Giáo án Các môn học Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

- Nghe- viết đúng đoạn thơ Việt Nam thân yêu, viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng ng/ ngh; g/gh và c/k.

II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

- Vở TH TV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

- HS thực hiện hoạt động 4, 5, 6 của Hoạt động thực hành .

A. Hoạt động thực hành.

* Một số kiến thức cần lưu ý:

1. HĐTH 5: Thứ tự điền: ngày - ghi nhớ - bát ngát - biểu ngữ - nghỉ việc - gái - ngày - kết thúc - của - kiên quyết - kỉ nguyên.

2. HĐTH 6:

 

doc29 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn học Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P VỀ PHÂN SỐ ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố tính chất cơ bản của phân số. Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số và qui đồng mẫu số các phân số.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- Vở TH Toán. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. Hoạt động thực hành 
 *Khởi động- Nội dung 1: Chơi trò chơi “ Tìm bạn “
- Bạn phụ trách đồ dùng đi lấy thẻ.
- Nhóm trưởng điều khiển trò chơi.
7. Đọc nội dung 7, 8,9
- Đọc kĩ nội dung (2-3 lần)
- Trả lời câu hỏi:
 + Nêu cách tìm phân số bằng nhau?
 + Em tìm ví dụ về phân số bằng nhau.
 + Nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số?
 + Em lấy ví dụ và thực hiện quy đồng.
- Em đọc lại nội dung cho bạn nghe.
- Trao đổi bài và giải thích cách làm.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trả lời các câu hỏi.
- Thống nhất ý kiến, báo cáo với cô giáo.
10. Rút gọn phân số
- Đọc thầm yêu cầu ( 2 lần)
- Làm bài vào nháp.
- Em trao đổi bài với bạn, kiểm tra, nhận xét.
- Giải thích cách làm.
11. Nối hai phân số bằng nhau.
- Đọc thầm yêu cầu.Làm bài vào nháp
- Em trao đổi bài với bạn, kiểm tra, nhận xét.
- giải thích cách tìm phân số bằng nhau..
- Báo cáo với cô giáo.
12. Trò chơi: Hái hoa dân chủ
- Ban học tập điều hành trò chơi.
B. Hoạt động ứng dụng.
- Nêu cách chia đều hai cái bánh cho 6 người. Viết phân số chỉ số phần bánh của mỗi người.
 ________________________________________________
Lịch sử
Bài 1: CHUYỆN VỀ TRƯƠNG ĐỊNH, NGUYỄN TRƯỜNG TỘ. 
CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, em cần: 
- Mô tả được sơ lược bối cảnh nước ta ở cuối thế kỉ XIX.
-Trình bày được quyết tâm đứng về phía nhân dân chống Pháp của Trương Định.
- Nhận xét được về các nhân vật lịch sử trong bài.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- GV: Sách HDH Lịch sử và Địa lí - tập 1. Phiếu cá nhân HĐ 1 và HĐ 2.
- HS: 1 số tranh ảnh về nhân vật lịch sử tiêu biểu chống Pháp cuối thế kỉ XIX. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện hoạt động 1, 2 của Hoạt động cơ bản.
- HĐCB 1: GV hỗ trợ HS nhớ lại các nhân vật lịch sử tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống Pháp ở cuối thế kỉ XIX.
- HĐCB 2: GV hỗ trợ HS nhận xét về Trương Định dựa vào suy nghĩ và việc làm của ông.
A. Hoạt động cơ bản.
* Một số kiến thức cần lưu ý:
1. HĐCB 1:    
- Những nhân vật lịch sử tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống Pháp ở cuối thế kỉ XIX: Nguyễn Trung Trực, Trương Công Định, Thiên Hộ Dương, Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Mai Xuân Thưởng, Đinh Công Tráng, Cầm Bá Thước, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám. 
- Giới thiệu đôi nét về các nhân vật lịch sử đó. Ví dụ:
* Nguyễn Thiện Thuật sinh ngày 23 tháng 3 năm 1844, quê làng Xuân Dục huyện Đường Hào (nay là làng Xuân Đào, xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên), là con cả của một gia đình nhà nho nghèo, thuộc dòng họ hậu duệ của Nguyễn Trãi. Cha ông là tú tài Nguyễn Tuy làm nghề dạy học, các em trai ông là Nguyễn Thiện Dương và Nguyễn Thiện Kế sau này cũng đều tham gia khởi nghĩa Bãi Sậy. Năm 1874, khi đã đỗ Tú tài, ông được cử làm Bang biện do có công đánh giặc ở Kinh Môn tỉnh Hải Dương. Năm (Bính Tý) 1876 ông tiếp tục dự kỳ thi nho học nhưng chỉ đậu cử nhân, cùng khoa thi này Phan Đình Phùng vào năm sau đỗ Đình nguyên Tiến sĩ. Sau đó Nguyễn Thiện Thuật được thăng chức tri phủ ở Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Rồi ông được bổ nhiệm giữ chức Tán tương quân vụ tỉnh Hải Dương. Năm 1881, ông giữ chức Chánh sứ sơn phòng tỉnh Hưng Hóa kiêm chức Tán tương quân vụ tỉnh Sơn Tây. Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai năm 1882-1883, Nguyễn Thiện Thuật đã kháng lệnh triều đình nhà Nguyễn, quyết tâm đánh Pháp. Ông là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ 19.
* Nguyễn Trung Trực người thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Sau khi Pháp xâm lược, ông theo gia đình phiêu bạt vào Nam, định cư tại một làng chài thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Thuở nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông có thể lực khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và là người can đảm, mưu lược. Năm 1859, ông vào lính dưới quyền chỉ huy của Trương Định. Vào khoảng sáng ngày 10 tháng 12 năm 1861, ông cùng một số nghĩa quân tổ chức phục kích đốt cháy chiếc tiểu hạm Hy Vọng của quân Pháp. Sau lần đốt tàu của giặc Pháp, ông cùng nghĩa quân chiến đấu ở Gia Định, Biên Hòa và Kiên Giang lập được nhiều chiến công hiển hách. Câu nói khảng khái của ông còn mãi lưu truyền cho thế hệ mai sau: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.   
2. HĐCB 2:    
- Điều khiến Trương Định phải băn khoăn suy nghĩ là lệnh vua ban xuống buộc Trương Định phải giải tán nghĩa binh và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang. Làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch; nhưng nếu tuân lệnh vua là phản bội lại ý chí của nhân dân. Giữa lệnh vua và ý dân, Trương Định chưa biết làm thế nào cho phải.
- Trương Định không nghe lệnh triều đình, quyết tâm chống Pháp vì ông cảm kích trước niềm tin yêu của nghĩa quân và dân chúng từ già trẻ, trai gái, nhất là các bô lão. 
- Hành động của Trương Định hoàn toàn đúng, ông đã vì dân vì nước mà phất cao cờ “Bình Tây”. Ông là một người yêu nước.
B. Hoạt động ứng dụng.
- Thực hiện Hoạt động ứng dụng.
.................................................................................................................................
...............................................................................................................................
 ________________________________________________
Chiều:
Tiếng Việt
Bài 1B. CẢNH ĐẸP NGÀY MÙA ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc - hiểu bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa
* Nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp. Bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- GV: Sách HDH , phiếu bài tập cá nhân của HĐCB3.
- HS: Sách HDH Tiếng Việt, vở Thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện hoạt động 1, 2, 3, 4, 5 của Hoạt động cơ bản .
* Giáo viên chốt kiến thức cần lưu ý:
1. HĐCB 1: Tranh vẽ cảnh làng quê đang vào mùa thu hoạch.    
2. HĐCB 3: a - (2); b - (3); c - (1).    
3. HĐCB 5: 
1) Những sự vật có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó: lúa - vàng xuộm; nắng - vàng hoe; quả xoan - vàng lịm; lá mít, lá chuối - vàng ối; tàu đu đủ, lá sắn héo - vàng tươi; buồng chuối - chín vàng; bụi mía - vàng xọng; rơm, thóc - vàng giòn; gà, chó - vàng mượt; mái nhà rơm - vàng mới; tất cả - màu vàng trù phú, đầm ấm.
2) Bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động bởi những chi tiết về: 
- Thời tiết: không còn cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp vào mùa đông. Ngày không nắng, không mưa. 
- Con người: mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc, chăm chỉ với công việc; cứ buông bát đũa, cứ trở dậy là đi ra đồng ngay. 
3) Nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp. Bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương.
* Hoạt động ứng dụng:
- Đọc lại bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa cho người thân nghe.
 ____________________________________________
Khoa học
Bài 1: SỰ SINH SẢN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được con người đều do bố mẹ sinh ra.
- Dựa vào sơ đồ, trình bày được quá trình hình thành bào thai ở người.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- Phiếu bài tập cá nhân ( vở TH ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện hoạt động 1, 2 của Hoạt động cơ bản trang 3, 4. 
* GV chốt kiến thức cần lưu ý:
1. HĐCB 1: 
- Gia đình bạn nhỏ trong bài hát có ba, mẹ và bạn nhỏ. 
- Nội dung bài hát nói lên tình cảm thắm thiết của cả gia đình 3 người.   
2. HĐCB 2: 
b) Sự hình thành và phát triển của bào thai trong bụng mẹ: Trứng kết hợp với tinh trùng tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai. 
c) 1 - b; 2 - c; 3 - a  
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ________________________________________
Kỹ năng sống
________________________________________
Kỹ năng sống
Thứ tư, ngày 4 tháng 9 năm 2019
Tiếng Việt
Bài 1B. CẢNH ĐẸP NGÀY MÙA ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được ba phần (mở bài, thân bài ,kết bài) của bài văn tả cảnh.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện hoạt động 6 của Hoạt động cơ bản và hoạt động 1 của Hoạt động thực hành.
* Giáo viên chốt kiến thức cần lưu ý:
1. HĐCB 6: 
2) Đoạn 1: “Buổi sáng ... thật đẹp”. 
 Đoạn 2: “Đứng trên ... màn thác”. 
 Đoạn 3: “Ai đã ... ra đi”. 
3) Đoạn 1: Giới thiệu cảnh đẹp của Sơn La. 
 Đoạn 2: Tả từng chi tiết của cảnh đẹp Sơn La. 
 Đoạn 3: Nêu cảm xúc trước cảnh đẹp của Sơn La. 
4) Nội dung ghi nhớ trang 11.   
2. HĐTH 1: 
a) Mở bài: “Cuối buổi chiều, ... yên tĩnh này”. 
- Thân bài: “Mùa thu, ... cũng chấm dứt”. 
- Kết bài: “Huế thức dậy ... của nó”. 
b)    
Mở bài
Đoạn 1
Giới thiệu đặc điểm của Huế lúc hoàng hôn yên tĩnh lạ lùng.  
Thân bài
Đoạn 2
Tả đặc điểm đổi thay sắc màu của dòng sông Hương từ lúc trời chiều đến khi tối hẳn.  
Đoạn 3
Tả hoạt động của con người ở ven sông và trên sông từ lúc hoàng hôn đến khi thành phố lên đèn. 
Kết bài
Đoạn 4
Nêu cảm nhận về sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
* Hoạt động ứng dụng:
- Nói cho người thân nghe về cấu tạo của bài văn tả cảnh.
___________________________________________________
Tiếng Việt
Bài 1B. CẢNH ĐẸP NGÀY MÙA ( Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Kể được câu chuyện Lí Tự Trọng.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- Tranh trong SHDH
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện hoạt động 2, 3, 4, 5, 6 của Hoạt động thực hành.
* Giáo viên chốt kiến thức cần lưu ý:
+ HĐTH 4: 
- Câu chuyện có những nhân vật: Lý Tự Trọng, tên đội Tây, lính giặc, một cán bộ, thanh tra mật thám, những người coi ngục, luật sư bào chữa. 
- Anh Lý Tự Trọng đi học nước ngoài năm 1928. 
- Về nước, anh làm nhiệm vụ liên lạc tài liệu với các đảng bạn qua đường tàu biển. 
- Những hành động của anh Lý Tự Trọng theo trình tự các tranh 3, 4, 5,     
+ HĐTH 5: 
- Câu chuyện giúp em hiểu người cách mạng là người yêu nước, dám hi sinh vì đất nước. 
- Em khâm phục lời khẳng định của anh khi chọn làm cách mạng là con đường duy nhất.    
* Hoạt động ứng dụng:
- Thực hiện Hoạt động ứng dụng trang 14.
- Gợi ý: Các câu chuyện kể về những tấm gương tuổi nhỏ chí lớn: Đinh Bộ Lĩnh, Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Lê Văn Tám.
..................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________________
Toán
Bài 2: ÔN TẬP VỀ SO SÁNH HAI PHÂN SỐ 
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số; so sánh một phân số với đơn vị so sánh hai phân số có cùng tử số.
- Củng cố cách sắp xếp ba phân số theo thứ tự. 
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- Vở TH Toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Khởi động: Ban văn nghệ 
* Tìm hiểu mục tiêu
A. Hoạt động thực hành
1. Chơi trò chơi : ghép thẻ
- Đọc thầm luật chơi.
- Nhóm trưởng điều hành chơi trong nhóm.
- Trao đổi:
 + Bạn làm thế nào để tìm phân số bằng nhau?
2. Điền dấu ( >,<,= ) thích hợp vào chỗ chấm
- Đọc yêu cầu và làm vào nháp
- Đổi bài, kiểm tra, nhận xét.
- nhóm trưởng yêu cầu các bạn báo cáo.
- trao đổi:
 + Để điền được dấu bạn phải làm gì?
 + Nêu cách so sánh 2 phân số có cùng mẫu số? Khác mẫu số?
 + Nêu cách so sánh 2 phân số và ?
Nội dung 3.
- Đọc yêu cầu và làm vào phiếu bài tập
- Đổi bài, kiểm tra, nhận xét.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trao đổi:
 + Cách so sánh phân số có cùng mẫu số? Khác mẫu số?
 + Khi nào phân số lớn hơn 1? Bé hơn 1? Bằng 1?
- Nhận xét và thống nhất ý kiến.
B. Hoạt động ứng dụng
 Mẹ Linh dùng diện tích của mảnh vườn để trồng hoa và dùng diện tích của mảnh vườn để trồng rau thơm. Em hãy so sánh diện tích trồng rau thơm và diện tích trồng hoa xem diện tích nào lớn hơn.
 *Trao đổi với người thân bài em đã làm.
___________________________________________________
Địa lí
Bài 1: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, em: 
- Chỉ và mô tả được vị trí địa lí, giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ(lược đồ); ghi nhớ diện tích phần đất của lãnh thổ nước ta.
- Nêu được vị trí địa lí Việt Nam và một số thuận lợi do vị trí địa lí của nước ta đem lại.
- Trình bày được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta. 
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- GV: Sách HDH Lịch sử và Địa lí - tập 1. Phiếu bài tập cá nhân HĐ 4. Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, lược đồ Việt Nam.
- HS: Sách HDH Lịch sử và Địa lí - tập 1. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 - HS thực hiện hoạt động 1, 2, 3, 4 của Hoạt động cơ bản.
* Giáo viên chốt kiến thức cần lưu ý:
- GV lưu ý sửa cách chỉ bản đồ, lược đồ của HS.
1. HĐCB 1: Kể với bạn những hiểu biết của mình về đất nước Việt Nam: 
Đất nước Việt Nam có hình chữ S, kéo dài từ Bắc đến Nam. Phía Đông giáp biển, phía Tây giáp các nước láng giềng. Phần biển có nhiều đảo và quần đảo.
2. HĐCB 2: 
	b) Thứ tự cần chỉ: từ phải sang trái, từ trên xuống dưới. Từ phần giáp với Trung Quốc (trên đảo Cát Bà) sang trái rồi đi xuống phần giáp Lào, Cam-pu-chia (gần đảo Phú Quốc). 
c) - Phần đất liền nước ta tiếp giáp Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Cam-pu-chia ở phía Tây. 
- Biển bao bọc phía Đông và Nam phần đất liền của nước ta. Tên biển là Biển Đông. 
- Nước ta có đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Sơn, Phú Quốc...; quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Thổ Chu.   
3. HĐCB 3:
c) - Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Đất nước ta vừa có đất liền, vừa có biển, đảo, quần đảo và vùng trời - khoảng không gian bao trùm trên lảnh thổ nước ta. 
- Việt Nam là một bộ phận của châu Á, có vùng biển thông với đại dương nên thuận lợi cho việc giao lưu với nhiều nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không. 
d) - Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài 1.650km. 
- Từ Đông sang Tây, nơi hẹp nhất gần 50km.   
4. HĐCB 4b:
- Một số đặc điểm của vùng biển nước ta: Vùng biển có nhiều bão, nước biển không bao giờ đóng băng, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống hằng ngày.
- Những đặc điểm này có ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta là: Những đặc điểm ấy gây thiệt hại cho tảu thuyền và những vùng ven biển, thuận lợi cho giao thông, dễ dàng cho việc làm muối và đánh bắt hải sản.  
* Hoạt động ứng dụng:
- Thực hiện hoạt động 1 của Hoạt động ứng dụng trang 65.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________________
Giáo dục đạo đức
Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có thể:
- Biết: HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập, rèn luyện và biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.
-Vui và tự hào là HS lớp 5. 
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- HS: Sách Đạo đức. 
- GV: Các bài hát về chủ đề trường em. Các chuyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu. Phiếu BT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Khởi động: BVN cho lớp hát bài Em yêu trường em.
- GV ghi tên bài lên bảng, HS ghi vở tên bài.
*) Mục tiêu:
- Cá nhân đọc mục tiêu bài.
- Chia sẻ mục tiêu trong nhóm.
A. Hoạt động cơ bản:
1. Quan sát tranh và thảo luận: 
- HS quan sát tranh trang 3, 4.
- Tự trả lời câu hỏi:
+ Tranh, ảnh vẽ gì ?
+ Em nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên?
+ HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối khác?
+Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
- Nhóm trưởng nêu từng câu hỏi. Các thành viên trong nhóm nêu câu trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nhóm thống nhất đáp án. Nhóm trưởng chốt lại đáp án của cả nhóm.
- BHT cho các bạn báo cáo kết quả vừa thảo luận.
- Lớp nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại câu trả lời đúng.
2. Ghi nhớ:
- Đọc Ghi nhớ - SGK.
- Nhóm trưởng cho từng bạn nêu lại ghi nhớ.
B. Hoạt động thực hành:
1. Bài tập 1:
- Đọc thầm bài tập 1.
- Tự suy nghĩ và làm bài tập.
- Đổi bài cho nhau để kiểm tra.
- Nhận xét, sửa chữa giúp bạn.
- Nhóm trưởng cho từng cặp báo cáo bài làm của mình.
- Nhận xét, sửa chữa giúp bạn.
- Nhóm thống nhất kết quả từng bài. Nhóm trưởng chốt lại đáp án đúng: HS lớp 5 cần có những hành động, việc làm a, b, c, d, e.
2. Bài tập 2, 3:
- Đọc thầm bài tập 2, 3.
- Tự suy nghĩ và làm bài tập.
* Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm.
- Mời 1 bạn đọc lại Ghi nhớ.
- BHT cho các nhóm báo cáo bài tập 2, 3.
- GV nhận xét, kết luận: Các em cần cố gắng phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những điểm mình còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5.
- Cùng nhau trao đổi nội dung vừa học ở Nhịp cầu bè bạn.
C. Hoạt động ứng dụng
- Thực hiện hoạt động Thực hành trang 5.
- Cùng với sự giúp đỡ của người thân, lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này.
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Sáng:
Thứ năm, ngày 5 tháng 9 năm 2019
Tiếng Anh
Giáo viên chuyên dạy
___________________________________________________
Tiếng Anh
Giáo viên chuyên dạy
___________________________________________________
Tiếng Việt
Bài 1C. VẺ ĐẸP MỖI BUỔI TRONG NGÀY ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 - Lập được dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- GV: Sách HDH Tiếng Việt 5
- HS: Sách HD, vở Thực hành Tiếng Việt 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện hoạt động 1, 2 của Hoạt động thực hành.
* Giáo viên chốt kiến thức cần lưu ý:
1. HĐTH 1: 
- Từ trái sang phải, các bức tranh đều vẽ cảnh làng quê với bầu trời cao vợi, đồi núi trập trùng. Nhà cửa, làng mạc trù phú nằm cạnh dòng sông thơ mộng. Các bức tranh được vẽ theo thời gian trong ngày: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều. 
- Trong các cảnh đó, em thích nhất cảnh dòng sông đang trôi êm đềm....    
2. HĐTH 2: 
 Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng trên cánh đồng. 
I. Mở bài: Giới thiệu cảnh buổi sáng trên cánh đồng:
- Cánh đồng rộng mênh mông, bao la đến tận chân trời. 
- Gió nhè nhẹ, mát lạnh. 
II. Thân bài: Tả từng bộ phận của cảnh: 
- Mặt trời dần nhô lên đỏ hồng từ đằng đông. 
- Từng đàn chim ríu rít gọi nhau tìm thức ăn. 
- Những khoảnh ruộng lúa xanh rì như thảm cỏ. 
- Trên con đường bờ ruộng, nhộn nhịp các cô chú ra đồng, chuẩn bị cho công việc chăm sóc lúa. 
- Thi thoảng, từng cơn gió nhẹ tạo ra những sóng lúa lao xao. 
- Vô số côn trùng búng nhảy tứ phía. 
- Những bụi lúa đung đưa những phiến lá xanh sẫm, mơn mởn sau một đêm tắm sương. 
- Từng bụi cỏ dại, những khóm bông điên điển không mời mà đến lần lượt được người nông dân nhổ lên. 
- Đám trẻ nhỏ đi theo bố mẹ đang tụm năm tụm ba chơi trò ô ăn quan. Tiếng gọi nhau í ới, tiếng cười đùa khúc khích vang động làm ấm cả một khoảng đồng ruộng .... 
- Ong bướm rập rờn bên những bông hoa ven đường. 
- Dưới gốc tre, đôi trâu nằm nhai cỏ thật an lành. 
III. Kết bài: Cảm nghĩ về cảnh. 
- Bức tranh làng quê đẹp vô cùng.   
- Cảnh thanh bình, trù phú trên cánh đồng mang đến hạnh phúc cho mọi người.
* Hoạt động ứng dụng:
- Thực hiện hoạt động 1 của Hoạt động ứng dụng .
Ví dụ: Buổi sớm trên cánh đồng.
............................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_hoc_lop_5_tuan_1_nam_hoc_2019_2020.doc