Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Vĩnh Sơn
TIẾNG VIỆT: ÔN LUYỆN
I. Mục đích- yêu cầu:
- Tiếp tục ôn tập về kiến thức tổng hợp.
- HS tìm được từ đồng nghĩa, viết được câu văn miêu tả.
II. Hoạt động dạy- học:
ói, khi viết. - Nhận xét tiết học. *********************************************************************** CHÍNH TẢ: Nghe - viết: NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC I. MỤCĐÍCH- YÊU CÂU: - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm được BT2b, BT3b. - Noi gương tinh thần yêu nước và khảng khái của Nguyễn Trung Trực. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: SGK. - HS: SGK; Giấy A3, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui. 2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Thông báo kết quả kiểm tra cuối học kì I. - GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra. 3.- Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học. b) Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết. Mục tiêu: HS biết nghe cách phát âm, hiểu được nội dung bài viết. Cách tiến hành: - Nêu mục tiêu của hoạt động. - Đọc mẫu bài viết, gọi 1 HS đọc lại. - Đặt câu hỏi về nội dung bài viết. - Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng. Hoạt động 2: Luyện viết. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Cách tiến hành: - Nêu yêu cầu của hoạt động. - Chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập. - Ghi bảng từ khó viết do HS nêu. - Đọc mẫu từ khó và hướng dẫn HS cách viết. - Nhắc nhở HS cách trình bày đoạn thơ. - Đọc câu ngắn, cụm từ cho HS viết vào vở. - Đọc lại toàn bộ bài viết. - Chấm chữa bài viết của 7 HS. - Nêu nhận xét kết quả nghe viết của HS. Hoạt động 3: Luyện tập. Mục tiêu: Làm được BT2b, 3b. Cách tiến hành: - Nêu yêu cầu của hoạt động. - Chia nhóm và giao nhiệm vụ học tập. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và hoàn thiện BT. 4.- Củng cố: (5phút) - GV đọc cho HS thi đua tìm vần trong các câu thơ. - GD thái độ: Noi gương tinh thần yêu nước và khảng khái của Nguyễn Trung Trực. - Nhận xét tiết học. - 1 HS khá (giỏi) đọc cả bài viết. - Trả lời câu hỏi của GV. - Cả lớp nhận xét, góp ý. - Thảo luận nhóm tìm từ khó viết. - Đại diện nhóm lần lượt nêu từ khó viết. - Lắng nghe, tập viết từ khó vào bảng con. - Xem cách trình bày đoạn thơ trong SGK. - Nghe - viết bài vào vở. - Rà soát lại bài đã viết cho hoàn chỉnh. - 7 HS nộp bài cho GV chấm, số HS còn lại đổi vở chữa lỗi cho nhau. - 1 HS đọc yêu cầu BT. - Làm việc nhóm, trên giấy A3 bằng bút dạ. - Đại diện nhóm đính bài lên bảng, trình bày. - Các nhóm còn lại nhận xét, góp ý. **************************************************************** KHOA HỌC: DUNG DỊCH I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số ví dụ về dung dịch. - Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất. - Thực hiện tách các chất ra khỏi dung dịch trong cuộc sống khi cần. KNS: Kĩ năng phán đoán, tư duy logic, tìm kiếm và xử lý thông tin II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: SGK. - HS: Hình trang 76, 77 SGK; 1 nhúm muối; 1 cốc nước sôi để nguội; 1 cái thìa cán dài; giấy A3, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui. 2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - 3 HS lần lượt nhắc lại nội dung cần nhớ, tiết trước. - GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra. 3.- Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học. b) Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1:Thực hành tạo ra một dung dịch. Mục tiêu: Nêu được một số ví dụ về dung dịch. Cách tiến hành: - Nêu yêu cầu của hoạt động. - Chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập. - Theo dõi HS trình bày. - Kết luận: Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn hòa tan hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau được gọi là dung dịch. Hoạt động 2: Thực hành :Tách các chất ra khỏi dung dịch. Mục tiêu: Thực hành tách chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng,). Cách tiến hành: - Nêu mục tiêu của hoạt động. - Giúp HS nắm rõ yêu cầu BT, giao nhiệm vụ học tập. - Theo dõi HS trình bày. - Kết luận: Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất. - 1 HS nhắc lại mục tiêu của hoạt động. - Làm việc theo nhóm, ghi kết quả trên giấy A3 bằng bút dạ. - Đại diện nhóm đính kết quả lên bảng rồi trình bày. - Cả lớp góp ý, bổ sung. - 1 HS nhắc lại mục tiêu của hoạt động. - Làm việc theo nhóm, sử dụng đồ dùng đã chuẩn bị để thực hành; ghi kết quả trên giấy A3 bằng bút dạ. - Đại diện nhóm đính kết quả lên bảng và trình bày. - Các nhóm khác góp ý, bổ sung. 4.- Củng cố: (5phút) - Cho HS thi đua đọc thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ. - GD thái độ: Thực hiện tách các chất ra khỏi dung dịch trong cuộc sống khi cần. - Nhận xét tiết học. **************************************************************** LỊCH SỬ: CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ I. MỤC TIÊU: - Tường thuật sơ lược được chiến dịch Điện Biên Phủ; biết ngày 7-5-1954 chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. - Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ. - Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch. * GT: Không yêu cầu tường thuật, chỉ kể lại một số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: SGK. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui. 2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Thông báo kết quả kiểm tra cuối học kì I. - GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra. 3.- Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học. b) Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm. Mục tiêu: Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ; biết ngày 7-5-1954 chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Cách tiến hành: - Nêu yêu cầu của hoạt động. - Chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập. - Theo dõi HS trình bày. - Kết luận: Ngày 7-5-1954, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. Mục tiêu: Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ. Cách tiến hành: - Nêu yêu cầu của hoạt động. - Giao nhiệm vụ học tập. - Theo dõi HS trình bày. - Kết luận: Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. - 1 HS nhắc lại mục tiêu của hoạt động. - Thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm khác góp ý, bổ sung. - 1 HS nhắc lại mục tiêu của hoạt động. - Làm việc cả lớp. - Lần lượt phát biểu ý kiến. - Cả lớp góp ý, bổ sung. 4.- Củng cố: (5phút) - Cho HS thi đua kể về một anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai. - GD thái độ: Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút) - Nhận xét tiết học. - Dặn dò. ******************************************************************** TIẾNG VIỆT: ÔN LUYỆN I. Mục đích- yêu cầu: - Tiếp tục ôn tập về kiến thức tổng hợp. - HS tìm được từ đồng nghĩa, viết được câu văn miêu tả. II. Hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại khái niệm về từ đồng nghĩa ? 2. Bài mới : Hướng dẫn học sinh làm bài tập : Hs làm bài các nhân vào vở Bài 1: GV cho HS đọc thuộc lòng lại bài thơ: Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa. a) Tìm từ trong bài đồng nghĩa với từ chiến trường: b) Tìm những từ ngữ nói lên sự vất vả của người nông dana khi làm ra hạt gạo trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước ? c) Viết một câu miêu tả hình ảnh: "Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy" - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài và tự làm bài vào vở bài tập - Chữa bài. - HS đọc kết quả - Cả lớp nhận xét, GV cho điểm. Bài 2: Hs làm bài các nhân vào vở Tìm quan hệ từ và cặp quan hệ từ (Nếu . . .thì . . ., với, và, hoặc, mà, của, hay) thích hợp với mỗi chỗ trống trong từng câu dưới đây: Bố muốn con đến trường . . . lòng hăng say . . . niềm phấn khởi. (với, và) Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm . . . điếc . . . vẫn thích đi học.(hoặc,mà) Những học sinh ấy hối hả bước trên các nẻo đường ở nông thôn, trên những phố dài . . . các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gay gắt . . . trong tuyết rơi.(của, hay) . . . phong trào học tập ấy bị ngừng lại . . . nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. (nếu . . . thì. . .) Bài 3: HS làm bài theo nhóm Xếp các từ trong đoạn trích vào bảng phân loại ở dưới: Xuân đi học qua cánh đồng làng. Trời mây xám xịt, mưa ngâu rả rích. Đó đây, có bóng người đi thăm ruộng hoặc be bờ. Xuân rón rén bước trên con đường lầy lội. Danh từ Động từ Tính từ Quan hệ từ 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau. HS trả lời. Hs nêu yêu cầu. Tự làm bài vào vở. Chữa bài. Hs nêu yêu cầu. Tự làm bài vào vở. Chữa bài. Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày Nhận xét DT : Xuân, cánh đồng, làng, trời, mây, mưa, bóng người, ruộng, bờ, Xuân, con đường. ĐT : đi học, thăm, đi, be,bước, có. TT : Xám xịt, rón rén, rả rích, lầy lội. QHT: hoặc ddddddd&ccccccc Thứ tư ngày 13 tháng 1 năm 2016 TẬP ĐỌC NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (tiếp theo) I. MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU: - Hiểu nội dung ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 – không yêu cầu giải thích lí do - trong SGK). - Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời nhân vật, lời tác giả. HS khá giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật (câu hỏi 4). - TGHCM (Liên hệ): Giáo dục tinh thần yêu nước, dũng cảm tìm đường cứu nước của Bác Hồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: Tranh minh họa trong SGK; bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui. 2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - 3 HS lần lượt đọc bài “Người công dân số 1”; trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra. 3.- Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV cho HS xem tranh minh họa dẫn lời vào bài học. b) Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 1: Luyện đọc MT: HS phát âm chính xác và hiểu từ ngữ mới. Cách tiến hành: - Gọi 1 HS khá giỏi đọc cả bài. - Gợi ý cho HS chia đoạn, yêu cầu đọc nối tiếp. - Uốn nắn cách phát âm cho HS, giải thích từ mới. - Nhận xét chung và đọc diễn cảm toàn bài. HĐ 2: Tìm hiểu bài. MT: Hiểu nội dung ý nghĩa: Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 SGK ) Cách tiến hành: - Gọi HS đọc các câu hỏi trong SGK. - Chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng. HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm. MT: Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời nhân vật, lời tác giả. Cách tiến hành: - Treo bảng phụ, gọi HS khá, giỏi đọc. - Hướng dẫn HS cách đọc, đọc mẫu. - Giúp đỡ HS luyện đọc. - Theo dõi HS thi đọc. - Nêu nhận xét. - 1 HS khá (giỏi) đọc cả bài. - Chia đoạn, đọc nối tiếp từng đoạn. - Đọc chú giải SGK; đọc theo cặp. - 1 HS đọc lại cả bài. - 1 HS đọc các câu hỏi trong SGK. - Thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm phát biểu ý kiến. - Các nhóm khác góp ý, bổ sung. - HS khá (giỏi) đọc đoạn văn. - Lắng nghe, ghi nhận cách đọc GV. - Luyện đọc theo nhóm. - Thi đọc. - Cả lớp nhận xét, góp ý. 4.- Củng cố: (5phút) - Hỏi HS về ý nghĩa, nội dung bài tập đọc. (Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành). - GD thái độ: TGHCM (Liên hệ): Tinh thần yêu nước, dũng cảm tìm đường cứu nước của Bác Hồ. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút) - Nhận xét tiết học. - Dặn dò. ******************************************************************** TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - Biết tính diện tích hình tam giác vuông, hình thang. - Biết giải các bài toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm. - Rèn luyện óc suy luận, phán đoán toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: SGK. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui. 2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - 2 HS lên bảng làm lại BT1, 3 tiết trước. - GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra. 3.- Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học. b) Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Bài tập 1. Mục tiêu: Biết thực hiện các phép tính với số thập phân. Cách tiến hành: - Nêu mục tiêu của hoạt động, gọi 1 HS đọc yêu cầu BT. - Giao nhiệm vụ học tập. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và xác nhận kết quả. Hoạt động 2: Bài tập 2. Mục tiêu: Biết giải các bài toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm. Cách tiến hành: - Nêu yêu cầu của hoạt động, gọi HS đọc yêu cầu BT trong SGK. - Giao nhiệm vụ học tập. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và xác nhận kết quả. - 1 HS đọc yêu cầu BT trong SGK. - Tự suy nghĩ làm bài vào vở. - Lên bảng chữa bài. - Cả lớp góp ý, bổ sung. - 1 HS đọc yêu cầu BT trong SGK. - Tự suy nghĩ làm bài vào vở. - Lên bảng chữa bài. - Cả lớp góp ý, bổ sung. 4.- Củng cố: (5phút) - Cho HS khá, giỏi thi đua giải BT3. - GD thái độ: Rèn luyện óc suy luận, phán đoán toán học. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút) - Nhận xét tiết học. - Dặn dò. ******************************************************************** TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Dựng đoạn mở bài) I. MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU: - Nhận biết được hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả người (BT1). - Viết được đoạn văn mở đề theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở BT2. - Bồi dưỡng tình cảm với những người quen biết. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: SGK. - HS: SGK; giấy A3, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui. 2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Thông báo kết quả kiểm tra học kì I. - GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra. 3.- Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học. b) Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Bài tập 1. Mục tiêu: Nhận biết được hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả người (BT1). Cách tiến hành: - Nêu yêu cầu của hoạt động, gọi HS đọc yêu cầu BT trong SGK. - Chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng. Hoạt động 2: Bài tập 2. Mục tiêu: Viết được đoạn văn mở đề theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở BT2. Cách tiến hành: - Nêu mục tiêu của hoạt động, gọi 1 HS đọc yêu cầu BT. - Giúp HS nắm yêu cầu, giao nhiệm vụ học tập. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng. - 1 HS đọc yêu cầu BT trong SGK. - Thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm đính phát biểu ý kiến. - Các nhóm khác góp ý, bổ sung. - 1 HS đọc yêu cầu BT. - Làm việc cá nhân, 3 HS khá (giỏi) làm bài trên giấy A3 bằng bút dạ. - Lần lượt trình bày trước lớp. - Cả lớp góp ý, bổ sung. 4.- Củng cố - Dặn dò - Cho HS bình chọn bạn viết đoạn mở bài hay nhất. - GD thái độ: Bồi dưỡng tình cảm với những người quen biết. - Nhận xét tiết học. ******************************************************************** TOÁN: ÔN LUYỆN: LUYỆN TẬP A. Mục tiêu: Củng cố cho học sinh việc sử dụng máy tính để giải toán về tỉ số %. B. Đồ dùng: Máy tính bỏ túi C. Các HĐ dạy học: I/ KT: Dùng máy tính để tính: 375,5 : 5 319 x 11 II/ Bài giảng: 1. ...Dùng máy tính bỏ túi để tính tỉ số % của h/s nữ/ tổng số h/s. Mẫu: Trường An Hà: Lần lượt ấn các phím: 6 -> 1 -> 2 -> ữ -> 1 -> 2 -> 2 -> 4 -> % => 50 tức là 50% 2. Dùng máy tính -> tính .. Dạng toán: Tìm 69% của từng số... Mẫu: Tìm 69% của 150. Lần lượt ấn các phím. 1 -> 5 -> 0 x -> 6 -> 9 -> % 3. 4,5 x 6 - 7 III/ C2 - D2: - Nội dung bài - Ôn bài, CB bài sau 1 - 2 h/s nêu y.c của bài -> cách thực hiện trên máy tính -> HĐ cá nhân (nhóm) -> chữa bài, lớp nx... H/s đọc bài -> nêu các bước làm bài -> HĐ nhóm -> Chữa bài. Tự h/s làm bài -> thống nhất KQ ddddddd&ccccccc Thứ năm ngày 14 tháng 1 năm 2016 TOÁN: HÌNH TRÒN- ĐƯỜNG TRÒN I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn. - Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn. - Rèn luyện óc suy luận, phán đoán toán học; niềm say mê học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: SGK; bộ đồ dung dạy học toán 5. - HS: SGK; com pa; thước kẻ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui. 2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - 2 HS lên bảng làm lại BT1, 2 tiết trước. - GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra. 3.- Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học. b) Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu về hình tròn, đường tròn. Mục tiêu: Nhận biết được hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn. Cách tiến hành: - Nêu mục tiêu của hoạt động. - Đính hình tròn lên bảng lớp, dùng com pa vẽ một hình tròn. - Hướng dẫn HS cách vẽ, cách dựng bán kính, đường kính. - Nêu nhận xét và xác nhận kết quả. - Gợi ý cho HS tự nêu đặc điểm về tâm O, bán kính, đường kính. Hoạt động 2: Thực hành. Mục tiêu: Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn. Cách tiến hành: - Nêu yêu cầu của hoạt động, gọi HS đọc yêu cầu BT1, 2 trong SGK. - Giao nhiệm vụ học tập. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và xác nhận kết quả. - 1 HS nhắc lại yêu cầu của hoạt động. - Làm việc theo nhóm. - Đại diện nhóm lần lượt lên bảng thực hành. - Cả lớp góp ý, bổ sung. - Lần lượt nêu đặc điểm về tâm O, bán kính, đường kính. - 1 HS đọc yêu cầu BT trong SGK. - Làm việc cá nhân. - Lên bảng chữa bài. - Cả lớp góp ý, bổ sung. 4.- Củng cố: (5phút) - Cho HS khá, giỏi thi đua giải BT3. - GD thái độ: Rèn luyện óc suy luận, phán đoán toán học; niềm say mê học toán. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút) - Nhận xét tiết học. - Dặn dò. ******************************************************************** LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP I I. MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU: - Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dung từ nối (ND ghi nhớ). - Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT2. - Có ý thức sử dụng câu ghép và nối câu ghép phù hợp khi nói, khi viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: SGK. - HS: SGK; giấy A3, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui. 2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - HS lần lượt nhắc lại kiến thức về câu ghép, tiết trước. - GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra. 3.- Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học. b) Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 1: Phần nhận xét. MT: Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dung từ nối . Cách tiến hành: - Nêu yêu cầu, gọi 1 HS đọc yêu cầu BT1. - Giao nhiệm vụ học tập. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng. HĐ 2: Phần ghi nhớ. MT: (ND ghi nhớ). Cách tiến hành: - Nêu yêu cầu của hoạt động. - Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. - Cho HS thi đua đọc thuộc lòng tại lớp. - Nhận xét, tuyên dương HS đọc thuộc. HĐ 3: Phần luyện tập. MT: Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT2. Cách tiến hành: - Nêu yêu cầu, gọi 1 HS đọc yêu cầu BT. - Giao nhiệm vụ học tập. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng. - 1 HS đọc yêu cầu BT1. - Làm việc cá nhân. - Lần lượt phát biểu ý kiến. - Cả lớp góp ý, bổ sung. - Lần lượt đọc phần ghi nhớ. - Thi đua đọc thuộc lòng phần ghi nhớ. - Cả lớp cổ vũ, động viên. - 1 HS đọc yêu cầu BT. - Làm việc cá nhân. - Lần lượt phát biểu ý kiến - Cả lớp góp ý, bổ sung. 4.- Củng cố - Dặn dò. - Cho HS thi đua đọc thuộc lòng ghi nhớ và đặt câu ghép có sử dụng từ nối. - GD thái độ: Có ý thức sử dụng câu ghép, nối câu ghép phù hợp khi nói, khi viết. - Nhận xét tiết học. ******************************************************************** KỂ CHUYỆN: CHIẾC ĐỒNG HỒ I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU: - Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh họa trong SGK; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện. - Biết tra
File đính kèm:
- Tuan_19_Nguoi_cong_dan_so_Mot.doc