Giáo án Các môn khối 2 - Tuần 5 năm 2013

I. MỤC TIÊU:

 - Biết cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 ,dạng 28 +25 .

 - Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng các số với số đo đơn vị dm.

 - Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số đề so sánh hai số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 5 bó que tính và 13 que tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Giới thiệu bài:

2. Dạy học bài mới:

Hoạt động1: Giới thiệu phép cộng 38 + 25

 - GV nêu bài toán dẫn tới phép tính : 38 + 25

 - Hướng dẫn HS thực hành trên que tính:

 + Lấy 3 bó và 8 que tính. Có bao nhiêu que tính?

 + Lấy tiếp 2 bó và 5 que tính nữa. Có mấy que tính?

 + Tất cả có bao nhiêu que tính?

 - Hoc sinh thao tác trên que tính tìm kết quả.

 - Học sinh nêu cách tính.

 

doc20 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 976 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Các môn khối 2 - Tuần 5 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phép cộng trên.
Hoạt động 2: Thực hành:	
Bài 1: HS nêu yêu cầu..
 - Cả lớp làm bài vào bảng con. Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài.
 - Giáo viên kiểm tra kết quả.
Bài 2 : 
Bài 3: HS nhìn hình vẽ, nêu bài toán. GV vẽ sơ đồ bài toán lên bảng.
 - GV đặt câu hỏi giúp HS hiểu bài toán.
 - Cho một HS lên bảng làm bài. cả lớp làm bài cá nhân vào vở.
Bài giải
 Đoạn đường con kiến phải bò là:
 18 + 25 = 43 (dm)
	 Đáp số: 43dm
Bài 4 ( cột 1 ): - HS nêu cách làm bài.GV cho HS tự làm bài, gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
IV.Củng cố dặn dò:
 - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
 - Nhận xét giờ học
 ___________________________________
 Tin học:
GIÁO VIấN CHUYấN TRÁCH DẠY
 Thứ 3 ngày 8 tháng 10 năm 2013
Âm nhạc
GIÁO VIấN CHUYấN TRÁCH DẠY
__________________________________
Thể dục
Chuyển đội hình hàng dọc thành vòng tròn và ngược lại . Trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ
I. Mục tiêu:
 - Học chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại.
 - Ôn các động tác vươn thở, tay, chân, lườn , của bài thể dục phát triển chung. 
 - Chơi trò chơi “Kéo cưa lưa xẻ ”
II. Chuẩn bị
 - Địa điểm, phương tiện
 - Sân trường, còi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần
Nội dung
Hỡnh thức tổ chức
mở đầu
Cơ bản
Kết thỳc
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yờu cầu giờ học
HS đứng tại chỗ vổ tay và hỏt
Giậm chõn giậm Đứng lại đứng 
Trũ chơi:Diệt cỏc con vật cú hại.
Kiểm tra bài cũ : 4 hs
Nhận xột
aChuyển đội hỡnh hàng dọc thành đội hỡnh 
vũng trũn và ngược lại.
-Thành vũng trũn,đi thường..bước Thụi
-Thành 4 hàng dọc)Tập hợp
 Nhận xột
b.ễn 4 động tỏc TD:Vươn thở,tay,chõn và lườn
 Mỗi động tỏc thực hiện 2x8 nhịp
 Nhận xột
c.Trũ chơi:Kộo cưa lừa xẻ
 G.viờn hướng dẫn và tổ chức HS chơi
 Nhận xột
HS đứng tại chỗ vổ tay hỏt Thả lỏng
Hệ thống lại bài học và nhận xột giờ học
Về nhà ụn 4 động tỏc TD đó học
6p
28p
10p
 2-3lần
10pt
 2-3lần
 8p
 6p
Đội Hỡnh 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hỡnh học mới động 
tỏc TD
* * * * * * 
* * * * * * 
* * * * * * 
 * * * * * * 
 GV
Đội Hỡnh xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 - Thuộc bảng 8 cộng với một số
 - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5 ; 38 + 25
 - Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng 
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động 1: Củng cố bảng 8 cộng với một số.Các phép cộng dạng 28 + 5; 38 + 25
Bài 1:Tính nhẩm:
 - 4 HS nêu miệng kết quả của 4 cột.
Bài 2. Đặt tính rồi tính:
 - Cả lớp làm vào bảng con - 1 HS lên bảng chữa bài.
Hoạt động 2: Củng cố giải toán có lời văn
Bài 3: 1 HS đọc chữa bảng. 
 - HS nhìn vào tóm tắt đọc bài toán.
 Hỏi: Muốn tìm cả hai gói có bao nhiêu cáI kẹo ta làm phép tính gì?
 - Cả lớp làm bài vào vở - 1 HS làm bài vào bảng phụ.
 - GV treo bảng phụ tổ chức cho học sinh chữa bài.
 Đáp số: 54 cái kẹo
Bài 4: GV mời 2 học sinh lên bảng thi điền nhanh kết quả.
 - GV cùng cả lớp nhận xét và chọn bạn thắng cuộc.
Bài 5: Học sinh thảo luận theo nhóm đôi - nêu miệng kết quả: B, 32
IV. Củng cố dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
Kể chuyện
 Chiếc bút mực
I. Mục tiêu:
 - Dựa vào tranh , Kể lại được từng đoạn câu chuyện Chiếc bút mực ( BT1 ) 
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Tranh vẽ minh họa
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS kể nối tiếp câu chuyện “Bím tóc đuôi sam”.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Kể từng đoạn theo tranh.
 - GV yêu cầu bài. HS quan sát tranh trong sách giáo khoa. Phân biệt tên nhân vật (Mai, Lan, Cô giáo).
 - HS nêu tóm tắt nội dung từng bức tranh
 T1: Cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực.
 T2: Lan khóc vì quên bút ở nhà
 T3: Mai đưa bút của mình cho Lan mượn
 T4: Cô giáo cho Mai viết bút mực. Cô đưa bút của mình cho Mai mượn.
 - Nối tiếp kể từng đoạn trong nhóm.
 - Đại diện thi kể trước lớp. Cả lớp nhận xét.
b. Kể toàn bộ nội dung câu chuyện. ( hs khá, giỏi )
 - 2 HS kể nội dung câu chuyện. Cả lớp nhận xét.
IV. Củng cố dặn dò.
 - GV nhắc nhở HS noi gương bạn Mai.
 _____________________________________________
Thủ công
Gấp máy bay đuôi rời( tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - HS biết gấp máy bay đuôi rời;các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
 - Gấp được máy bay đuôi rời;
 - Yêu thích gấp hình.
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Mẫu giấy máy bay đuôi rời;
 - Quy trình gáp máy bay đuôi rời.
 - Giấy màu, kéo, bút màu, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy-học:
Tiết 1:
1. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
 - GV mở phần đầu và cánh máy bay, HS nhận xét.
 - GV đặt tờ giấy làm thân, đuôi máy bay và tờ giấy làm đầu, cánh máy bay lên tờ giấy khổ A4 nhận xét.
2. GV hướng dẫn mẫu.
 - Cắt từ giấy hình chữ nhật thành một hình vuông và 1 hình chữ nhật.
 - Gấp đầu và cánh máy bay;
 - Làm thân vf đuôi máy bay;
 - Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.
3. Hoạt động nhóm.
 - Các nhóm gấp vào giấy A4- GV nhận xét.
4. Củng cố dặn dò.
 - Hôm nay chúng ta học bài gì ?
 - GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
___________________________________
 Thứ 4 ngày 9 tháng 10 năm 2013
Tập đọc
Mục lục sách
I. Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch văn bản có tính chất liệt kê. 
 - Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3, 4).
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Tuyển tập truyện ngắn dành cho thiếu nhi, tập 6.
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - 3 học sinh đọc bài Chiếc bút mực
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc.
 a, Giáo viên đọc mẫu toàn bộ mục lục sách - HS nghe.
 b, Học sinh luyện đọc.
 - Đọc từng mục lục ở bảng phụ. 
 - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng mục lục. 
 + Học sinh luyện đọc từ khó: quả cọ, cỏ nội, Quang, Phùng Quán, vương quốc
 - Đọc từng mục theo nhóm đôi.
 - Thi đọc giữa các nhóm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
 GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 HS về các câu hỏi :
 +Tập truyện này có những truyện nào?
 + Truyện ngắn Người học trò cũ ở trang nào?
 + Truyện mùa quả cọ của nhà văn nào ?
 + Mục lục sách dùng để làm gì?
 - Gọi lần lượt HS trong từng nhóm trình bày, cả lớp nhận xét.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh tra mục lục sách Tiếng Việt 2, tập 1, tuần bốn. Cả lớp thi hỏi đáp nhanh từng mục.
5. Luyện đọc lại
 - Một số học sinh thi đọc toàn bộ nội dung mục lục sách
6. Củng cố dặn dò:
 - Mục lục sách giúp chúng ta trong việc gì ? ( Tra cứu, tìm tên bài học, trang tuần học, tên tác giả.)
 - Nhận xét giờ học.
Toỏn
Hình chữ nhật, hình tứ giác
I. Mục tiêu:
 - Nhận dạng được và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác.
 - Biết nối các điểm để có hình chữ nhật, hình tứ giác.
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Hình chữ nhật, hìnhtứ giác bằng nhựa.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu hình chữ nhật.
 - Giáo viên đưa ra một số hình chữ nhật giới thiệu: Đây là hình chữ nhật.
 - Cho học sinh nhận diện hình chữ nhật.
 - Giáo viên vẽ 2 hình chữ nhật ghi tên hình và đọc: Hình chữ nhật ABCD, MNPQ.
 - Giáo viên vẽ tiếp 1 hình chữ nhật yêu học sinh ghi tên hình và đọc hình. 
Hoạt động 2: Giới thiệu hình tứ giác:
 - Tương tự giới thiệu hình chữ nhật: GV đưa ra một số dạng hình tứ giác, cho HS quan sát để rút ra đặc điểm “ Những hình có bốn cạnh là hình tứ giác. Hình vuông và hình chữ nhật cũng là hình tứ giác”.
 - Yêu cầu HS tìm một số vật có dạng hình chữ nhật và hình tứ giác.
Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập. HS làm bài cá nhân vào vở, 1HS làm bài trên bảng.
 - Nối các điểm lại để được hình tứ giác MNPQ, hình chữ nhật ABDE.
 - GV chữa bài.
Bài 2 (a , b ): HS làm bài theo nhóm đôi. Nhận dạng các hình tứ giác
 - Đếm và nêu số hình tứ giác có trong mỗi hình.( 1, 2, 1)
IV.Củng cố dặn dũ: 
 - Cho HS nhận dạng một số hình tứ giác, hình chữ nhật
 - Nhận xét giờ học.
[
Chính tả
Tập chép: Chiếc bút mực
I. Mục tiêu:
 - Chép lại chính xác nội dung đoạn tóm tắt bài Chiếc bút mực.
 - Làm được ; BT2; BT(3) a/b
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ viết nội dung bài cần chép.
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Hai học sinh viết bảng: dỗ em, ăn giỗ, dòng sông, ròng rã
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tập chép:
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
 - Giáo viên đọc bài viết => 2 học sinh đọc lại
 - ? Những từ nào trong bài được viết hoa? Vì sao?
b. Học sinh viết bảng con: bút mực, lớp, quên, lấy, mượn
 - Học sinh chép bài vào vở. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm.
c. Chấm chữa bài
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Bài 2: Làm theo nhóm
 - Tia nắng, đêm khuya, cây mía
 - Củng cố quy tắc viết chính tả
Bài 3: Cả lớp làm bài tập chính tả
IV. Củng cố dặn dò:
 - GV khen học sinh có bài viết đẹp.
 - Nhận xét giờ học.
 ____________________________________
Đạo đức
Gọn gàng, ngăn nắp ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu:
 - Biết cần phải giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học , chỗ chơi như thế nào.
 - Học sinh nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
 - Thực hiện giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học , chỗ chơi.
 GDKN:
 - Kĩ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng ngăn nắp.
 - Kĩ năng quản lý thời gian để thực hiện gọn gàng ngăn nắp.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa cho hoạt động. 
 - Cặp, sách vở để diễn kịch.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Để mau tiến bộ và để mọi người yêu mến mình thì khi mắc lỗi em phải làm gì?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1:
 * Thảo luận theo cặp nhận xét nội dung tranh.
 - GV treo tranh minh hoạ, yêu cầu HS từng cặp quan sát và thảo luận một số câu hỏi :
 + Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ? ( Bạn nhỏ đang sắp xếp sách vở lên giá sách.)
 + Bạn làm như vậy để làm gì? ( Để giữ gìn sách vở đẹp, làm cho góc học tập của mình được gọn gàng hơn, đẹp hơn.
 - Đại diện từng cặp trình bày: Nên sắp xếp sách vở như thế nào cho gọn gàng ngăn nắp?
 - GV và các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
 *Kết luận: Chúng ta nên tập thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt .
Hoạt động 2:
 * Phân tích truyện “Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi”
 - GV kể chuyện, HS nghe và thảo luận nhóm 4, các câu hỏi :
 + Tại sao cần phải gọn gàng ngăn nắp, sạch sẽ ?
 + Nếu không ngăn nắp, gọn gàng thì điều gì sẽ xẩy ra hậu quả gì ?
 - GV gọi đại diện trình bày, cả lớp nhận xét.
 *GV kết luận: Nếu không gọn gàng, sạch sẽ thi làm cho chính mình mất thời gian tìm kiếm những đồ vật những lúc mình cần đến.
 GDKNS:
 - Kĩ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng ngăn nắp.
Hoạt động 3: 
 * Xử lí tình huống.
 - GV chia nhóm, giao tình huống cho mỗi nhóm.
 + Nhóm 1: Hà đang thu dọn sách vở và đồ dùng học tập để đi chơi thì bạn đến rủ đi chơi. Nếu là Hà thì em làm thế nào ?
 + Nhóm 2: ở lớp,Tuấn ngồi cùng bàn với Nga nhưng Tuấn luôn bỏ sách vở sang bên ô bàn của Nga. Nếu em là Nga thi em sẽ làm gì ?
 - GV gọi từng nhóm lên trình bày, cả lớp nhận xét.
 GDKN:
 - Kĩ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng ngăn nắp.
 - Kĩ năng quản lý thời gian để thực hiện gọn gàng ngăn nắp.
IV. Củng cố, dặn dò:
 - Để lúc nào mình cũng có thể tìm thấy dễ dàng những đồ vật của mình thì cần có thói quen gì ?
 - Dặn HS cần phải gọn gàng, ngăn nắp từ sách vở cho đến những đồ dùng trong nhà
Thứ 5 ngày 10 tháng 10 năm 2013
Luyện từ và câu
Tên riêng. Câu kiểu Ai là gì?
I. Mục tiêu:
 - Phân biệt từ chỉ sự vật nói chung và tên riêng của từng sự vật và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam ( bài tập 1 ); bước đầu biết viết hoa tên riêng Việt Nam ( bài tập 2 ).
 - Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì?
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 cặp HS hỏi đáp về ngày, tháng, năm, tuần.
 - Cả lớp, giáo viên nhận xét.
 B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
 Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài1.
 Hỏi:
 - Cách viết các từ ở nhóm 1 và nhóm 2 khác nhau như thế nào? Vì sao? 
 + Nhóm 1: không viết hoa. 
 + Nhóm 2: Viết hoa. Nhóm 2 được viết hoa vì đó là tên riêng.
 * GVKL: Tên riêng của người, sông, núi, phải viết hoa.
 Bài 2: Học sinh làm bài vào vở.
 - Viết tên hai bạn trong lớp. Cho một số HS lên bảng viết. GV nhận xét.
 - Tên dòng sông ở địa phương em.(GV cho HS biết con sông ở Hà Tĩnh là sông La)
 Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài tập. Làm việc theo cặp.
 - GV hướng cho HS một số câu hỏi :
 + Giới thiệu về trường bạn.( Trường bạn là trường gì ? )
 + Môn học bạn yêu thích.( Môn học bạn yêu thích là môn nào ? )
 + Giới thiệu về nơi ở của bạn.( Thôn bạn đang ở là thôn nào ? )
 - GV yêu cầu HS viết câu theo mẫu Ai ( con gì, cái gì ) là gì ? các câu vừa nói trên.
IV. Củng cố dặn dò:
 - Học sinh nhắc lại cách viết hoa tên riêng.
 - Dặn HS phải luôn nhớ quy tắc viết hoa.
 ____________________________________
Toán
Bài toán về nhiều hơn
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng các hình quả cam có thể đính được.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Một hoặc Hai học sinh làm bài tập 4 VBT. 
 - Ghi tên các hình chữ nhật.
B. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh giải và trình bày bài giải bài toán về nhièu hơn.
 - GV đọc bài toán: Hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả. Hỏi hàng dưới có bao nhiêu quả cam?
 - 2 HS đọc bài toán.
 Hỏi:
 + Bài toán cho biết gì? HS trả lời. GV đính số quả cam vào bảng.
 + Bài toán hỏi gì?
 + Muốn tìm số quả cam ở hàng dưới em làm thế nào?
 - Cả lớp làm nháp. 1 HS làm ở bảng.
Số quả cam ở hàng dưới là:
5 + 2 = 7 (quả)
 Đáp số: 7 quả cam
 - 2 HS đọc lại bài giải.
 - Giáo viên nhấn mạnh cách giải và trình bày bài giải dạng toán này.
Hoạt động 2: Thực hành :
Bài 1: 1 HS đọc đề, GV tóm tắt. 2 HS nhìn tóm tắt đọc đề. Tìm hiểu bài toán rồi giải bài toán vào vở.
Số hoa Bình có là:
4 + 2 = 6 (Bông)
 Đáp số: 6 bông
Bài 3: GV hướng dẫn tương tự. HS làm vào vở.Cho 1 HS lên bảng làm bài.
 GV chữa bài và lưu ý cách trình bày.
IV. Củng cố,dặn dò:
 - Ta vừa học dạng toán nào? 
 - GV nhận xét tiết học.
 __________________________________________
Tập viết
Chữ hoa D
I. Mục tiêu:
 - Viết đúng chữ hoa D (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ) chữ và câu ứng dụng: Dân (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Dân giàu nước mạnh (3 lần). Đúng mẫu, đều nét.
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Mẫu chữ D đặt trong khung chữ.
 - Bảng phụ (viết sẵn : Dân giàu nước mạnh) trên dòng kẻ.
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS viết chữ cái C và Chia. Cả lớp viết bảng con.
 - GV nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chữ cái hoa:
 - Giáo viên treo chữ mẫu. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét chữ D.
 - Giáo viên nêu quy trình viết, đồng thời viết mẫu.
 - Học sinh viết bảng con.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: Dân giàu nước mạnh.	
 - Học sinh đọc cụm từ ứng dụng. 
 *GV giải nghĩa cụm từ : Nhân dân có giàu thì nhà nước mới vững mạnh được.
 - Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét độ cao các con chữ.
 Giáo viên viết mẫu chữ Dân trên dòng kẻ.
 - Học sinh viết bảng con. Giáo viên nhận xét, sửa sai.
4. Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
 - Giáo viên nêu yêu cầu viết. Học sinh viết bài vào vở.
 - Giáo viên theo dõi uốn nắn thêm.
 - Chấm và nhận xét một số bài.
IV. Củng cố dặn dò: 
 - Nêu lại cấu tạo và quy trình viết chữ hoa D
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
Thể dục:
GIÁO VIấN CHUYấN TRÁCH DẠY
___________________________________
Tự nhiên xã hội
Cơ quan tiêu hóa
I. Mục tiêu:
 - Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên tranh vẽ hoặc mô hình.
 - Phân biệt được ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Tranh vẽ cơ quan tiêu hóa, thẻ từ ghi tuyến tiêu hóa, các cơ quan tiêu hóa.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
 * Khởi động: Trò chơi chế biến thức ăn.
 - Giáo viên hướng dẫn:
 - Hô nhịp khẩu tay phải đưa lên miệng.
 - Vận chuyển: Tay trái đưa lên cổ rồi kéo dần xuống ngực.
 - Chế biến: Hai tay để trước bụng làm động tác nhào trộn.
 - Tổ chức trò chơi.
 - Qua trò chơi em học được điều gì?
Hoạt động1: 
 * Quan sát chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ ống tiêu hóa.
 - Từng cặp quan sát hình 1 SGK.
 + Chỉ vị trí các cơ quan tiêu hóa: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
 + Thức ăn sau khi vào miệng, được nhai và nuốt đi đâu?
 - Giáo viên treo sơ đồ câm lên bảng. Một số học sinh gắn thẻ từ ( có tên các cơ quan tiêu hóa)
 -3 Học sinh lên bảng chỉ đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa.
 * GVKL: Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non.
Hoạt động 2:
 * Quan sát nhận biết cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ.
 - Giáo viên giới thiệu nhiệm vụ của dịch tiêu hóa. Giáo viên chỉ các tuyến tiêu hóa và nhiệm vụ của nó.
 - Học sinh quan sát tranh hình 2 chỉ các tuyến tiêu hóa: nước bọt, gan, túi mật, tụy.
 + Kể tên các cơ quan tiêu hóa?
 Trò chơi ghép chữ vào hình:
 - Giáo viên đính 3 bức tranh câm 3 tổ thi dán các cơ quan tiêu hóa vào đúng vị trí. GV và học sinh bình chọn nhóm thắng cuộc.
IV. Củng cố dặn dò:
 - Nêu lại tên các bộ phận của cơ quan tiêu hoá.
 - Dặn HS ăn uống đầy đủ để bảo vệ cơ quan tiêu hoá.
Thứ 6 ngày 11 tháng 10 năm 2013
Mĩ thuật:
GIÁO VIấN CHUYấN TRÁCH DẠY
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn trong các tình huống khác nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Bài 3: 1 HS giải bảng, cả lớp giải vào nháp.
B. Dạy bài mới:
Hoạt động1: Ôn lại cách giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn. 
 - GV nêu các bước khi giải 1 bài toán:
 + Đọc kỹ đề, tóm tắt bài toán.
 + Lựa chọn phép tính để giải.
 + Trình bày bài giải.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài tập 1: 1 HS đọc bài toán. Các nhóm tóm tắt.
 Cốc: 6 bút chì
 Hộp nhiều hơn cốc : 2 bút chì
 Hộp : ..bút chì ?
 - Cho HS làm bài vào vở nháp,1 HS lên bảng làm bài.
 - GV chữa bài, HS chữa bài đúng vào vở.
Trong hộp có số bút chì là:
6 + 2 = 8 (bút chì)
 Đáp số: 8 bút chì.
Bài 2 : HS đọc tóm tắt, cho một số HS đặt bài toán theo tóm tắt.
 - GV yêu cầu HS khá giỏi tự giải toán, GV hướng dẫn kĩ cho HS trung bình và yếu.
 - Cho 1 HS lên bảng làm bài, GV chữa bài.
 Đáp số: 14 bưu ảnh.
Bài 4 : HS làm bài theo nhóm 4.
 - GV cho một số HS đọc yêu cầu. GV yêu cầu HS từng nhóm thảo luận tìm cách tóm tắt bài toán sau đó giải bài toán. 1 nhóm giải vào bảng phụ.
 - GV treo bảng phụ chữa bài. Đáp số: 12cm.
IV. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
Tập làm văn:
Trả lời câu hỏi. Đặt tên cho bài. Luyện tập về mục lục sách
I. Mục tiêu:
 - Dựa vào tranh vẽ trả lời được câu hỏi, kể lại được từng việc thành câu, bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài.
 - Biết đọc mục lục một tuần học, ghi hoặc nói được tên các bài tập đọc trong tuần
 đó ( bài tập 3 ).
 GDKN:
 - Giao tiếp.
 - Hợp tác.
 - Tư duy sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Tranh minh họa bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - 2 em đóng vai Tuấn và Hà (Trong truyện “Bím tóc đuôi sam”) Tuấn nói một vài câu xin lỗi Hà).
 - 2 em đóng Lan và Mai (Truyện “Chiếc bút mực”) Lan nói một vài câu cảm ơn Mai.
 - GV và cả lớp nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu dựa vào tranh trả lời câu hỏi.
 - HS sinh hoạt động theo nhóm đôi. Trả lời câu hỏi từng tranh.
 - Đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
 GV nhận xét.
 - Giáo viên ghi câu hỏi lên bảng:
 + Bạn trai đang vẽ ở đâu? ( Bạn trai đang vẽ lên bức tường của trường học ).
 + Bạn trai nói gì với bạn gái? ( Mình vẽ có đẹp không? ).
 + Bạn gái nhận xét thế nào? ( Vẽ lên tường làm xấu tường, xấu lớp).
 + Hai bạn đang làm gì? ( Hai bạn quét vôi lại cho bức tường sạch).
 - HS khá, giỏi dựa vào 4 câu hỏi để kể lại nội dung câu chuyện.
 GDKN:
 - Giao tiếp.
 - Hợp tác.
 - Tư duy sáng tạo.
Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu bài.
 - HS đứng dậy phát biểu ý kiến.
 * GV nhận xét chốt lại cách đặt tên đúng: Không vẽ lên tường; B

File đính kèm:

  • docTuan_5.doc
Giáo án liên quan