Giáo án Các môn khối 2 - Tuần 27

Tính nhẩm:

* Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Bài toán thuộc loại phép tính gì?

- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tính nhẩm.

- Gọi lần lượt HS đứng tại chỗ nêu kết quả.

- Giáo viên nhận xét bài của học sinh.

Bài 2 : ( tr 132 SGK )

Số ?

* Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài .

- Gọi học sinh lên bảng làm bài.

- Giáo viên nhận xét bài .

* Nếu còn thời gian cho học sinh hoàn thành các phép tính còn lại.

 

doc75 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn khối 2 - Tuần 27, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i, cá chuối, cá quả, cá chày, cá rô, cá riếc, cá cờ, cá bống
- HS lắng nghe và nắm được luật chơi.
- HS lên chơi trò chơi tiếp sức mỗi bạn kể một đoạn truyện Tôm Càng và Cá Con.
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe, nắm được luật chơi.
- Cả lớp tham gia chơi.
- HS khác nhận xét.
- Học sinh về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 HƯỚNG DẪN HỌC
 Tiết 3: Hoàn thành bài học trong ngày
 I . MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức : - Củng cố kiến thức đã học trong ngày.
 - Giúp học sinh hoàn thành bài tập trong ngày.
 - Hướng dẫn học sinh hoàn thành nội dung của bài học.
2. Kĩ năng : 
 - Rèn học sinh có kĩ năng học.
3 . Thái độ :
 - Giáo dục học sinh có ý thức hoàn thành bài tập hoàn chỉnh.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Thầy : Phấn màu , bảng phụ, phiếu câu hỏi.
 - Trò : Sách , vở , bút.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
 HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
30’
5’
 1 . Ổn định tổ chức :
 2 . Kiểm tra bài cũ :
+ Vì sao nói gió biển là liều thuốc quý?
- Giáo viên nhận xét.
 3. Bài mới : Giới thiệu
GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 :
Hoàn thành bài tập trong ngày.
- Ngày hôm nay em đã được học những gì ?
- Các em đã làm hoàn thành bài tập chưa?
( Nếu chưa hoàn thành giáo viên cho cả lớp hoàn thành tiếp các bài tập còn từ sáng)
* Hoạt động 2 :
- Ôn tập.
- GV HD học sinh làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt.
- Yêu cầu HS sinh đọc đầu bài.
- Yêu cầu của bài là gì?
- GV HD HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét.
Kiến thức nâng cao.
Bài 1: Tách đoạn trích sau thành 5 câu và chép vào chỗ trống cho đúng chính tả:
 Đấy là câu chuyện trên cánh đồng sớm mùa xuân bây giờ, không còn ai buồn và lẻ loi một mình nữa chim hót líu lo trên cỏ mới gió ngào ngạt mùi mật và hoa dưới nước, trên bờ, ai nấy mới yên tâm đi dự hội.
- Yêu cầu HS sinh đọc đầu bài.
- GV HD HS làm bài.
- Gọi HS lên làm bài.
- GV nhận xét.
Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:
a) Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
b) Ngày hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và được đón dâu.
c) Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh suốt cả mùa mưa lũ.
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV HD học sinh làm bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 3 :
4 . Tổng kết – dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát .
- Học sinh lên làm bài.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh trả lời.
- HS theo dõi.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS trả lời.
- HS theo dõi.
- HS lên bảng làm bài.
- HS theo dõi.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài.
Đấy là câu chuyện trên cánh đồng sớm mùa xuân. Bây giờ, không còn ai buồn và lẻ loi một mình nữa. Chim hót líu lo trên cỏ mới. Gió ngào ngạt mùi mật và hoa. Dưới nước, trên bờ, ai nấy mới yên tâm đi dự hội.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS theo dõi.
- HS lên bảng làm bài.
a) Khi nào hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông?
b) Khi nào Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và được đón dâu?
c) Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh khi nào?
- Học sinh về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 HƯỚNG DẪN HỌC
 Tiết 4: Hoàn thành bài học trong ngày 
 I . MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức : - Củng cố kiến thức đã học trong ngày.
 - Giúp học sinh hoàn thành bài tập trong ngày.
 - Hướng dẫn học sinh hoàn thành nội dung của bài học.
2. Kĩ năng : 
 - Rèn học sinh có kĩ năng học.
3 . Thái độ :
 - Giáo dục học sinh có ý thức hoàn thành bài tập hoàn chỉnh.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Thầy : Phấn màu , bảng phụ, phiếu câu hỏi.
 - Trò : Sách , vở , bút.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
 HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
30’
5’
 1 . Ổn định tổ chức :
 2 . Kiểm tra bài cũ :
- Tìm x:
 x : 5 = 8
 x : 4 = 7
- Giáo viên nhận xét.
 3. Bài mới : Giới thiệu
- GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 :
- Hoàn thanh bài tập trong ngày.
- Ngày hôm nay em đã được học những gì ?
- Các em đã làm hoàn thành bài tập chưa?
( Nếu chưa hoàn thành giáo viên cho cả lớp hoàn thành tiếp các bài tập còn từ sáng)
* Hoạt động 2 :
- Luyện kiến thức đã học.
 Luyện tập.
- GV hướng dẫn học sinh làm trong vở bài tập toán.
- Yêu cầu HS sinh đọc đầu bài.
- Yêu cầu của bài là gì?
- GV HD HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét.
- Kiến thức nâng cao.
Bài 1: 
Bốn bạn Hùng, Cường, Trung, Dũng bằng tuổi nhau và hiện nay đều 6 tuổi. Tính tuổi của bốn bạn 3 năm sau.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Giáo viên quan sát giúp đỡ HS yếu.
- Gọi HS lên trình bày bài.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét.
Bài 2: 
Tìm số lớn nhất có hai chữ số mà tích hai chữ số của số đó bằng 24.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Giáo viên quan sát giúp đỡ HS yếu.
- Gọi HS lên trình bày bài.
- Giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 3 :
4 . Tổng kết – dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát .
- Học sinh lên bảng làm bài.
- Lớp làm vào vở.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh trả lời.
- HS làm hoàn thành các bài tập trong vở bài tập.
- HS theo dõi.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS trả lời.
- HS theo dõi.
- HS lên bảng làm bài.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- HS trả lời.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh lên làm bài.
- HS lên tóm tắt đầu bài và giải. 
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- HS trả lời.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh lên bảng làm bài.
 Giải
Theo đầu bài ta có:
3 x 8 = 24 83 , 38
4 x 6 = 24 64 , 46
Vậy số lớn nhất có hai chữ số mà tích hai chữ số của số đó bằng 24 là số 84.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
TUẦN 28 :
 Thứ hai ngày 31 tháng 3 năm 2014
 Tiết 2: TOÁN
 § 136: Kiểm tra giữa học kì II
I . MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức : - Học sinh :
 - Kiểm tra phép nhân chia trong bảng ( 2, 3, 4, 5 ).
 - Chia một nhóm đồ vật thành 2, 3, 4, 5 phần bằng nhau. 
 - Giải toán bằng một phép tính nhân hoặc một phép chia. 
 - Nhận dạng, gọi đúng tên, tính độ dài đường gấp khúc. 
2. Kĩ năng : 
 - Rèn học sinh biết tính toán nhanh chính xác.
3 . Thái độ :
 - Giáo dục học sinh yêu thích học môn toán.
 ( Lưu ý: những bài tập cần làm theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Thầy : Đề bài .
 - Trò : Sách , vở , bút , thước .
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
 HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
30’
5’
 1 . Ổn định tổ chức :
 2 . Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên nhận xét.
 3. Bài mới : Giới thiệu
- Giáo viên giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 :
- Kiểm tra phép nhân chia trong bảng ( 2, 3, 4, 5 ).
- Chia một nhóm đồ vật thành 2, 3, 4, 5 phần bằng nhau. 
- Giải toán bằng một phép tính nhân hoặc một phép chia. 
- Nhận dạng, gọi đúng tên, tính độ dài đường gấp khúc. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra .
Đề bài :
Đề bài của trường.
* Hoạt động 2 :
4 . Tổng kết – dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát.
- Học sinh chuẩn bị sách , vở .
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh theo dõi .
- Học sinh thực hiện làm bài kiểm tra.
- Học sinh về ôn bài.
- Chuẩn bị bài: Đơn vị, chục, trăm, nghìn.
 Tiết 3+4: TẬP ĐỌC
 § 82+83 : Kho báu
I . MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức : - Học sinh :
 - Đọc rành mạch toàn bài; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ
 Rõ ý. 
 - Hiểu nội dung: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ trên đồng ruộng, người đó 
 có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. ( trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 5 ). 
2. Kĩ năng : 
 - Rèn học sinh đọc lưu loát , rõ ràng, thể hiện được hành động của hai 
 con người khi họ tìm vàng.
3 . Thái độ :
 - Giáo dục học sinh biết yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động mới có ấm 
 no, hạnh phúc.
 ( Lưu ý những câu hỏi cần trả lời theo chuẩn kiến thức kĩ năng.)
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Thầy : Phấn màu , bảng phụ , tranh SGK.
 - Trò : Sách , vở , bút.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
 HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
35’
35’
5’
 1 . Ổn định tổ chức :
 2 . Kiểm tra bài cũ :
- Đọc thuộc lòng bài: Bé nhìn biển.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới : Giới thiệu
- Giáo viên giới thiệu bài . 
* Hoạt động 1 :
Luyện đọc.
a) Đọc mẫu:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- Gọi học sinh đọc cả bài.
- Gọi học sinh đọc phần chú giải.
b) Hướng dẫn phát âm từ khó.
- Gọi học sinh tìm từ cần phát âm.
- GV HD dẫn đọc.
- Gọi học sinh đọc cá nhân.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh.
c) Hướng dẫn học sinh ngắt giọng câu văn dài.
- GV HD đọc ngắt giọng câu văn dài.
- Gọi học sinh đọc ngắt giọng câu văn dài.
- Giáo viên sửa cho học sinh
d) Đọc từng đoạn.
- Bài này chia làm mấy đoạn.
- GV cho HS đọc nối tiếp mỗi HS đọc một câu, cả tổ đọc đồng thanh.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm nối tiếp từng đoạn trong nhóm.
- Gọi học sinh đọc nối tiếp theo từng đoạn trước lớp.
- GV nhận xét.
e) Thi đọc.
- Tổ chức các nhóm thi đọc đồng thanh theo đoạn.
- GV nhận xét.
- Gọi HS thi đọc cá nhân.
- GV nhận xét.
g) Cả lớp đọc đồng thanh.
- Giáo viên cho cả lớp đọc đồng thanh.
- Giáo viên theo dõi.
* Hoạt động 2 :
Tìm hiểu bài.
- Gọi HS đọc lại bài một lượt.
- Gọi HS đọc đoạn 1.
+ Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân.
+ Nhờ chăm chỉ làm ăn, họ đã đạt được điều gì?
- Gọi HS đọc đoạn 2.
+ Tính nết của hai con trai của họ như thế nào?
+ Tìm từ ngữ thể hiện sự mệt mỏi, già nua của hai ông bà?
+ Trước khi mất, người cha cho con biết điều gì?
- Gọi HS đọc đoạn 3.
+ Theo lời cha, hai người con đã làm gì?
+ Kết quả ra sao?
+ Theo em, kho báu mà hai anh em tìm được là gì?
+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
- GV tổ chức HS luyện đọc nối tiếp theo đoạn.
- GV nhận xét .
* Hoạt động 3 :
4 . Tổng kết – dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát.
- HS đọc bài.
- Học sinh khác nhận xét.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh đọc thầm.
- Học sinh đọc to , rõ ràng.
- Học sinh đọc chú giải.
- Học sinh tìm từ khó:
Nông dân, quanh năm, hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, lặn mặt trời, cây lúa, lúc nào, làm lụng, lâm bệnh nặng, đàng hoàng, hão huyền, trồng lúa.
- HS theo dõi.
- Học sinh đọc cá nhân.
- HS đọc đồng thanh.
- HS theo dõi.
- Học sinh đọc ngắt giọng câu văn dài.
- HS nêu các đoạn như SGK.
- HS đọc nối tiếp mỗi HS đọc một câu, cả tổ đọc đồng thanh.
- Học sinh đọc thầm nối tiếp từng đoạn trong nhóm.
- Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp.
- Các nhóm thi đọc đồng thanh theo đoạn.
- NHóm khắc theo dõi nhận xét.
- HS tham gia thi đọc cá nhân.
- HS nhận xét.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp đọc theo dõi.
+ Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng trở về khi đã lặn mặt trời. Họ hết cấy lúa, lại trồng khoai .
+ Họ gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.
- HS theo dõi.
+ Hai con trai lười biếng, ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền.
+ Già lão, qua đời, lâm bệnh nặng.
+ Người cha dặn: Ruộng nhà có một kho báu các con hãy tự đào lên mà dùng.
- HS đọc thầm.
+ Họ đào bới cả đám ruộng lên để tìm kho báu.
+ Họ chẳng thấy kho báu đâu và đành phải trồng lúa
+ Sự chăm chỉ, chuyên cần.
+ Chăm chỉ lao động sẽ được ấm no, hạnh phúc.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Học sinh về ôn bài.
- Chuẩn bị bài: Cây dừa.
 Buổi chiều 
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 Tiết 1: Đọc sách
 I . MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức : - Rèn học sinh đọc thông thạo, lưu loát.
 - Thông qua giờ đọc sách giúp học sinh hiểu biết thêm về sách, 
 truyện Việt Nam.
2. Kĩ năng : 
 - Rèn học sinh tính ham mê đọc sách và thích sách, truyện.
3 . Thái độ :
 - Giáo dục học sinh biết yêu quí và trân trọng sách truyện.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Thầy : Câu hỏi.
 - Trò : Sách , truyện thư viện nhà trường.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
 HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
30’
5’
 1 . Ổn định tổ chức :
 2 . Kiểm tra bài cũ :
- Em có hay đọc sách, đọc truyện không.
- Giáo viên nhận xét.
 3. Bài mới : Giới thiệu
- Hôm nay cô cùng các em đọc sách trên phòng thư viện nhà trường.
* Hoạt động 1 :
Tự đọc sách.
- GV cho học sinh đọc sách tự do trên thư viện nhà trường.
- GV theo dõi giúp HS yếu.
* Hoạt động 2 :
Kiểm tra kiến thức.
- Em vừa đọc sách, truyện gì?
- Nội dung của sách, truyện đó nói về điều gì?
- Em cần học tập gì ở sách, truyện em vừa đọc?
* Hoạt động 3 :
Kể lại truyện em vừa đọc.
- GV gọi học sinh lần lượt lên kể lại truyện em vừa đọc.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 4 :
4 . Củng cố – dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát .
- Học sinh trả lời.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh theo dõi.
- HS tự chọn sách, truyện em thích để đọc.
- HS trả lời.
- HS nêu nội dung sách, truyện.
- HS nêu.
- Học sinh lần lượt lên kể lại truyện em vừa đọc.
- Học sinh về sưu tầm sách, truyện hay có ích để đọc.
 LUYỆN ÂM NHẠC
 Tiết 2: Ôn bài hát: Chú ếch con
 I . MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : - Củng cố kiến thức đã học
 - HS biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
2. Kĩ năng : 
 - Rèn học sinh có kĩ năng hát đúng giai điệu.
3 . Thái độ :
 - Giáo dục học sinh có ý thức nghiêm túc khi học hát.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Thầy : Bài hát, phách.
 - Trò : Sách , vở , bút, phách.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
30’
5’
 1 . Ổn định tổ chức :
 2 . Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh hát bài hát đã được học mà em thích.
- Giáo viên nhận xét.
 3. Bài mới : Giới thiệu
* Hoạt động 1 :
- GV hướng dẫn HS ôn bài hát: 
Chú ếch con.
- Bài hát này của tác giả nào?
- Nội dung bài hát nói về gì?
- Cho HS nghe băng hát mẫu 1 lượt.
- Gọi HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- Cho HS ôn hát từng câu, mỗi câu 
cho HS hát hai, ba lần.
- Gọi HS lên hát trước lớp.
- HS hát theo tổ, dãy, cả lớp.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp với vận
động phụ hoạ:
- Hát kết hợp với vỗ (Gõ) đệm theo
phách và tiết tấu lời ca.
- Cho HS hát kết hợp với vỗ (Gõ )
đệm theo tiết tấu lời ca. Chú ý những chỗ có dấu lặng sẽ không gõ nhưng vẫn phải giữ đều nhịp.
- Gọi HS đứng vừa hát vừa nhún chân theo nhịp một cách nhịp nhàng.
- Tổ chức các nhóm lên hát kết hợp phụ họa.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 3 :
4 . Tổng kết – dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát .
- Học sinh hát.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS nêu
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe.
- Nghe băng mẫu 
- Cả lớp theo dõi.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
- HS lên hát.
- HS hát theo tổ, dạy, cả lớp.
- Hát và vỗ tay (gõ) đệm theo phách, sử dụng các nhạc cụ gõ: Song loan, thanh phách, trống nhỏ.
- Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Từng tốp đứng hát theo hướng dẫn của GV.
- Các nhóm lên hát.
- HS nhận xét.
- Học sinh về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 HƯỚNG DẪN HỌC
 Tiết 4: Luyện phát âm và viết đúng phụ âm l / n
 I . MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức : - Học sinh:
 - Luyện phát âm l/n qua bài văn, thơ.
 - Viết đúng với các từ, câu, đoạn có chứa phụ âm l/n.
 - Hs có ý thức rèn viết đúng hai phụ âm l/n.
2. Kĩ năng : 
 - Rèn học sinh có kĩ năng phát âm chuẩn.
3 . Thái độ :
 - Giáo dục học sinh có ý thức tự luyện đọc, viết, nói các từ có phụ âm 
 l/n.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Thầy : Phấn màu , bảng phụ, đoạn văn, thơ có l / n.
 - Trò : Sách , vở , bút.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
 HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
 1 . Ổn định tổ chức :
 2 . Kiểm tra bài cũ :
- HS viết từ : lim dim, nước lã, lí nhí, gian nan.
- Giáo viên nhận xét.
 3. Bài mới : Giới thiệu
- GV giới thiệu bài.
- GV hướng dẫn học sinh luyện đọc và viết đúng phụ âm l/n.
- Cả lớp hát .
- Học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
12’
* Hoạt động 1 :
- Luyện phát âm l - n.
1. Luyện nói : 
- Liên thấy Liễu tô son lòe loẹt liền nói trẻ con không nên làm thế. Liễu lườm ngoa nguýt nói Liên là cụ non lên lớp. Liên gặp Lan, Nam, Linh nói là Liễu nóng nảy quá nên nhờ Lan, Nam, Linh lựa lời nói lại cho Liễu hiểu. Ba bạn cùng cường nói là Liên phải thông cảm vì Liễu lớn lên trong một gia đình mà bố, mẹ, anh, chị đều là diễn viên, vì thế Liễu chỉ bắt chước mà thôi.
- Gv đọc.
- Yêu cầu HS tìm các tiếng có âm l/n.
- Yêu câu học sinh phát âm các từ đó.
- Yêu cầu luyện đọc từng câu.
- Yêu cầu đọc bài.
- GV chốt: 
+ Khi đọc những tiếng có phụ âm l ta đọc như thế nào?
+ Khi đọc những tiếng có âm đầu n ta đọc như thế nào?
- Thi đọc đúng.
- GV nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
 10’
* Hoạt động 2 :
2. Luyện viết đúng l/n: 
 Tôi bám theo Lan đến một ngôi nhà tồi tàn. Bây giờ tôi mới hiểu rằng nhà bạn nghèo lắm! Mẹ thì bị bệnh, bố đi đạp xích lô để kiếm tiền nuôi cả nhà. Còn Lan phải đi làm thuê để có tiền mua thuốc cho mẹ. Thế mà tôi đã hiểu lầm Lan.
Sáng hôm sau, tôi đemchuyện kể cho các bạn trong lớp nghe, ai cũng xúc động, nhận ra ặ vô tâmcủa mình. Thế là cả lớp phát động phong trào: “Góp tiền tiết kiệm, giúp đỡ các bạn nghèo vượt khó”.
 8’
* Hoạt động 3 :
3. Luyện nghe:
- Gv đọc câu có tiếng chứa l / n HS luyện nghe và viết lại vào vở.
Long lanh, lên non,lòa xòa, cây na, nết na, cái loa, loắt choắt,nôm na, loăn quăn, luẩn quẩn, nu na nu nống, lí luận, lúa nếp là lúa nếp non, nề nếp, lưng chừng, lặng lẽ.
- Giáo viên nhận xét bài.
- GV thu chấm và nhận xét
- HS lắng nghe và viết vào vở.
- HS đổi vở và kiểm tra nhau.
- Học sinh nhận xét.
 5’
* Hoạt động 4 :
4 . Củng cố – dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba ngày 1 tháng 4 năm 2014
 Tiết 1: TOÁN
 § 137: Đơn vị, chục, trăm, nghìn
I . MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức : - Học sinh :
 - Biết quan hệ giữa đơn vị và chục; giữa chục và trăm; biết đơn vị nghìn, 
 quan hệ giữa trăm và nghìn.
 - Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm.
2. Kĩ năng : 
 - Rèn học sinh biết tính toán nhanh chính xác.
3 . Thái độ :
 - Giáo dục học sinh yêu thích học môn toán .
 ( Lưu ý: những bài tập cần làm theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Thầy : Các ô vuông.
 - Trò : Sách , vở , bút.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
 HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
30’
5’
 1 . Ổn định tổ chức :
 2 . Kiểm tra bài cũ :
- Tính:
 8 x 1 = 1 x 4 =
 1 x 5 = 7 x 1 =
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới : Giới thiệu 
- Giáo viên giới thiệu bài . 
* Hoạt động 1 :
Ôn tập về đơn vị, chục và trăm. 
- GV gắn các số ô vuông 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 lên bảng và hỏi HS.
+ Cô có mấy đơn vị?
+ 10 đơn vị còn bằng mấy chục?
- GV gắn các số ô vuông 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100 lên bảng và hỏi HS.
+ 1 chục còn gọi là bao nhiêu?
+ 2 chục còn gọi là bao nhiêu?
+ 3 chục còn gọi là bao nhiêu?
+ 4 chục còn gọi là bao nhiêu?
+ 5 chục còn gọi là bao nhiêu?
+ 10 chục bằng bao nhiêu?
Giới thiệu số tròn trăm.
- GV gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100, 200, 300, 400, 500, 600, 700, 800, 900.
+ Cô có mấy trăm?
- Gọi HS lên bảng viết.
- GV HD học sinh đọc các số tròn trăm.
- GV đọc các số tròn trăm cho HS viết vào bảng con.
+ Thế nào là số tròn trăm?
- Gọi HS đọc các số tròn trăm.
Giới thiệu 1000.
- GV gắn lên bảng 10 hình vuông, mỗi hình vuông biểu diễn 100.
+ Cô có mấy trăm?
+ 10 trăm còn bằng bao nhiêu?
- GV viết: 10 trăm = 1 nghìn.
- Cho cả lớp đọc.
* 1 nghìn được viết bởi 4 chữ số đó là số 1 và 3 chữ số 0 viết đằng sau.
- GV đọc 1 nghìn cho HS viết bảng con.
+ 1 chục bằng mấy đơn vị?
+ 1 trăm bằng mấy chục?
+ 1 nghìn bằng mấy trăm?
* Hoạt động 2 :
Luyện tập
Bài 1 : ( tr 138 SGK )
Đọc viết ( theo mẫu )
* Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài .
- Gọi học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét bài .
* Nếu còn thời gian cho học sinh hoàn thành các phép tính còn lại.
* Hoạt động 3 :
4 . Tổng kết – dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát.
- Học sinh lên bảng làm bài .
- Cả lớp làm vào vở.
- Học sinh nhận xét .
- Học sinh lắng nghe.
- HS trả lời.
- Bằng 1 chục.
+ Là 10.
+ Là 20.
+ Là 30.
+ Là 40.
+ Là 50.
+ Bằng 1 trăm.
- HS trả lời.
- HS lên viết: 100, 200, 300, 400, 500, 6

File đính kèm:

  • docTUAN_27_VA_28.doc
Giáo án liên quan