trong khi các em đọc, giáo viên sẽ di chuyển xung quanh phòng để hỗ trợ các em. Nếu có từ hoặc câu nào các em không hiểu, hãy giơ tay lên để giáo viên đến giúp.

- Nhắc học sinh về mã màu phù hợp với trình độ đọc của các em.

Các em có nhớ mã màu của lớp mình là những mã màu nào không? Cho học sinh nhắc lại và chỉ vào từng mã màu khi nói.

- Nhắc học sinh về cách lật sách đúng.

Các em có nhớ cách lật sách đúng là như thế nào không? Bạn nào có thể làm lại cho cả lớp cùng xem? Cho học sinh làm mẫu lại cách lật sách đúng.

Mời lần lượt 6-8 học sinh lên chọn sách một cách trật tự và chọn vị trí để ngồi đọc. Các em hãy lên chọn cho mình một quyển sách mà các em thích! Sau khi chọn sách xong, các em có thể chọn một vị trí thoải mái trong phòng để ngồi đọc. Chúng ta sẽ có 15 phút để đọc.

Mời 6- 8 học sinh đến kệ để chọn sách. Sau khi học sinh đã chọn xong, tiếp tục mời 6- 8 học sinh khác lên chọn sách. Tiếp tục cho đến khi tất cả học sinh chọn được sách.

Nếu có học sinh nào gặp khó khăn với việc chọn sách, giáo viên sẽ cho các học sinh khác lên chọn sách trước sau đó quay lại hỗ trợ học sinh này. Hỏi học sinh xem các em thích đọc loại sách nào và giúp học sinh chọn đúng loại sách các em thích. Nếu học sinh mất nhiều thời gian chọn sách và không biết mình thích đọc loại sách nào, giáo viên có thể tự chọn một quyển sách mà giáo viên nghĩ là phù hợp với học sinh.

 

docx8 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 25 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn Khối Tiểu học - Tuần 5 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Chiều thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2020
Luyện Tiếng Việt:(Lớp 1)
ÔN TẬP CÁC ÂM ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU
- Luyện ghép các âm đã học (âm đầu p,ph,qu,r,s,x âm chính a, o, ô, ơ, e, ê, i, ia) thành tiếng theo mô hình “âm đầu + âm chính”, “âm đầu + âm chính + thanh”.
- Luyện đọc lại các bài tập đọc đã học
- Luyện viết các chữ có các âm đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bộ đồ dùng HS. Vở luyện viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Giới thiệu bài:( 1ph)
GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học: Ôn lại các âm đã học.
2. Luyện tập :
a) Luyện đọc:(14ph)
- GV viết lên bảng các âm đã học và một số tiếng có chứa các âm đã học.
- Gọi HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp.
- GV nhận xét.
* Đọc bài ở SGK
- GV cho học sinh luyện đọc lại các bài tập đọc đã học Bài 23, bài 24, bài 25
+ HS tự nhìn SGK luyện đọc bài cá nhân.
+Thi đọc trước lớp: Cá nhân, tổ.
- Lớp và GV nhận xét.
b) Ghép các âm đã học thành tiếng (10ph)
- GV đọc từng âm, tiếng cho HS ghép 
VD: phố cổ,sẻ,quạ...
- GV nhận xét
c) Luyện viết:(10ph)
+ Luyện viết bảng con 
- Gv đọc cho HS viết bảng con: : rổ cá, xô, quê, phà...
- Gv nhận xét bài viết của HS
+ Luyện viết vở:
- Cho HS viết vào vở ô ly : phố cổ, quạ, xẻ gỗ, sẻ.( mỗi chữ viết 1 dòng)
-HS viết bài . GV theo dõi uốn nắn cho HS
- Nhận xét bài viết của HS
3. Củng cố, dặn dò:(1ph)
- GV nhận xét giờ học. Tuyên dương em tích cực học tập, em có tiến bộ.
- HS chuẩn bị bài tiếp theo.
Sáng thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2020
Đạo đức (Lớp 4)
BIẾT BÀY TỎ í KIẾN ( tiết1)
I. Mục tiêu: - Biết được : trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
*GDKNS: Có kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học.
* MTBĐ: - Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường, biển đảo Việt Nam.
- Vận động mọi người biết quan tâm giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo Việt Nam.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: HS chuẩn bị, mỗi em 3 tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Bài cũ : 5' ? Em hãy nêu những khó khăn trong học tập và hướng khắc phục ?
Bài mới: 28' 
 a. Giới thiệu bài:
 b. Tìm hiểu bài:
 Cách chơi: 
GV chia HS thành 4 nhóm mỗi nhóm 1 bức tranh hoặc đồ vật ngồi thành vòng tròn lần lượt từng người trong nhóm cầm tranh quan sát và nêu nhận xét.
 Thảo luận: ? ý kiến của cả nhóm về bức tranh có giống nhau không?
 GV kết luận: - Mỗi người có thể có ý kiến khác nhau
Hoạt động 1 : - GVchia HS thành nhóm nhỏ giao nhiệm vụ mỗi nhóm 1 tình huống.
- HS thảo luận nhóm.
 - Đại diện các nhóm trình bày.
? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân, đến lớp?
GV: Mọi tình huống em nêu rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hiểu và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và của trẻ em nói chung.
 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm( BT1)
- GV nêu yêu cầu bài tập - HS thảo luận theo nhóm 3.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả - GV kết luận.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến ( BT 2)
- GV phổ biến cho học sinh cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm hồ màu.
Màu đỏ: Biểu hiện thái độ tán thành
Màu xanh: Biểu hiện thái độ không tán thành
- GV nêu từng ý kiến. HS biểu hiện thái độ và giải thích lí do.
Thảo luận chung cả lớp - GV kết luận.
Hoạt động 4. Thực hành
- GV giao cho HS viết một ý kiến / nguyện vọng/ đề nghị của bản thân với bố mẹ, thầy cô trong nửa trang( những khó khăn trong gia đình em, trong lớp học), ý kiến về việc giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường, biển đảo Việt Nam.Vận động mọi người biết quan tâm giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo Việt Nam.
- HS viết sau đó trình bày .
GV kết luận: Khi trình bày ý kiến cần nói rõ ràng, ngắn gọn để người khác hiểu được ý của mình.
3. Củng cố - dặn dò: 2'
- GV nhận xét giờ học :
Sáng thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2020
THỦ CÔNG(lớp 3)
GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG(t1)
I. Mục tiêu:
- Biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.
- Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau. Hình dán tương đối phẳng, cân đối.
- Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao đều nhau. Hình dán phẳng, cân đối.
II. GV chuẩn bị: Mẫu lá cờ đỏ sao vàng.
- Tranh quy trình gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng và dụng cụ thủ công.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- GV giới thiệu mẫu và đặt các câu hỏi định hướng.
- HS quan sát, nhận xét về màu sắc, kích thước và các bước gấp.
- Liên hệ thực tế và nêu ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu
+ Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng 5 cánh.
+ Bước 2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh .
+ Bước 3: Dán ngôi sao vàng 5 cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ.
 - GV hướng dẫn HS từng bước. Sau đó gọi 2 HS nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt ngôi sao 5 cánh.
- GV tổ chức cho HS tập gấp. GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và KN thực hành của HS.
Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
Chiều thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2020
Hoạt động thư viện (lớp 5)
Đọc cá nhân: Chào mừng này phụ nữ Việt Nam 20 - 10 ( Tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH.
- Thu hút và khuyến khích học sinh tham gia vào việc đọc;
- Tạo cơ hội để học sinh chọn sách đọc theo ý thích;
- HS được khuyến khích chia sẻ về cuốn sách các em đọc, từ đó phát triển sự tự tin của các em.
- Giúp HS phát triển thói quen đọc.
II. CHUẨN BỊ: Sách phù hợp với trình độ đọc của HS.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Giới thiệu: 2- 3 phút
- Sau khi đã ổn định chỗ ngồi cho học sinh, giáo viên có thể nhắc lại cho các em về nội quy thư viện cho đến khi học sinh đã quen với các nội quy này.
- Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia. Hôm nay chúng ta sẽ tham gia hoạt động Đọc cá nhân chủ điểm chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20-10.
2. Hoạt động: Đọc cá nhân.
* Trước khi đọc: 5- 6 phút.
Ở hoạt động Đọc cá nhân này, các em sẽ tự chọn sách và đọc một mình. Trong khi các em đọc, giáo viên sẽ di chuyển xung quanh phòng để hỗ trợ các em. Nếu có từ hoặc câu nào các em không hiểu, hãy giơ tay lên để giáo viên đến giúp.
- Nhắc học sinh về mã màu phù hợp với trình độ đọc của các em. 
Các em có nhớ mã màu của lớp mình là những mã màu nào không? Cho học sinh nhắc lại và chỉ vào từng mã màu khi nói. 
- Nhắc học sinh về cách lật sách đúng. 
Các em có nhớ cách lật sách đúng là như thế nào không? Bạn nào có thể làm lại cho cả lớp cùng xem? Cho học sinh làm mẫu lại cách lật sách đúng.
Mời lần lượt 6-8 học sinh lên chọn sách một cách trật tự và chọn vị trí để ngồi đọc. Các em hãy lên chọn cho mình một quyển sách mà các em thích! Sau khi chọn sách xong, các em có thể chọn một vị trí thoải mái trong phòng để ngồi đọc. Chúng ta sẽ có 15 phút để đọc.
Mời 6- 8 học sinh đến kệ để chọn sách. Sau khi học sinh đã chọn xong, tiếp tục mời 6- 8 học sinh khác lên chọn sách. Tiếp tục cho đến khi tất cả học sinh chọn được sách.
Nếu có học sinh nào gặp khó khăn với việc chọn sách, giáo viên sẽ cho các học sinh khác lên chọn sách trước sau đó quay lại hỗ trợ học sinh này. Hỏi học sinh xem các em thích đọc loại sách nào và giúp học sinh chọn đúng loại sách các em thích. Nếu học sinh mất nhiều thời gian chọn sách và không biết mình thích đọc loại sách nào, giáo viên có thể tự chọn một quyển sách mà giáo viên nghĩ là phù hợp với học sinh.
* Trong khi đọc: 10- 20 phút
- Khi học sinh đang đọc, giáo viên di chuyển đến hỗ trợ học sinh để kiểm tra xem các em có thực sự đang đọc sách hay không. Nhắc học sinh về khoảng cách giữa sách và mắt khi đọc.
- Lắng nghe học sinh đọc, khen ngợi những nỗ lực của các em.
- Sử dụng quy tắc 5 ngón tay để theo dõi những học sinh gặp khó khăn khi đọc. Nếu thấy học sinh gặp khó khăn, hướng dẫn học sinh chọn một quyển sách có trình độ đọc thấp hơn.
- Quan sát cách học sinh lật sách và hướng dẫn lại cho học sinh cách lật sách đúng nếu cần.
* Sau khi đọc: 6- 7 phút.
- Thời gian đọc đến đây là hết. Nếu các em vẫn chưa đọc xong sách, sau tiết đọc này chúng ta có thể đến thư viện mượn sách về nhà để tiếp tục đọc.
- Nhắc học sinh mang sách quay trở lại đến ngồi gần giáo viên. Bây giờ các em hãy mang theo sách và đến ngồi gần giáo viên .
- Mời 3-4 học sinh chia sẻ về quyển sách mà các em vừa đọc. Bạn nào muốn chia sẻ về quyển sách mình vừa đọc? Giáo viên chọn 3-4 câu hỏi gợi ý bên dưới để mời từng học sinh chia sẻ:
+ Em có thích câu chuyện mình vừa đọc không? Tại sao?
+ Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Tại sao?
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu?
+ Điều gì em thấy thú vị nhất trong câu chuyện mình vừa đọc?
+ Đoạn nào trong câu chuyện làm em thích nhất? Tại sao?
+ Nếu em là . (nhân vật), em có hành động như vậy không?
+ Câu chuyện em vừa đọc có điều gì làm cho em thấy thú vị? Điều gì làm cho em cảm thấy sợ hãi? Điều gì làm cho em cảm thấy vui? Điều gì làm cho em cảm thấy buồn?
+ Em có định giới thiệu quyển truyện này cho các bạn khác cùng đọc không? 
+ Theo em, các bạn khác có thích đọc quyển truyện này không? Tại sao?
+ Theo em, vì sao tác giả lại viết câu chuyện này?
Sau khi mỗi học sinh chia sẻ xong. Cảm ơn em đã chia sẻ về quyển sách của mình.
Hướng dẫn học sinh mang sách để vào đúng rổ trả sách của từng kệ trả sách.
3. Hoạt động mở rộng: Viết vẽ. 
a. Trước hoạt động
- Chia nhóm học sinh
- Giải thích hoạt động
- Hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động một cách có tổ chức.
b. Trong hoạt động
- Di chuyển đến các nhóm hỗ trợ học sinh, quan sát cách học sinh tham gia vào hoạt động trong nhóm.
- Đặt câu hỏi cho nhóm, khen ngợi hỗ trợ học sinh.
c. Sau hoạt động
- Hướng dẫn học sinh quay trở lại nhóm một cách trật tự.
- Mời 2-3 nhóm chia sẻ.
- Khen ngợi sự nỗ lực của học sinh trong phần này.
Kết thúc tiết học.
SángThứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2020
Đạo đức: ( Lớp 2 )
GỌN GÀNG NGĂN NẮP ( TIẾT 1 )
I.Mục tiêu : 
- Biết cần phải giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi nh thế nào.
- Nêu được ích lợi của việc sống ngăn nắp,gọn gàng, chỗ học, chỗ chơi.
- Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học , chỗ chơi.
- Dành cho học sinh năng khiếu: Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học , chỗ chơi.
* KNS : Kĩ năng giải quyết vấn đề thực hiện gọn gàng, ngăn nắp.
II. Đồ dùng 
Vở bài tập
III.Hoạt động dạy học :
1. Hoạt động 1: 9’ . BT1 . Ích lợi của việc sống gọn gàng ,ngăn nắp .
* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và yêu cầu HS làm bài tập 1.
- Một số nhóm trình bày. 
- HS thảo luận :Vì sao bạn Dơng lại không tìm thấy cặp ,sách vở?
- Qua hoạt cảnh trên em rút ra điều gì?
 - GV kết luận :Tính bừa bộn của Dương khiến nhà cửa lộn xộn làm mất nhiều thời gian tìm kiếm. Do đó nên tập thói quen gọn gàng ,ngăn nắp trong sinh hoạt.
2.Hoạt động 2: 9’. BT2. HS phân biệt được thế nào là gọn gàng, chưa gọn gàng. 
*Mục tiêu: Giúp HS biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp.
*Cách tiến hành:
 - HS quan sát tranh ở VBT và cho biết các bạn trong tranh đang làm gì? Đã gọn gàng và ngăn nắp cha? Vì sao?
 - HS trình bày .GV kết luận 
 -Tranh 1,3 là đã gọn gàng ngăn nắp 
 - Tranh 2,4 chưa gọn gàng ,ngăn nắp.
3.Hoạt động 3: HS đồng tình với người biết sống gọn gàng và không đồng tình với người sống chưa gọn gàng.
*Mục tiêu: Giúp HS biết đề nghị, biết bày tỏ ý kiến của mình với người khác.
*Cách tiến hành:
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài . hãy đánh dấu cộng vào ô trống trước ý kiến em cho là đúng.
 a) Chỉ cần gọn gàng, ngăn nắp khi nhà chật.
 b) Lúc nào cũng xếp gọn đồ dùng làm mất thời gian.
 c) Gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà cửa thên sạch đẹp.
 d) Giữ nhà cửa gọn gàng ngăn nắp là việc làm của mỗi người trong gia đình em.
- HS nêu ý kiến.
- GV kết luận : ý c,d là đúng. 
VI/ Củng cố ,dặn dò : 2’
- Sống ngăn nắp ,gọn gàng có lợi gì ?. (HS trả lời).
- GV: Sống gọn gàng ,ngăn nắp làm cho khuôn viên nhà cửa thêm gọn gàng ngăn ngắp sạch sẽ làm sạch đẹp môi tưrờng bảo vệ m«i trường 
Chiều thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2020
Luyện toán: (lớp 1)
	 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 10; đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10.
- Bước đầu biết tách số (8 gồm 3 và 5, 9 gồm 5 và 4, ...).
- Phát triển các NL toán học.
- Biết sử dụng các dấu lớn (>), dấu bé( <), dấu bằng( =) để so sánh các số trong phạm vi 10.
II. Hoạt động dạy và học:
Giới thiệu bài ( 1 phút)
- GV giới thiệu nội dung bài học.
 Hướng dẫn HS làm bài tập ( 33 phút)
 Bài 1: ( cá nhân) dấu >, <, =
	 - Gv ghi bài tập lên bảng
 4.........4 , 6............9, 10...........8, 8.......8
 5.........7, 3............8 9........5, 2.......3
 - HS nêu cách làm
 - Hs làm vào vở
 - Đọc kết quả bài làm của mình.
 - GV nhận xét
Bài 2: ( Cá nhân) Làm miệng
 - GV nêu yêu cầu bài tập.Tách số. GV nêu:
6 gồm 3và...... ,8 gồm 4 và..... , 10 gồm 6 và.....
- GV nêu từng số HS giơ ngón tay. VD:GV nêu: 6 gồm 3 và mấy ? HS giơ 3 ngón tay lên và đọc 6 gồm 3và 3.
 - GV nhận xét
Bài : GV nêu yêu cầu: Xếp các số sau : 9,2,6,4
Theo thứ tự từ bé đến lớn:
Theo thứ tự từ lớn đến bé:
- HS làm vào bảng con.
-Gv theo dõi, nhận xét
Bài 4: Cho HS lấy thẻ số
- GV nêu yêu cầu : Lấy ra các số lớn hơn 4.
Các số bé hơn 6, các số bé hơn 9......
- HS lấy các số theo lệnh của GV
- GV nhận xét.
 3. Củng cố dặn dò:(1ph)
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương những em chăm chú học tập, em có tiến bộ.
 - Dặn HS chuẩn bị tiết sau. 
Sáng thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2020
	Đạo đức: (lớp 5)
Có chí thì nên (tiết 1)
I. Mục tiêu:
 HS học xong bài biết Một số biểu hiện cơ bane của người sống có ý chí:
-Biết được người có ý chí thì có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội. 
KNS ; trình bày suy nghĩ ý tưởng (HĐ3)
II. Đồ dùng: 
- Một số mẫu chuyện về những tấm gương vợt khó như Nguyễn Ngọc Kí...
- Thẻ màu dùng cho hoạt động 3 (tiết 1).
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 5' Người như thế nào được gọi là có trách nhiệm?
B. Bài mới:28'
HĐ 1: HS tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó của Trần Bảo Đồng 
- HS tự đọc thông tin về Trần Bảo Đồng trong SGK.
- HS thảo luận cả lớp câu hỏi 1,2,3 trong SGK.
- GV kết luận: Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy : Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lý thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình.
HĐ 2: Xử lí tình huống
- HS thảo luận theo nhóm 4.
*Tình huống 1: Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được.Trong hoàn cảnh đó, Khôi có thể sẽ như thế nào?
*Tình huống 2: Nhà Thiên rất nghèo, vừa qua lại bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa đồ đạc.Theo em trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học?
- Đại diện các nhóm trình bày
- Cả lớp nhận xét ,bổ sung.
- GV kết luận:Biết vợt khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là ngời có chí.
HĐ 3: HS làm BT 1,2 SGK 
- HS làm bài theo nhóm 2.
- GV nêu từng trường hợp, HS giơ thẻ màu thể hiện sự đánh giá của mình
- GV kết luận
- HS đọc ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động tiếp nối: (1') Sưu tầm một vài mẫu chuyện về những gương HS “Có chí thì nên” hoặc trên sách báo ở lớp, trường , địa phương

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_khoi_tieu_hoc_tuan_5_nam_hoc_2020_2021.docx