Giáo án Các môn Khối 5 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 23. EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
* Học xong bài này, HS biết:
- Tổ quốc của em là Việt Nam; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hóa và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
KNS: KN xác định giá trị ( yêu Tổ quốc Việt Nam)
* Góp phần hình thành năng lực hợp tác, tự tin.
* Góp phần hình thành phẩm chất chăm học, chăm làm; yêu quê hương đất nước.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác.
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động
Nối tiếp nêu những hiểu biết về UBND xã phường em?
- Gv nhận xét
- GV giơi thiệu vào bài mới.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (Trang 34 SGK). ( 10 phút)
Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về văn hoá, kinh tế, về truyền thống và con người Việt Nam.
Cách tiến hành:
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
GV kết luận:
- Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. ( 13 phút)
Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết và tự hào về đất nước Việt Nam.
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
+ Em biết thêm những gì về đất nước Việt Nam?
+ Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
+ Nước ta còn có những khó khăn gì?
+ Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
GV kết luận:
- Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam.
- Đất nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn, vì vậy chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc.
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3: Làm BT2 SGK. ( 9 phút)
Mục tiêu: HS cũng cố những hiểu biết về Tổ quốc Việt Nam.
Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu BT 2.
- HS trao đổi.
- Một số HS trình bày trước lớp. (Giới thiệu về Quốc kì Việt Nam, về Bác Hồ, về Văn Miếu, về áo dài Việt Nam).
GV kết luận:
- Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới.
- Văn Miếu nằm ở thủ đô Hà Nội, là trường đại học đầu tiên của nước ta.
- Áo dài Việt Nam là một nét văn hoá truyền thống của dân tộc ta.
3. Hoạt động tiếp nối: ( 3 phút)
- Sưu tầm tranh ảnh, các bài thơ, bài hát, sự kiện lịch sử, .,. có liên quan đến chủ đề Em yêu tổ quốc Việt Nam.
- Vẽ tranh vế đất nước, con người Việt Nam.
hình lập phương 1dm3 để xếp đầy hộp là: 15 x 2 = 30 (hình). 4. Vận dụng (2 phút) - Gọi HS nêu những nội dung chính mà mình học được trong tiết học. - HS hệ thống lại bài . - Nhận xét giờ học. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– CHÍNH TẢ (Nhớ - viết ) TIẾT 23. CAO BẰNG I. Mục tiêu: * - Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ Cao Bằng - Nắm vững qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và viết hoa đúng tên người, tên địa lí Việt Nam( BT2, BT3). * Góp phần hình thành năng lực hợp tác, tự tin. * Góp phần hình thành phẩm chất chăm học, chăm làm; yêu quê hương đất nước . II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, bút dạ, một vài tờ phiếu khổ to. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động ( 5 phút) - GV mời 2 HS lên bảng, còn lại viết vào giấy nháp một số tên người và tên địa lí Việt Nam: + Võ Thị Sáu, Lê Thị Hồng Gấm . + Hà Nội, Đà Nẵng . - GV nhận xét . - GV giới thiệu bài rồi ghi tên bài lên bảng. 2. Khám phá: HĐ1.Hướng dẫn HS nhớ- viết. (20/) Mục tiêu: Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ Cao Bằng Cách tiến hành: - GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu của bài Cao Bằng. Cả lớp lắng nghe, nêu nhận xét. - Cả lớp đọc thầm 4 khổ thơ trong SGK để ghi nhớ. GV nhắc HS chú ý cách trình bày khổ thơ 5 chữ, chú ý những chữ cần viết hoa, các dấu câu, những chữ dễ viết sai chính tả như: Đèo Gió, vượt, Đèo Giàng, dịu dàng, sâu sắc,... - HS gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ, tự viết. - GV chấm, chữa bài. HĐ2. Làm bài tập: (7/) Mục tiêu: Nắm vững qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và viết hoa đúng tên người, tên địa lí Việt Nam( BT2, BT3). Cách tiến hành: * GV tổ chức cho HS làm và chữa các BT trong SGK Bài tập 1: Tìm tên riêng thích hợp với mỗi ô trống - Một HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS tự làm bài vào vở; 3 HS lên làm vào bảng nhóm. - HS cùng GV chữa bài; GV chốt lại lời giải đúng: a) Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu. b) Người lấy thân mình làm giá súng trong chiến dịch Điện Biên Phủ là anh Bế Văn Đàn. c) Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đặt mìn trên cầu Công Lý mưu sát Mắc Na- ma- ra là anh Nguyễn Văn Trỗi. Bài tập 2: Tìm và viết lại cho đúng tên riêng trong đoạn thơ: Cửa gió Tùng Chinh - HS đọc yêu cầu bài tập . - GV nhắc lại yêu cầu bài tập: Tìm những tên riêng có trong bài, xác định tên riêng nào viết đúng quy tắc chính tả về viết hoa, tên riêng nào viết sai. - GV giới thiệu với HS các địa danh có trong bài: Tùng Chinh, Pù Mo, Pù Xài. - HS đọc kĩ đoạn thơ, làm bài rồi trình bày kết quả. - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng: + Hai ngàn ( Hai Ngàn) + Ngã ba ( Ngã Ba) + Pù mo ( Pù Mo) + pù xai ( Pù Xai) 4. Vận dụng (2/) - Gọi HS nêu những nội dung chính mà mình học được trong tiết học. - GV nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị tiết sau ––––––––––––––––––––––––––––––––––––– LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 45. LUYỆN TẬP NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. Mục tiêu : * - Rèn kĩ năng nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ . - Biết nối các vế câu ghép . Nhận biết các vế câu, các quan hệ từ trong câu ghép. * Góp phần hình thành năng lực hợp tác, tự tin. * Góp phần hình thành phẩm chất chăm học, chăm làm; II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ III. Hoạt động dạy học : 1. Khởi động ( 5 ) - TC Truyền điện: Nêu các cách nối các vế câu ghép đã học? Cho VD? - Nhận xét - Giới thiệu bài 3. Luyện tập(27/) Gv tổ chức cho HS thảo luận các bài tập theo nhóm . Bài 1.Chỉ ra các vế câu ghép và các quan hệ từ trong các câu ghép sau: Nếu thứ bảy này không mưa thì gia đình em sẽ về quê. Giá như em giành nhiều thời gian học bài hơn thì bài kiểm tra của em sẽ đạt điểm cao. Tuy Anh-xtanh rất chậm biết nói nhưng ông đã trở thành nhà vật lí nổi tiếng. Mặc dù tôi đã đọc cuốn sách đó nhiều lần nhưng tôi vẫn thích đọc lại nó khi rảnh rỗi. Tuy chị Võ Thị sáu còn rất trẻ nhưng khí phách cộng sản kiên cường của chị đã làm cho quân địch phải nể trọng. Bài 2. Viết thêm vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép . a,..thì ta vẫn vững như kiềng ba chân b. Nếu học kì I bạn Hùng không cố gắng . c...thì em đã đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. d.Tuy em gái tôi đã được vào Đoàn . e...nhưng chúng tôi vẫn nán lại trong lớp để bàn việc đi tham quan. f. Dù bạn Hoa nhập học muộn Các nhóm làm bài . Trình bày trước lớp - Chữa bài chung cả lớp . Gv nhận xét - kết luận 4. Vận dụng(2/) - Gọi HS nêu những nội dung chính mà mình học được trong tiết học. - HS hệ thống lại bài . - GV nhận xét tiết học . - Dặn chuẩn bị tiết sau. –––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ tư, ngày 03 tháng 2 năm 2021 TOÁN TIẾT 113. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: * - Biết đọc, viết các đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối và mối quan hệ giữa chúng. - Biết đổi các đơn vị đo thể tích, so sánh các số đo thể tích. BT cần làm : BT1a,b; BT2; BT3a,b. * Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,.. * Góp phần hình thành và phát triển tính chăm chỉ học tập. II. Đồ dùng: Bảng phụ. III- Hoạt động dạy học: 1. Khởi động ( 5 phút) - Nêu tên các đơn vị đo thể tích đã học? - Mỗi đơn vị đo thể tích hơn kém nhau bao nhiêu lần? - GV nhận xét, đánh giá . - GV Giới thiệu bài- Gv nêu mục tiêu bài học. 2. Khám phá( 25phút) Mục tiêu: Biết đọc, viết các đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối và mối quan hệ giữa chúng. ( BT1, BT2) Biết đổi các đơn vị đo thể tích, so sánh các số đo thể tích.( BT3) BT cần làm : BT1a,b; BT2; BT3a,b. Cách tiến hành: Bài 1a - HS đọc các số đo theo nhóm đôi. - HS nối tiếp nhau đọc số đo. - Lớp và Gv nhận xét, chữa bài. Bài 1b - GV đọc các số đo. - HS viết các số đo vào bảng con. - Lớp và Gv nhận xét, chữa bài. Bài 2: - HS thảo luận nhóm đôi làm vào vở. - HS nêu kết quả. - GV nhận xét: Cả 3 cách đọc a,b,c đều đúng. Bài 3: HS làm thêm: Tổ chức thi giải bài tập nhanh giữa các nhóm, GV nhận xét kết quả . 913,232413m2= 913232413cm2 m3= 12,345m3 - Gv chấm bài cho học sinh 4. Vận dụng ( 3 phút) - Gọi HS nêu những nội dung chính mà mình học được trong tiết học. - HS hệ thống lại bài . - Ôn lại cách đọc, viết và so sánh số đo thể tích. - Ôn lại quy tắc so sánh số tự nhiên, số thập phân. - GV nhận xét tiết học . - Dặn chuẩn bị tiết sau. –––––––––––––––––––––––––––––––––––– KỂ CHUYỆN TIẾT 23. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I.Mục tiêu : * - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ an ninh, trật tự; sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý; biết và biết trao đổi về nội dung câu chuyện. * Góp phần hình thành năng lực hợp tác, tự tin. * Góp phần hình thành phẩm chất chăm học, chăm làm; yêu quê hương đất nước . II. Đồ dùng dạy học : - Bảng lớp viết đề bài và một số sách truyện về nội dung của bài học . III. Hoạt động dạy học : 1. Khởi động ( 5 phút) - Mời 1HS Kể lại câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng . + Theo em ông Nguyễn Khoa Đăng là người như thế nào ? - GV nhận xét . Giới thiệu bài- GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. Khám phá: HĐ1. Hướng dẫn HS kể chuyện: (7/) Mục tiêu:Hướng dẫn học sinh kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ an ninh, trật tự. Cách tiến hành a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài . - GV viết đề bài lên bảng lớp: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh. - Gạch chân dưới từ quan trọng. - GV giải nghĩa cụm từ “bảo vệ trật tự, an ninh”: hoạt động chống lại mọi sự xâm phạm, quấy rối để giữ yên ổn về chính trị, xã hội; giữ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật. - Ba HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi. - GV lưu ý: Chọn đúng một câu chuyện em đã đọc hoặc đã nghe ai đó ke ngoài chương trình học. Nếu không có thì mới chọn câu chuyện đã học. - Cho HS giới thiệu câu chuyện kể của mình . HĐ2.. HS kể chuyện: (20/) Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ an ninh, trật tự; sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý; biết và biết trao đổi về nội dung câu chuyện. Cách tiến hành: a) Cho HS kể chuyện trong nhóm. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm. b) HS thi kể chuyện trước lớp. GV khuyến khích thể hiện hết khả năng của mình. - GV nhận xét. - Chọn một HS kể tốt kể lại câu chuyện cho cả lớp nghe. 4. Vận dụng (2/) - GV hỏi : Câu chuyện em vừa kể nói lên điều gì ? - HS trả lời. GV kết luận ý nghĩa của câu chuyện. - Dặn về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người nghe. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– ĐẠO ĐỨC TIẾT 23. EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (TIẾT 1) I. Mục tiêu: * Học xong bài này, HS biết: - Tổ quốc của em là Việt Nam; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. - Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. - Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hóa và lịch sử của dân tộc Việt Nam. KNS: KN xác định giá trị ( yêu Tổ quốc Việt Nam) * Góp phần hình thành năng lực hợp tác, tự tin. * Góp phần hình thành phẩm chất chăm học, chăm làm; yêu quê hương đất nước. II.Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động Nối tiếp nêu những hiểu biết về UBND xã phường em? - Gv nhận xét - GV giơi thiệu vào bài mới. 2. Khám phá Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (Trang 34 SGK). ( 10 phút) Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về văn hoá, kinh tế, về truyền thống và con người Việt Nam. Cách tiến hành: - Các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác bổ sung. GV kết luận: - Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. ( 13 phút) Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết và tự hào về đất nước Việt Nam. Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS. + Em biết thêm những gì về đất nước Việt Nam? + Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam? + Nước ta còn có những khó khăn gì? + Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước? - HS làm việc theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác bổ sung. GV kết luận: - Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam. - Đất nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn, vì vậy chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc. - HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. Hoạt động 3: Làm BT2 SGK. ( 9 phút) Mục tiêu: HS cũng cố những hiểu biết về Tổ quốc Việt Nam. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu BT 2. - HS trao đổi. - Một số HS trình bày trước lớp. (Giới thiệu về Quốc kì Việt Nam, về Bác Hồ, về Văn Miếu, về áo dài Việt Nam). GV kết luận: - Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. - Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới. - Văn Miếu nằm ở thủ đô Hà Nội, là trường đại học đầu tiên của nước ta. - Áo dài Việt Nam là một nét văn hoá truyền thống của dân tộc ta. 3. Hoạt động tiếp nối: ( 3 phút) - Sưu tầm tranh ảnh, các bài thơ, bài hát, sự kiện lịch sử, .,.. có liên quan đến chủ đề Em yêu tổ quốc Việt Nam. - Vẽ tranh vế đất nước, con người Việt Nam. Thứ năm, ngày 04 tháng 3 năm 2021 TOÁN TIẾT 114. THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT I. Mục tiêu: * - Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật. - Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật. - Biết vận dụng công thức để tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một số bài tập có liên quan. * Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,.. * Góp phần hình thành và phát triển tính chăm chỉ học tập. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng dạy học toán 5. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động ( 5 phút) - Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích? - Hs hoạt động nhóm 4. - Đại diện các nhóm trả lời. - Lớp và Gv nhân xét. - GV Giới thiệu bài- - Nêu yêu cầu giờ học. 2. Khám phá: Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.(10phút) Mục tiêu: HS có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật. Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật. Cách tiến hành: - GV giới thiệu mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật và khối lập phương xếp trong hình hộp chữ nhật. - HS quan sát thảo, luận theo nhóm 4 tính số hình lập phương trong hình. - HS nêu cách tính. ( chiều dài x chiều rộng x chiều cao) GV: Đây là quy tắc tính thể tích của hình hộp chữ nhật. Vậy muốn tính thể tích của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào? ( V = a x b x c) V: là thể tích; a, b, c là 3 kích thước của hình hộp chữ nhật. - HS thảo luận nhóm đôi giải một bài toán ở ví dụ a - HS trình bày bài giải. - Lớp và Gv nhận xét. - HS nêu lại quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. 3.Thực hành.( 15phút) Mục tiêu: Biết vận dụng công thức để tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một số bài tập có liên quan. Cách tiến hành: Bài tập 1: Vận dụng trực tiếp công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. - HS làm vào VBT. - GV gọi 3 HS đọc kết quả, các HS khác nhận xét, GV kết luận. Bài tập 2: GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ khối gỗ, thảo luạn nhóm 4 làm bài. - Muốn tính được thể tích khối gỗ ta có thể làm như thế nào? (Chia khối gỗ thành 2 hình hộp chữ nhật; Tính tổng thể tích của 2 hình hộp chữ nhật. - HS nêu kết quả, GV nhận xét. Bài tập 3: Vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải toán. - GV yêu cầu HS quan sát bể nước trước và sau khi bỏ hòn đá vào và nhận xét. (Lượng nước dâng cao hơn). - HS thảo luận nóm đôi làm bài và nêu cách làm. Bài giải: Thể tích của hòn đá bằng thể tích của hình hộp chữ nhật (phần nước dâng lên) có đáy là đáy của bể cá và có chiều cao là: 7 - 5 = 2 (cm) Thể tích của hòn đá là: 10 x 10 x 2 = 200 (cm3) Đáp số: 200 cm3. 4. Vận dụng ( 5 p) - Gọi HS nêu những nội dung chính mà mình học được trong tiết học. - HS hệ thống lại bài . - GV nhận xét tiết học. - Dặn luyện tập ở nhà. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– TẬP ĐỌC TIẾT 46. CHÚ ĐI TUẦN I. Mục tiêu: * - Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ. - Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. ( Trả lời các câu hỏi 1,2,3,; học thuộc những câu thơ yêu thích) * Góp phần hình thành năng lực hợp tác, tự tin. * Góp phần hình thành phẩm chất chăm học, chăm làm; yêu quê hương đất nước . II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ cho bài đọc trong sgk. III. Hoạt động dạy học : 1. Khởi động ( 5 phút) - HS đọc đoạn 1 và 2 của bài “Phân xử tài tình” - Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ? - Câu chuyện nói lên điều gì ? - GV nhận xét . - GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng . 2. Khám phá: HĐ1. Luyện đọc: (9/) Mục tiêu: Biết đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Cách tiến hành: - 1 HS đọc toàn bài một lượt. - HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp giải nghĩa từ: học sinh miền Nam. đi tuần. - GV nói về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ - Cho HS nối tiếp đọc 4 khổ thơ; GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS, chú ý cách đọc các câu cảm. - HS luyện đọc theo nhóm. - HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài . HĐ2. Tìm hiểu bài: (8/) Mục tiêu: Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. ( Trả lời các câu hỏi 1,2,3,; học thuộc những câu thơ yêu thích) Cách tiến hành: * GV tổ chức cho HS kết hợp luyện đọc và tìm hiểu bài thơ: - HS đọc khổ thơ 1 và TLCH: + Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? ( Đêm khuya, gió rét, mọi người đã yên giấc ngủ say) - HS đọc các khổ thơ còn lại và TLCH: + Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần trong đêm đông bên cạnh hình ảnh giấc ngủ yên bình của các em học sinh, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì? ( Tác giả bài thơ muốn ca ngợi những người chiến sĩ tận tuỵ, quên mình vì hạnh phúc của trẻ thơ) + Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những chi tiết và từ ngữ nào? ( HS trả lời- GV viết lên bảng) * GV: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu HS; quan tâm, lo lắng cho các cháu, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để giúp cho cuộc sống của các cháu bình yên; mong các cháu học hành giỏi giang, có một tương lai tốt đẹp. HĐ3. Đọc diễn cảm: (10/) Mục tiêu: Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc bài thơ. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ. - GV ghi bảng đoạn cần luyện đọc và hướng dẫn HS đọc . - Cho HS thi đọc. - HS nhẩm đọc thuộc lòng; HS thi đọc thuộc lòng. 4. Vận dụng: (2/) - Gọi HS nêu những nội dung chính mà mình học được trong tiết học. - HS hệ thống lại bài . - GV nhận xét, khen những HS đọc tốt. - Dặn chuẩn bị bài sau . –––––––––––––––––––––––––––––––––– TẬP LÀM VĂN TIẾT 45. LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG I. Mục tiêu: * Lập chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh ( theo gợi ý trong SGK). KNS: Thể hiện sự tự tin. * Góp phần hình thành năng lực hợp tác, tự tin. * Góp phần hình thành phẩm chất chăm học, chăm làm; yêu quê hương đất nước . II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn cấu trúc 3 phần của chương trình hoạt động . - Những ghi chép HS đã chép được . - Một vài tờ phiếu khổ to . III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động ( 5 phút) - GV chấm đoạn văn cho một số HS viết trong tiết tập làm văn trước . - GV nhận xét HS. - Gv Giới thiệu bài- GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. Khám phá: Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động(27/) a/ Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài - GV viết đề bài lên bảng: Đề bài: Để hưởng ứng phong trào “Em là chiến sĩ nhỏ”, ban chỉ huy liên đội trường em tổ chức một số hoạt động. Em hãy lập chương trình cho một trong các hoạt động đó. - Cho HS đọc yêu cầu đề bài và gợi ý trong SGK. - GV nhắc lại yêu cầu . - HS nói hoạt động của mình để chọn đề lập chương trình. - GV treo bảng phụ có ghi sẵn cấu trúc chương trình của chương trình hoạt động. - Một số HS nhìn vào bảng phụ đọc lại cấu trúc chương trình. b/ HS lập chương trình hoạt động - HS lập chương trình hoạt động . - GV phát phiếu cho 2 HS làm ; HS còn lại làm vào vở - GV nhận xét từng chương trình hoạt động. - GV cùng HS bình chọn những HS lập chương trình hoạt động tốt nhất. 4. Vận dụng (3/) - Gọi HS nêu những nội dung chính mà mình học được trong tiết học. - HS hệ thống lại bài . - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh lại chương trình hoạt động đã viết ở lớp, viết lại vào vở. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Buổi 2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU. TIẾT 46. NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. Mục tiêu: *- Biết tạo câu ghép có quan hệ tăng tiến bằng cách điền quan hệ từ hoặc các cặp quan hệ từ, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống thay đổi vị trí trong các vế câu. * Góp phần hình thành năng lực hợp tác, tự tin. * Góp phần hình thành phẩm chất chăm học, chăm làm. II. Đồ dùng dạy học : - Bút dạ, phiếu khổ to . III. Hoạt động dạy học : 1. Khởi động ( 5 phút) - 2HS làm bài tập 2- 3 ở tiết LTVC trước . - GV nhận xét. - Giới thiệu bài- GV nêu MĐ, YC của tiết học trước. 3. Luyện tập: (27/) * GV tổ chức cho HS làm và chữa các BT trong SGK Bài tập 1: Tìm và phân tích cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến - HS đọc yêu cầu bài tập. - GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT: + Tìm trong truyện câu ghép chỉ QH tăng tiến. + Phân tích cấu tạo câu ghép đó. - HS làm bài cá nhân vào vở; GV giúp HS yếu làm bài. - HS lên bảng chữa bài; GV nhận xét và chốt lại câu giải đúng. - GV hỏi HS về tính khôi hài của câu chuyện.( Anh chàng lái xe đãng trí đến mức ngồi nhầm vào hàng ghế sau lại tưởng đang ngồi vào tay lái. Sau khi hoảng hốt báo công an xe bị bọn trộm đột nhập mới nhận ra mình nhầm) Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu BT, suy nghĩ làm bài. - Ba HS làm vào bảng nhóm. - GV cùng HS chữa bài; GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: a) Tiếng cười không chỉ đem lại niềm vui cho mọi người mà nó còn là liều thuốc trường sinh. b) Không những hoa sen đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam. Chẳng những hoa sen đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam. 4. Vận dụng (2/)
File đính kèm:
- giao_an_cac_mon_khoi_5_tuan_23_nam_hoc_2020_2021.doc