Giáo án Các môn Khối 5 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021

TẬP ĐỌC

 TIẾT 38. NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT ( Tiếp )

I. Mục tiêu: HS cần:

- Biết đọc đúng một văn bản kịch. Đọc phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả.

- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch ( K- G)

- Hiểu nội dung và ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.( TL được câu hỏi 1,2 và 3)

- Biết đọc phân vai, diễn cảm đoạn kịch, giọng đọc thể hiện được tính cách của từng nhân vật( câu hỏi 4, k-G)

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ.

III. Hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ (5/)

- Kiểm tra 2 nhóm.

 + Nhóm 1: Đọc phân vai và trả lời câu hỏi:

 Anh Lê giúp anh Thành việc gì? Kết quả ra sao?

 + Nhóm 2: Đọc phân vai và trả lời câu hỏi:

 Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ đến dân, đến nước?

 - GV nhận xét .

2. Giới thiệu bài (1/)

 Ở tiết Tập đọc trước, các em đã được học trích đoạn 1 của vở kịch Người công dân số Một. Ai sẽ giúp anh Thành xin được chân phụ bếp? Lòng quyết tâm tìm đường cứu nước, cứu dân của anh Thành thể hiện như thế nào? Các em sẽ biết được điều đó qua đoạn trích tiếp theo hôm nay.

3. Bài mới:

HĐ1. Luyện đọc (9/)

Mục tiêu: Biết đọc đúng một văn bản kịch. Đọc phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả.

Cách tiến hành:

- 1HS khá đọc bài - Cả lớp đọc thầm.

- GV hướng dẫn đọc và chia đoạn:

 + Đoạn 1: Từ đầu đến lại còn say sóng nữa.

 + Đoạn 2: Phần còn lại.

- HS luyện đọc nối tiếp.

- HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: súng kíp, Phú Lãng Sa, La-tút-sơ Tơ-rê-vin.

- HS luyện đọc nối tiếp theo cặp.

- HS đọc thầm phần chú giải và giải nghĩa từ.

- HS đọc cả bài.

- GV đọc mẫu.

HĐ2. Tìm hiểu bài (8/)

Mục tiêu: Hiểu nội dung và ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.( TL được câu hỏi 1,2 và 3)

Cách tiến hành:

- 1HS đọc đoạn 1 - Cả lớp đọc thầm.

+ Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau?( Anh Lê: có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược. Còn Anh Thành thì không cam chịu, ngược lại, rất tin tưởng ở con đường mình đã chọn,.)

+ Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào?( Để giành lại non sông, chỉ có hùng tâm tráng khí chưa đủ, phải có trí, có lực.; cử chỉ: xoè hai bàn tay ra: “ Tiền đay chứ đâu?”; .)

- HS đọc thầm đoạn 2- TLCH:

+ Người công dân số Một trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy?( Là Nguyễn Tất Thành; vì ý thức là công dân của một nước Việt Nam được độc lập được thức tỉnh rất sớm ở Người;.)

- GV nhận xét.

HĐ3. Luyện đọc diễn cảm(10/)

Mục tiêu:

- Biết đọc đúng một văn bản kịch. Đọc phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả.

- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch ( K- G)

- Biết đọc phân vai, diễn cảm đoạn kịch, giọng đọc thể hiện được tính cách của từng nhân vật( câu hỏi 4, k-G)

Cách tiến hành:

- HS đọc phân vai.

- GV treo bảng phụ viết đoạn 1 và hướng dẫn HS đọc diễn cảm.

- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.

- HS thi đọc.

- GV nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay.

4. Củng cố, dặn dò (2/)

+ Toàn bộ trích đoạn kịch nói lên điều gì? ( Ca ngợi tấm lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm của người thanh niên Nguyễn Tất Thành).

 - GV nhận xét tiết học.

 - Dặn HS về nhà đọc lại cả 2 trích đoạn.

 

doc28 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 24 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Khối 5 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kết bài 
Giao bài về nhà.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ tư, ngày 15 tháng 01 năm 2020
TOÁN 
 TIẾT 93. LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
 Biết: - Tính diện tích hình tam giác vuông và hình thang.
 - Giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ vẽ sẵn hình minh hoạ các bài 2,3.
 - Chuẩn bị mảnh bìa bài 4.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (5/)
- HS trả lời câu hỏi sau:
+ Nêu quy tắc và công thức tính diện tích tam giác? Hình thang?
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài (1/)
GV nêu nhiệm vụ học tập.
3. Luyện tập (27/)
* GV tổ chức cho HS làm và chữa các BT trong SGK
Bài 1.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập - Cả lớp theo dõi.
- HS nhắc lại cách tính diện tích tam giác vuông.
- HS làm vào vở
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 2. 
- GV treo hình minh hoạ ở bảng phụ. 
- HS nêu cách làm: Tính diện tích hình thang, sau đó tính 
 diện tích hình tam giác rồi tìm hiệu hai diện tích đó. 
- HS làm vào vở rồi chữa bài. 
4. Củng cố, dặn dò: (2/)
GV nhận xét tiết học; dặn HS chuẩn bị tiết toán sau
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
KỂ CHUYỆN
 TIẾT 19. CHIẾC ĐỒNG HỒ
I. Mục tiêu:
- Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ trong SGK; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện.
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài (1/)
 Đến thăm một hội nghị, Bác Hồ đã kể câu chuyện Chiếc đồng hồ. Chiếc đồng hồ có liên quan gì đên nội dung hội nghị? Bác Hồ kể nhằm mục đích gì? Câu chuyện Chiếc đồng hồ hôm nay cô kể sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa sâu sắc về câu chuyện Bác đã kể.
2. Bài mới
HĐ1. GV kể chuyện (10/)
Mục tiêu: Nghe Gv kể chuyện.
Cách tiến hành: 
- GV kể lần 1 (Không sử dụng tranh) - HS theo dõi.
- GV kể lần 2 (kết hợp chỉ tranh + giải nghĩa từ khó) - HS quan sát tranh và theo dõi cô kể.
HĐ2. Hướng dẫn HS kể chuyện (17/)
Mục tiêu: 
- Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ trong SGK; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện.
 - Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
Cách tiến hành: 
 - GV tổ chức cho HS kể theo nhóm 2.
 - Từng cặp HS kể cho nhau nghe và tìm ý nghĩa của chuyện.
 - GV tổ chức cho HS thi kể chuyện: 
 - GV chọn 4 cặp. HS kể nối tiếp. Khi mỗi nhóm kể xong, em kể đoạn cuối thay mặt
nhóm trình bày ý nghĩa của câu chuyện.
 - HS thi và nêu ý nghĩa câu chuyện - HS nhận xét.
 - GV nhận xét, cùng với HS bầu chọn nhóm kể hay, biết kết hợp lời kể của mình với chỉ tranh.
 - GV chốt lại ý nghĩa câu chuyện: Mỗi người lao động trong xã hội đều gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng, cũng đáng quý.
 3. Củng cố, dặn dò (2/)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe; đọc và chuẩn bị theo yêu cầu của tiết kể chuyện tuần 20.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
LỊCH SỬ
TIẾT 19. CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
I. Mục tiêu:
 *Kiến thức:
- Kể lại 1 số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
 - Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch; tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
*Kĩ năng: 
- Sử dụng lược đồ, sưu tầm tư liệu lịch sử.
- Kể chuyện.
*Định hướng thái độ:
- Tự hào, khâm phục tinh thần quả cảm của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
*Định hướng năng lực:
- Năng lực nhận thức lịch sử:
+ Trình bày một số nét cơ bản về chiến dịch lịch sủ Điện Biên Phủ.
- Năng lực tìm tòi, khám phá lịch sử:
+ Quan sát, nghiên cứu tài liệu học tập (kênh chữ, ảnh chụp, lược đồ)
+ Nêu được nguyên nhân quân ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ?
+Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri?
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: 
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Phiếu học tập.
+ Máy chiếu, thiết bị nghe nhìn khác.
- HS sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu truyện kể về chiến dịch Điện Biên Phủ.
III. Hoạt động dạy học
1. Hoạt động khởi động: (7/)
- GV nhận xét về kết quả kiểm tra định kì . (5/)
+ Ngày mồng 7 - 5 hằng năm ở nước ta có lễ kỉ niệm gì? 
- GV: Nhà thơ Tố Hữu đã viết:
 Chín năm làm một Điện Biên
 Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng.
 Đó chính là niềm tự hào, là tiếng reo ca của dân tộc Việt Nam về chiến thắng Điện Biên Phủ, “một mốc vàng chói lọi trong lịch sử” như Bác Hồ khẳng định. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và âm mưu của giặc Pháp(10/)
Mục tiêu: Biết về tập đoàn cứ điểm và âm mưu của giặc Pháp.
Cách tiến hành: 
 - HS đọc chú thích ở SGK và tìm hiểu về hai khái niệm tập đoàn cứ điểm, pháo đài.
 - GV treo bản đồ hành chính Việt Nam.
 - HS quan sát và chỉ vị trí của Điện Biên Phủ.
 - GV nêu một số thông tin về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
 + Theo em, vì sao Pháp lại xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương?
 - HS trình bày - HS nhận xét.
 - GV nhận xét.
 *Kết luận: Thực dân Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài kiên cố, vững chắc nhất Đông Dương với âm mưu thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
Hoạt động 2: Chiến dịch Điện Biên Phủ (17/)
Mục tiêu: 
- Kể lại 1 số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, mỗi nhóm thảo luận một vấn đề sau:
 + Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào?
 + Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại từng đợt tấn công đó?
 + Vì sao ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Thắng lợi của điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta.
 + Kể một số gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
 - Đại diện các nhóm trình bày - HS nhận xét.
 - 1 HS tóm tắt diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ trên sơ đồ.
 - GV chuẩn kiến thức.
3. HĐ luyện tập, vận dụng: (5/)
 + Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ?
Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri?
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc ( 1945 - 1954 ).
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
KHOA HOC 
TIẾT 37: DUNG DỊCH
I. Mục tiêu 
- Nêu được một số ví dụ về dung dịch
- Biết cách tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất.
II. Đồ dùng dạy học
Một ít đường, muối, nước sôi để nguội, một cốc thuỷ tinh, thỡa nhỏ cỏn dài.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ(5/)
- GV yêu cầu HS
+ Hỗn hợp là gỡ? Nêu một số ví dụ về hỗn hợp?
+ Nêu các cách tách hỗn hợp? Mỗi cách cho một ví dụ cụ thể.
- GV nhận xét
B. Bài mới
Bước 1. Tình huống xuất phát: (3/)
+ Dung dịch là gì?
+ Từ đường và nước làm thế nào để tạo ra dung dịch?
+ Từ dung dịch nước muối làm thế nào để tách muối từ dung dịch?
Bước 2. Bộc lộ ý kiến ban đầu của HS: (7/)
- GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm
- HS làm việc cá nhân: ghi vào vở TN những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm.
- HS làm việc theo nhóm: tập hợp các ý kiến vào bảng nhóm
- Các nhóm trình bày ý kiến của mình
- GV ghi lên bảng những ý kiến đó.
Bước 3. Đề xuất câu hỏi : (5/)
- Từ những ý kiến ban đầu của của HS do nhóm đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến trên
- Định hướng cho HS nêu ra các câu hỏi liên quan
-Ví dụ HS có thể nêu: chất lỏng với chất rắn bị hòa tan vào nhau có phải là dung dịch không? 
+ Hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng có được gọi là dung dịch k?
+ Ta có thể tác các chất từ dung dịch bằng cách chưng cất được không
Bước 4. Đề xuất các phương án(6/)
- GV tổ chức cho HS thảo luận đề xuất các phương án
Bước 5. Kết luận, kiến thức mới: (7/)
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi trình bày thí nghiệm
- Các nhóm HS tự bố trí thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận từ thí nghiệm (HS điền vào vở TN theo bảng sau)
Cách tiến hành thí nghiệm
Kết luận rút ra



- Các nhóm báo cáo kết quả (đính kết quả của nhóm lên bảng lớp), cử đại diện nhóm trình bày
- GV hướng dẫn HS so sánh kết quả thí nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 để khắc sâu kiến thức
- GV kết luận: 
+ Muốn tạo ra một dung dịch ít nhất phải có 2 chất trở lên.Trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan hoàn toàn được vào trong chất lỏng đó.
+ Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng hoà tan vào nhau được gọi là dung dịch.
+ Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất.
- GV hỏi: Nước được chưng cất dùng để làm gỡ?
- GV kết luận: Nước cất tinh khiết được dùng trong y tế.
3. Củng cố, dặn dò(2/)
- GV nhận xét chung tiết học.
Dặn chuẩn bị tiế sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ năm, ngày 16 tháng 01 năm 2020
TOÁN
TIẾT 94. HÌNH TRÒN. ĐƯỜNG TRÒN
I. Mục tiêu 
- Nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính.
 - Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn .
II. Đồ dùng dạy học
 - Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.
 - Com pa, thước kẻ.
III. Hoạt động dạy học
Bài cũ . (5/)
Nêu cách tính diện tích hình thang? Cho VD? 
Giới thiệu bài(1/)
GV nêu nhiệm vụ học tập.
3. Bài mới: Ôn tập củng cố biểu tượng về hình tròn, làm quen khái niệm đường tròn qua hoạt động vẽ hình. (12/)
Mục tiêu: Nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính.
 Cách tiến hành: 
 - GV nêu bài tập: Em hãy vẽ hình tròn có tâm O, bán kính 10 cm.
 - 1 HS lên bảng vẽ hình - HS làm bài vào vở nháp (HS vẽ vào vở nháp bán kính 2 cm).
 + Hãy nêu cách vẽ hình tròn khi biết tâm và bán kính?
 - HS trình bày - HS nhận xét và bổ sung.
 - GV chuẩn kiến thức và giúp HS phát hiện đặc điểm: Tất cả các bán kính của một hình tròn đều bằng nhau.
4. Thực hành vẽ hình tròn với kích thước cho sẵn(15/)
Mục tiêu: Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn .
Cách tiến hành: 
* GV tổ chức cho HS làm và chữa các BT trong SGK
 Bài 1: Tổ chức cho HS vẽ trong nhóm đôi. HS hỗ trợ cho nhau. 
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 - Một số HS nêu cách vẽ.
 Bài 2: Tiến hành tương tự
5. Củng cố, dặn dò(2/)
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TẬP ĐỌC
 TIẾT 38. NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT ( Tiếp ) 
I. Mục tiêu: HS cần:
- Biết đọc đúng một văn bản kịch. Đọc phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả.
- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch ( K- G)
- Hiểu nội dung và ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.( TL được câu hỏi 1,2 và 3)
- Biết đọc phân vai, diễn cảm đoạn kịch, giọng đọc thể hiện được tính cách của từng nhân vật( câu hỏi 4, k-G)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (5/)
- Kiểm tra 2 nhóm.
 + Nhóm 1: Đọc phân vai và trả lời câu hỏi:
 Anh Lê giúp anh Thành việc gì? Kết quả ra sao?
 + Nhóm 2: Đọc phân vai và trả lời câu hỏi:
 Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ đến dân, đến nước?
 - GV nhận xét .
2. Giới thiệu bài (1/)
 Ở tiết Tập đọc trước, các em đã được học trích đoạn 1 của vở kịch Người công dân số Một. Ai sẽ giúp anh Thành xin được chân phụ bếp? Lòng quyết tâm tìm đường cứu nước, cứu dân của anh Thành thể hiện như thế nào? Các em sẽ biết được điều đó qua đoạn trích tiếp theo hôm nay.
3. Bài mới:
HĐ1. Luyện đọc (9/)
Mục tiêu: Biết đọc đúng một văn bản kịch. Đọc phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả.
Cách tiến hành: 
- 1HS khá đọc bài - Cả lớp đọc thầm.
- GV hướng dẫn đọc và chia đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầu đến lại còn say sóng nữa. 
 + Đoạn 2: Phần còn lại.
- HS luyện đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: súng kíp, Phú Lãng Sa, La-tút-sơ Tơ-rê-vin.
- HS luyện đọc nối tiếp theo cặp.
- HS đọc thầm phần chú giải và giải nghĩa từ.
- HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu.
HĐ2. Tìm hiểu bài (8/)
Mục tiêu: Hiểu nội dung và ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.( TL được câu hỏi 1,2 và 3)
Cách tiến hành: 
- 1HS đọc đoạn 1 - Cả lớp đọc thầm.
+ Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau?( Anh Lê: có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược. Còn Anh Thành thì không cam chịu, ngược lại, rất tin tưởng ở con đường mình đã chọn,...)
+ Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào?( Để giành lại non sông, chỉ có hùng tâm tráng khí chưa đủ, phải có trí, có lực...; cử chỉ: xoè hai bàn tay ra: “ Tiền đay chứ đâu?”; ...)
- HS đọc thầm đoạn 2- TLCH:
+ Người công dân số Một trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy?( Là Nguyễn Tất Thành; vì ý thức là công dân của một nước Việt Nam được độc lập được thức tỉnh rất sớm ở Người;...)
- GV nhận xét.
HĐ3. Luyện đọc diễn cảm(10/)
Mục tiêu: 
- Biết đọc đúng một văn bản kịch. Đọc phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả.
- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch ( K- G)
- Biết đọc phân vai, diễn cảm đoạn kịch, giọng đọc thể hiện được tính cách của từng nhân vật( câu hỏi 4, k-G)
Cách tiến hành: 
- HS đọc phân vai.
- GV treo bảng phụ viết đoạn 1 và hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc.
- GV nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay.
4. Củng cố, dặn dò (2/)
+ Toàn bộ trích đoạn kịch nói lên điều gì? ( Ca ngợi tấm lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm của người thanh niên Nguyễn Tất Thành).
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà đọc lại cả 2 trích đoạn.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
ĐẠO ĐỨC
 TIẾT 19. EM YÊU QUÊ HƯƠNG (tiết 1)
I. Mục tiêu
 HS cần:
 - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Yêu mến , tự hào về quê hương mỡnh , mong muốn được góp phần xây dưng quê hương.
- Biết được vỡ sao cần phải yờu quờ hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.( K-G).
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh ảnh về quê hương.
 - Bảng học nhóm.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
 + Trước khi trình bày ý kiến, em nên nói gì? Khi bạn trình bày ý kiến, em nên làm gì?
 - GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài(1/)
GV nêu nhiệm vụ học tập.
3. Bài mới: 
HĐ1. Tìm hiểu truyện: Cây đa làng em(9/)
Môc tiªu: HS biÕt ®­îc mét biÓu hiÖn cô thÓ cña t×nh yªu quª h­¬ng
C¸ch tiÕn hµnh
- 1HS đọc truyện - Cả lớp theo dõi- TLCH:
 + Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?( - V× c©y ®a lµ biÓu t­îng cña quª h­¬ng ... c©y ®a ®em l¹i nhiÒu lîi Ých cho mäi ng­êi .)
 + Hà gắn bó với cây đa như thế nào? (- Mçi lÇn vÒ quª Hµ ®Ò cïng c¸c b¹n ®Õn ch¬i d­íi gèc c©y ®a )
+ Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì?( §Ó ch÷a cho c©y sau trËn lôt)
+ Những việc làm của bạn Hà thể hiện tình cảm gì với quê hương?( B¹n rÊt yªu quý quª h­¬ng.)
+ Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy đối với quê hương chúng ta phải như thế nào?( §èi víi quª h­¬ng , chóng ta ph¶i g¾n bã yªu quý vµ b¶o vÖ quª h­¬ng.)
- GV đọc cho HS nghe 4 câu thơ ở phần Ghi nhớ.
HĐ 2. : Lµm bµi tËp SGK
Môc tiªu: HS nªu ®­îc nh÷ng viÖc cÇn lµm ®Ó thÓ hiÖn t×nh yªu quª h­¬ng 
C¸ch tiÕn hµnh :
- HS th¶o luËn nhãm 2 bµi tËp 1
- Gäi ®¹i diÖn c¸c nhãm tr×nh bµy
GV KL: tr­êng hîp a, b, c, d, e thÓ hiÖn t×nh yªu quª h­¬ng
- Gäi HS ®äc ghi nhí
HĐ3. Các hành động thể hiện tình yêu quê hương(7/)
Môc tiªu: HS kÓ ®­îc nh÷ng viÖc c¸c em ®· lµm thÓ hiÖn t×nh yªu quª h­¬ng cña m×nh.
C¸ch tiÕn hµnh: 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2.
 + Hãy kể ra những hành động thể hiện tình yêu với quê hương của em?
 - HS thảo luận và ghi kết quả vào bảng học nhóm.
 - Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét.
- GVKL vµ khen mét sè HS ®· biÕt thÓ hiÖn t×nh yªu quª h­¬ng cña m×nh b»ng nh÷ng viÖc lµm cô thÓ.
 HĐ4. Viết , VÏ tranh 
Môc tiªu: Nh÷ng viÖc lµm mµ em mong muèn thùc hiÖn cho quª h­¬ng.
C¸ch tiÕn hµnh: 
- cho HS viết ,vÏ về quê hương theo cảm nhận của từng cá nhân.
- Tr×nh bµy bài viết, tranh vµ nªu néi dung tranh 
- GVKL khen ngîi nh÷ng HS vÏ vµ nªu ®­îc néi dung tranh
4. Củng cố, dặn dò(2/)
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TẬP LÀM VĂN
 TIẾT 37. LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Dựng đoạn mở bài)
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được hai kiểu mở bài ( trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả người ( BT1).
- Viết được đoạn mở bài cho bài văn tả người theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở BT2.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
- Bảng học nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài(1/)
GV gợi ý cho HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp và gián tiếp.
 2. Luyện tập(32/)
Bài tập 1:
- 2HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1; cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại hai đoạn văn, suy nghĩ, tiếp nối nhau phát biểu - chỉ ra sự khác nhau của hai cách mở bài; GV nhận xét và kết luận:
 + Đoạn mở bài a- mở bài theo kiểu trực tiếp: giới thiệu người định tả ( là người đàn bà trong gia đình)
+ Đoạn mở bài b- mở bài theo kiểu gián tiếp: giới thiệu hoàn cảnh, sau đó mới giới thiệu người được tả( bác nông dân đang cày ruộng)
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài,làm theo các bước sau:
+ Chọn đề văn để viết đoạn mở bài( trong 4 đề đã cho). Chú ý chọn đề nói về đối tượng mà em yêu thích, em có tình cảm, hiểu biết về người đó.
+ Suy nghĩ để hình thành ý cho đoạn mở bài. Cụ thể cần trả lời các câu hỏi sau: 
 Người em định tả là ai, tên là gì? Em có quan hệ với người ấy thế nào? Em gặp gỡ hoặc quen biết hoặc nhìn thấy người ấy trong dịp nào?,...
+ Viết 2 đoạn mở bài cho đề văn đã chọn.
- HS nối tiếp nói lên đề bài mình chọn.
- HS làm bài cá nhân vào vở
- Một số HS đọc bài làm của mình; GV cùng cả lớp bình chọn đoạnvăn hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò(2/)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ sáu, ngày 17 tháng 01 năm 2020
TOÁN
Tiết 95.CHU VI HÌNH TRÒN
I. Mục tiêu
 - Biết quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn.
 - Vận dụng để giải toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ.
 - Mảnh bìa cứng hình tròn bán kính 2 cm.
 - Thước có vạch chia xăng- ti- mét và mi-li-mét.
III. Hoạt động dạy học
Bài cũ (5/)
Nêu đặc điểm của hình tròn ? Đường tròn?
- Gv nhận xét
2.Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
3. Bài mới .Giới thiệu công thức và quy tắc tính chu vi hình tròn
 Mục tiêu: Biết quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn.
Cách tiến hành:
 a. Tổ chức hoạt động trên đồ dùng trực quan:
 - GV yêu cầu HS lấy mảnh bìa đã chuẩn bị lên bàn, lấy thước có vạch chia xăng- ti- mét và mi-li-mét ra.
 - GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2.
 - HS thảo luận để tìm cách xác định độ dài đường tròn nhờ thước.
 - Đại diện nhóm trình bày cách đo và kết quả - HS nhận xét.
 - GV chuẩn kiến thức: Độ dài của một đường tròn gọi là chu vi hình tròn đó.
 b. Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn
 - GV giới thiệu quy tắc tính chu vi hình tròn: Trong toán học, người ta có thể tính chu vi hình tròn có đường kính 4cm bằng cách nhân đường kính 4cm với số 3,14:
 4 x 3,14 = 12, 56 ( cm)
 - HS theo dõi và tình bày lại quy tắc: Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy đường kính nhân với 3,14.
 - HS lập công thức tính chu vi hình tròn: C= d x 3,14 hoặc C = r x 2 x 3,14
 - GV nhận xét và kết luận.
 c. Ví dụ minh hoạ:
 - GV nêu ví dụ.
 - HS làm bài cá nhân.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_khoi_5_tuan_19_nam_hoc_2020_2021.doc