Giáo án Các môn khối 2 - Tuần 21

I. MỤC TIÊU:

 - Thuộc bảng nhân 5

 - Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản.

 - Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5 ).

 - Nhận biết được đặc điểm của dãy số để viết số còn thiếu của dãy số đó .

- Bài tập cần làm : 1a ; 2 ; 3 .

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ. Bộ thực hành Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc27 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn khối 2 - Tuần 21, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 từ khó
-Yêu cầu HS viết các từ này vào bảng con, gọi 2 HS lên bảng viết.
-Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sai.
d) Viết chính tả
-GV treo bảng phụ và yêu cầu HS nhìn bảng chép.
e) Soát lỗi
GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
g) Chấm bài
-Thu và chấm một số bài.
v Hoạt động 2:Bài tập
Bài 2 a:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu các đội dán bảng từ của đội mình lên bảng khi đã hết thời gian.
- Nhận xét và khen thưởng cho đội thắng cuộc. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh các từ vừa tìm được.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm vào VBT
- Nhận xét
4. Củng cố- Dặn dò : 
- Yêu cầu HS về nhà giải câu đố vui trong bài tập 3 và làm các bài tập chính tả trong Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Chuẩn bị: Sân chim.
- Nhân xét tiết học.
Hát
- HS lên bảng viết các từ GV nêu.
- Bạn nhận xét.
- 2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi bài trên bảng.
+ Bài Chim sơn ca và bông cúc trắng.
+ Về cuộc sống của chim sơn ca và bông cúc khi chưa bị nhốt vào lồng.
+ Đoạn văn có 5 câu.
+ Viết sau dấu hai chấm và dấu gạch đầu dòng.
+ Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than.
+ Viết lùi vào một ô li vuông, viết hoa chữ cái đầu tiên.
- Tìm và nêu các chữ: rào, dại trắng, sơn ca, sà, sung sướng; mãi, trời, thẳm.
- Viết các từ khó đã tìm được ở trên.
- Nhìn bảng chép bài.
- Soát lỗi theo lời đọc của GV.
- 1 HS đọc bài.
- Các đội tìm từ và ghi vào bảng từ. Ví dụ:
+ chào mào, chão chàng, chẫu chuộc, châu chấu, chèo bẻo, chuồn chuồn, chuột, chuột chũi, chìa vôi,
+ Trâu, trai, trùng trục,
- Các đội dán bảng từ, đội trưởng của từng đội đọc từng từ cho cả lớp đếm để kiểm tra số từ.
- HS đọc
HS khá, giỏi làm rồi sửa bài.
a/ Chân trời
b/ Thuộc- thuốc
- Đọc từ theo chỉ dẫn của GV.
- HS nghe.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.. 
..
TOÁN:
ĐƯỜNG GẤP KHÚC – ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC
I. MỤC TIÊU:
- HS nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc . 
-Nhận biết độ dài đường gấp khúc .
-Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.
-Bài tập cần làm ( BT 1a ; 2; 3 )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Mô hình đường gấp khúc gồm 3 đọan (có thể ghép kín được thành hình tam giác) 
- HS: SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Luyện tập. Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 5
-Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới: Đường gấp khúc – Độ dài đường gấp khúc
* Hoạt động 1: Giới thiệu đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ đường gấp khúc ABCD (như phần bài học) GV hướng dẫn HS nhận dạng đường gấp khúc ABCD. GV hướng dẫn HS biết độ dài đường gấp khúc ABCD là gì. “Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD”. Gọi vài HS nhắc lại, rồi cho HS tính:
2cm + 4cm + 3cm	= 9cm
Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD là 9cm.
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1
-Gv hướng dẫn hs nối để được đường gấp khúc
- Gọi HS lên bảng thực hiện
- Nhận xét
Bài 2: HS dựa vào mẫu ở phần a) (SGK) để làm phần b).
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:
3 + 2 + 4 = 9cm
 Đáp số: 9cm 
Nhận xét, ghi điểm
Bài 3: 
- Cho HS tự đọc đề bài rồi tự làm bài.
-Độ dài mỗi đọan thẳng của đường gấp khúc này đều bằng 4cm, nên dộ dài của đường gấp khúc có thể tính như sau:
 4cm + 4cm + 4cm	= 12cm
hoặc 	4cm x 3 	= 12cm
Trình bày bài làm (như giải toán),
4. Củng cố dặn dò:
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân 5
- Dặn dò: HS học thuộc bảng nhân 4, 5.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học
- Hát
- 2 HS lên bảng trả lời cả lớp theo dõi và nhận xét xem hai bạn đã học thuộc lòng bảng nhân 5 chưa.
- HS quan sát hình vẽ.
- HS đọc: Đường gấp khúc ABCD
- HS lắng nghe.
 -HS quan sát.
- HS nghe và thực hiện theo y/c
- 2 HS lên bảng thực hiện nối để được đường gấp khúc
- HS đọc bài, cả lớp theo dõi và phân tích đề bài.
- Làm bài theo yêu cầu
- HS làm bài. 
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABC là:
5 + 4 = 9cm 
 Đáp số:9cm 
- HS đọc đề
- 1 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở 
Bài giải
Độ dài đọan dây đồng là:
 4 + 4 + 4 = 12 (cm)	 Đáp số: 12cm
- HS nxét Sửa bài
- HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân 5
- HS nghe. 
..
KỂ CHUYỆN:
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
I. MỤC TIÊU:
 - Dựa vào gợi ý, kể lại được từng đoạn câu chuyện.
 - HSKG: Kể lại được toàn bộ câu chuyện(BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Bảng phụ ghi các gợi ý tóm tắt của từng đoạn truyện.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Ông Mạnh thắng Thần Gió. 
Gọi 2 HS lên bảng để kiểm tra.
-Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài kể của bạn.
-Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới: Chim sơn ca và bông cúc trắng.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn kể từng đoạn truyện 
a) Hướng dẫn kể đoạn 1
- Đoạn 1 của chuyện nói về nội dung gì?
- Bông cúc trắng mọc ở đâu?
- Bông cúc trắng đẹp ntn? 
- Chim sơn ca đã làm gì và nói gì với bông hoa cúc trắng?
- Bông cúc vui ntn khi nghe chim khen ngợi?
- Dựa vào các gợi ý trên hãy kể lại nội dung đoạn 1.
b) Hướng dẫn kể đoạn 2
- Hỏi: Chuyện gì đã xảy ra vào sáng hôm sau?
- Nhờ đâu bông cúc trắng biết được sơn ca bị cầm tù?
- Bông cúc muốn làm gì?
- Hãy kể lại đoạn 2 dựa vào những gợi ý trên.
c) Hướng dẫn kể đoạn 3
- Chuyện gì đã xảy ra với bông cúc trắng?
- Khi cùng ở trong lồng chim, sơn ca và bông cúc thương nhau ntn?
- Hãy kể lại nội dung đoạn 3.
d) Hướng dẫn kể đoạn 4
- Thấy sơn ca chết, các cậu bé đã làm gì?
- Các cậu bé có gì đáng trách?
- Yêu cầu 1 HS kể lại đoạn 4. 
* Y/c HS kể trong nhóm từng đoạn
* Thi kể chuyện trước lớp
- GV nxét, ghi điểm
*Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện (HS khá, giỏi)
- Gọi HS khá giỏi kể
- Nhận xét
4. Củng cố dặn dò:
 - GV h.dẫn HS nêu ý nghĩa câu chuyện 
 Dặn dò: HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị: Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- 2 HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió.
- Nhận xét .
- Về cuộc sống tự do và sung sướng của chim sơn ca và bông cúc trắng.
- Bông cúc trắng mọc ngay bên bờ rào.
- Bông cúc trắng thật xinh xắn.
- Chim sơn ca nói “Cúc ơi! Cúc mới xinh xắn làm sao!” và hót véo von bên cúc.
- Bông cúc vui sướng khôn tả khi được chim sơn ca khen ngợi.
- HS kể theo gợi ý trên bằng lời của mình. 
- Chim sơn ca bị cầm tù.
- Bông cúc nghe thấy tiếng hót buồn thảm của sơn ca.
- Bông cúc muốn cứu sơn ca.
- 1 HS kể lại đoạn 2. 
- Bông cúc đã bị hai cậu bé cắt cùng với đám cỏ bên bờ rào bỏ vào lồng chim.
- Chim sơn ca dù khát phải vặt hết nắm cỏ, vẫn không đụng đến bông hoa. Còn bông cúc thì toả hương thơm ngào ngạt để an ủi sơn ca. Khi sơn ca chết, cúc cũng héo lả đi và thương xót.
- 1 HS kể lại đoạn 4 
- 4 HS thành một nhóm. Từng HS lần lượt kể trước nhóm của mình.
- HS thi kể
- HS khá, giỏi kể toàn bộ câu chuyện.
- HS nxét, bình chọn
- HS nghe.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
..
ÂM NHẠC:
( GV chuyên trách)
....
Thứ tư ngày 23 tháng 1 năm 2013
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 	- Biết tính độ dài đường gấp khúc.
- BT cần làm: Bài 1b, Bài 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	 - GV: Bảng phụ.
	- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Đường gấp khúc – Độ dài đường gấp khúc - Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 
Tính độ dài đường gấp khúc ABCD:
3 cm+ 3cm + 3cm + 3 cm
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới: Luyện tập.
Bài 1
- Gọi HS đọc đề bài
- GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài
- Nhận xét, ghi điểm
Bài 2: 
- Yêu cầu HS tự đọc đề bài, rồi viết bài giải
- GV nhận xét, ghi điểm
Bài 3: (HSK- G)
- HS đọc đề toán
- Cho Hs nêu đường gấp khúc đó gồm có 3 đoạn thẳng
- Gọi HS đọc tên đường gấp khúc đó có 2 đoạn thẳng
- HS làm vào vở
- Nhận xét
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
-1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở nháp
- 1 HS đọc; cả lớp đọc thầm
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài giải
a/ (HSKG) Độ dài đường gấp khúc là:
 12 + 15 = 27 (cm)
 Đáp số: 27 cm
Bài giải
b/ Độ dài đường gấp khúc là:
10 + 14 + 9	= 33 (dm)
	Đáp số: 33dm
- HS ghi chữ rồi đọc tên mỗi đường gấp khúc.
Bài giải
 Con ốc sên phải bò đọan đường dài là:
5 + 2 + 7= 14 (cm)
	Đáp số: 14 (dm
- Nhận xét
- Hs đọc
- HS nêu AB, BC, CD
- HS nêu AB, BC
- HS tự làm bài rồi chữa bài
- HS nxét, sửa bài
- HS nghe.
..
TẬP ĐỌC:
VÈ CHIM
I. MỤC TIÊU:
- Biết ngắt, nghỉ đúng nhịp khi đọc các dòng trong bài vè.
- Hiểu nội dung : Một số loài chim cũng có đặc điểm, tính nết giống như con người .
- Trả lời được câu hỏi 1,3; học thuộc được một đoạn trong bài vè. HSKG học thuộc được bài vè; thực hiện được yêu cầu của CH 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa bài tập đọc (phóng to, nếu có thể). Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Ổn định:
2. Bài Cũ: chim sơn ca và bông cúc trắng
- Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài: chim sơn ca và bông cúc trắng
3. Bài mới
- Tựa bài: Vè chim
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
a) Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu lần 1, chú ý đọc giọng kể vui nhộn. Ngắt nghỉ hơi cuối mỗi câu thơ.
b) Luyện phát âm.
- Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp, mỗi HS đọc hai câu.
- Chia nhóm HS, mỗi nhóm có 5 HS và yêu cầu đọc bài trong nhóm. Theo dõi HS đọc bài theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Đọc đồng thanh
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc bài
+ Tìm tên các loài chim trong bài
+ Để gọi chim sáo “tác giả” đã dùng từ gì?
- Tương tự như vậy hãy tìm các từ gọi tên các loài chim khác.
- Con gà có đặc điểm gì?
- Chạy lon xon có nghĩa là gì?
- Tương tự như vậy hãy tìm các từ chỉ đặc điểm của từng loài chim.
- Theo con, việc tác giả dân gian dùng các từ để gọi người, các đặc điểm của người để kể về các loài chim có dụng ý gì?
+ Em thích con chim nào trong bài nhất? Vì sao?
* Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài vè 
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài vè hoặc kể về các loài chim trong bài vè bằng lời văn của mình.
- Dặn dò: HS về nhà tìm hiểu thêm về đoạn sau của bài vè 
- Chuẩn bị: Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi
- HS nhắc lại tựa bài
- 1 HS khá đọc mẫu lần hai. Cả lớp theo dõi bài trong sgk.
- Luyện phát âm các từ . Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
- 10 HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc 2 câu. Đọc 2 vòng.
- Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm của mình, các bạn trong cùng một nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- HS thi đua đọc bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài vè.
- 1 HS đọc bài thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
+ Các loài chim được nói đến trong bài là: gà, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo.
+ Từ: em sáo.
- Con liếu điếu, cậu chìa vôi, chim chẻo bẻo (sẻ, sâu), thím khách, cô, bác.
- Con gà hay chạy lon xon.
- Chạy lon xon là dáng chạy của các con bé.
- HS trả lời theo y/c
- Học thuộc lòng, sau đó thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Một số HS kể lại về các loài chim đã học trong bài theo yêu cầu.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
..
MĨ THUẬT:
( GV chuyên trách dạy)
..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ NGỮ VỀ CHIM CHÓC. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU?
I. MỤC TIÊU:
- Xếp được tên một số loài chim theo nhóm thích hợp (BT1).
- Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ ở đâu? (BT2,3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng thống kê từ của bài tập 1 như Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập 2. Mẫu câu bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Bài cũ Từ ngữ về thời tiết 
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra.
-Theo dõi, nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới :- Gtb: GVgt, ghi tựa
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1.
- Yêu cầu HS đọc các từ trong ngoặc đơn.
- Yêu cầu HS đọc tên của các cột trong bảng từ cần điền.
- Yêu cầu HS đọc mẫu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài cá nhân. Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn, nếu sai thì yêu cầu chữa lại cho đúng.
- Đưa ra đáp án của bài tập:
+ Gọi tên theo hình dáng: chim cánh cụt, vàng anh, cú mèo.
+ Gọi tên theo tiếng kêu: tu hú, cuốc, quạ.
+ Gọi tên theo cách kiếm ăn: bói cá, gõ kiến, chim sâu.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài bài 2.
- Yêu cầu HS thực hành theo cặp, một HS hỏi, HS kia trả lời sau đó lại đổi lại.
- Gọi một số cặp HS thực hành hỏi đáp trước lớp.
- Nhận xét và ghi điểm 
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu 2 HS thực hành theo câu mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài vào Vở.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị: Từ ngữ về loài chim.
 Dấu chấm, dấu phẩy.
 - Hát
- HS 1 và HS 2 cùng nhau thực hành hỏi – đáp về thời gian.
-HS 3 làm bài tập: Tìm từ chỉ đặc điểm của các mùa trong năm.
- HS đọc
- Ghi tên các loài chim trong ngoặc vào ô trống thích hợp.
- Cú mèo, gõ kiến, chim sâu, cuốc, quạ, vàng anh.
- Gọi tên theo hình dáng, gọi tên theo tiếng kêu, gọi tên theo cách kiếm ăn.
- Gọi tên theo hình dáng: chim cánh cụt; gọi tên theo tiếng kêu: tu hú; gọi tên theo cách kiếm ăn: bói cá.
- Làm bài theo yêu cầu.
- 1 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
-Làm bài theo cặp.
-Một số cặp lên bảng thực hành:
a/HS1: Bông cúc trắng mọc ở đâu?
HS2: Bông cúc trắng mọc trên bờ rào, giữa đám cỏ...
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- 2 HS thực hành: 
- HS làm bài sau đó đọc chữa bài.
a/ Sao chăm chỉ học ở đâu?
b/ Em ngồi ở đâu?
c/ Sách của em ở đâu?
- HS nghe.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 
....
Thứ năm ngày 24 tháng 1 năm 2013
CHÍNH TẢ (Nghe viết):
SÂN CHIM
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng các bài tập 2a, 3a.
- Ham thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Bảng ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả. 
	- HS: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Chim sơn ca và bông cúc trắng.- Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ sau cho HS viết:
- GV nhận xét và cho điểm từng HS. 
3. Bài mới :Sân chim. 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết 
- GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần viết một lượt sau đó yêu cầu HS đọc lại.
+ Đoạn trích nói về nội dung gì?
b) Hướng dẫn trình bày
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Trong bài có các dấu câu nào?
+ Chữ đầu đoạn văn viết thế nào?
+ Các chữ đầu câu viết thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS viết các từ khó vào bảng con, gọi 2 HS lên bảng viết.
- Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sakho
d) Viết chính tả
- GV đọc bài lần 2 
- GV đọc bài cho HS viết. 
e) Soát lỗi
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
g) Chấm bài
- Thu và chấm một số bài, sau đó nhận xét bài viết của HS. 
* HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2
-Yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 2a
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng 
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3a
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
4. Củng cố- Dặn dò:
- Nhân xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị: Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
Hát
- 2 HS viết trên bảng lớp. Cả lớp viết vào giấy nháp.
- Một số HS nhận xét bài bạn trên bảng lớp.
- Cả lớp đọc đồng thanh các từ vừa viết.
- 1 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi bài trên bảng.
- Về cuộc sống của các loài chim trong sân chim.
- Đoạn văn có 4 câu.
- Dấu chấm, dấu phẩy.
- Viết hoa và lùi vào 1 ô vuông.
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi câu văn.
- Tìm và nêu các chữ: làm, tổ, trứng, nói chuyện, nữa, trắng xoá, sát sông.
- Viết các từ khó đã tìm được ở trên.
- Nghe và viết lại bài.
- Soát lỗi theo lời đọc của GV.
- Điền vào chỗ trống ch hay tr?
- Làm bài: Đánh trống, chống gậy, chèo bẻo, leo trèo, quyển truyện, câu chuyện.
- HS nhận xét bài bạn trên bảng. Sửa lại nếu bài bạn sai.
- Đọc đề bài và mẫu.
 - Hoạt động theo nhóm. 
- Ví dụ:
Con chăm sóc bà./ Mẹ đi chợ./ Oanh trồng cây./ Tờ giấy trắng tinh./ Mái tóc bà nội đã bạc trắng./
- HS nxét bình chọn đội thắng cuộc
- Nhân xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
..
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng hoặc trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 3, Bài 4, Bài 5a
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Bảng phụ.
	- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Bài cũ Luyện tập.
 - Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5. 
-Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
+ Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm bài rồi chữa bài.
- Nhận xét, ghi điểm
+ Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm bài 
- Nhận xét , ghi điểm
+ Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài, GV gợi ý để HS nhớ lại: Một đôi đũa có 2 chiếc đũa.
- GV chấm, chữa bài
+ Bài 5: 
- Cho HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc (tính tổng độ dài của các đọan tạo thành đường gấp khúc) rồi tự làm bài và chữa 
- Nhận xét, ghi điểm
4. Củng cố - Dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị: Luyện tập chung.
- Hát
- 2 HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi và nhận xét xem 2 bạn đã học thuộc lòng bảng nhân chưa.
- 1 HS đọc; cả lớp đọc thầm
- HS làm bài rồi chữa bài.
2 x 6 = 12 2 x 8 = 16
3 x 6 = 18 3 x 8 = 24
4 x 6 = 24 4 x 8 = 32
5 x 6 = 30 5 x 8 = 40
- Nhận xét
- 1 HS đọc; cả lớp đọc thầm
- HS làm bài theo mẫu rồi chữa bài.
a/ 5 x 5 + 6 = 25 + 6
 = 31
b/ 4 x 8 – 17 = 32 – 17 
 = 15
c/ 2 x 9 – 18 = 18 – 18
 = 0
- Nhận xét
- 1 HS đọc; cả lớp đọc thầm
- HS làm bài rồi chữa bài.
Bài giải
7 đôi đũa có số chiếc đũa là:
2 x 7= 14 (chiếc đũa)
	Đáp số: 14 chiếc đũa
- HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc Bài giải
a/ Độ dài đường gấp khúc là:
3 + 3 + 3 = 9 (cm)
Đáp số: 9cm
- HS nxét, sửa bài
- HS nghe.
- VN xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
..
LUYỆN TOÁN:
....
Thứ sáu ngày 25 tháng 1 năm 2013
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 	- Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm.
- Biết thừa số, tích.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 ; Bài 2 ; Bài 3 (cột 1), Bài 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Bảng phụ
	- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Bài cũ Luyện tập chung. 
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập sau:
- Cách tính độ dài đường gấp khúc sau:
3 + 3 + 3 + 3 = cm
5 + 5 + 5 + 5 = dm
- Nhận xét và cho điểm HS
3. Bài mới: Luyện tập chung
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm bài rồi chữa bài. 
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS nêu cách làm bài (chẳng hạn, muốn tìm tích ta lấy thừa số nhân vói với thừa số) rồi làm bài và chữa bài.
- Nhận xét, ghi điểm
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm bài rồi chữa bài. 
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. 
- Nhận xét, ghi điểm
4. Củng cố Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị: kiểm tra.
-Hát
-1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở nháp:
	3 + 3 + 3 + 3 = 12 cm
	5 + 5 + 5 + 5 = 20 dm
- 1 HS đọc; cả lớp đọc thầm
- HS làm bài
2 x 5 = 10 3 x 7 = 21
2 x 9 = 18 3 x 4 = 12
2 x 4 = 8 3 x 3 = 9
2 x 2 =4 3 x 2 = 6
- Nhận xét 
- 1 HS đọc; cả lớp đọc thầm
- HS làm bài, sửa bài
Thừa số
2
5
4
3
Thừa số
6
9
8
7
Tích
12
45
32
21
- Nhận xét
- 1 HS đọc; cả lớp đọc thầm
- HS làm bài
2 x 3 = 3 x 2 
4 x 6 > 4 x 3 
5 x 8 > 5 x 4 
 - Nhận xét
- 1 HS đọc; cả lớp đọc thầm
- Mỗi HS mượn 5 quyển truyện
- 8 HS mượn bao nhiêu quyển truyện
- HS làm bài, sửa bài
Bài giải
8 hs được mượn số quyển truyện là:

File đính kèm:

  • docTuan 21 lop 2 Ngan.doc