Giáo án các môn học lớp 3 - Tuần thứ 24

LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ

I. Mục tiêu:

- HS bước đầu làm quen với chữ số La Mã.

- Nhận biết các số viết bằng chữ số La Mã từ I đến XII để xem được đồng hồ.

- Số XX, XXI để đọc viết tên thể kỉ XX, XXI.

- GD HS tự giác, chăm học.

II. Đồ dùng dạy học:

- Mặt đồng hồ có ghi các chữ số La Mã.

 

doc25 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Tuần thứ 24, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Cho HS thi làm bài theo nhóm (làm trên những tờ giấy lớn GV dán trên bảng). 
- GV nhận xét đánh giá.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn về nhà luyện các từ hay viết sai và xem trước bài mới.
- HS hát.
 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp: chim cút, cúc áo, Quốc hội. 
- HS nhận xét.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS lắng nghe.
 2 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài.
+ Viết giữa trang vở cách lề 2 ô li.
+ HS đọc thầm bài , tập viết các tiếng khó: leo lẻo, chang chang, trói.
- Lớp luyện viết trên bảng lớp, bảng con: leo lẻo, chang chang, trói...
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở. 
- HS đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
- HS lắng nghe.
Bài 2: b)
 1 HS nêu yêu cầu BT trong SGK.
- Cả lớp làm bài vào vở. 
 1 số HS trình bày làm bài, lớp theo dõi nhận xét nhận xét. 
- HS lắng nghe và chửa bài (nếu sai).
Bài 3: 
 1 HS nêu yêu cầu BT.
- Các nhóm lên bảng thi làm bài và đọc kết quả của nhóm mình.
- HS lắng nghe, chọn nhóm hay nhất.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS về nhà luyện các từ hay viết sai và xem trước bài mới.
Tiết 3: Tin học (Gv chuyên)
Tiết 4: Đạo đức
 	TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (tt)
I. Mục tiêu:
- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy và học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao phải tôn trọng đám tang?
- Nêu những việc làm đúng khi gặp đám tang.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: GTB: Tôn trọng đám tang (tt)
HĐ 1: - Bày tỏ ý kiến 
- GV lần lượt đọc từng ý kiến, cho HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
- Cho HS thảo luận theo mỗi ý kiến.
- GV nhận xét và kết luận.
+ Nên tán thành các ý kiến b, c.
+ Không tán thành với các ý kiến a.
HĐ 2: - Xử lý tình huống . 
- GV chia nhóm, phát phiếu, yêu cầu HS thảo luận về cách ứng xử trong các tình huống cụ thể.
- Yêu cầu các nhóm làm việc.
- Yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp.
GV Kết luận.
HĐ 3: - Trò chơi nên và không nên. 
- GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to, bút dạ và phổ biến luật chơi: Liệt kê những việc làm và không nên làm khi gặp đám tang theo hai cột: 
+ Nên?
+ Không nên?
- Yêu cầu HS tiến hành chơi.
- Yêu cầu HS cả lớp nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét khen những nhóm thắng cuộc.
GV kết luận chung: - Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn minh.
4. Cũng cố: 
+ Vì sao cần phải tôn trọng đám tang?
+ Nêu những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang.
+ Cần có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người đã mất.
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị tốt bài mới.
- HS hát.
 1 HS trả lời.
- Lớp trả lời.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- HS nghe, suy nghĩ và bày tỏ thái độ của mình bằng cách giơ các tấm thẻ màu đỏ, xanh, trắng.
- HS thảo luận.
- HS nhắc lại.
- HS chia nhóm, nhận phiếu giao việc, thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Nhận giấy, bút. Tiến hành thảo luận để tham gia chơi.
- HS nêu: Khi gặp đám tang.
+ Nên: Ngã mũ, nón, nhường đường,
+ Không nên: Cười đùa, bóp còi xe xin đường, luồn lách vượt lên trước...
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
+ HS trả lời.
+ HS nêu.
+ HS trả lời.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe thực hiện.
Tiết 5: Kĩ năng sống
LỜI HỨA CỦA EM (tiết 1)
(quên sách Kĩ Năng Sống)
Thứ tư ngày 17 tháng 02 năm 2016
Tiết 1: Mỹ thuật (Gv chuyên)
Tiết 2: Toán
LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ
I. Mục tiêu: 
- HS bước đầu làm quen với chữ số La Mã. 
- Nhận biết các số viết bằng chữ số La Mã từ I đến XII để xem được đồng hồ. 
- Số XX, XXI để đọc viết tên thể kỉ XX, XXI. 
- GD HS tự giác, chăm học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mặt đồng hồ có ghi các chữ số La Mã.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát. 
2. Bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
- GTB: Làm quen với chữ số La Mã.
HĐ 1: - Giới thiệu chữ số La Mã.
- GV viết lên bảng các chữ số La Mã I, V, X và giới thiệu cho HS. 
- GV ghép hai chữ số I với nhau ta được: II đọc 2.
- GV ghép 3 chữ số I với nhau ta được: III đọc 3.
- GV tiếp tục viết: Đây là số V ghép vào bên trái số I, ta được số IV (số bốn).
- Cùng chữ số V ghép vào bên phải số I ta được VI (số 6).
- GV viết các số VII, VIII, IX, XI, XII, XIII tương tự.
- GV viết tiếp số XX (hai mươi),
- Viết vào bên phải số XX một chữ số I ta được số XXI (số 21).
- GV nhận xét.
HĐ 2: - Thực hành:
Bài 1: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Ghi bảng lần lượt từng số La Mã, gọi HS đọc.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tập xem đồng hồ bằng chữ số La Mã.
- Gọi 3 HS nêu giờ sau khi đã xem.
- GV nhận xét đánh giá. 
Bài 3: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở. 
- Gọi 2 HS lên bảng viết các số từ I đến XII và ngược lại.
- Y/c HS đổi vở kiểm tra chéo.
- GV nhận xét đánh giá. 
Bài 4: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở. 
- Gọi 2 HS lên bảng viết các chữ số từ 1 đến 12.
- Y/c HS đổi vở kiểm tra chéo.
- GV nhận xét đánh giá. 
4. Củng cố:
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn về nhà xem lại các BT đã làm và chuẩn bị trước bài mới.
- HS hát.
 2 HS lên bảng làm BT2. 
 1 HS làm BT3.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS quan sát chữ số và làm theo hướng dẫn của GV. 
- HS viết II vào bảng con và đọc 2. 
- HS viết III vào bảng con và đọc 3.
- HS viết IV vào bảng con và đọc 4.
- HS viết VI vào bảng con và đọc 6.
- HS lần lượt đọc và viết các chữ số La Mã theo giới thiệu của GV.
- HS viết XX đọc: 20
- HS viết XXI đọc: 21
- HS chú ý lắng nghe.
Bài 1:
 1 HS nêu yêu cầu của bài: 
- Lần lượt từng HS nhìn bảng đọc các số La Mã.
- HS theo dõi nhận xét, bổ sung.
Bài 2: 
 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp tập xem đồng hồ.
 3 HS chỉ và nêu giờ trên đồng hồ bằng chữ số La Mã: 6giờ, 12giờ, 3giờ. 
- HS lắng nghe.
Bài 3: 
 1 HS nêu yêu cầu đề bài.
- Cả lớp làm vào vở.
 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp bổ sung:
a) I, II, III, IV, V, VI, VII, VII, IX, X, XI, XII. 
b) XII, XI, X, IX, VII, VII, VI, V, IV, III, II, I 
- HS đổi chéo vở để KT bài nhau. 
- HS lắng nghe.
Bài 4: 
 1 HS nêu yêu cầu đề bài.
- Cả lớp làm vào vở.
 2 HS lên bảng viết các chữ số từ 1 đến 12.
- HS đổi chéo vở để KT bài nhau. 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS về nhà xem lại các bài tập đã làm và chuẩn bị trước bài mới.
Tiết 3: Tập đọc
TIẾNG ĐÀN
I. Mục tiêu 
- Rèn kỉ năng đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng: vi-ô-lông, ắc-sê và các từ dễ phát âm sai do ảnh hướng của phương ngữ như: khuôn mặt, khẽ rung động, vũng nước.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu được nội dung bài: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuốc sống xung quanh (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- GD HS Chăm học.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh đàn vi-ô-lông. 
III. Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ:
- Yêu cầu 3 HS lên bảng đọc bài "Đối đáp với vua" và nêu nội dung bài.
- GV nhận xét. 
3. Bài mới: - GTB: - Tiếng đàn.
HĐ 1: - Luyện đọc: 
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt.
- Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó.
- Yêu cầu HS đọc từng câu, GV theo dõi uốn nắn khi HS phát âm sai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ:
 vi-ô-lông; ắc-sê.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới SGK
- Y/c HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Y/c cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
- GV nhận xét.
HĐ 2: - Tìm hiểu bài:
- Y/c đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi: 
+ Thủy làm gì để chuẩn bị vào phòng thi?
+ Những từ ngữ nào miêu tả âm thanh tiếng đàn. 
- Cả lớp đọc thầm đoạn tả cử chỉ của Thủy và trả lời câu hỏi:
+ Cử chỉ, nét mặt của Thủy khi kéo đàn thể hiện điều gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi:
+ Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài căn phòng như hòa với tiếng đàn?
- GV nhận xét. 
HĐ 3: -Luyện đọc lại: 
- GV đọc mẫu lần 2.
- HD HS đọc đoạn tả âm thanh tiếng đàn.
- Yêu cầu 3 - 4 HS thi đọc đoạn văn tả tiếng đàn.
- Gọi 1 HS đọc lại cả bài. 
- GV nhận xét tuyên dương bạn đọc hay nhất. 
4. Củng cố:
- Gọi 2 HS nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
- HS hát.
 3 HS lên trước lớp đọc và TLCH. 
- HS nghe, tuyên dương bạn (vỗ tay).
- HS nhắc lại tên bài.
- HS theo dõi.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu, mỗi HS 1 câu từ đầu đến hết bài. 2 vòng.
- HS luyện phát âm từ khó: vi-ô-lông; ắc-sê.
- Luyện đọc các từ khó ở mục A.
 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn trong câu chuyện.
- Giải nghĩa các từ sau bài đọc: Ắc-sê, lên dây. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- HS lắng nghe.
- Lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời: 
+ Thủy nhận đàn, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc.
+ Trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.
- Cả lớp đọc thầm.
+ Thủy rất cố gắng tập trung vào việc thể hiện bản nhạc - vầng trán tái đi. Thủy rung động với bản nhạc - gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn.
- HS đọc đoạn 2 thảo luận và trả lời: 
+ Vài cánh hoa Ngọc Lan êm ái rụng xuống mặt đất mát rượi, lũ trẻ dưới đường đang rủ nhau thả những chiếc thuyền thuyền giấy trên những vũng nước mưa,...ven hồ.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi GV đọc mẫu. 
- Lớp luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- Lần lượt từng HS thi đọc đoạn tả tiếng đàn. 
 1 HS đọc lại cả bài. 
- Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
 2 HS nêu lại nội dung bài.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Tiết 4: Luyện từ và câu: 
MỞ RỘNG VỐN TỪ NGHỆ THUẬT - DẤU PHẨY
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật (BT1).
- Biết đặt đúng dấu phẩy vào chổ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT2).
- GD HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ bảng điền nội dung BT1.
- Bảng phụ viết đoạn văn BT2.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát
2. Bài cũ:
- Nhân hóa là gì?
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT3.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Nghệ thuật - Dấu phẩy.
HD làm bài tập: 
HĐ 1: - Từ ngữ về nghệ thuật.
Bài 1: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV nhắc lại yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài. 
- Cho HS trình bày, GV dán 2 tờ bảng phụ lên bảng lớp, gọi 2 nhóm HS lên thi tiếp sức.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
HĐ 2: - Dấu phẩy. 
Bài 2: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV nhắc lại yêu cầu: BT cho một đoạn văn nhưng chưa đặt dấu phẩy. Các em có nhiệm vụ đặt dấu phẩy vào đoạn văn sao cho đúng.
- Cho HS làm bài. 
- Cho HS thi làm bài trên bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
4. Củng cố:
- Nêu các từ chỉ chỉ các hoạt động nghệ thuật.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn về nhà xem lại các từ ngữ đã học và chuẩn bị trước bài mới. 
- HS hát.
 1 HS nêu miệng.
 2 HS lên bảng làm BT3.
- HS lắng nghe, nhận xét bài bạn.
- HS nhắc lại tên bài.
Bài 1:
 1 HS nêu yêu cầu BT.
- Cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài cá nhân.
- 2 nhóm HS lên bảng thi làm bài.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS chép lời giải đúng vào vở.
a) Chỉ người hoạt động nghệ thuật: diễn viên, ca sĩ, nhà thơ, nhà văn, nhà ảo thuật, đạo diễn, nhạc sĩ, 
b) Chỉ hoạt động nghệ thuật: đóng phim, ca hát, múa, làm thơ, làm văn, nặn tượng, quay phim, viết kịch, 
c) Chỉ các môn nghệ thuật:điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, xiếc, ảo thuật, múa rối, hội hoạ, kiến trúc...
Bài 2: 
 1 HS nêu yêu cầu BT.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- 2 HS lên thi. 
- Lớp theo dõi nhận xét, HS chép lời giải đúng vào vở.
 2 HS nêu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe về nhà thực hành.
Tiết 5: Tự nhiên & xã hội:
HOA
I. Mục tiêu: 
- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của 1 số loài hoa.
- Kể tên 1 số bộ phận thường có của một bông hoa. Nêu được chức năng và ích lợi của hoa.
- GD HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ hoa.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Các hình trong SGK tr. 90, 91.
- Sưu tầm một số loại hoa mang đến lớp.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ: 
- Hãy nêu chức năng của lá cây?
- Hãy nêu một số ích lợi của lá cây?
- GV nhận xét
3. Bài mới: - GTB: - Hoa.
HĐ1: - Tìm hiểu cấu tạo và sự khác nhau giữa các loài hoa:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm: Quan sát hình trong SGK và những bông hoa sưu tầm được cho biết hoa có màu gì? Bông nào có hương thơm, bông nào không?
+ Chỉ tên các bộ phận của từng bông hoa?
+ Các loại hoa có hình dạng, màu sắc và hương thơm như thế nào?
KL: - Yêu cầu HS các nhóm sắp xếp các bông hoa đã sưu tầm được theo từng nhóm tùy theo tiêu chí phân loại.
- Yêu cầu các nhóm trình bày, giới thiệu sản phẩm trên bảng.
- GV nhận xét, chọn nhóm sưu tầm được nhiều hoa và sắp xếp đẹp nhất.
HĐ2: - Tìm hiểu chức năng và ích lợi của hoa:
- Yêu cầu cả lớp thảo luận.
+ Hoa có chức năng gì?
+ Hoa được dùng để làm gì? Nêu ví dụ.
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
4. Củng cố:
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học và chuẩn bị bài sau.
- HS hát.
 2 HS trả lời.
- HS lắng nghe, nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tên bài.
- Các nhóm thảo luận: quan sát từng bông hoa và góp ý cho nhau trả lời các yêu cầu trên.
+ Lần lượt lên trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Các loại hoa có hình dạng, màu sắc và hương thơm khác nhau.
- Xếp các bông hoa sưu tầm được theo nhóm, gắn vào giấy to.
- Trình bày, giới thiệu sản phẩm.
- Chọn nhóm sưu tầm được nhiều hoa và sắp xếp đẹp nhất.
- Thảo luận để trả lời.
+ Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
+ Hoa được dùng làm nước hoa, trang trí và nhiều việc khác.
- HS nêu ví dụ cụ thể.
- HS trả lời, đọc kết luận ở SGK.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe thực hiện.
Thứ năm ngày 18 tháng 02 năm 2016
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã đã học.
- Rèn kĩ năng làm bài đúng.
- GD HS có ý thức học bài tốt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số que diêm để xếp chữ số La Mã.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát. 
2. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng viết số La Mã từ I đến XII, cả lớp viết vào nháp.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
- GTB:- Luyện tập.
HĐ 1: - Thực hành:
Bài 1: - Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV củng cố cách viết chữ số La Mã.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: - Đọc các số:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Gọi 1 số HS đọc.
- GV nhận xét cách đọc.
Bài 3: - Ghi Đ hoặc S
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 4: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Gọi 4 HS lên bảng thi xếp nhanh, cả lớp xếp bằng que diêm đã chuẩn bị.
- GV nhận xét, tuyên dương các tổ có bạn xếp nhanh.
4. Củng cố:
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà hoc bài, xem lại bài tập. 
- HS hát.
 2 HS lên bảng viết số La Mã từ I đến XII, cả lớp viết vào nháp.
- HS theo dõi và nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tên bài. 
Bài 1: 
 1 HS nêu yêu cầu BT.
- HS nêu giờ theo đồng hồ: 
 Đồng hồ A chỉ: 4 giờ.
 Đồng hồ B chỉ: 8 giờ 15 phút.
 Đồng hồ C chỉ: 9 giờ kém 5 phút.
- HS theo dõi và nhận xét.
Bài 2:
 1 HS nêu yêu cầu BT.
 4 HS đọc, HS khác theo dõi nhận xét.
 I: một IV: bốn VI: sáu 
 II: hai VII: bảy XI: mười một 
 VIII: tám IX: chín XII: mười hai
- HS lắng nghe.
Bài 3: 
 1 HS nêu yêu cầu BT.
 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
III  : ba Đ VII : bảy Đ 
VI  : sáu Đ IX : chín Đ
IIII : bốn S VIIII : chín S 
IV  : bốn Đ XII : Mười hai Đ 
- HS nhận xét chữa bài.
 Bài 4: 
 4 HS lên bảng thi xếp, HS cả lớp xếp bằng que diêm đã chuẩn bị.
 a) VIII XXI
 b) IV
 c) Với 3 que diêm, xếp được các số: 
 III, IV, VI, IX, XI. 
- HS lắng nghe, nhận xét tuyên dương các bạn xếp nhanh.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện. 
Tiết 2: Chính tả (nghe - viết) 
TIẾNG ĐÀN
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong bài: Tiếng đàn: " bay ra vườn hết".
- Tìm và viết đúng các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng: s / x hoặc mang thanh hỏi / thanh ngã.
- GD HS có ý thức học bài.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết sẵn 2 lần nội dung BT2a.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng viết các từ thường hay viết sai theo yêu cầu.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: - GTB: - Tiếng đàn.
HĐ 1: - Hướng dẫn viết chính tả:
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị: 
- GV đọc 1 lần đoạn văn Tiếng đàn.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài viết. 
+ Đoạn chính tả có nội dung gì?
+ Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ khó tìm được
b) Viết chính tả: 
- GV đọc cho HS viết theo yêu cầu.
- GV nhắc HS tư thế ngồi viết.
c) Chữa bài: 
- GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa.
- Y/c HS đổi vở chéo kiểm tra bài nhau.
- GV nhận xét đánh giá.
HĐ 2: - Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2: b 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV nhắc lại: Bài tập yêu cầu các em tìm nhanh những từ gồm 2 tiếng mà tiếng nào cũng bắt mang thanh hỏi hoặc thanh ngã.
- Gọi 3 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào VBT.
- Y/c HS nhận xét bài làm của bạn. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn về nhà xem lại bài tập đã làm và chuẩn bị bài mới.
- HS hát.
 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con các từ: - lõm bõm, đủng đỉnh, vĩnh viễn, thỉnh thoảng, hể hả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nhắc lại tên bài. 
- Theo dõi GV đọc, 2 HS đọc lại.
+ Tả cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn
+ HS đọc thầm bài văn, viết lại những từ mình dễ mắc lỗi khi viết bài: mát rượi, thuyền, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh.
- Nghe GV đọc, viết bài vào vở.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
- HS đổi vở chéo và sửa lỗi bằng bút chì.
- HS lắng nghe.
Bài 2: b
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS lắng nghe.
 3 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào VBT.
- HS nhận xét bài bạn.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS về nhà xem lại bài tập đã làm và chuẩn bị bài mới.
Tiết 3: Tin học (Gv chuyên)
Tiết 4: Thủ công
 ĐAN NONG ĐÔI (tt)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách đan nong đôi.
- HS yêu thích các sản phẩm đan nan.
- HS đan được tấm đan đúng quy trình kĩ thuật.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh quy trình đan nong đôi.
- Bìa màu hoặc giấy thủ công (hoặc vật liệu khác) bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập của HS. 
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: GTB: - Đan nong đôi. (tt)
HĐ 1: - HD quy trình đan nong đôi.
- Treo tranh quy trình và HD theo các bước đan nong đôi.
B1: - Kẻ, cắt các nan.
B2: - Đan nong đôi (nhấc 2 nan, đè 2 nan, nan ngang trước và nan ngang sau liền kề lệch nhau 1 nan dọc).
B3: - Dán nẹp xung quanh tấm đan.
HĐ 2: - Thực hành:
- HS thực hành: Đan nong đôi.
- Quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Lưu ý: khi dán nẹp cần dán lần lượt từng nan cho thẳng với mép tấm đan.
HĐ 3: - Trưng bày sản phẩm.
- GV và HS nhận xét, chọn 1 số sản phẩm đẹp lưu giữ tại lớp. 
- Khen HS có sản phẩm làm đúng quy trình, đẹp. 
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước kẻ, cắt và đan nong đôi.
- GV nhận xét và đánh giá tiết học. 
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà tập đan và chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau. 
- HS hát
- Các tổ trưởng báo cáo dụng cụ học tập 

File đính kèm:

  • docTuan_24_Doi_dap_voi_vua.doc