Giáo án Các môn Khối 2 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021

Chính tả

NGHE- VIẾT:TRÂU ƠI !

I. MỤC TIÊU:

- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài ca dao thuộc thể thơ lục bát.

- Làm được bài tập 2; bài tập 3b

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. Bài cũ : (5’) -HS viết bảng con: múi bưởi, tàu thuỷ.

 -GV nhận xét.

B. Bài mới : (30’)

1.Giới thiệu bài: (1’) GVnêu mục tiêu tiết học

2. Dạy bài mới :( 30’)

 

doc18 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 16 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Các môn Khối 2 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 + 7
 9	
- HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm .
- HS nhận xét.
- GV chữa bài.
Bài 4: Làm vào vở 
- HS đọc bài toán và túm tắt rồi giải vào vở
- Bài toán cho biết gì? (Lớp 2A trồng được 48 cây, lớp 2B trồng được nhiều hơn 12 cây)
- Bài toán hỏi gì? ( Lớp 2B trồng được bao nhiêu cây?)
- 1HS lên bảng làm bài. 
 Bài giải
 Lớp 2B trồng được số cây là:
 48 + 12 = 60 (cây)
 Đáp số: 60 cây
- GV chữa bài.
Bài 5: Số? (khuyến khích học sinh làm)
 Làm miệng 
72 + 	= 72 85 -	 = 85
 - GV chữa bài.
 - GV nhận xét
C.Củng cố, dặn dũ:(2’)	
- HS đọc lại bài tập 1.
- GV nhận xét giờ học.
- Về ôn lại bài 
__________________________________
Chiều :
Luyện Tiếng Việt 
LUYỆN VIẾT :CON CHO NHA HANG XOM
I.MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp và trình bày đúng một bài văn.
- HS có ý thức trình bày đẹp.
 II.Hoạt động dạy học:
HĐ 1.Giới thiệu bài :(2’)
 HĐ2.Luyện viết :(30’)
- GV đọc bài: Con chó nhà hàng xóm
- HS mở SGK đọc thầm và viết bài vào vở
- GV: Các em nhớ viết đúng và cẩn thận.
Lưu ý: Các chữ đầu đoạn viết hoa , cách lề một ô; cách trình bày một bài văn
- HS viết vào vở luyện viết 
- GV theo dõi uốn nắn.
- GV nhận xét.
C.Củng cố kiến thức (3’)
- HS nhắc lại cách viết bài văn.
- GV nhận xét giờ học.
______________________________
Tự học
HOÀN THÀNH BÀI TẬP ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hoàn thành những bài tập đã học (BT Toán, Tiếng Việt, TNXH,...)
- HS luyện tập theo nhóm( Luyện chữ đẹp, luyện kể chuyện, Luyện Toán...)
II. Hoạt động dạy học 
1.Giải đáp thắc mắc(nếu HS có yêu cầu)
2. Tự học
 GV yêu cầu HS giở VBT toán, VBT TN&XH , VBT Tiếng Việt tiết chính tả, tự hoàn thành các bài tập.
Những em đã hoàn thành các bài tập ,GV cho các em luyện theo nhóm :
N1 : Luyện chữ đẹp 
N2 : Luyện kể chuyện  
N3 : Luyện đọc  
GV theo dõi, giúp đỡ HS thực hành.
__________________________________________________________________
Thứ 3 ngày 5 tháng 1 năm 2021	
Tự nhiên xã hội:
PHÒNG TRÁNH NGÃ KHI Ở TRƯỜNG 
I. Mục tiêu:
- Kể tên những hoạt động dễ gây ngã, nguy hiểm cho bản thân và cho ngời khác khi ở trường.
- Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở
 trường.
*Kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:Kỹ năng ra quyết định:Nên và không nên làm gì để phòng té ngã.(HĐ 2)
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh SGK. 
III. Hoạt động dạy học
A.Bài cũ (5p)
- HS kể tên một số thành viên trong trường và nhiệm vụ của các thành viên đó? Gv nhận xét .
B. Bài mới (30p)
* Giới thiệu bài: - Giáo viên nêu mục tiêu yêu cầu giờ học
- HS kể tên 1 số trò chơi đợc học trong giờ thể dục.
Hoạt động 1: Quan sát tranh Sgk. Nhận biết được các hoạt động nguy hiểm cần tránh
- GV nêu câu hỏi: Hãy kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường.
- Mỗi HS kể 1 trò chơi, GV ghi bảng.
- HS quan sát SGK: Chỉ và nói hoạt động của các bạn trong từng hình. Hoạt động nào dễ gây nguy hiểm?
- Nhiều HS trình bày.
- GV phân tích 1 số trò chơi cho HS thấy được mức độ nguy hiểm ở mỗi hoạt động và kết luận:
Những hoạt động: Chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây, với cành cây qua cửa sổ trên lầu là rất nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà đôi khi còn nguy hiểm cho các bạn khác.
Hoạt động 2: Thảo luận: Lựa chọn trò chơi bổ ích.
Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn khi ở trường.
Hoạt động nên tham gia
Hoạt động không nên tham gia

* GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm hoạt động 2:(HĐ N4) 
- HS tự làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm theo yêu cầu của GV.
- Trao đổi thảo luận và chia sẻ kết quả với bạn về kết quả của mình.
- Trao đổi , chia sẻ kết quả trong nhóm; thống nhất kết quả.
- Báo cáo kết quả trước lớp.
- GV nx chốt kết quả.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV và HS hệ thống lại bài học
- GV nhắc nhở HS không chơi các trò chơi nguy hiểm ở trường.
___________________________________________________________________
Thứ 4 ngày 6 tháng 1 năm 2021
Toán
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
I.MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phmạ vi 100.
- Biết giải bài toán về ít hơn, tìm số bị trừ, số trừ, số hạng của một tổng. 
- BT cần làm : Bài 1( cột 1,2,3), 2(cột 1,2) , 3 , 4.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1.Giới thiệu bài: (2p)
2.Hướng dẫn HS làm bài tập: (30p)
HĐ1Bài 1: (Miệng)
- HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm, HS nêu kết quả.
 5 + 9 = 14 9 + 5 = 14 14 – 7 = 7 16 – 8 = 8
- HS đọc lại bài.
HĐ 2Bài 2: HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính.
 a. 36 + 36 100 – 75 b. 100 – 2 45 + 45 
- HS làm bảng con và nêu cách tính.
- HS làm vào vở, 1HS lờn bảng làm.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
HĐ 3Bài 3: HS nêu yêu cầu: Tìm x.
 a. x + 16 = 20 b. x – 28 = 14 c.35 – x = 15 
- x trong phộp cộng gọi là gi?
- HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
HĐ 4Bài 4: HS đọc bài toán và giải vào vở/
- 1HS lên bảng làm: 
Bài giải:
Em cân nặng là:
50 – 16 = 34 (kg)
 Đáp số: 34 kg
- GV cùng HS nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò: (3p)
________________________________________
	Đạo đức:
 GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG (T1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự , vệ sinh nơi công cộng .
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự , vệ sinh nơi công cộng .
- Thực hiện giữ gìn trật tự vệ sinh ở trường, lớp , đường làng , ngõ xóm .
* KNS được giáo dục trong bài:Kỹ năng hợp tác với mọi ngời trong việc giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng(HĐ 2,3)
II. hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Phân tích tranh.
- GV cho HS quan sát tranh có nội dung như sau: Trên sân trờng có biểu diễn văn nghệ. Một số HS đang xô đẩy nhau để chen lên gần sân khấu.
- GV nêu câu hỏi, HS trả lời:
+ Nội dung tranh vẽ gì?
+ Việc chen lấn xô đẩy nh vậy có tác hại gì?
+ Qua sự việc này, em rút ra điều gì?
- GVkết luận: Một số HS chen lấn, xô đẩy như vậy là làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ. Như thế là làm mất trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
 Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
- GV nêu tình huống, các nhóm thảo luận cách giải quyết và thể hiện qua sắm vai. Tình huống: Trên ô tô, một bạn nhỏ tay cầm bánh ăn, tay kia cầm lá bánh và nghĩ: 
“Bỏ rác vào đâu bây giờ?”.
- Các nhóm trình bày, sau mỗi lần các nhóm xử lí tình huống, cả lớp thảo luận;
+ Cách ứng xử nh vậy có lợi, hại gì?
+ Chúng ta cần chọn cách ứng xử nào, vì sao?
- GV kết luận: Vứt rác bừa bãi làm bẩn sàn xe, đường sá, có khi còn gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Vì vậy cần gom rác vào túi ni lông để khi xe dừng lại thì bỏ đúng nơi quy định. Làm như vậy là giữ vệ sinh nơi công cộng.
Hoạt động 3:
* GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm 4( HĐ3):
- HS tự làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm theo yêu cầu của GV.
- Trao đổi thảo luận và chia sẻ kết quả với bạn về kết quả của mình.
- Trao đổi , chia sẻ kết quả trong nhóm; thống nhất kết quả.
- Báo cáo kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận :
+ Các em biết những nơi công cộng nào?
+ Mỗi nơi đó có ích lợi gì?
+ Để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng, các em cần làm gì và cần tránh những việc gì?
+ Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng có tác dụng gì?
- GV kết luận:Nơi công cộng mang lại nhiều ích lợi cho con người. Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng giúp cho công việc của con người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ.
4. Củng cố, dặn dò
- GV dặn HS thực hành vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh về chủ đề bài học
_____________________________________________
Chính tả
NGHE- VIẾT:TRÂU ƠI !
I. MỤC TIÊU:
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài ca dao thuộc thể thơ lục bát.
- Làm được bài tập 2; bài tập 3b
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Bài cũ : (5’) -HS viết bảng con: múi bưởi, tàu thuỷ.
 -GV nhận xét.
B. Bài mới : (30’)
1.Giới thiệu bài: (1’) GVnêu mục tiêu tiết học
2. Dạy bài mới :( 30’)
a.GV đọc mẫu 1 lần, 2HS đọc lại bài.
-GV nêu câu hỏi: Bài ca dao là lời của ai nói với ai?HS: Người nông dân nói với trâu.
- Người nông dân nói gì với con trâu? Bảo trâu ra đồng cày ruộng...
- Tình cảm của người nông dân đối với trâu như thế nào? Tâm tình như một người bạn thân thiết.
+ Bài ca dao có mấy dòng? (6 dòng)
+ Chữ đầu mỗi dòng viết như thế nào? (viết hoa)
+ Bài ca dao viết theo thể thơ nào? (lục bát)
b.HS viết bảng các từ khó:
- GV đọc HS viết: Nghiệp, ruộng, nông gia.
- GV nhận xét.
c.HS viết bài vào vở: 
- GV đọc bài cho HS viết.
-Sau khi viết xong GV đọc HS khảo bài.
- HS trao đổi vở cho nhau kiểm tra, HS nhận xét bài bạn.
- GV chấm, chữa bài cho HS và nhận xét.
d.Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài tập 2: Trò chơi tiếp sức
1HS nêu yêu cầu bài. Thi tìm những tiếng chỉ khác nhau ở vần ao hay au.
- GV cho 3 tổ thi đua nhau tìm nhanh, đại diện tổ lên bảng viết.
 VD: Cháo - cháu ; táo-táu
- GV cùng lớp nhận xét.
Bài tập 3b:Làm vào vở Tìm tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.
 HS làm: Sau đó lên bảng điền tiếp.
 ........ngơi ; ........ba ; ........cá ; .......xanh 
- GV nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò: (1’) Các nhóm báo cáo kết quả học tập của nhóm
GV Nhận xét giờ học. Các em về viết lại các từ bị lỗi sai ở bài viết
___________________________________________________________________
	Thứ 5 ngày 7 tháng 1 năm 2021
Tập đọc
TÌM NGỌC
I. MỤC TIÊU:
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc với giọng kể chậm rải.
- Hiểu nội dung: Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người. (trả lời được câu hỏi 1, 2,3)
II.ĐỒ DÙNG:
Tranh, bảng phụ ghi câu dài.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Bài cũ:(5’)
-3 HS đọc bài Thời gian biểu
- Thời gian biểu để làm gì?
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
HĐ1.Giới thiệu bài:(2’)
- HS quan sát tranh ở SGK và nhận xét.
- Bức tranh vẽ gì?
- GV ghi mục bài lên bảng.
HĐ2.Luyện đọc:(25’)
a.GV đọc mẫu.
b .GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu:
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu
+ GV ghi bảng từ khó: rắn nước, thợ kim hoàn, quóng, tình nghĩa.
+ GV đọc mẫu, HS đọc cá nhận, cả lớp.
 Đọc từng đọan:
+ GV treo bảng phụ lên
 . Xưa ,/ có chàng trai thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước,/ liền bỏ tiền ra mua rồi thả rắn đi.// Không ngờ/ con rắn ấy là con của Long Vương.//
 . Mèo liền nhảy tới / ngoạm ngọc / chạy biến. //
- GV hướng dẫn cách đọc câu: “Mèo........... chạy biến” ta đọc với giọng hồi hộp.
+ HS đọc cá nhân, cả lớp đọc.
+ HS đọc từng đoạn trước lớp.
+ HS cùng GV nhận xét.
+ GV giải nghĩa từ
- Đọc đoạn trong nhóm
+ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2 
Tiết 2
HĐ3.Hướng dẫntìm hiểu bài:(15’)
- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi sau.
- Do đâu mà chàng trai có viên ngọc quý ? (Chàng trai cứu con rắn nước)
- Ai đánh tráo viên ngọc (Một người thợ kim hoàn)
- Mèo và Chó đó làm cách nào để lấy lại viên ngọc?
- GV gợi ý: ở nhà thợ kim hoàn.Mèo nghĩ ra kế để lấy viên ngọc ? (Mèo bắt một con chuột đi tìm ngọc)
- Khi ngọc bị con cá đớp mất thì mèo và Chó làm cách nào để lấy lại?
- Khi ngọc bị quạ cướp mất, Mèo và Chó đó làm gì để lấy lại viên ngọc?
- HS khá, giỏi trả lời câu hỏi sau.
- Tìm những từ khen ngợi Mèo và Chó? (thông minh , tình nghiã)
HĐ4.Luyện đọc lại:(10’)
- GV nhắc lại cách đọc bài.
- HS đọc cá nhân.
- HS cùng GV nhận xét.
C.Củng cố, dặn dũ:(5’)
- Qua câu chuyện em hiểu ra điều gì? (Chú Mèo là những con vật nuôi trong nhà rất có tình có nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của người)
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc bài và tập kể câu chuyện.
__________________________________________________________________
Thứ 6 ngày 8 tháng 1 năm 2021
	Tập làm văn
KHEN NGỢI. KỂ NGẮN VỀ CON VẬT. LẬP THỜI GIAN BIỂU
I. MỤC TIÊU:
-Dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen (BT1).
-Kể được một vài câu về con vật nuoi quen thuộc trong nhà (BT2).Biết lập thời gian biểu (nói hoặc viết ) một buổi tối trong ngày (BT3).
II. ĐỒ DÙNG :
 -Tranh con vật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài cũ : (5’) +Tiết trước ta học bài gì -HS trả lời, 
 GV nhận xét.
B. Bài mới : (30’)
a.Giới thiệu bài: (1’)GVnêu mục tiêu tiết học
b.Hướng dẫn HS làm bài tập: (30’)
Bài 1: HS nêu yêu cầu. Từ mỗi câu dưới đây, đặt một mới để khen 
M: Đàn gà rất đẹp. Đàn gà mới đẹp làm sao!
- HS làm việc theo cặp, GV theo dỏi.
- Đại diện các nhóm trả lời, GV ghi bảng.
+ Chú Cường thật là khoẻ!/ Chú Cường khỏe quá/ Chú Cường mới khỏe làm sao!
+ Lớp mình hôm nay sạch quá! Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao!
+ Bạn Nam học giỏi thật! Bạn Nam học giỏi quá!
- GV : Đây là những câu nói khen ngợi.
Bài 2:(miệng) Kể về một con vật nuôi trong nhà mà em thích.
-GV treo tranh và HS nêu tên con vật.
-HS trả lời các con vật mà em thích
+ Con vật em định kể là con gì ?
+ Nhà em nuôi nó lúc nào ?
+ Nó có ngoan không, có hay ăn chống lớn không ?
+ Em có quý nó không ?
-HS kể theo nhóm đôi.
VD: Nhà em nuôi một chú Mèo tên là Miu.Chú ở với nhà em đã được một năm rồi. Miu rất ngoan. Em rất quý con Miu và em thường cho nó ăn và chơi với nó.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét.
Bài 3: Lập thời gian biểu buổi tối
- HS viiết vào vở, GV theo dỏi.
-HS đọc bài làm của mình.
+Thời gian biểu để làm gì?
+ Các em ai đã lập thời gian biểu hằng ngày rồi?
- GV nhận xét tuyên dương.
C.Củng cố, dặn dò: (1’)- GV hệ thống bài học. Các nhóm báo cáo kết quả học tập của nhóm mình.
 - Về nhà viết lại bài viết kể về một con vật nuôi trong nhà.
_______________________________________
Toán
 ÔN TẬP VỀ ĐO LƯỜNG
I.MỤC TIÊU:
-Biết xác định khối lượng qua sử dụng cân.
-Biết xác định để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là ngày thứ mấy trong tuần.
-Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ 12.
II.ĐỒ DÙNG:
-Lịch, đồng hồ.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
A.Bài cũ: (5p)
-Tiết trước ta học bài gì?
-HS lên bảng vẽ một hình tam giác, 1 tứ giác.
-GV cùng HS nhận xét.
B.Bài mới:
HĐ1.Giới thiệu bài: (2p)
HĐ 2.Hướng dẫn làm bài tập: (25p)
Bài 1: Làm miệng
2HS nêu yêu cầu: a. Con vịt nặng mấy ki lô gam? (3 kg)
 b. Gói đường nặng mấy ki lô gam?
 c. Lan cân nặng mấy ki lô gam?
- HS quan sát tranh ở SGK và trả lời.
 a. 3kg b. 4 kg c. 30 kg
- GV nhận xét.
Bài 2: Làm miệng
- HS nêu yêu cầu : Xem lịch rồi cho biết.
- Tháng 10 có mấy ngày ? Có mấy ngày chủ nhật ? Đó là những ngày nào
- Tháng 11 có mấy ngày ? có mấy ngày chủ nhật ? Có mấy ngày thứ năm
- HS quan sát lịch và trả lời.
- GV nhận xét.
Bài 3: Làm vào vở 
-HS nêu yêu cầu : Xem lịch ở bài tập 2 và cho biết.
a.Ngày 1 tháng 10 là thứ mấy ?Ngày 10 tháng 10 là thứ mấy
b.Ngày 20 tháng 11 là thứ mấy ?Ngày 30 tháng 11 là thứ mấy
-HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
-GV cùng HS nhận xét.
Bài 4: Làm vào vở 
- HS nêu yêu cầu : 
a.Các bạn chào cờ lúc mấy giờ?
- HS quan sát đồng hồ rồi trả lời (7 giờ)
b.Các bạn tập thể dục lúc mấy giờ? (9 giờ)
- HS nộp bài GV và nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò:(2p)
- GV hệ thống lại bài học. - GV nhận xét giờ học.
- Về nhà xem lại bài. 
_____________________________________________
Hoạt động tập thể
 SINH HOẠT LỚP:
I. Đánh giá trong tuần về nề nếp, học tập, vệ sinh.
- GV cho lớp trưởng điều khiển.
- Các tổ trưởng điều khiển tổ mình thảo luận ý kiến của các thành viên.
-Tổ trưởng từng tổ lên báo cáo trước lớp: Nề nếp, vệ sinh, học tập.
- Các tổ nhận xét lẫn nhau.
GV nhận xét chung: Nhìn chung các tổ đã có ý thức tốt, xây dựng bài song bên cạnh đó có một số bạn chưa thực sự chú ý xây dựng bài .
2. Kế hoạch tuần tới:
- Nề nếp: Tiếp tục duy trì nề nếp và sĩ số 100%.
- Học tập: Dạy tốt, học tốt
- Vệ sinh luôn làm sạch sẽ.
3. Làm vệ sinh lớp học:
- GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ.
- Các tổ thực hiện, tổ trưởng điều khiển, GV theo dỏi.
+ Các em thấy lớp học bây giờ như thế nào (sạch sẽ)
+ Lớp học sạch sẽ có lợi gì.
GV: Các em luôn giữ vệ sinh lớp học bằng cách quét dọn hàng ngày và bỏ rác đúng nơi quy định không những lớp học sạch đẹp mà môi trường củng trong lành và có lợi cho sức khoẻ mọi người.
___________________________________________
Chính tả: (Nghe- viết)
TÌM NGỌC
I.MỤC TIÊU:
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài tóm tắt câu chuyện Tìm ngọc.
- Làm đúng bài tập 2; bài tập 3a
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ ghi nội dung BT2,3;VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1.Giới thiệu bài:
Hoạt động 2.Hướng dẫn viết nghe viết.
a.Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc một lần đoạn văn; 2 – 3 HS đọc lại.
? Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào? (Viết hoa, lui vào 1 ô).
- HS viết bảng con: Long Vương, mưu mẹo, tình nghĩa.
- GV nhận xét.
b.Viết vào vở:
- GV đọc bài, HS nghe- viết vào vở chính tả.
- HS viết bài xong.
- GV đọc thong thả để HS khảo bài.
c.Chữa bài.
- HS ngồi tại chổ, GV nhận xét.
Hoạt động 3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả: (8’)
Bài tập 1: Làm miệng
HS nêu yêu cầu: Điền vào chổ trống ui hay uy?
- GV treo bảng phụ lên bảng và HS trả lời miệng.
- GV điền vần, lớp nhận xét.
Bài tập 3a: Làm vào vở 
Điền d / r / gi?
- HS làm vào vở: .......ừng núi, .......ừng lại, cây .....ang, .....ang tôm.
-1HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò: (21’)
? Hôm nay ta học bài gì? Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào?
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà luyện víêt lại. 
________________________________________
	Sinh hoạt câu lạc bộ 
 “CÂU LẠC BỘ: EM YÊU TOÁN HỌC”
 I.MỤC TIÊU:
Giúp HS ôn luyện:
- Thực hành tính trừ dạng: 100 trừ đi một số.
- Nhận biết các đơn vị đo thời gian: ngày, tuần lễ. Củng cố về thời điểm và khoảng thời gian. Vận dụng các biểu tượng đó để trả lời câu hỏi đơn giản.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Phiếu BT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. GTB:2P
2. Hoạt động 1: Khởi động(10P) Trò chơi “Vé vào cửa”
- GV phổ biến luật chơi: Mỗi bạn phải trả lời 1 câu hỏi của GV, nếu trả lời đúng được vào lớp, bạn nào sai quay lại cuối hàng để trả lời câu hỏi khác:
Bài1.Tính nhẩm:
18 – 9 16 – 8 14 – 7 17 – 9 12 - 3
90 + 10 20 + 80 70 + 30 17 – 8 13 – 4 
100 - 10 100 - 80 100 – 70 16 – 7 13 - 5
100 - 90 100- 20 100 – 30 10 – 3 11 – 3 
3. Hoạt động 2: Trò chơi: Rung chuông vàng
Câu 1: Số lớn nhất có 2 chữ số là số nào?
A. 98 B. 99 C. 100 
Câu 2: Tên gọi các thành phần của phép cộng là:
A. Số hạng, số hạng, tổng
B. Số bị trừ, số trừ, hiệu
Câu 3: Thứ bảy tuần này là ngày 24 tháng 3. Vậy chủ nhật tuần sau là ngày mấy?
A. Ngày 31 tháng 3 B. Ngày 1 tháng 4 C. Ngày 2 tháng 4
Câu 4: 7 giờ tối còn được gọi là . giờ?
Câu 5: Số liền sau số lớn nhất có 2chữ số là số nào?
Câu 6: Tháng 3 năm 2018 có bao nhiêu ngày?
4. Hoạt động 3: HS làm bài cá nhân.(10P)
Bài 1. Đặt tính rồi tính
 100 - 3 100 - 8 100 - 54 100 – 77
 Bài 2: Mẹ mang 100 quả trứng đi chợ , sau khi bán được một số quả trứng thì mẹ còn lại 65 quả trứng . Hỏi mẹ đã bán bao nhiêu quả trứng ?
 - Giáo viên chấm bài và nhận xét 
__________________________________________________________________
	Tiết đọc thư viện 
ĐỌC CẶP ĐÔI
CHUẨN BỊ : Sách phù hợp với trình độ đọc của học sinh.
MỤC ĐÍCH :
Thu hút và khuyến khích học sinh tham gia vào việc đọc.
Khuyến khích học sinh cùng đọc với các bạn.
Tạo cơ hội để học sinh chọn sách đọc theo ý thích.
Giúp học sinh xây dựng thói quen đọc.
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN :
* Giới thiệu: 2-3 phút, dành cho cả lớp.
1. Ổn định chỗ ngồi của học sinh trong thư viện và nhắc các em về các nội quy thư viện.
2. Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia : Hôm nay chúng ta sẽ tham gia hoạt động Đọc cặp đôi.
* Trước khi đọc: 5-6 phút, dành cho cả lớp.
- Ở hoạt động Đọc cặp đôi này, các em sẽ đọc sách cùng với bạn của mình. Các cặp đôi có thể chọn một quyển sách mà các em thích để đọc cùng nhau. Trong khi các em đọc cô sẽ di chuyển xung quanh phòng để hỗ trợ các em. Nếu có từ hoặc câu nào các em không hiểu, hãy giơ tay để cô đến giúp.
1. Hướng dẫn học sinh chọn bạn để tạo thành cặp đôi và ngồi gần với nhau. Bây giờ chúng ta sẽ đứng lên và chọn bạn đểtạo thành cặp đôi. Các em có thể chọn bạn ngồi cạnh mình, hoặc một người bạn mà các em thích đọc cùng. Sau khi chọn bạn, tạo thành một cặp, các em sẽ ngồi vào vị trí. (Dành 1-2 phút để học sinh chọn bạn và ngồi theo cặp đôi, nếu học sinh nào lẻ, cho học sinh chọn một nhóm để tạo thành nhóm 3)
2. Nhắc 

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_khoi_2_tuan_16_nam_hoc_2020_2021.doc