Giáo án Các môn Khối 3 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021
Đạo đức
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:
- Được củng cố, mở rộng hiểu biết về các chuẩn mực thực hiện nội quy trường, lớp; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình.
- Hành vi thực hiện nội quy; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK Đạo đức 1.
- Thẻ/tranh các biểu hiện.
- Mô hình “Những ngôi sao sáng”.
- Thẻ ngôi sao/từng HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
- HS cả lớp cùng hát bài “Lớp chúng mình đoàn kết” – Nhạc và lời: Mộng Lân.
- HS trả lời câu hỏi:
1) Lớp chúng mình vui như thế nào?
2) Em thích những điều gì ở lớp mình?
- GV dẫn dắt vào bài học, có thể nói về một số thay đổi ở HS trong lớp.
LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: Cuộc thi “Rung chuông vàng”
* Mục tiêu:
- HS được củng cố hiểu biết về các chuẩn mực đã học: thực hiện nội quy, sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình.
- HS được phát triển năng lực tư duy và hợp tác.
* Cách tiến hành:
- GV tuyên bố cuộc thi “Rung chuông vàng”, thông báo luật chơi. Luật chơi như sau: GV đưa câu đố và ba đáp án A, B, C, HS viết đáp án đúng lên bảng đen của mình (viết chữ cái) trong một khoảng thời gian nhất định. Ai viết sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Người còn lại cuối cùng là người chiến thắng.
- GV có thể sử dụng máy tính, thẻ chữ,. tùy theo điều kiện cụ thể.
- HS ngồi vào vị trí, chuẩn bị sẵn bảng con, phấn và giẻ lau.
Câu 1. Việc làm nào giúp nơi học gọn gàng, ngăn nắp? A. Sắp xếp sách vở vào cặp sau khi học bài.
B. Nhờ mẹ đặt giúp đồng hồ báo thức.
C. Tự chải đầu trước khi đi học.
Câu 2. Việc làm nào là thực hiện nội quy?
A. Đi du lịch cùng cha mẹ.
B. Chào thầy cô giáo khi ở trường.
C. Nghịch dây điện của nồi cơm điện đang sử dụng.
Câu 3. Hành vi nào là không nên làm?
A. Nói chuyện riêng với bạn trong giờ học.
B. Tự giác cắt móng tay khi móng tay dài.
C. Đi học đúng giờ.
Câu 4. Hành vi nào thể hiện tình cảm yêu thương gia đình?
A. Tranh giành đồ chơi với em.
B. Quét nhà giúp bố mẹ khi ở nhà.
C. Không làm giúp khi bố mẹ nhờ.
Câu 5. Các việc cần làm khi bị ốm là gì?
A. Thông báo cho người lớn về tình hình sức khoẻ không tốt.
B. Nghỉ ngơi, uống thuốc theo hướng dẫn của người lớn và cán bộ y tế.
C. Cả A và B.
N TẬP HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HOC: Hình các cơ quan. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. Bài cũ: - GV nêu câu hỏi : Để an toàn khi đi xe đạp chúng ta cần làm thế nào? - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời - HS,GV nhận xét, liên hệ thực tế. B. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học HĐ2: Chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. * Mt: Củng cố về các bộ phận và nhiệm vụ của các cơ quan trong cơ thể *Cách tiến hành : -Chia lớp thành 4 nhóm (mỗi tổ 1 nhóm - Yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi vào phiếu Cơ quan Tên các bộ phận Chức năng Các bệnh thường gặp Cách đề phòng ..... - Cho đại diện nhóm trình bày * GV kết luận: Mỗi cơ quan bộ phận có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Chúng ta phải biết giữ gìn các cơ quan, phòng tránh các bệnh tật để khoẻ mạnh. HĐ3: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học - Ghi nhớ các nội dung đã học -----------------------***------------------------ Thứ Ba, ngày 5 tháng 1 năm 2021 Tập đọc VỀ QUÊ NGOẠI I. MỤC TIÊU - Biết ngắt nghỉ hợp lớ khi đọc thơ lục bát - Hiểu ND: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân làm ra lúa gạo ( trả lời được các câu hỏi SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu) II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Tranh ảnh. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. Bài cũ: - HS hoạt động nhóm đôi kể lại từng đoạn của câu chuyện: Đôi bạn - Tổ trưởng báo cáo kết quả. - HS, GV nhận xét. B. Bài mới HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài học HĐ2: Luyện đọc: Mt: Biết ngắt nghỉ hợp lớ khi đọc thơ lục bát a. GV đọc diễn cảm bài thơ: Giọng tha thiết, tình cảm nhấn giọng những từ ngữ gợi tả b. Hướng dẫn HS luyện đọc : - Đọc từng câu (2 dòng thơ). - HS luyện đọc từ khó: rớu rớt, mát rợp, - Đọc từng khổ thơ: HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. - GV hướng dẫn ngắt giọng Em về quê ngoại/ nghỉ hè/ Gặp đầm sen nở/ mà mê hương trời/ Gặp bà/ tuổi đã tám mươi Quên quên/ nhớ nhớ/ những lời ngày xưa.// - GV hướng dẫn HS giải nghĩa các từ khó: hương trời, chân đất - Đọc từng khổ thơ trong nhóm. - GV nhận xét HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài: Mt: Hiểu ND: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân làm ra lúa gạo ( trả lời được các câu hỏi SGK; - Lớp trưởng điều hành, HS đọc thầm bài thảo luận nhóm 4,TLCH ( HS trả lời xong mỗi câu, lớp trưởng mời GV nhận xét): + Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Câu nào cho em biết điều đó? (Bạn nhỏ quờ ở thành phố về thăm quê: Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu) + Quê ngoại bạn ở đâu? (Quê ngoại bạn nhỏ ở nông thôn) + Bạn nhỏ thấy ở quê ngoại có những gì lạ? (đầm sen nở, gặp trăng, gặp gió; con đường rực màu rơm phơi) + Bạn nhỏ nghĩ gì về những người dân? (Bạn nhỏ thấy họ rất thật thà) HĐ4: Học thuộc lòng bài thơ: Mt: thuộc 10 dòng thơ đầu - GV đọc lại bài thơ: - Hướng dẫn HS học thuộc từng khổ thơ, các bài thơ. - HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ. - Một số HS thi đọc thuộc cả bài thơ trước lớp. HĐ5: Củng cố dặn dò: - Gv liên hệ HS biết yêu quý quê hương - Nhận xét giờ học - GV nhận xét cụ thể một số HS -----------------------***----------------------- Toán LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU - Biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng. - Làm bài 1, bài 2(dòng 1), bài 3 (dòng 1), bài 4, bài 5 II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. Bài cũ: - Kiểm tra HS học thuộc các quy tắc tính giá trị biểu thức bằng cách: - GV ghi bảng các biểu thức : T1: 34 - 17 + 8; T2:18: 3 x 9; T3: 60- 4 x 7; T4: (60- 4) x 7 - HS làm vào bảng con theo tổ - Các tổ báo cáo kết quả - GV, HS nhận xét B. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài học HĐ2: Ôn các quy tắc tính giá trị của biểu thức đã học. - Gọi 4 HS nối tiếp nhau nêu nhanh 4 quy tắc tính giá trị của biểu thức. Sau đó 1 số HS nhắc lại. HĐ3: Thực hành. Bài 1: Tính giá trị của biểu thức Mt: HS biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép tính cộng, trừ - 1 HS nêu cách làm: Thứ tự thực hiện từ trái qua phải. - HS tự làm tiếp các phần còn lại vào bảng con (Đây là những biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia) Bài 2: Tính giá trị của biểu thức Mt: HS biết tính giá trị của biểu thức dạng có phép tính cộng, trừ, nhân, chia - GV hướng dẫn HS làm bài tương tự như bài 1. Bài này gồm những biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Ta cần thực hiện phép tính nhân, chia trước rồi mới thực hiện phép tính cộng, trừ sau. - Chẳng hạn: 15 + 7 x 8 = 15 + 56 = 71 - HS làm bài, 1 HS lên bảng - HS nhận xét, GV nhận xét chôt lại lời giải đúng Bài 3: Tính giá trị của biểu thức Mt: HS biết tính giá trị của biểu thức dạng có chứa dấu ngoặc - GV hướng dẫn: Nếu biểu thức có chứa dấu ngoặc thứ tự thực hiện như thế nào? -Ví dụ: a)123 x (42 - 40) = 123 x 2 = 246 - HS làm bài, 1 HS lên bảng - HS nhận xét, GV nhận xét Bài 4: Mỗi số trong ô vuông là giá trị của biểu thức nào? - HS thảo luận nhóm đôi - HS nêu kết quả. Các nhóm khác nhận xét - GV nhận xét Bài 5: Giải bài toán Mt: HS biết giải bài toán theo 2 cách - Yêu cầu HS đọc và phân tích bài toán. - GV hướng dẫn HS giải bài toán bằng 2 cách: + Cách 1:Tính số hộp 800 : 4 = 200(hộp).Sau đó tính số thùng bánh:200 : 5 = 40 ( thùng) + Cách 2:Tính số bánh được xếp trong mỗi thùng: 4 x 5 = 20 (bánh).Sau đó tính số thùng bánh: 800 : 20 = 40 (thùng) - HS làm bài vào vở, sau đó 2 HS lên bảng chữa bài. Cả lớp và GV nhận xét. HĐ4: Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học; nhận xét về sự tiến bộ của HS - Dặn HS ghi nhớ 4 quy tắc vừa học -----------------------***------------------------ Chính tả (nghe- viết) ĐÔI BẠN I. MỤC TIÊU - Nghe -viết, trình bày đúng bài chính tả. - Làm đỳng BT2 a/b II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: VBT tiếng Việt III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC A. Bài cũ: Lớp trưởng điều hành - HS viết vào bảng con : gian, vách, chiêng trống - Lớp trưởng mời một số bạn nhận xét bài của bạn bên cạnh. - GV nhận xét B. Bài mới HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học HĐ2: Hướng dẫn HS viết chính tả: a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn chính tả, 1 HS đọc lại: + Đoạn viết có mấy câu? + Những chữ nào trong đoạn cần viết hoa? + Lời của bố viết như thế nào? - HS viết 1 số từ khú vào nháp. b. Hướng dẫn viết chính tả: - GV đọc chính tả, HS nghe viết bài vào vở. - GV theo dõi, uốn nắn. Lưu ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày, quy tắc viết hoa. c. Đánh giá, nhận xét, chữa bài - HS đổi chéo vở để kiểm tra, dùng bút chì gạch chân lỗi sai. - GV nhận xét 1 vở và nhận xét. HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : Bài 1: - HS làm bài cá nhân vào VBT - 3 HS lên bảng thi làm nhanh, sau đó từng em đọc kết quả - Lớp nhận xét - GV chốt lại lời giải đúng. HĐ4: Củng cố, dặn dò - GV tuyên dương bài viết đẹp, bài viết tiến bộ - GV nhận xét giờ học. - Dặn về luyện viết đúng những chữ thường hay viết sai -----------------------***----------------------- Tự nhiên và Xã hội VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (T1) I. MỤC TIÊU Nêu tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi quy định. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Các hình ở sgk tr. 68,69. - Tranh ảnh sưu tầm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. Bài cũ. - GV nêu câu hỏi nội dung bài trước cho HS trả lời. - GV nhận xét đánh giá. B. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài học HĐ2: Thảo luận nhóm: Nêu tác hại của rác thải Bước 1: Các nhóm quan sát hình1, 2 (sgk). + Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác.Rác có hại như thế nào? + Những sinh vật nào thường sống ở đông rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người? Bước 2: Một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối vữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, dán, ruồi thường là những con vật trung gian truyền bệnh. HĐ3: Làm việc theo cặp. Mt : Biết thực hiện đổ rác đúng nơi quy định Bước 1: Từng cặp HS quan sát các hình trong sgk. Nêu những việc làm đúng sai. Bước 2: Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. + Cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? + Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? + Hãy nêu cách xử lý rác ở địa phương em? - GV nêu yêu cầu và tổ chức cho HS thực hiện - Cả lớp nhận xét. HĐ4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bài bài sau: -----------------------***----------------------- Buổi chiều Tập viết (Lớp 1) (1 tiết – sau bài 88, 89) I.MỤC TIÊU - Viết đúng ung, uc, ưng, ưc, sung, cúc, lưng, cá mực - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, ti vi. - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gv đọc cho hs viết vào bảng con: chim ưng, thức đêm, thùng rác - Gv nhận xét B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 2. Luyện tập a) HS nhìn bảng, đánh vần, đọc trơn: ung, sung, uc, cúc, ưng, lưng, ưc, cá mực. b) Tập viết: ung, sung, uc, cúc. - 1 HS nhìn bảng, đọc, nói cách viết vần ung, uc, độ cao các con chữ. - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, để khoảng cách, đặt dấu thanh (tiếng cúc). - HS viết trong vở Luyện viết 1, tập một. c) Tập viết: ưng, lưng, ưc, cá mực (như mục b). HS hoàn thành phần Luyện tập thêm. 3. Củng cố, dặn dò - Đọc lại những tiếng vừa viết. - GV tuyên dương những HS tích cực. -----------------------***----------------------- Đạo đức ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau: - Được củng cố, mở rộng hiểu biết về các chuẩn mực thực hiện nội quy trường, lớp; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình. - Hành vi thực hiện nội quy; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - SGK Đạo đức 1. - Thẻ/tranh các biểu hiện. - Mô hình “Những ngôi sao sáng”. - Thẻ ngôi sao/từng HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG - HS cả lớp cùng hát bài “Lớp chúng mình đoàn kết” – Nhạc và lời: Mộng Lân. - HS trả lời câu hỏi: 1) Lớp chúng mình vui như thế nào? 2) Em thích những điều gì ở lớp mình? - GV dẫn dắt vào bài học, có thể nói về một số thay đổi ở HS trong lớp. LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Cuộc thi “Rung chuông vàng” * Mục tiêu: - HS được củng cố hiểu biết về các chuẩn mực đã học: thực hiện nội quy, sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình. - HS được phát triển năng lực tư duy và hợp tác. * Cách tiến hành: - GV tuyên bố cuộc thi “Rung chuông vàng”, thông báo luật chơi. Luật chơi như sau: GV đưa câu đố và ba đáp án A, B, C, HS viết đáp án đúng lên bảng đen của mình (viết chữ cái) trong một khoảng thời gian nhất định. Ai viết sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Người còn lại cuối cùng là người chiến thắng. - GV có thể sử dụng máy tính, thẻ chữ,... tùy theo điều kiện cụ thể. - HS ngồi vào vị trí, chuẩn bị sẵn bảng con, phấn và giẻ lau. Câu 1. Việc làm nào giúp nơi học gọn gàng, ngăn nắp? A. Sắp xếp sách vở vào cặp sau khi học bài. B. Nhờ mẹ đặt giúp đồng hồ báo thức. C. Tự chải đầu trước khi đi học. Câu 2. Việc làm nào là thực hiện nội quy? A. Đi du lịch cùng cha mẹ. B. Chào thầy cô giáo khi ở trường. C. Nghịch dây điện của nồi cơm điện đang sử dụng. Câu 3. Hành vi nào là không nên làm? A. Nói chuyện riêng với bạn trong giờ học. B. Tự giác cắt móng tay khi móng tay dài. C. Đi học đúng giờ. Câu 4. Hành vi nào thể hiện tình cảm yêu thương gia đình? A. Tranh giành đồ chơi với em. B. Quét nhà giúp bố mẹ khi ở nhà. C. Không làm giúp khi bố mẹ nhờ. Câu 5. Các việc cần làm khi bị ốm là gì? A. Thông báo cho người lớn về tình hình sức khoẻ không tốt. B. Nghỉ ngơi, uống thuốc theo hướng dẫn của người lớn và cán bộ y tế. C. Cả A và B. Câu 6. Vân đang ngồi xem một bộ phim rất hay mà em thích. Mẹ nhờ Vân trông em bé để mẹ nấu cơm. Vân nên làm gì? A. Vân từ chối, không trông em. B. Vân trông em nhưng cáu kỉnh, khó chịu với em bé. C. Vân vui vẻ đáp: “Mẹ cứ yên tâm, con sẽ trông em và vui vẻ chơi với em”. Câu 7. Những dụng cụ nào là cần thiết để giúp em luôn sạch sẽ? A. Lược, khăn mặt. B. Bấm móng tay, bàn chải và kem đánh răng. C. Cả A và B. - GV tổng kết kết quả cuộc thi, vinh danh các trạng nguyên trong cuộc thi “ Rung chuông vàng”. Lưu ý: GV có thể thay đổi, bổ sung hay điều chỉnh nội dung các câu trắc nghiệm khách quan tùy theo tình hình cụ thể. Hoạt động 2: Tuyên dương những ngôi sao sáng * Mục tiêu: - HS tự đánh giá, nhận xét việc thực hiện các hành vi thực hiện nội quy, sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình. - HS được phát triển năng lực tư duy phê phán và năng lực giao tiếp. * Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Đếm các viên sỏi/bông hoa... trong các “Giỏ việc tốt”, “Giỏ yêu thương”. Cứ 7 viên sỏi/bông hoa được quy đổi thành một ngôi sao. - HS tự đánh giá kết quả thực hiện các hành vi thực hiện nội quy; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân, tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình, đếm số sỏi/hoa,... đã được nhận, quy đổi thành sao. - HS viết tên và số sao đã đạt được trên giấy hình ngôi sao. - GV lập mô hình “Những ngôi sao sáng” và đề nghị HS xếp thẻ sao của mình trên mô hình “Ngôi sao sáng”. Bạn nào càng có nhiều sao thì càng được xếp trên cao. - Cả lớp tham quan mô hình ngôi sao. Những bạn có nhiều sao chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm khi thực hiện các hành vi trên. - Một số HS đóng vai “Phóng viên” phỏng vấn những bạn đứng vị trí tốp 5 theo những câu hỏi gợi ý sau: 1) Bạn có cảm tưởng như thế nào khi được xếp ở vị trí cao, là những ngôi sao sáng nhất? 2) Bạn có lời khuyên nào hoặc chia sẻ bí kíp thực hiện tốt nhiệm vụ với các bạn trong lớp? - Các bạn khác chúc mừng những ngôi sao sáng nhất. - GV khen ngợi HS đã có nhiều cố gắng thực hiện các hành vi thực hiện nội quy; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình. Tổng kết bài học - Mỗi HS nói một câu hoặc thể hiện hành vi cam kết thực hiện tốt những chuẩn mực đã học. GV có thể cho HS viết vào giấy “Lá thư gửi tương lái”, sau đó lưu lại để đọc vào cuối năm học lớp 1 -----------------------***----------------------- Luyện toán ÔN LUYỆN PHÉP CỘNG, TRỪ TRONG PHẠM VI 10 I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Cũng cố với phép cộng, trừ trong phạm vi 10 - Làm thành thạo các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10 - Phát triển các NL toán học. II. CHUẨN BỊ Bộ đồ dùng Toán 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - HS nêu bảng cộng trong phạm vi 10 - Gv nhận xét. B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: Gv giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng 2. Ôn luyện Bài 1 : HS nêu yêu cầu BT - GV ghi bảng : Tính 8 + 2 = 1 + 9 = 5 + 5 = 3 + 7 = 2 + 8 = 1 + 9 = 10 - 5 = 10 - 3 = 10 - 8 = 10 - 9 = 10 + 0 = 4 + 6 = 10 - 2 = 10 - 1 = 10 - 0 = 10 - 6 = - HS thảo luận theo N2 - Tổ chức cho HS chơi t/c truyền điện - Gv nhận xét ghi bảng kq - chốt lại ND bài Bài 2. HS nêu y/cầu - GV ghi bảng (Tính ): 8 - 3 - 2 = 8 - 3 - 5 = 8 - 4 - 1 = 8 - 8 - 0 = + HS cả lớp làm bài vào vở Bài 3: (HSNK) a. Các số bé hơn 10 là:.......................... b.Các số lớn hơn 5 là: ........................... Bài 4: Số .......+ ...... = 7 ; ...... - ..... = 5 .......+.......= 9 ; ...... -....... = 6 5. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? - Về nhà các em nhớ xem lại bài. ___________________________________________________________ Thứ Tư, ngày 6 tháng 1 năm 2021 Tập làm văn VIẾT VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN. I. MỤC TIÊU Viết được một bức thư ngắn cho bạn ( khoảng 10 câu) để kể những điều đã biết về thành thị, nông thôn. II. ĐÒ DÚNG DẠY HỌC: VBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. Bài cũ: - HS kể những điều mình biết về nông thôn, thành thị. - Lớp trưởng mời vài em nói trước lớp - HS, GV nhận xét B. Bài mới HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học HĐ2: HD học sinh làm bài tập Mt : Viết được một bức thư ngắn cho bạn ( khoảng 10 câu) đê kể những điều đã biết về thành thị, nông thôn. - HS đọc yêu và nêu yêu cầu - GV: Hướng dẫn: Mục đích chính của viết thư là để kể cho bạn về những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn nhung em vẫn cần viết theo đúng hình thức một bức thư và cần hỏi thăm tình hình của bạn, tuy nhiên những nội dung này cần ngắn ngọn, chân thành. HS: Nhắc lại các bước trình tự của bức thư - GV mời 1 HS hoàn thành nhanh nói mẫu đoạn đầu lá thư của mình. - GV nhắc HS có thể viết lá thư 10 câu hoặc dài hơn, trình bày cần đúng thể thức, nội dung hợp lý. - HS làm BT vào vở GV theo dõi giúp đỡ thêm. - HS đọc thư trước lớp, GV nhận xét, đánh giá những bài viết tốt. HĐ3: Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS chưa hoàn thanh bài viết về nhà viết tiếp. -----------------------***----------------------- Toán HÌNH CHỮ NHẬT I. MỤC TIÊU - Bước đầu nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật. - Biết cách nhận dạng hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh, góc) - Làm bài 1, 2, 3, 4 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Các mô hình có dạng HCN, - Ê ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. Bài cũ: Tính giá trị của biểu thức: 300 + 69 : 3 564 – 5 x 4 - HS làm bảng con - GV nhận xét B. Bài mới HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học HĐ2: Giới thiệu hình chữ nhật. Mt: Bước đầu nhận biết một số yếu tố ( đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật. - GV giới thiệu: Đây là hình chữ nhật ABCD (GV vẽ sẵn vào bảng) - Lấy ê ke kiểm tra 4 góc xem có là góc vuông không?( Hình chữ nhật có 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông) - Lấy thước đo 4 cạnh để thấy: HCN gồm có 2 cạnh dài AB và CD, 2 cạnh ngắn AD và BC, trong đó: + Hai “cạnh dài” có độ dài bằng nhau: AB = CD +Hai “ cạnh ngắn” có độ dài bằng nhau: AD = BC - GV kết luận: Hình chữ nhật có 4 góc vuông,có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau - Độ dài cạnh dài gọi là chiều dài, độ dài cạnh ngắn gọi là chiều rộng - GV cho HS tìm thêm một số hình để nhận biết thêm về HCN. HĐ3: Thực hành Mt: Nhận biết một số yếu tố ( đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật. Biết cách nhận dạng hình chữ nhật ( theo yếu tố cạnh, góc) Bài 1: Trong các hình dưới đây, hình nào là hình chữ nhật? - HS quan sát và trả lời miệng - GV nhận xét - HS nhận xét, GV nhận xét Bài 2: Đo rồi cho biết độ dài các cạnh của mỗi hình chữ nhật sau: - HS tự làm bài - HS lên bảng thực hiện đo độ dài các cạnh HCN - HS nêu kết quả - HS nhận xét- GV nhận xét, kết luận: AB = CD = 4cm và AD = BC = 3cm; MN = PQ = 5cm; MQ = NP = 2cm Bài 3: Tìm chiều dài, chiều rộng của mỗi HCN có trong hình vẽ bên - HS làm bài vào vở - HS nêu kết quả - HS nhận xét, GV kết luận: AB = MN = DC = 4cm; MD = NC = 2cm; AD = BC = 1cm + 2 cm = 3cm; AM = BN = 1cm Bài 4: Kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình chữ nhật: - HS tự làm bài HĐ4: Củng cố dặn dò: - GV nhận xét chung tiết học - Dặn HS tập nhận biết và vẽ hình chữ nhât -----------------------***----------------------- Chính tả ( Nhớ - viết ) VỀ QUÊ NGOẠI I. MỤC TIÊU - Nhớ- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát. - Làm đỳng BT2 a/b II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: VBT II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. Bài cũ: - Tổ trưởng điều hành HS viết vào bảng con: châu chấu, chật chội , hộp sữa - HS,GV nhận xét B. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học HĐ2: Hướng dẫn HS chính tả: a. Hướng dẫn HS chuẩn bị : - GV đọc lại 10 dòng đầu bài thơ - 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. - GV yờu cầu HS nhắc lại cách trình bày đoạn thơ viết theo thể thơ lục bát. - HS viết từ khó vào bảng con : hương trời, ríu rít, lá thuyền, êm đềm. b. Hướng dẫn viết chính tả: - GV yêu cầu HS nhớ viết bài chính tả vào vở. - GV theo dõi, uốn nắn. Lưu ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày, quy tắc viết hoa. c. Đánh giá, nhận xét, chữa bài - HS đổi chéo vở để kiểm tra, dùng bút chì gạch chân lỗi sai. - GV nhận xét 1 vở và nhận xét. HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: - Làm đúng bài tập điền dấu hỏi, dấu ngã - HS làm bài tập
File đính kèm:
giao_an_cac_mon_khoi_3_tuan_16_nam_hoc_2020_2021.doc