Giáo án Các môn Khối 1 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021
TỰ HỌC
TỰ ÔN CÁC KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU:
Học sinh tự ôn luyện một số kiến thức đã học về :
- Luyện tập củng cố : Đọc bài 113: oa, oe. Bài 114 : uê, uơ
- Cũng cố các số đến 100
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ phiếu học tập ghi nội dung bài tập của từng nhóm.
+ Vở bài tập, BTTV, sách TV
III. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC:
1. GV nêu mục tiêu tiết học 2’:
2. Tổ chức cho các em tự học: 30’
*. Hoạt động 1: Chia nhóm HS
GV chia lớp thành 3 nhóm.
a. Nhóm 1: Đọc, viết chưa đảm bảo yêu cầu
b. Nhóm 2: Chưa nắm chắc các đến 100
c. Nhóm 3: Đọc viết tốt, làm toán tốt.
*. Hoạt động 2 : Các nhóm làm việc
* Giao việc và hướng dẫn các nhóm hoàn thành.
- Phát phiếu học tập cho từng thành viên trong nhóm, yêu cầu mỗi nhóm đọc nội dung phiếu và cách giải quyết.
- Các nhóm tự học dưới sự điều khiển của nhóm trưởng
+ Đại diện nhóm nêu lại nhiệm vụ của nhóm mình .
+ GV lệnh cho các nhóm làm việc
- GV nhận xét, bổ sung, nếu cần.
Nhóm1: Luyện đọc
- GV hướng dẫn đọc bài: Đọc bài 113: oa, oe. Bài 114 : uê, uơ
- HS thi đọc trước nhóm , giáo viên và học sinh nhận xét tuyên dương những em đọc tiến bộ.
Nhóm 2:
c _______________________________________________ LUYỆN TIẾNG VIỆT ÔN TẬP ĐOC, VIẾT BÀI: ƯU ƯƠU I.MỤC TIÊU. - Rèn luyện cho học sinh nắm chắc các vần ưu, ươu đã học. - Rèn luyện kĩ năng đọc trơn bài Lợn rừng và hoa lưu loát hơn. - Rèn luyện kĩ năng nghe viết vần mới học một cách chắc chắn. II. ĐỒ ĐUNG DẠY HỌC Bảng con III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Giới hiệu bài. Hoạt động 1: Luyện đọc trên bảng lớp: GV viết các vần ưu, ươu rồi gọi học sinh đọc bài theo cá nhân, nhóm, cả lớp. ( chú ý gọi học sinh đọc chậm đọc nhiều hơn) Học sinh khác nhận xét. Cho HS tìm tieeng chứa vần đã học, nói câu chứa tiếng Hoạt động 2: Đọc bài trong sách giáo khoa. GV yêu cầu học sinh luyện đọc lần lượt bài tập đọc. HS đọc thầm Đọc nối tiếp câu. Đoc nối tiếp đoạn. Thi đọc đọn trong nhóm. Luyện đọc cả bài ( HS đọc tốt hơn thi đọc) GV và học sinh khác nhận xét. Luyện viết: Luyện viết các vần uê, ươ và một số từ ngữ chứa vần này vào bảng con. GV đọc cho học sinh viết. GV nhận xét chữ viết của học sinh. Củng cố , vận dụng. HS nhắc lại tên bài học. GV nhận xét giờ học. BUỔI CHIỀU : TẬP VIẾT (1 tiết - sau bài 112, 113) I. MỤC TIÊU - Viết đúng các vần ưu, ươu, oa, oe, các từ ngữ con cừu, hươu sao, cái loa, chích choè - kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, đều nét. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ viết vần, từ ngữ trên dòng kẻ ô li. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 2. Luyện tập 2.1. Viết chữ cỡ nhỡ - GV treo bảng phụ viết các vấn và từ ngữ của bài (cỡ vừa, cỡ nhỏ). - Cả lớp đọc các vần, từ ngữ (cỡ nhỡ): ưu, con cừu; ươu, hươu sao; oa, cái loa; oe, chích choè. - HS nói cách viết từng vần. - GV viết mẫu, tập trung hướng dẫn các từ có vần ưu, ươu, oa, oe. Chú ý vị trí đặt dấu thanh của cừu, cái, chích, choè. - HS viết vào vở Luyện viết. 2.2. Viết chữ cỡ nhỏ - Cả lớp đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ): con cừu, hươu sao, cái loa, chích choè. - GV hướng dẫn HS cách viết từng từ ngữ. Chú ý độ cao các con chữ: h, 1 cao 2,5 li; s cao hơn 1 li. - HS viết vào vở Luyện viết, hoàn thành phần Luyện tập thêm. 3. Củng cố, dặn dò - Cho HS đọc lại một số từ ngữ. - Tuyên dương những HS viết nắn nót, cẩn thận. Đạo đức CHỦ ĐỀ: THẬT THÀ BÀI 10: LỜI NÓI THẬT (t2) I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau: - Nêu được một số biểu hiện của lời nói thật. - Giải thích được vì sao phải nói thật. - Thực hiện nói thật trong giao tiếp với người khác. - Đồng tình với những lời nói thật; không đồng tình với những lời nói dối. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Sách giáo khoa Đạo đức 1. - Câu chuyện của giáo viên về việc đã dũng cảm nói thật (nếu có). - Clip câu chuyện “Cậu bé chăn cừu”. Lưu ý: - GV có thể sử dụng câu chuyện hoặc clip khác thay thế câu chuyện “Cậu bé chăn cừu” cho hoạt động Kể chuyện theo tranh. - Một số tình huống nói thật phù hợp với trường, lớp, địa phương (để thay thế những tình huống đưa ra trong SGK). III. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ * Mục tiêu: - HS thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với những ý kiến về việc nói thật và nói dối. - HS được phát triển về năng lực tư duy phê phán. * Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của hoạt động. - GV (hoặc một HS có khả năng đọc tốt) đọc to các ý kiến được đưa ra trong sách. - HS suy nghĩ cá nhân và bày tỏ thái độ về từng ý kiến. - HS đưa ra lời giải thích cho thái độ mình lựa chọn đối với ý kiến đưa ra. - GV kết luận (ứng với từng ý kiến được trao đổi): + Với ý kiến 1 “Người nói thật là người đáng tin cậy. Đồng tình, vì người nói | thật sẽ không trêu đùa, làm hại người khác bởi những lời nói không đúng. + Với ý kiến 2 “Nên nói dối để tránh bị phạt”: Không đồng tình, vì nói dối có thể sẽ tránh bị phạt nhưng khi đã bị phát hiện thì người nói dối sẽ bị mất niềm tin ở người khác, khiến người khác ngần ngại giúp đỡ, sẻ chia. + Với ý kiến 3 “Không nên nói dối, đổ lỗi cho người khác”. Đồng tình, vì nói dối đổ lỗi cho người khác là việc làm không tốt, thể hiện sự thiếu dũng cảm, hay hèn nhát. + Nếu em thấy bạn nào có ý kiến chưa phù hợp với việc nói thật/nói dối, em nên giải thích cho bạn hiểu. Lưu ý: - HS có thể bày tỏ ý kiến bằng những cách khác nhau, ví dụ: giơ mặt cười - mặt mếu, giơ thẻ xanh - thẻ đỏ, giơ tay,... - GV nên tôn trọng tất cả các ý kiến HS đưa ra, chú trọng vào lời giải thích của HS, không nên phán xét đúng - sai với các ý kiến của HS. Hoạt động 2: Đóng vai * Mục tiêu: HS biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống cụ thể liên quan đến việc nói thật. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS nêu các tình huống ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 25. - GV phân công các nhóm HS thảo luận đưa ra cách xử lý tình huống. - HS làm việc theo nhóm. - Với mỗi tình huống, GV mời 1-2 nhóm lên đóng vai; các nhóm khác quan sát để đưa ra lời nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Nhóm khác có thể đưa ra cách ứng xử của nhóm mình. - Gợi ý cách nhận xét: 1) Cách ứng xử trong tình huống đã phù hợp hay chưa? 2) Có cách ứng xử nào khác không? - GV kết luận: + Tình huống 1: Cách xử lí phù hợp là Chi nên nói thật với bạn về lỗi của mình, xin lỗi và đề nghị cách sửa lỗi (Ví dụ: dán lại vở cho bạn, hoặc nhờ mẹ mua vở mới cho bạn). + Tình huống 2: Cách xử lí phù hợp là Mai nên nói thật với mẹ, xin lỗi mẹ với thái độ chân thành và đề nghị cách sửa lỗi. (Ví dụ: Con xin lỗi mẹ ạ! Con sơ ý đã làm quên lời mẹ dặn. Bây giờ con mang đồ sang cho bà ngay nhé.) Lưu ý: - GV có thể cho cả lớp lần lượt xử lí từng tình huống hoặc phân công mỗi nhóm xử lí một tình huống. - GV có thể thay đổi tình huống khác cho phù hợp với lớp, trường, địa phương của mình. - Lời nói thật và cách khắc phục của HS đưa ra cho mỗi tình huống có thể đa dạng, khác nhau. GV không nên áp đặt theo một cách nói và cách khắc phục duy nhất. __________________________________________ TỰ HỌC TỰ ÔN CÁC KIẾN THỨC ĐÃ HỌC I. MỤC TIÊU: Học sinh tự ôn luyện một số kiến thức đã học về : - Luyện tập củng cố : Đọc bài 113: oa, oe. Bài 114 : uê, uơ - Cũng cố các số đến 100 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + phiếu học tập ghi nội dung bài tập của từng nhóm. + Vở bài tập, BTTV, sách TV III. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC: 1. GV nêu mục tiêu tiết học 2’: 2. Tổ chức cho các em tự học: 30’ *. Hoạt động 1: Chia nhóm HS GV chia lớp thành 3 nhóm. Nhóm 1: Đọc, viết chưa đảm bảo yêu cầu b. Nhóm 2: Chưa nắm chắc các đến 100 c. Nhóm 3: Đọc viết tốt, làm toán tốt. *. Hoạt động 2 : Các nhóm làm việc * Giao việc và hướng dẫn các nhóm hoàn thành. - Phát phiếu học tập cho từng thành viên trong nhóm, yêu cầu mỗi nhóm đọc nội dung phiếu và cách giải quyết. - Các nhóm tự học dưới sự điều khiển của nhóm trưởng + Đại diện nhóm nêu lại nhiệm vụ của nhóm mình . + GV lệnh cho các nhóm làm việc - GV nhận xét, bổ sung, nếu cần. Nhóm1: Luyện đọc - GV hướng dẫn đọc bài: Đọc bài 113: oa, oe. Bài 114 : uê, uơ - HS thi đọc trước nhóm , giáo viên và học sinh nhận xét tuyên dương những em đọc tiến bộ. Nhóm 2: Bài 1: + GV gắn các thẻ số 11, 21, 31, 41, 51, 61, 71, 81,91. 14, 24, 34, 44, 54, 64, 74, 84, 94. 15, 25, 35, 45, 55, 65, 75, 85, 95. Yêu cầu hs trong nhóm lần lượt đọc - HS tự làm bài vào vở. - Trong nhóm đổi chéo kiểm tra bài lẫn nhau. Nhóm 3: 1. Đọc trơn bài tập đọc: Đọc diễn cảm bài Lợn rừng và voi 2. Luyện viết bài: Gv viết mẫu, hs nhìn chép ( Đoạn 1 bài Lợn rừng và voi.) * Hoạt động 3 : Hệ thống kiến thức Giáo viên giải đáp thắc mắc, hệ thống lại các kiến thức vừa ôn dưới hình thức cả lớp . 3. Cũng cố: 2’ ? Chúng ta đã tự học được nội dung gì? 4. Dặn dò:1’ + Nhận xét chung tiết học Thứ 4, ngày 24 tháng 02 năm 2021 TOÁN Bài 47: CHỤC VÀ ĐƠN VỊ (tt) MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Biết 1 chục bằng 10 đơn vị. - Biết đọc, viết các số tròn chục. - Bước đầu nhận biết cấu tạo số có hai chữ số. - Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế. - Phát triển các NL toán học. II. CHUẨN BỊ - Máy tính, ti vi. - 10 khối lập phương, 10 que tính, 10 hình tròn. - Các thanh 10 khối lập phương hoặc bó 10 que tính. - Bảng chục - đơn vị đã kẻ sẵn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’ - GV gọi HS: Đếm các số từ 80 đến 100 và ngược lại B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: 2’Gv giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng 2. Hoạt động khởi động 5’ - HS nêu các số trong chục 3. Hoạt động thực hành, luyện tập 15’ Bài 2. HS quan sát băng giấy để tìm quy luật của các số ghi trên băng giấy. Đọc các số còn thiếu. Nhấn mạnh: Các số 10, 20, ..., 90 là các số tròn chục. Bài 3 - HS chơi trò chơi theo nhóm. Mỗi bạn lấy ra vài chục đồ vật và nói số lượng. Chẳng hạn: Có 2 chục khối lập phương, có 1 chục bút màu, có 3 chục que tính, ... - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm trình bày. Chẳng hạn: 3 chục que tính là bao nhiêu que tính? Bằng cách nào bạn lấy đủ 3 chục que tính? Bài 4. GV hướng dẫn HS thực hiện mẫu: - GV lấy 32 khối lập phương (gồm 3 thanh và 2 khối lập phương rời). - HS đếm số khối lập phương. Nói: Có ba mươi hai khối lập phương, viết “32”. - GV đặt câu hỏi để HS trả lời, trong hình có 3 chục khối lập phương và 2 khối lập phương rời. - GV nhận xét: Như vậy, trong số 32, số 3 cho ta biết có 3 chục khối lập phương, số 2 cho ta biết có 2 khối lập phương rời. Ta có thể viết như sau: Chục Đơn vị 3 2 - Nói: Số 32 gồm 3 chục và 2 đơn vị. Thực hiện tương tự, chẳng hạn câu a): - Quan sát tranh, nói: Có 24 khối lập phương. - Viết vào bảng (đã kẻ sẵn ô trên bảng con hoặc bảng lớp ). Chục Đơn vị 2 4 - Nói: Số 24 gồm 2 chục và 4 đơn vị. Bài 5 - Cá nhân HS trả lời rồi chia sẻ với bạn, cùng nhau kiểm tra kết quả: a) Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị. b) Số 49 gồm 4 chục và 9 đơn vị. c) Số 80 gồm 8 chục và 0 đơn vị. d) Số 66 gồm 6 chục và 6 đơn vị. - HS có thể đặt câu hỏi với các số khác để đố bạn, chẳng hạn: số 72 gồm mấy chục và mấy đơn vị? - Nếu HS gặp khó khăn thi GV hướng dẫn HS tìm câu trả lời bằng cách viết số vào bảng chục - đơn vị: Chục Đơn vị 4. Hoạt động vận dụng 5’ Bài 6 - GV yêu cầu HS thử ước lượng và đoán nhanh xem mỗi chuỗi vòng có bao nhiêu hạt? - HS đoán và giải thích tại sao lại đoán được số đó. - HS đếm để kiểm tra dự đoán, nói kết quả trước lớp. HS nói các cách đếm khác nhau nếu có. - GV cho HS thấy rằng trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng đếm chính xác ngay được kết quả, có thể trong một số trường hợp phải ước lượng để có thông tin ban đầu nhanh chóng. 5. Củng cố, dặn dò 2’ - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gi? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày? - Từ ngữ toán học nào em cần nhớ? - Để đếm chính xác em nhắn bạn điều gì? - Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống mọi người có dùng “chục” không? Sử dụng trong các tình huống nào? Thứ 5, ngày 25 tháng 02 năm 2021 Tự nhiên, xã hội BÀI 13: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CÂY XANH VÀ CÁC CON VẬT (tiết 3) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1. Về kiến thức: - Kết nối được các kiến thức đã học về thực vật, động vật trong bài học và ngoài thiên nhiên. - Biết sử dụng những đồ dùng cần thiết khi đi tham quan thiên nhiên. 2. Về năng lực, phẩm chất. - Quan sát, đặt được câu hỏi và trả lời câu hỏi về những cây và con vật nơi tham quan. - Bước đầu làm quen cách quan sát, ghi chép, trình bày kết quả khi đi tham quan. - Có ý thức giữ an toàn khi tiếp xúc với 1 số cây và con vật. - Có ý thức bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật. - Cân nhắc không sử dụng các đồ dùng bằng nhựa dùng 1 lần để bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Phiếu quan sát 2. Học sinh - SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội III. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 3. Hoạt động 3: Hoàn thiện báo cáo kết quả sau khi đi tham quan thiên nhiêu * Mục tiêu - Biết làm báo cáo sau khi đi tham quan. - Trình bày kết quả báo cáo. * Cách tiến hành Bước 1: Hướng dẫn HS hoàn thiện báo cáo - Hỏi: Các em đã rút ra được những điều gì sau buổi tham quan? Đã quan sát thấy những gì? - Hãy ghi kết quả và những suy nghĩ của mình vào báo cáo. - Hướng dẫn HS hoàn thiện báo cáo theo mẫu phiếu quan sát. Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm - GV chia thành 2 nhóm lớn: Nhóm báo cáo về đề tài động vạt và nhóm về đề tài thực vật, mỗi nhóm 4 -6 HS. - Mỗi nhóm hoàn thành báo cáo theo sự sáng tạo của từng nhóm. GV khuyến khích HS ngoài việc thực hiện báo cáo theo mẫu, các em có thể sáng tạo, trình bày báo cáo theo cách riêng của mỗi nhóm và tuyên dương đối với những nhóm có sáng tạo đặc biệt. Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp - Cử đại diện của mỗi nhóm lên trình bày, HS khác nhận xét, hỏi nhóm bạn. - Chọn ra những nhóm là tốt nhất, tuyên dương, tổng kết. PHIẾU QUAN SÁT CÂY Tên cây Hình dạng Đang có hoa Đang không có hoa Loại cây To/cao Thấp/nhỏ Cây rau Cây bóng mát Cây ăn quả Cây hoa Cây phượng x x x x ? ? ? ? PHIẾU QUAN SÁT CON VẬT Tên con vật Hình dạng Màu sắc Bộ phận di chuyển To/ cao Thấp/ nhỏ Chân Vây Cánh Con chim x nâu x x ? ? ? ? _______________________________________________ TIẾNG VIỆT BÀI 115: uy uya (2 tiết) MỤC TIÊU - Nhận biết các vần uy, uya; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uy, uya. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uy, vần uya. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Vườn hoa đẹp. - Viết đúng các vần uy, uya, các tiếng (tàu) thuỷ, (đêm) khuya cỡ nhỡ (trên bảng con). + Phần Tập đọc: - Đối với HS năng khiếu yêu cầu đọc lưu loát được toàn bộ câu chuyện. - Đối với HS tiếp thu chậm chỉ yêu cầu đánh vần đọc được 6 dòng thơ đầu II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, ti vi để chiếu lên bảng lớp hình ảnh của BT 2. - Bộ đồ dùng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ : 5’ - 1 HS đọc bài Lợn rừng và voi. - 1 HS trả lời câu hỏi: Lợn rừng mẹ dạy con điều gì? B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: 2’vần uy, vần uya. 2. Chia sẻ và khám phá 10’ (BT 1: Làm quen) 2.1. Dạy vần uy - GV viết: u, y./HS: u - y - uy./ Phân tích vần uy: âm u đứng trước, âm y đứng sau; phát âm nhấn giọng vào y./ Đánh vần: u - y - uy / uy (HS quan sát ui, uy để nhận diện mặt chữ, phân biệt cách phát âm 2 vần). - HS nói: tàu thuỷ. Tiếng thuỷ có vần uy./ Phân tích vần uy, tiếng thuỷ. Chú ý dấu hỏi nằm trên âm y./ Đánh vần, đọc trơn: u - y - uy / thờ - uy - thuy - hỏi - thuỷ / tàu thuỷ. . 2.2. Dạy vần uya (như vần uy): GV viết: u, ya (ya là nguyên âm đôi iê, đọc là ia). Đánh vần, đọc trơn: u - ya (ia) - uya / khờ - uya - khuya/ đêm khuya. * Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ khoá vừa học. 3. Luyện tập 18’ 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần uy? Tiếng nào có vần uya?). - GV chỉ từng từ ngữ, HS đánh vần, đọc trơn: khuy áo, phéc mơ tuya,.... - HS đọc thầm, tìm tiếng có vần uy, vần uya. HS báo cáo: Tiếng có vần uy (khuy, ruy, huy, luỹ); tiếng có vần uya (tuya). - GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng khuy có vần uy. Tiếng tuya có vần uya,... 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) a) HS đọc các vần, tiếng: uy, uya, tàu thuỷ, đêm khuya. b) Viết vần: uy, uya - 1 HS đọc vần uy, nói cách viết. - GV vừa viết vần uy vừa hướng dẫn cách viết, cách nối nét từ u sang y; chú ý chữ y cao 2,5 li. / Làm tương tự với vần uya. - HS viết: uy, uya (2 lần). c) Viết: (tàu) thuỷ, (đêm) khuya - 1 HS đọc tàu thuỷ; nói cách viết tiếng thuỷ. - GV viết mẫu tiếng thuỷ, hướng dẫn cách viết. Chú ý đặt dấu hỏi trên âm y./ Làm tương tự với khuya, chú ý chữ k, h cao 2,5 li. - HS viết: (tàu) thuỷ, (đêm) khuya (2 lần). TIẾT 2 3.3. Tập đọc (BT 3) 32’ a) GV chỉ hình minh hoạ bài Vườn hoa đẹp, giới thiệu các loài hoa: cúc thuý, tuy líp, hoa giấy, thuỷ tiên, dạ hương, bách nhật. b) GV đọc mẫu, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: đỏ mọng, mỏng, lâu ơi là lâu, rực rỡ, ngát hương. Giải nghĩa từ: pơ luya (loại giấy rất mỏng, mềm, dùng để viết thư). . c) Luyện đọc từ ngữ: một vài HS cùng đánh vần, cả lớp đọc trơn: Thuỷ, cúc thuý, tuy líp, pơ luya, thuỷ tiên, nhuỵ vàng, dạ hương, khuya, bách nhật, khuy áo, ngát hương. d) Luyện đọc câu - GV: Bài đọc có 8 câu. - GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp). - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 4 câu); thi đọc cả bài (quy trình đã hướng dẫn). g) Tìm hiểu bài đọc - GV nêu YC, mời 1 HS nói câu M: Hoa tuy líp đỏ mọng. - GV chỉ từng hình, cả lớp nói tên từng loài hoa: 1) hoa cúc thuý, 2) hoa tuy líp. 3) hoa giấy, 4) hoa thuỷ tiên, 5) hoa dạ hương, 6) hoa bách nhật.. - GV chỉ từng hình, 1 HS giỏi (dựa vào bài) nói về vẻ đẹp của từng loài hoa. + (Lặp lại) GV chỉ hình, từng HS tiếp nối nhau: GV chỉ hình 1, HS 1: Hoa cúc thuý đủ màu sắc. GV chỉ hình 2, HS 2: Hoa tuy líp đỏ mọng. GV chỉ hình 3, HS 3: Hoa giấy cánh mỏng như tờ pơ luya. GV chỉ hình 4, HS 4: Hoa thuỷ tiên cánh trắng, nhuỵ vàng. GV chỉ hình 5, HS 5: Hoa dạ hương càng về khuya càng thơm. GV chỉ hình 6, HS 6: Hoa bách nhật chỉ bằng cái khuy áo, tươi lâu ơi là lâu. + (Lặp lại) GV chỉ từng hình, cả lớp nhắc lại (nói nhỏ). * Cả lớp đọc 8 vần vừa học trong tuần (SGK, chân trang 40). 4. Củng cố, dặn dò: 3’ - Chỉ một số câu cho HS đọc lại. - Đọc bài tập đọc cho người thân nghe. ___________________________________________________ Thứ 6, ngày 26 tháng 02 năm 2021 TẬP VIẾT (1 tiết – sau bài 114, 115) I. MỤC TIÊU Viết đúng các vần uê, uơ, uy, uya, các từ ngữ hoa huệ, huơ vòi, tàu thuỷ, đêm khuya - kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, đều nét. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, ti vi. - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ 5’ - Gv đọc cho hs viết vào bảng con: trí tuệ, tàu điện, đêm khuya - Gv nhận xét B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: 2’ 2’ GV nêu mục tiêu của bài học. Tiếp tục luyện viết cở chữ nhỏ. 2. Luyện tập 25’ 2.1. Viết chữ cỡ nhỡ - HS đọc các vần và từ ngữ (cỡ nhỡ): uê, hoa huệ; uơ, huơ vòi; uy, tàu thuỷ; uya, đêm khuya. /HS đọc, nói cách viết từng vần. - GV hướng dẫn HS viết, tập trung hướng dẫn các từ có vần uê, uơ, uy, uya. Chú ý cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh trong các tiếng: huệ, vòi, tàu thuỷ. - HS viết vào vở Luyện viết. 2.2. Viết chữ cỡ nhỏ - HS đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ): hoa huệ, huơ vòi, tàu thuỷ, đêm khuya. - GV hướng dẫn HS viết từng từ ngữ. Chú ý độ cao các con chữ: h, k, y cao 2,5 li; đ cao 2 li; s cao hơn 1 li. - HS viết vào vở Luyện viết; hoàn thành phần Luyện tập thêm cỡ chữ nhỏ. 3. Củng cố, dặn dò 3’ - Đọc lại 1 số từ đã viết. - Tuyên dương những HS viết cẩn thận, sạch đẹp. TIẾNG VIỆT BÀI 116: KỂ CHUYỆN: CÂY KHẾ I.MỤC TIÊU - Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. - Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh. - Nhìn tranh, có thể kể được từng đoạn câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người hiền lành, tốt bụng sẽ gặp điều tốt lành. Người xấu xa, tham lam sẽ tự làm hại bản thân. - Đối với HS năng khiếu yêu cầu kể được toàn bộ câu chuyện. - Đối với HS tiếp thu chậm chỉ yêu cầu trả lời được câu hỏi dưới từng tranh II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, Ti vi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: GV gắn lên bảng 6 tranh minh họa chuyện Mèo con bị lạc, mời HS 1 trả lời câu hỏi theo 3 tranh đầu; HS 2 kể chuyện theo 3 tranh cuôi. B. DẠY BÀI MỚI 1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện 5’ (gợi ý) 1.1. Quan sát và phỏng đoán: GV gắn lên bảng 6 tranh minh hoạ, chỉ tranh: Người anh, người em, cây khế, chim phượng hoàng đang ăn khế. Tranh cuối cùng vẽ cảnh gì? (Cảnh chim bay sát mặt biển, người anh rơi xuống biển). GV: Hãy đoán câu chuyện kể về điều gì? (Kể về hai anh em với cây khế và chim phượng hoàng. Cuối chuyện, người anh rơi xuống biển, chết chìm). 1.2. Giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện Cây khế kể về hai anh em có tính tình rất khác nhau: người em chăm chỉ, tốt bụng, người anh lười biếng, tham lam. Cuối cùng người anh chết chìm dưới biển. Vì sao người anh rơi xuống biển, các em hãy lắng nghe câu chuyện. . 2. Khám phá và luyện tập 22’ 2.1. Nghe kể chuyện: GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. Kể nhấn giọng, gây ấn tượng với các từ ngữ gợi tả, g
File đính kèm:
giao_an_cac_mon_khoi_1_tuan_22_nam_hoc_2020_2021.doc