Giáo án Các môn Khối 2 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021
Chính tả
VOI NHÀ
I.Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Voi nhà.
- Làm bài tập phân biệt tiếng có âm đầu s / x.
1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II.Đồ dùng :
- Chép sẵn bài tập 2a.
III.Hoạt động dạy học:
A.Khởi động: (5’)
-Tiết trước ta học bài gì?
- HS viết bảng con : 3 tiếng có vần ut, 3 tiềng có vần uc.
- GV nhận xét.Giới thiệu bài
B.Khám phá:
1.Hướng dẫn nghe viết: (20’)
- GV đọc bài chính tả.
- 2HS đọc lại bài chính tả.
- GV hỏi: - Câu nào trong bài chính tả có dấu gạch ngang ?
- Câu nào có dấu chấm than ?
- HS trả lời:
- GV đọc bài, HS lắng nghe và viết vào vở chính tả.
- HS viết xong.
- GV đọc thong thả, HS khảo bài.
- GV nhận, chữa bài.
C. Thực hành: (Hướng dẫn làm bài tập): (8’)
Bài 2a: HS đọc yêu cầu thảo luận nhóm đôi rồi làm vào vở.
(xâu, sâu): . bọ ; . kim ; (xinh, sinh): . sống; . đẹp.
(sắn, xắn): củ .; .tay áo; (sát, xát ): . gạo; . bên cạnh
- HS làm vào vở.
-GV gọi HS chữa bài.
-GV nhận xét, chữa bài.
D. Vận dụng: 3’
- Cho học sinh nêu lại tên bài học.
- Học sinh nêu lại quy tắc chính tả s/x
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học .
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà nhớ luyện viết lại cho đẹp.
- HS quan sát tranh và trả lời nhanh. - GV hỏi : - Vì sao hình B không phải khoanh vào một phần tư số con thỏ?. - Vì sao em cho là hình A đã khoanh vào một phần tư số con thỏ?. (Vì hình A có tất cả 8 con thỏ và đã khoanh vào 2 con thỏ, có 4 phần mỗi phần có 2 con thỏ.) - GV nhận xét. D.Vận dụng: 3’ - Tô màu vào số ô vuông ở mỗi hình sau: -HS xung phong lên bảng tô màu. GV: Có 24 cái nhãn vở. số nhãn vở đó là bao nhiêu cái? -HS trả lời miệng. - GV nhận xét giờ học. ---------------------------------------------------------------- Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY I.Mục tiêu: - Nắm được một số từ ngữ chỉ tên, đặc điểm của các loại vật (BT1, BT2). - Biết đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3). 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. 2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II.Hoạt động dạy học: A.Khởi động : 5’ GV hướng dẫn chơi trò chơi: Mời ban đặt câu: +Nội dung chơi đưa ra các câu nói để học sinh đặt câu hỏi tương ứng: + Trâu cày rất khỏe. + Ngựa phi nhanh như bay. + Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, Sói thèm rõ dãi. + Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười khành khạch. Ví dụ: + Trâu cày như thế nào? + Ngựa phi như thế nào? +Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, Sói thèm như thế nào? + Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười như thế nào? - GV nhận xét. Giới thiệu bài B.Thực hành: 1.Hướng dẫn làm bài tập: (30’) Bài tập 1: Trò chơi “ Ai nhanh ai thắng” - 1HS đọc yêu cầu: Chọn mỗi con vật trong tranh vẽ bên một từ chỉ đúng đặc điểm của nó.(tò mò, nhút nhát, dữ tợn, tinh ranh, hiền lành, nhanh nhẹn) - HS nêu tên các con vật trong tranh. - GV nêu cách chơi: Lớp làm thành 6 mỗi nhóm một tên con vật trong tranh, khi nghe cô hô tên con vật nào thì nhóm đó đứng dậy nói từ chỉ đặc điểm và ngược lại. VD: GV nói: Nai, HS đáp : Hiền lành.; GV nói Hiền lành, HS hô: Nai - HS thực hành. - GV nhận xét chốt ý chính: Cáo tinh ranh, Gấu trắng tò mò, Thỏ nhút nhát, Sóc nhanh nhẹn, Nai hiền lành, Hổ dữ tợn. - GV nhận xét Bài tập 2: (HĐ nhóm đôi) - 1HS đọc yêu cầu: Hãy chọn tên con vật thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây. a.Dữ như ...... c.Khoẻ như ..... b.Nhát như ... d.Nhanh như .... (thỏ, voi, hổ (cọp) , sóc) - Đại diện một số nhóm lên trả lời. - Các nhóm khác bổ sung, GV chữa bài. a.Dữ như hổ. c.Khoẻ như voi. b.Nhát như thỏ. d.Nhanh như sóc. Bài tập 3: (Viết) - 1HS đọc yêu cầu: Điền dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống. - GV treo bảng phụ. - HS đọc thảo luận nhóm đôi rồi điền vào vở. Từ sáng sớm Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú Hai chị em mặc áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang Ngoài đường người và xe đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú trẻ em chạy nhảy tung tăng. - GV gợi ý: Sau ô trống mà không phải tên riêng mà được viết hoa thì trong ô trống ta điền dấu chấm. - GV nhận xét vở. - GV gọi HS đọc lại đoạn văn trên ngắt nghỉ . - GV nhận xét chữa bài D. Vận dụng: 3’ - HS nêu lại tên bài học - Nêu tên con vật thích hợp vào mỗi chỗ chấm: + Đông như ... Chậm như ... Nhanh như ... - GV nhận xét giờ học. ---------------------------------------------------------------- Thủ công ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH (Tiêt 2) I.Mục tiêu: - Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp các hình đã học. - Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất một sản phẩm đã học. - Với học sinh khéo tay: Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất hai sản phẩm đã học. Có thể gấp, cắt, dán được sản phẩm mới có tính sáng tạo. 1.Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá đồ vật; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Thẩm mĩ. 2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh hứng thú và yêu thích môn học. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : A. Khởi động: 3’ - TBVN bắt nhịp cho lớp hát bài Đôi bàn tay khéo léo - Kiểm tra đồ dùng học tập phục vụ tiết học. - Giới thiệu bài mới B. Thực hành: 27’ - Gọi học sinh nhắc lại nội dung các bài gấp, cắt, dán đã học. *Việc 2: Giao nhiệm vụ học tập - Đưa ra yêu cầu: Hãy chọn 1 trong các nội dung đã học như gấp, cắt, dán hình tròn, các biển báo giao thông, phong bì, thiếp chúc mừng để gấp, cắt, dán. - Cho học sinh quan sát lại các mẫu gấp, cắt, dán đã học một lần. - Cho học sinh thực hành.(HĐ nhóm đôi) - Giáo viên đi quan sát và nhắc nhở chung: Nếp gấp, cắt phải thẳng, dán cân đối, phẳng, đúng quy trình kĩ thuật, màu sắc hài hòa, phù hợp. Ngoài ra, giáo viên quan sát gợi ý, giúp đỡ những em còn lúng túng hoàn thành sản phẩm. *Việc 3: - Yêu cầu học sinh trưng bày sản phẩm. *Đánh giá: Sau khi học sinh trưng bày sản phẩm xong, đánh giá bài của học sinh theo 2 mức: - Hoàn thành: Nếp gấp, đường cắt thẳng. Thực hiện đúng quy trình, dán cân đối, phẳng. - Chưa hoàn thành: Nếp gấp, đường cắt không thẳng. Thực hiện không đúng quy trình. Chưa làm ra sản phẩm. + GV đánh giá sản phẩm của HS C.Vận dụng: 5’ - Nhắc lại nội dung tiết học. - Một số HS nêu lại quy trình cách cắt, gấp, dán phong bì, thiếp chúc mừng gấp, cắt, dán hình tròn, các biển báo giao thông,... - Giáo viên kết luận chung. Tuyên dương học sinh có sản phẩm đẹp ------------------------------------------------------------------ Tập đọc VOI NHÀ I.Mục tiêu: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong bài . - Hiểu nội dung bài: Voi rừng được dạy thành voi nhà làm nhiều việc có ích giúp con người.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK). * GDKNS: - Ra quyết định. 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. 2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh biết bảo vệ con vật quý hiếm II.Đồ dùng: -Tranh SGK III.Hoạt động dạy học: A.Khởi động: (5’) - 3 HS phân vai đọc bài Quả tim Khỉ. GV nhận xét. - Cả lớp hát bài “ Chú voi con ở bản Đôn” Giới thiệu bài mới B.Khám phá: 1.Luyện đọc: (20’) a.GV đọc mẫu toàn bài. b.Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ mới. - Đọc từng câu: + HS tiếp nối đọc từng câu + GV ghi bảng: khựng lại, lùng lững, quặp. + GV gọi 3 HS đọc. - Đọc từng đoạn trước lơp: + GV hướng dẫn đọc câu dài. + GV chia bài đọc thành 3 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu đến ....qua đêm; Đoạn 2: từ gần sấng đến..... phải bắn thôi: Đoạn 3: còn lại. +GV treo bảng phụ lên và gọi HS đứng dậy đọc vàg nêu chỗ ngắt nghỉ. + GV nhận xét bổ sung. .Nhưng kìa, / con voi quặp chặt vào đầu xe /và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy. // Lôi xong nó huơ vòi về phía lùm cây/ rồi lững thững đi theo hướng bản tun. // +GV đọc mẫu HS đọc. +2HS đọc lại. +HS đọc nhóm đôi chú giải -HS đọc đoạn trong nhóm.(HĐ nhóm 3) - Đọc nhóm trước lớp. - Các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét. C. Thực hành: (Hướng dẫn tìm hiểu bài): (7’) - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.( HĐ nhóm 3) -1HS nêu các câu hỏi. -Nhóm trưởng điều hành trả lời các câu hỏi. -Đại diện các nhóm trả lời một câu hỏi. + Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng?. (vì xe bị sa lầy.....) + Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi lại gần?. (mọi người sợ con voi đập tan xe ....) + Theo em nếu đó là voi rừng đến đập chiếc xe thì có nên bắn không?. + Con voi đã giúp họ thế nào?. + Vì sao mọi người nghĩ đó là voi nhà?. - Các nhóm nhận xét lần nhau. - GV nhận xét. - GV nêu câu hỏi gợi ý nêu nội dung bài. - HS nhắc lại. 4.Luyện đọc lại: (5’) - GV nêu lại cách đọc bài. - HS đọc lại bài. - GV nhận xét. D. Vận dụng: 2’ - Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài học. - Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh voi nhà giúp người làm những việc nặng nhọc. Giáo viên nói thêm: Loài voi ngày nay không còn nhiều ở rừng Việt Nam, nhà nước ta đang có nhiều biện pháp bảo vệ loài voi. => Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà, làm nhiều việc có ích cho con người - GV nhận xét giờ học - Về xem trước bài Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ---------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 11 tháng 3 năm 2021 Tập viết CHỮ HOA U, Ư I.Mục tiêu - Viết 2 chữ hoa U,Ư( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ –U hoặc Ư) chữ và câu ứng dụng : ươm(1 dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ),ươm cây gây rừng( 3 lần ). II.Đồ dùng: - Mẫu chữ U, Ư hoa. III.Hoạt động dạy học: A.Khởi động: (5’) - Tiết trước ta học viết chữ hoa gì?. - HS trả lời và viết chữ hoa vào bảng con: T, Thẳng - GV nhận xét. B. Khám phá: 1. Hướng dẫn viết chữ hoa U : (5’) a.Hướng dẫn HS quan sát mẫu và nhận xét chữ hoa U, Ư - GV gắn bảng chữ U hoa, HS nhận xét. - Chữ U hoa có mấy nét? Đó là những nét nào?. - Độ cao mấy li?. - HS trả lời. - GV hướng dẫn HS cách viết và viết mẫu. +Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét móc hai đầu, đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài,dừng bút trên đường kẻ 2. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút thẳng lên đường kẻ 6 rồi đổi chiêù bút , viết nét móc ngược ( phải) từ trên xuống dưới,dừng bút ở đường kẻ 2. + Chữ Ư hoa tương tự như viết chữ U, Ư thêm một dấu râu trên đầu nét 2. - HS nhắc lại quy trình viết. - HS viết trên không chữ U, Ư hoa. - HS viết bảng con. - GV nhận xét, sửa sai. 3.Hướng dẫn viết câu ứng dụng: (5’) - GV viết câu ứng dụng lên bảng: Ươm cây gây rừng - HS đọc câu ứng dụng. - GV : Những việc cần làm thường xuyên để phát triển rừng, chống lũ lụt. - HS nhận xét về độ cao các chữ cái trong câu ứng dụng. - Độ cao các chữ cái?. - Dấu thanh đặt ở các chữ cái nào?. - Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng như thế nào?. - HS trả lời, GV nhận xét. 4.HS viết vào bảng con -HS viết chữ U, Ư, Ươm -GV nhận xét. C.Thực hành : Hướng dẫn HS viết vào vở: (15’) - GV hướng dẫn cách đặt bút viết ở vở tập viết. - HS viết bài vào vở tập viết, GV theo dỏi uốn nắn. 6.Nhận xét, chữa bài :(7’) - HS ngồi tại chỗ GV đi từng bàn nhận xét. C.Vận dụng: 3’ - HS nhắc lại quy trình viết chữ U, Ư - Nhận xét, tuyên dương những học sinh viết tốt. - Trưng bày một số bài đẹp cho cả lớp lên tham khảo. ---------------------------------------------------------------- Chính tả VOI NHÀ I.Mục tiêu: - Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Voi nhà. - Làm bài tập phân biệt tiếng có âm đầu s / x. 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. 3. Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác. II.Đồ dùng : - Chép sẵn bài tập 2a. III.Hoạt động dạy học: A.Khởi động: (5’) -Tiết trước ta học bài gì? - HS viết bảng con : 3 tiếng có vần ut, 3 tiềng có vần uc. - GV nhận xét.Giới thiệu bài B.Khám phá: 1.Hướng dẫn nghe viết: (20’) - GV đọc bài chính tả. - 2HS đọc lại bài chính tả. - GV hỏi: - Câu nào trong bài chính tả có dấu gạch ngang ? - Câu nào có dấu chấm than ? - HS trả lời: - GV đọc bài, HS lắng nghe và viết vào vở chính tả. - HS viết xong. - GV đọc thong thả, HS khảo bài. - GV nhận, chữa bài. C. Thực hành: (Hướng dẫn làm bài tập): (8’) Bài 2a: HS đọc yêu cầu thảo luận nhóm đôi rồi làm vào vở. (xâu, sâu): ..... bọ ; ..... kim ; (xinh, sinh): ...... sống; ........ đẹp. (sắn, xắn): củ .......; .....tay áo; (sát, xát ): ..... gạo; .... bên cạnh - HS làm vào vở. -GV gọi HS chữa bài. -GV nhận xét, chữa bài. D. Vận dụng: 3’ - Cho học sinh nêu lại tên bài học. - Học sinh nêu lại quy tắc chính tả s/x - Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học . - Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem. - GV nhận xét giờ học. - Về nhà nhớ luyện viết lại cho đẹp. -------------------------------------------------------------- Toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Thuộc bảng chia 4 - Biết giải bài toán có một phép chia (Trong bảng chia 4). - Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau. - Giảm tải: Không làm BT5. - Các bài tập cần làm: Bài 1, 2,3 . - Dành cho HS có năng khiếu: Bài 4. 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học 2.Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. II.Hoạt động dạy học: A.Khởi động: (5’) - TBHT kết hợp với GV tổ chức trò chơi: Truyền điện: - Nội dung chơi cho học sinh nối tiếp nhau đọc thuộc bảng chia 4. - GV nhận xét.Giới thiệu bài B.Thực hành: 1.Hướng dẫn làm bài tập: (20’) Bài 1: (miệng) - 1HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm (HĐ nhóm đôi) 8 : 4 = ; 36 : 4 = ; 12 : 4 = ; 24 : 4 = ; 40 : 4 = - Đại diện các nhóm lần lượt nêu kết quả, nhóm khác nhận xét. - GV chữa bài. Bài 2: Tính nhẩm - HS nêu miệng nối tiếp 4 x 3 = 4 x 2 = 12 : 4 = 8 : 4 = 12 : 3 = 8 : 2 = - GV chữa bài. - HS nhận xét : 4 x 3 và 12 : 3 ( Lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia) Bài 3: HS đọc bài toán thảo luận nhóm 4 rồi giải vào vở. - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Muốn tìm HS ở mỗi tổ ta làm phép tính gì ? - Lớp giải vào vở, 1HS lên bảng làm. Bài giải Số học sinh mỗi tổ là: 40 : 4 = 10 (học sinh) Đáp số : 10 học sinh - GV nhận xét. Bài 4 :- Dành cho HS năng khiếu . - HS đọc bài toán rồi tự giải vào vở.1 HS lên bảng giải - GV nhận xét . Đáp số: 3 thuyền C. Vận dụng: 3’ -Đặt một đề toán có một phép chia (trong bảng chia 4) rồi giải bài toán đó - HS làm vở nháp. -GV nhận xét. Giáo viên nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2021 Tự nhiên xã hội CÂY SỐNG Ở ĐÂU I. Mục tiêu : - Sau bài học HS biết : - Cây cối có thể sống được khắp nơi: trên cạn ,dưới nước . - Dành cho HS năng khiếu: Nêu được ví dụ cây sống trên mặt đất, trên núi cao, trên cây khác (tầm gửi), dưới nước. *THGDBVMT: Biết cây cối có thể sống ở các môi trường khác nhau: đất, nước, không khí. Nhận ra sự phong phú của cây cối. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống của loài vật. 1. Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá đồ vật; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Thẩm mĩ. 2. Phẩm chất: Có ý thức bảo vệ môi trường sống của loài vật. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình vẽ ở SGK. - Các loài cây khác nhau. III. Hoạt động dạy học: A. Khởi động: 5’TBHT điều hành trò chơi: Hộp quà bí mật. -Nội dung chơi: + Em hãy kể về trường học của em? + Em hãy kể về cuộc sống xung quanh em? - Cả lớp, giáo viên theo dõi nhận xét. - Giáo viên nêu câu hỏi: Quan sát xung quanh nơi ở, trên đường, ngoài đồng ruộng, ao, hồ các em thấy cây cối có thể mọc được ở những đâu? - Giáo viên giới thiệu vàò bài mới B. Khám phá: 27’ a. Hoạt động 1: Cây sống ở đâu? * Bước 1: Đưa ra các tình huống xuất phát và nêu vấn đề *GV nêu câu hỏi: ?Bằng kinh nghiệm, kiến thức đó được học của bản thân và bằng sự quan sát môi trường xung quanh, hãy kể về một loại cây mà em biết theo cỏc nội dung sau: 1.Tên cây. 2.Cây được sống ở đâu ? ?Vậy cây có thể trồng được ở những đâu? (Trên cạn, dưới nước và trên không) ? Các em hãy dự đoán cây được sống ở đâu?. -HS dự đoán ( nêu ra) *Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS - GV yêu cầu HS TL trong nhóm nói lên các dự đoán của mình. - GV gọi HS nêu dự đoán. - Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu - GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không? - HS có thể nêu câu hỏi thắc mắc - GV ghi bảng -Từ những thắc mắc trên HS đề xuất các phương án tìm tòi.( Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh chỉ trên vật thật,) - GV định hướng cho HS thực hành và quan sát là tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp *Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi - HS quan sát chỉ trên tranh, ảnh và rút ra kết quả. *Bước 5: Kết luận kiến thức - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả -Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học. *GV kết luận:Cây có thể được trồng ở trên cạn, dưới nước. Cây có thể sống khắp nơi: trên cạn, dưới nước b. Hoạt động 2:Triễn lãm * Bước 1: Đưa ra các tình huống xuất phát và nêu vấn đề *GV nêu câu hỏi: ? Em thấy cây thường được trồng ở đâu?(Trong rừng, trong sân trường, trong công viên,) ?Các em thấy cây có đẹp không?(Đẹp ạ) ? Các em hãy dự đoán cây thường được trồng ở đâu? -HS dự đoán ( nêu ra) *Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS - GV yêu cầu HS TL trong nhóm nói lên các dự đoán của mình. - GV gọi HS nêu dự đoán. - GV ghi các dự đoán lên bảng theo nhóm: N1-N2-N3 *Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu - GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không? - HS có thể nêu câu hỏi thắc mắc- GV ghi bảng -Từ những thắc mắc trên HS đề xuất các phương án tìm tòi.( Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh chỉ vị trí trên vật thật,) - GV định hướng cho HS thực hành và quan sát là tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp *Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi - HS nhận biết được cây thường được trồng khắp nơi. - Các nhóm nêu kết quả *Bước 5: Kết luận kiến thức - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả -Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học. GV kết luận: C.Vận dụng: 3’ - Em cho biết cây có thể sống được ở những đâu? => Cây có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước. - Giáo dục học sinh (THGDBVMT): Cây cối có thể sống ở các môi trường khác nhau: đất, nước, không khí. Chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường sống của loài vật bằng những hành động cụ thể như tích cực trồng cây, chăm sóc cây xanh, - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau. ---------------------------------------------------------------- Toán BẢNG CHIA 5 I.Mục tiêu - Biết cách thực hiện phép chia 5. - Lập được bảng chia 5 - Nhớ được bảng chia 5. - Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 5) - Các bài tập cần làm: Bài 1, 2. - Dành cho HS năng khiếu: Bài 3. 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học. 2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. II.Đồ dùng: - Bộ đồ dùng dạy học toán: Các tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn. III.Hoạt động dạy học: A. Khởi động: (5’) - TBHT điều hành trò chơi: Truyền điện -Nội dung chơi: cho học sinh đọc thuộc bảng nhân 5, bảng chia 4. - GV nhận xét. B.Khám phá: 1.Giới thiệu phép chia 5 :(5’) a.Ôn tập phép nhân 5 a.Ôn tập phép nhân 4 GV: 5 x 4 = ? 5 x 4 = 20 GV? 20 : 5= ? -HS vận dụng kiến thức đã học trả lời. - HS thảo luận nhóm đôi tự lập bảng chia 5 - Đại diện các nhóm nêu từng phép chia. - GV ghi bảng. 5 : 5 = 1 10 : 5 = 2, .....,......., 50 : 5 = 10 - HS đọc thuộc bảng chia 5. - GV nhận xét. C.Thực hành: (20’) Bài 1: ( HĐ nhóm 4) - 1HS đọc yêu cầu : Số? - GV phát phiếu, HS làm việc. - GV gợi ý: Tìm thương ta làm phép tính gì? - HS thảo luận nhóm nêu kết quả. - GV gắn bảng kết quả các nhóm. Số bị chia 10 20 30 40 50 45 35 25 15 5 Số chia 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 Thương - HS cùng GV nhận xét. Bài 2: HS đọc bài toán và phân tích .(HĐ nhóm đôi) -Các nhóm thảo luận thông nhất làm vào vở. - Bài toán cho biết gì ?. (Có 15 bông hoa cắm đều vào 5 bình hoa) - Bài toán hỏi gì?. (Mỗi bình có mấy bông hoa? ) - HS làm vào vở, 1HS lên bảng giải Bài giải: Số bông hoa trong mỗi bình là: 15 : 5 = 3 (bông hoa) Đáp số: bông hoa - GV cùng HS nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 3:- Dành cho HS năng khiếu. - HS đọc đề toán rồi giải vào vở. -GV nhận xét. C.Vận dụng: 3’- Đặt một đề toán có một phép chia (trong bảng chia 5) rồi giải bài toán đó? - Giáo viên nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------------------------- Tập làm văn NGHE TRẢ LỜI CÂU HỎI I.Mục tiêu: - Nghe kể, trả lời đúng câu hỏi về mẩu chuyện vui (BT3). - Giảm tải: Không làm BT1, 2 trang 58 tập 2. * GDKNS : - Giao tiếp ứng xử văn hoá. 1. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao
File đính kèm:
- giao_an_cac_mon_khoi_2_tuan_24_nam_hoc_2020_2021.doc