Giáo án Các môn Khối 2 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021

Thứ 5 ngày 18 tháng 3 năm 2021

 Chính tả

BÉ NHÌN BIỂN

I.Mục tiêu:

- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 3 khổ thơ 5 chữ.

- Làm bài được BT(2)a, (3)b.

 Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt

II.Đồ dùng :

 Bảng phụ chép sẵn bài tập 3b.

II.Hoạt động dạy- học:

A.Khởi động:

- TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể bài “ Nét chữ, càng ngoan”

 - HS viết bảng con : Bé ngã, đỡ, bé ngủ.

- GV nhận xét. Giới thiệu bài

B.Khám phá:

1.Hướng dẫn nghe viết: (18p)

- GV đọc bài chính tả 1 lần.

- 1HS đọc lại bài chính tả.

- GV hỏi: + Mỗi dòng thơ có mấy tiếng? (có 4 tiếng)

 + Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở?

- GV đọc bài rút ra từ khó: HD HS viết bảng con các từ:

- Tưởng rằng, bãi giằng, biển mệt, gọng vó .

- GV đọc bài, HS lắng nghe và viết vào vở chính tả.

- GV đọc thong thả, HS khảo bài.

- GV nhận xét vở, chữa bài.

C. Thực hành(.Hướng dẫn làm bài tập): (7p)

Bài 2: HS đọc yêu cầu: Tìm tên các loài cá (HĐ nhóm đôi)

-HS nêu miệng

b.Bắt đầu bằng tr

- HS làm vào vở, GV theo dõi sửa sai.

Bài 3b: Tìm tiếng có thanh ngã, thanh hỏi.

+HS hỏi đáp nhóm đôi

+ GV nhận xét.

+Trái nghĩa với khó.

+Chỉ bộ phận cơ thể ở ngay bên dưới đầu.

+Chỉ bộ phận cơ thể dùng để ngửi

- HS trả lời miệng: dễ- cổ- mũi.

- GV nhận xét

D. Vận dụng: (2p)

- HS nhắc lại bài viết.

-HS nhắc lại quy tăc tr/ ch

- Về nhà nhớ luyện viết lại cho đẹp.

 

doc29 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Khối 2 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơ (đọc câu)
+ HS tiếp nối từng câu.
+ GV ghi bảng: Tưởng rằng, khiêng, kéo co, phì phò, giằng,... 
+ HS đọc cá nhân
+ Đọc chú giải nhóm đôi.
- Đọc đoạn (HĐ nhóm 4)
- Mỗi em đọc một khổ thơ trong nhóm.
GV hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ.
Bãi giằng với sóng/
Chơi trò kéo co//
- Đọc nhóm trước lớp.
- HS nhận xét lẫn nhau.
C.Thực hành: (Hướng dẫn tìm hiểu bài): (15p) (HĐ nhóm 4)
- HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.
- Nhóm trưởng điều hành.
- Đọc thầm đoạn bài và trả lời câu hỏi : 
+ Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng? (Tưởng rằng biển nhỏ/ Mà to bằng trời./ Như con sóng lớn./ Chỉ có một bờ./ Biển to lớn thế.)
+ Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con? (Bãi giằng với sóng/ chơi trò kéo co. Nghìn con sóng khoẻ./ lon ta lon ton. Biển to lớn thế./ vẫn là trẻ con.)
+ Đặt câu với từ lon ton
* Những chú gà con chạy lon ton theo mẹ.
- Tìm từ trái nghĩa với từ khoẻ ? 
- HS đọc các câu thơ trên.
+ Em thích khổ thơ nào? Vì sao?
- HS đọc thầm và trả lời.
- Đi biển các em có được ba mẹ cho ăn hải sản không ? Khi ăn xong em để vỏ của nó ở đâu ?
- Đại diện các nhóm trả lời từng câu hỏi.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét và KL
4.Học thuộc 3 khổ thơ đầu: 
- GV hướng dẫn HS cách đọc thuộc lòng.
- HS đọc nhiều lần cho thuộc 3 khổ thơ đầu.
- HS đọc thuộc lòng
- GV nhận xét.
D. Vận dụng(3p)
- Em có thích biển trong bài thơ này không ? Vì sao
- GV cho HS xem tranh vẽ cảnh biển Nha Trang.
- Em đã lần nào được đi biển chưa?
- Nêu những điều em biết được về phong cảnh biển.
GV: Biển cung cấp cho ta nguồn tài nguyên phong phú : cá, tôm,đồi mồi, ngọc trai, san hô , dầu khí,...
- HS có ý thức giữ vệ sinh môi trường.
-
----------------------------------------------------------------------
 Thứ 4 ngày 17 tháng 3 năm 2021
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
- Biết tính giá trị biểu thức hai dấu phép tính nhân, chia trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5).
- Biết tìm số hạng của một tổng; tìm thừa số.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4.
- Dành cho HS năng khiếu : Bài 5.
1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Gia
2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
II.Đồ dùng:
-Bộ đồ dung Toán
III.Hoạt động dạy học:
A.Khởi động: (5p)
-TBHT điều hành trò chơi: Truyền điện: Tổ chức cho học sinh đọc thuộc lòng bảng chia 5. 
- GV nhận xét. Giới thiệu bài
B.Thực hành:
1.Hướng dẫn làm bài tập: (23p)
Bài 1: Tính (theo mẫu)
- HS đọc yêu cầu và làm vào vở nháp.
- GV làm mẫu: 3 x 4 : 2 = 12 : 2 	
 = 6
 5 x 6 : 3 = 6 : 3 x 5 = 2 x 2 x2 = 
- HS nêu kết quả. HS nhận xét, GV nhận xét chữa bài.
+ Khi thực hiện dãy tính vừa có nhân vừa có chia như phép tính trên ta thực hiện như thế nào? (từ trái sang phải) 
Bài 2: Tìm x (HĐ nhóm đôi) (HS chưa hoàn thành không phải làm bài cuối)
-HS đọc yêu cầu.
 x + 2 = 6 x x 2 = 6 3 + x = 15 3 x x = 15
-HS thảo luận nhóm.
-HS nêu tên thành phần trong phép nhân và phép cộng
? Muốn tìm thừa số chưa biết trong phép nhân ta làm thế nào
? Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào
-HS nêu quy tắc.
 -Làm vào bảng con, 1HS lên bảng làm
- GV nhận xét.
Bài 3 : HSNK đọc yêu cầu và trả lời miệng: Hình nào đã được tô màu
. số ô vuông?
. số ô vuông? A B
. số ô vuông?
. số ô vuông? C D
Bài 4: HS đọc bài toán và phân tích bài toán(HĐ nhóm 4)
+ Bài toán cho biết gì ?( Mỗi chuồng có 5 con thỏ )
+ Bài toán hỏi gì?( Hỏi 4 chuồng có bao nhiêu con thỏ?)
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
 Bài giải
 Số thỏ trong 4 chuồng có là:
 5 x 4 = 20 (con thỏ)
 Đáp số: 20 con thỏ
Bài 5: Trò chơi ghép hình (Dành cho HSNK)
- GV nêu yêu cầu của trò chơi: mỗi nhóm có 4 hình tam giác, từ 4 hình tam giác đó các em ghép thành 1 hình chữ nhật.
- Các nhóm thi nhau ghép, nhóm nào nhanh đúng nhóm đó thắng cuộc.
- GV nhận xét.
C.Vận dụng: 2’
- Giải bài toán sau: 1 lọ hoa có 5 bông hoa. Hỏi 4 lọ hoa như thế có tất cả bao nhiêu bông hoa? 
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
----------------------------------------------------------------
Tập đọc
 TÔM CÀNG VÀ CÁ CON( T1)
I.Mục tiêu:
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý ; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài.
 Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ
 Phẩm chất: HS hiểu thêm về một số loài cá ở biển.
II.Đồ dùng :
-Tranh SGK
III.Hoạt động dạy học:
A.Khởi động : (5’)
- Tiết trước ta học bài gì ?.
- HS trả lời
- 3HS đọc thuộc lòng bài thơ Bé nhìn biển và trả lời câu hỏi ở SGK
- GV nhận xét. Giới thiệu bài
B.Khám phá: 
1,.Hướng dẫn luyện đọc: (28’)
a.GV đọc mẫu toàn bài.
b.Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ .
- Đọc từng câu:
+HS đọc nối tiếp từng câu.
+GV ghi bảng : nắc nỏm, ngoắt, quẹo, xuýt xoa,
+GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân,.
* HS đọc chú giải theo cặp đôi.
- Đọc đoạn trong nhóm 4 : NT phân công các bạn đọc
+GV : Khi đọc cần nhấn giọng những từ gợi tả biệt tài của Cá Con trong đoạn văn sau:
.Cá Con lao về phía trước , /đuôi ngoắt sang trái.// Vút cái, / nó đã nguẹo phải. // Bơi một lát, / Cá Con lại uốn đuôi sang phải. // Thoắt cái, / nó lại quẹo trái. // Tôm Càng thấy vậy phục lăn. //
+HS đọc lại câu dài, GV nhận xét.
+GV giải thích thêm: phục lăn: (rất khâm phục) ; áo giáp: (bộ đồ được làm bằng vật liệu cứng, bảo vệ cơ thể.)
-GV gọi một số nhóm đọc bài trước lớp
- Các nhóm nhận xét- GV nhận xét
C.Vận dụng: (2’)
- 1HS đọc lại bài. Nhận xét chung giờ học.
- Về nhà đọc lại bài.
 ----------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN.
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO ?
I.Mục tiêu:
- Nắm được một số từ ngữ về sông biển (BT1, BT2)
- Bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi với Vì sao ?(BT3).
Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ
 Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học
II.Đồ dùng:
 Bảng phụ chép sẵn bài tập 1, 2.
III.Hoạt động dạy-học:
A. Khởi động: 4’
- Điền tên con vật vào chổ chấm: Khoẻ như; Nhát như
- GV nhận xét. Giới thiệu bài
B. Thực hành:
1. Hướng dẫn làm bài tập: (25p)
Bài tập 1: (Miệng)
- 1HS đọc yêu cầu: Tìm các từ ngữ có tiếng biển.
 M: Tàu biển ,biển cả.
- Các từ tàu biển, biển cả có mấy tiếng?
- Ở mỗi từ trên tiếng biển đứng trước hay đứng sau?
- HS trả lời.
- GV viết sơ đồ cấu tạo từ trên bảng.
 biển
 biển
Biển cả, biển khơi, biển xanh , biển lớn 
Tàu biển, sóng biển, nước biển cỏ biển, tụm biển, cua biển, rong biển, bói biển, bờ biển 
HS thảo luận nhóm đôi tìm từ .
Các nhóm nêu miệng.
 GV ghi bảng.
Bài tập 2: (HĐ nhóm đôi))
-1HS đọc yêu cầu: Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với nghĩa sau.
a.Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
b.Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi.
c.Nơi đất trũng chứa nước, tương đối rộng và sâu, ở trong đất liền.
 (suối, hồ, sông)
- GV chữa bài:
 a. sông ; b. suối ; c. hồ
- HS trả lời, lớp nhận xét.
 * Kể them các hồ, sông, suối mà em biết ? ( HS có thể kể:... hồ Ba Bể, Hồ Xuân Hương, Hồ than thở, suối Lê-nin, suối Tiên
Bài tập 3: (miệng)
-1HS đọc yêu cầu: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau .
 Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.
- HS đặt câu hỏi
- GV nhận xét.
* Bỏ phần in đậm trong câu rồi thay vào câu từ để hỏi phù hợp. Chuyển từ để hỏi lên vị trí đầu câu hoặc cuối câu .
- Cá nhân: Vì sao không được bơi ở đoạn sông này ?
Bài tập 4: (HĐ nhóm 4)
-1HS đọc yêu cầu: Trả lời các câu hỏi dựa vào bài Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
-HS thảo luận nhóm đôi thống nhất trả lời các câu hỏi rồi làm vào vở.
a.Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương?
b.Vì sao Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh?
c.Vì sao ở nước ta có nạn lụt?
-HS trả lời trong nhóm trước lớp.
-HS nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét.
-HS tự hoàn thành vào vở.
- Lớp cùng GV nhận xét.
C. Vận dụng: 2’
- Viết một đoạn văn khoảng 2- 3 câu nói về sông biển
-GV gọi HS đọc miệng.
-GV nhận xét.
-Nhận xét giờ học.
-----------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 18 tháng 3 năm 2021
 Chính tả
BÉ NHÌN BIỂN
I.Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 3 khổ thơ 5 chữ.
- Làm bài được BT(2)a, (3)b.
 Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. 
Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt
II.Đồ dùng :
 Bảng phụ chép sẵn bài tập 3b.
II.Hoạt động dạy- học:
A.Khởi động:
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể bài “ Nét chữ, càng ngoan”
 - HS viết bảng con : Bé ngã, đỡ, bé ngủ.
- GV nhận xét. Giới thiệu bài
B.Khám phá:
1.Hướng dẫn nghe viết: (18p)
- GV đọc bài chính tả 1 lần.
- 1HS đọc lại bài chính tả.
- GV hỏi: + Mỗi dòng thơ có mấy tiếng? (có 4 tiếng)
 + Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở? 
- GV đọc bài rút ra từ khó: HD HS viết bảng con các từ:
- Tưởng rằng, bãi giằng, biển mệt, gọng vó. 
- GV đọc bài, HS lắng nghe và viết vào vở chính tả.
- GV đọc thong thả, HS khảo bài.
- GV nhận xét vở, chữa bài.
C. Thực hành(.Hướng dẫn làm bài tập): (7p)
Bài 2: HS đọc yêu cầu: Tìm tên các loài cá (HĐ nhóm đôi)
-HS nêu miệng
b.Bắt đầu bằng tr
- HS làm vào vở, GV theo dõi sửa sai.
Bài 3b: Tìm tiếng có thanh ngã, thanh hỏi.
+HS hỏi đáp nhóm đôi
+ GV nhận xét.
+Trái nghĩa với khó. 
+Chỉ bộ phận cơ thể ở ngay bên dưới đầu.
+Chỉ bộ phận cơ thể dùng để ngửi
- HS trả lời miệng: dễ- cổ- mũi.
- GV nhận xét
D. Vận dụng: (2p)
- HS nhắc lại bài viết.
-HS nhắc lại quy tăc tr/ ch
- Về nhà nhớ luyện viết lại cho đẹp. 
---------------------------------------------------------------------
Toán
GIỜ, PHÚT
I.Mục tiêu:
- Biêt 1 giờ có 60 phút .
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6.
- Biết đơn vị đo thời gian : Giờ phút.
- Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian.
- Các bài tập cần làm : Bài 1,2,3.
 Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao 
 Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. 
II.Đồ dùng:
- Mô hình đồng hồ, đồng hồ để bàn.
III.Hoạt động dạy học:
A.Khởi động: (5’)
- Lớp trưởng điều hành chơi trò chơi “ Truyền điện”
- Ôn các bảng chia đã học.
- GV nhận xét. Giới thiệu bài
B.Khám phá:
1.Giới thiệu cách xem giờ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6): (12’)
a.GV đưa đồng hồ ra và nói: Ta đã học đơn vị đo thời gian là giờ. Hôm nay ta học thêm một đơn vị đo thời gian khác. GV đưa đồng hồ ra để HS tự nhận biết được các khoảng phút trên đồng .
-HS thảo luận nhóm đôi tìm thời gian 60 phút.
-HS trả lời theo nhóm.
-GV nhận xét bổ sung.
- GV viết bảng 1 giờ = 60 phút
- GV cho HS quan sát mô hình đồng hồ, kim đồng hồ chỉ 8 giờ. GV hỏi đồng hồ đang chỉ mấy giờ?
- HS trả lời.
- GV quay tiếp kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 3 và nói: Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 15 phút và viết lên bảng: 8 giờ 15 phút.
- GV tiếp tục quay kim đồng hồ để kim phút chỉ vào số 6 và nói: Lúc này đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi.
- GV ghi: 8 giờ 30 phút hay là 8 giờ rưỡi.
- GV cho HS làm lại các công việc như nêu trên ở mô hình đồng hồ để HS theo dõi và nhận xét.
C.Thực hành: (20’)
Bài 1: (miệng)
- HS đọc yêu cầu: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- HS quan sát đồng hồ trên bàn và trả lời:A: 7 giờ 15 phút ; B . 2 giờ 30 phút hay 2 rưỡi ; C. 11 giờ 30 phút ; D. 3 giờ
Bài 2: HS đọc yêu cầu: Mỗi tranh vẽ ứng với đồng hồ nào.(HĐ nhóm đôi)
- GV phát phiếu cho các nhóm và yêu cầu các nhóm nối.
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện các nhóm đọc kết quả.
 Đồng hồ A hình 4 ; Đồng hồ B hình 3 ; 
- GV nhận xét.
Bài 3 : Tính (theo mẫu) (HS chưa hoàn thành không phải làm 3 bài cuối)
- GV làm mẫu 1 giờ + 2 giờ = 3 giờ 5 giờ – 2 giờ = 3 giờ
 5 giờ + 2 giờ = 9 giờ – 3 giờ =
 4 giờ + 6 giờ = 12 giờ – 8 giờ = 
 8 giờ + 7 giờ = 16 giờ – 10 giờ =
- HS làm vào vở, một HS lên bảng làm.
- GV nhận xét.
D. Vận dụng:2’
- Một giờ có mấy phút ?.
- HS hỏi đáp nhau quay đồng hồ
---------------------------------------------------------------------
 Tập đọc
 TÔM CÀNG VÀ CÁ CON( T2)
I.Mục tiêu:
- Hiểu nội dung : Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm.Tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít.(Trả lời được các câu hỏi1,2,3,5).
- Dành cho HSNK : HS năng khiếu trả lời được câu hỏi 4( hoặc câu hỏi Tôm Càng làm gì để cứu Cá Con?).
Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ
 Phẩm chất: HS biết yêu quý bạn bè và sẵn sàng giúp bạn khi bạn gặp khó khăn.
* GDKNS: - Tự nhận thức : Xác định giá trị bản thân.
II. Hoạt động dạy và học
A.Khởi động :(3’)
- Tiết trước ta học bài gì?.
HS : Tôm Càng và Cá Con( T1)
- 4 em đọc 4 đoạn bài Tôm Càng và Cá Con
- GV cùng HS nhận xét.
 GV nhận xét . Giới thiệu bài
B.Thực hành:( HĐ nhóm 4)
- Một HS đọc lại 5 câu hỏi ở SGK- Lớp chú ý lắng nghe
-GV : Nhiệm vụ của NT điều hành các bạn trong nhóm đọc thầm từng đoạn và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu. Sau đó cử bạn trong nhóm báo cáo trước lớp.
 NT điều hành các bạn đọc và trả lời câu hỏi:
- Khi đang tập ở dưới đáy sông, Tôm Càng gặp chuyện gì ?. ( Tôm Càng gặp một con vật lạ, thân dẹp, hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vẩy bạc óng ánh).
- Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào?. (Bằng lời chào và tự giới thiệu) 
- Đuôi của Cá Con có ích lợi gì ?. (Đuôi vừa làm mái chèo vừa là bánh lái)
- Vẩy của Cá Con có ích lợi gì ?. (là bộ áo giáp bảo vệ thân thể)
- Kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con ?. (Dành HSNK)
Đại diện nhóm báo cáo – Nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét và KL
* Cô có một câu hỏi dành riêng cho các bạn: 
- Em tháy Tôm Càng có gì đáng khen?.
- HS xung phong trả lời được: (Tôm Càng thông minh nhanh nhẹn, dũng 
cảm cứu bạn qua nguy hiểm. Tình bạn của họ ngày càng được khăng khít.)
GV : Đó chính là nội dung bài học hôm nay của chúng ta.
Nhiều học sinh nhắc lại nội dung bài .
.Luyện đọc lại: (10’)
+ Câu chuyện này có mấy nhân vật ?
HS: Câu chuyện có 3 nhân vật ( Tôm Càng, Cá Con, Người đẫn chuyện)
- Gv hướng dẫn đọc đúng lời các nhân vật.
- HS đọc phân vai theo nhóm 3.
- GV gọi một số nhóm lên đọc phân vai- Nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.
- GV nhận xét. Tuyên dương nhóm đọc phân vai tốt.
C.Vận dụng: (2’)
- Hãy kể tên một số loài cá mà em biết?
- Em học được ở Tôm Càng điều gì?. (yêu quý bạn, thông minh dũng cảm cứu bạn)
- Em nào trong lớp ta đã làm được như Tôm Càng hãy kể cho cả lớp nghe.
HS kể việc làm của mình đã giúp bạn trong lớp, trong trường.
-GV khen ngợi và tuyên dương trước lớp.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài.
 ---------------------------------------------------------------------
 Thứ 6 ngày 19 tháng 3 năm 2021
Toán
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I.Mục tiêu:
- Thực hành xem đồng hồ khi kim đồng hồ chỉ vào số 3, số 6.
- Biết đơn vị đo thời gian: giơ, phút.
- Nhận biết các khoảng thời gian 15 phút, 30 phút.
. * Bài tập cần làm: bài tập 1,2,3. 4. 
 Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao 
 Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
II.Đồ dùng:
- Đồng hồ, phiếu học tập bài tập 2.
III.Hoạt động dạy-học:
A. Khởi động: 5’
-Trò chơi “ Đố bạn”
-HS chơi cặp đôi quay đồng hồ rồi hỏi đáp.
-GV nhận xét. Giới thiệu bài
 B.Khám phá: 25
-Hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập.
Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ.? (HĐ nhóm đôi)
- GV cho HS quan sát rồi nêu miệng trong nhóm.
- Đại diện các nhóm nêu miệng. 
 a. 4giờ 15phút ; b. 1giờ rưỡi (1giờ 30 phút) ; c. 9giờ 15phút ; 8giờ 30phút.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 2: Mỗi câu dưới đây ứng với đồng hồ nào? (HĐ nhóm 4)
- GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập.
- Các nhóm làm bài.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
Câu a : ứng với đồng hồ A
Câu b: ứng với đồng hồ D
Câu c: ứng với đồng hồ B
Câu d: ứng với đồng hồ E
Câu e: ứng với đồng hồ C
Câu g: ứng với đồng hồ G
- HS cùng GV nhận xét.
Bài 3: Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ: ( HĐ cá nhân)
 2giờ, 1giờ 30phút, 6giờ 15phút, 5giờ rưỡi.
- HS thực hành quay kim trên mặt đồng hồ.
- HS cùng GV nhận xét.
C. Vận dụng: (5p)
- HS nhắc lại nội dung tiết học.
- GV cho HS hỏi đáp xoay đồng hồ
- Về nhà nhớ xem đồng hồ. 
--------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý. QUAN SÁT TRANH TRẢ LỜI CÂU HỎI
I.Mục tiêu:
- Biết đáp lời đồng ý trong các tình huống giao tiếp thông thường (BT1, BT2).
- Quan sát tranh về cảnh biển, trả lời đúng được các câu hỏi về cảnh trong tranh (BT3).
*GDKNS : Kĩ năng giao tiếp, ứng xử văn hoá .
 Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ
 Phẩm chất: Học sinh hiểu thêm về biển, yêu quý biển. 
II.Đồ dùng:
-Tranh, Bảng phụ viết 4 câu hỏi.
III.Hoạt động dạy-học:
A.Khởi động: (5p)
- 2 HS lên bảng kể câu chuyện Vì sao? 
- GV nhận xét. GV giới thiệu bài
B.Thực hành:
1.Hướng dẫn làm bài tập: ( 24p)
Bài 1: (miệng) (HĐ nhóm đôi)
- HS đọc yêu cầu: Đọc đoạn đối thoại sau SGK. Nhắc lại lời của bạn Hà khi được bố của Dũng đồng ý cho gặp Dũng ?
- HS đọc đoạn đối thoại theo từng cặp.
* Không nhất thiết phải nói nguyên văn từng câu, chữ trong SGK.
 HS1: - Cháu chào bác ạ. Cháu xin phép bác cho cháu gặp bạn Dũng. 
HS2: - Cháu vào nhà đi. Dũng đang học bài đấy.
HS1: - Cháu cảm ơn bác. Cháu xin phép bác.
- GV hỏi: Hà cần nói với thái độ như thế nào? (lễ phép)
 Bố Dũng nói thái độ thế nào? (niềm nở)
- HS nhắc lại lời của Hà khi gặp bố Dũng.
- GV nhận xét.
Bài 2: (HĐ nhóm đôi)
 - 1HS đọc yêu cầu: Nói lời đáp trong đoạn đối thoại sau:
a. Hương cho tớ mượn cái tẩy nhé?
 - Ừ
 b. Em cho anh chạy thử cái tàu thuỷ của em nhé?
 - Vâng
- Gv khuyến khích HS đáp lời đồng ý theo nhiều cách khác nhau, đúng mực với tình huống giao tiếp .
- Lời của bạn Hương cần nói với thái độ như thế nào? (Lời của bạn Hương biểu lộ sự biết ơn)
- Lời của Anh cần nói với thái độ như thế nào? Anh vui vẻ biết ơn vỡ được em cho mượn đồ chơi (là anh cũng biết phải bày tỏ sự cảm ơn em).
 - 2, 3 cặp thực hành hỏi đáp . GV khen ngợi những HS đáp lời đồng ý đúng nghi thức , thể hiện thái độ, lịch sự , chân thành,... VD: 
a. Cảm ơn bạn. / Cảm ơn bạn nhộ/ Mỡnh cầm nhộ/
b. Em ngoan quá!...
Bài 3: (HĐ cá nhân)
- GV cho HS đọc yêu cầu: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- GV treo bảng phụ viết sẵn 4 câu hỏi:
- HS quan sát tranh và đọc kĩ 4 câu hỏi để trả lời.
a.Tranh vẽ cảnh gì? (Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng khi mặt trời mọc)
b.Sóng biển như thế nào? (Sóng biển xanh nhấp nhô)
c.Trên mặt biển có những gì? (Những cánh buồm đang lướt sóng, những chú hải âu đang chao lượn)
d.Trên bầu trời có những gì? (Mặt trời đang dâng lên, những đám mây đang trôi bồng bềnh, đàn hải âu đang bay về phía chân trời.)
*Qua bài tập này em đã hiểu biết rất nhiều về biển. Vậy các em cần phải thể hiện tình cảm của mình đối với biển như thế nào
C.Vận dụng:2’
 - Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4 đến 5 câu tả về cảnh biển mà em yêu thích. 
-*GDTNMT Biển và hải đảo : Qua bài tập làm văn học sinh hiểu thêm về biển, yêu quý biển. 
 -Giáo viên nhận xét tiết học.
 ----------------------------------------------------------------- 
 Hoạt động tập thể
 SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu:
- HS biết nhận xét ưu, nhược điểm của tổ mình trong tuần về các mặt : nề nếp, vệ sinh, học tập,...
- Qua đó HS có ý thức hơn ở tuần sau.
- Kế hoạch trong tuần tới.
II.Hoạt động dạy-học:
1.Đánh giá:
- GV cho HS sinh hoạt tổ.
- Ba tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thảo luận.
- Tổ trưởng của từng tổ lên báo cáo những ưu điểm, nhược điểm của tổ mình ở sổ theo dõi các thành viê

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_khoi_2_tuan_25_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan